1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zik

    zik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa bao giờ vào box văn học này . Tôi được một người bạn có nói cho nghe về chủ đề này . Tôi thật sự thấy bức xúc khi đọc qua những dòng viết của em Thanh .
    Tôi cũng là một người Việt thuộc thế hệ trẻ ( tôi chỉ hơn em Thanh có vài ba tuổi ) , nhưng tôi lại có một cái nhìn khác về bài văn tế này . Có thể tôi sẽ không diễn tả được hết ý kiến của mình ( vì tôi không học chuyên về Văn học , tôi thuộc khối Kỹ thuật ) .
    Em Thanh đã viết : "Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc... " . :D Đây có thể là một cái nhìn non nớt về lịch sử dân tộc . Chẳng lẽ chúng tôi ( những người Việt trẻ ) không sinh ra vào những năm 45 , chẳng lẽ không xúc động , không rơi lệ trước thảm cảnh chết đói ? Không sinh ra vào những năm kháng chiến , chẳng lẽ không biết quý sự hi sinh của những chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc ? Có thế , em Thanh còn quá nhỏ để hiểu được những vấn đề này . Nhưng những thày cô giáo mà lại có người định cho 20/20 điểm thì cũng thật là lạ . Tất nhiên , mỗi người đều có một ý kiến riêng , khen hay chê là quyền của mỗi người . Nhưng một tác phẩm mà chỉ dựa vào ý kiến của các nhà phê bình thì .... tác phẩm ấy viết ra chẳng lẽ chỉ dành cho các nhà phê bình ? :D Nhiệm vụ của các thày cô giáo là truyền đạt được cái hay , cái đẹp của tác phẩm đến các em học sinh . Việc học sinh không thấy hay một phần cũng là lỗi của các giáo viên giảng dạy , chứ không phải là ở tác giả . Ông đã viết bằng những cảm xúc của chính mình , và của cả dân tộc lúc đó . Em Thanh viết như vậy có lẽ là quay lưng với lịch sử , vô ơn với ngay cả những thày cô giáo đã dạy mình . Tôi không muốn viết thêm nhiều về chuyện này , vì cũng đã có nhiều người viết về nó ( tôi rất thích bài viết của bạn guillotine ) .
    Tôi cũng đã qua cái thời học sinh , cũng đã "phải" học nhiều tác phẩm mà mình không thích (mà hầu hết các tác phẩm đó đều là những tác phẩm ưu tú ) , nhưng bạn tôi lại có người thích .
    Tôi cũng không hiểu tại sao , lời lẽ những bài hát thuộc thể loại nhạc thị trường hiện nay hầu hết đều sáo rỗng và vô nghĩa . Vậy mà lứa tuổi như em Thanh , đa phần đều thích . Có lẽ chính vì vậy mà các em không thể hiểu được cái hay của bài văn tế . Thật đáng buồn .
    Em Thanh có thể gọi là dũng cảm , cũng có thể gọi là "ngông cuồng " nhưng em đã nêu lên ý kiến của mình về việc giảng dạy hiện nay . Có thể em đã đúng . Nhưng có lẽ đây có lẽ giống với kiểu "lò xo bật " hơn là phản ánh về tình trạng giáo dục hiện nay.
    Ha ha . Giống với kiểu này " Em thích nuôi chó , nhưng em thích ăn thịt nó hơn " . Nói thật , tôi thấy nên cho em Thanh một con ngỗng thì hay hơn . Mà có lẽ em Thanh cũng không nên học Văn học làm gì cho mất công .
  2. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bác guillotine. Nhưng các bác cũng nhớ cho rằng đây là thời điểm nào nên báo chí mới lăng xê em PT như vậy. Phải nói là có mặt tích cực đấy chứ.
    Cách đây có 5 năm đứa bạn tôi cũng lớp 11, cũng thi học sinh giỏi thành phố môn Văn, cũng không làm bài mà ngồi viết... kiểu như em PT vậy. Xui xẻo là nó ko được lên báo mà "được" lên ban giám hiệu nhà trường để viết kiểm điểm! Đúng là cái gì cũng phải có thời của nó thật.
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 14/05/2005
  3. IronWill

    IronWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa ấy, cái hồi mà bọn tớ còn học truyện Tấm Cám, có một đứa bạn tớ nó đã viết là nó thấy Tấm chả có gì hiền lành cả, hiền lành mà lại trả thù độc ác như thế. Bọn tớ lớp chuyên, mỗi năm phải thi lại một lần ko thì bay ra lớp khác học, thế mà tớ thấy nó vẫn vào đàng hoàng, cũng chả ai nói năng gì.
    Cô giáo dạy văn cấp II của tớ, thỉnh thoảng thay vì dạy thì cho cả lớp đóng kịch về tác phẩm nào đó, thi giữa các tổ với nhau. Văn à, con nghĩ thế nào thì con viết thế. Nói cô xem tại sao con nghĩ như vậy. Thế con có nghĩ nó còn thế này.. thế này.. không? Đến bây giờ, năm nào bọn tớ cũng vẫn đến nhà cô chơi. Cả cái lũ bạn cấp II của tớ, gặp nhau vẫn ôm đầu bá vai chí choé, chả đứa nào chơi được với đứa khác.
    Lên cấp III, bài văn đầu tiên trả về làm tớ choáng nặng. Cô tớ bảo, tiếng Việt viết còn ko nên câu thì văn vẻ gì. Kiểm tra hả, báo trước, cho ôm tất cả các loại sách có được đến. Xào xáo thoải mái, rồi cô chấm điểm. Dân tình ôm sách như điên điểm vẫn lẹt đẹt. Tớ thì kỳ cạch mãi rồi cũng học được, ko phải học được văn, mà học được cái kiểu văn cô thích. Thế là á, năm lớp 12 nhé, tớ chả có bài văn nào dưới 8 điểm. Khuôn ra khuôn.
    Tớ chẳng bình luận gì đâu. Nói là trẻ người non dạ thì cũng chưa chắc, vì biết đâu lớn lên em ấy cũng thế. Hơn nữa mỗi người một quan điểm, ko ai nói được ai thế nào. Có điều vì sống trong thời bình mà ko biết được chiến tranh thì cũng... ko ổn thật. Nói vậy sách truyện ngày xưa vứt vào sọt rác hết, bây giờ chỉ có sách về công nghệ thông tin và chat chit là được cảm nhận hết cỡ thôi nhỉ.
    Thế thì trước tiên là ca thán về cách dạy, dạy cách biết yêu thì hơn là dạy yêu thì phải thế nào. Còn về chương trình học, hic, tớ chỉ thấy là học đến cấp III rồi mà còn bắt học đủ thứ hầm bà làng. Trong khi đến lúc đó chuyên sâu rồi thì đỡ bao nhiêu công, mà trẻ con nó cũng đỡ ca thán. Hồi cấp III tớ đọc chán cả quyển lịch sử địa lý, mà quanh đi quẩn lại thấy chán tệ. Trong khi tớ nghĩ 2 môn ấy học phải hay lắm cơ. Giờ sử địa toàn học cho qua rồi cắm đầu làm toán lý hoá. Trong khi mình có ham hố gì mấy cái môn ấy đâu cơ chứ. Mấy thằng cùng lớp thì chỉ muốn học tự nhiên, đến giờ xã hội là chúng nó ôm nhau khóc thút thít trong lớp.
  4. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Bạn ạ, bạn yên tâm. Tôi chả có ý gì đâu, vì hôm qua tôi hơi bức xúc nên mới viết thế. Cũng như bạn nói, văn học nghệ thuật là do sự cảm nhận của mỗi người nên ko thể áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác được. Vì thế nên tôi ko có ý kiến gì với việc bạn có hay ko có cảm xúc gì sau khi đọc bài của em Thanh. Tôi post bài này vì thấy đây là 1 hiện tượng ít thấy, em Thanh nói "ngông cuồng" cũng được mà "dũng cảm" cũng được. Ít ra em đã nói lên trăn trở của mình. Ở cái tuổi 17 của em thì còn hời hợt, nhưng tính cách thành thật của em thì thật đáng quý. Mọi người ở đây đều có quan điểm và cũng có cái lý của mình trong chuyện này. Tôi tôn trọng điều đó.
    Theo riêng ý tôi thì ko thể trách em việc em ko thích tác phẩm này được. Bởi vì như có người đã nói, có thể lúc này em ko thích nhưng đến 1 tuổi nào khác thì em có thể sẽ thích. Văn học là sự tự do sáng tạo cũng như tự do cảm nhận. Em mới 17t , chưa thể nào ý thức được việc cha anh giành lại độc lập bằng cả máu và nước mắt nên mới nói "Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này..." Có lẽ em bức xúc về cách dạy và học Văn hơn là về riêng tác phẩm này. Đó là quan điểm của em. Biết đâu em chỉ được học bài này một cách qua loa, nên chưa đủ thời gian cảm nhận hoặc bản thân em ko hợp với kiểu như tác phẩm này. Chuyện này lại càng ko thể trách cứ giáo viên được. Họ đã làm hết sức, khi mà thời gian phân bổ thì ít mà số lượng tác phẩm phải học lại khá nhiều nên việc dạy kỹ cũng là điều khó khăn cho họ. Nếu tôi nhớ ko lầm thì ngày xưa tôi học, môn Văn có khoảng 4 tiết 1 tuần. Sách Văn thì đến 2 tập. Nên lúc nào đến cuối năm học thì giáo viên phải dạy cho nhanh những tác phẩm VH nước ngoài (thời khoá biểu áp dụng đối với lớp ko chuyên).
    Trở lại bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc". Có thể nói đây là bài Văn tế nên cách viết khá là khó mà học thuộc hoặc cảm thụ. Văn phong của cụ Đồ Chiểu thì đặc sệt giọng văn Nam Bộ chân chất nên có lẽ thế em Thanh cảm thấy khó hiểu với những từ địa phương Nam Bộ. Theo ý tôi thì khả năng cảm thụ tác phẩm VH của học sinh ko chỉ phụ thuộc vào cách giảng dạy của giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và phong tục tập quán nơi tác giả và người cảm thụ tác phẩm (ở đây là giáo viên và học sinh) sinh sống. Không phải tự nhiên mà "Lục Vân Tiên" và các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu lại có ảnh hưởng to lớn đối với cuộc sống của nhân dân Nam Bộ, nhất là những người nông dân. Có thể em Thanh (người miền Bắc) chưa thể hiểu được văn phong Nam Bộ (từ ngữ, cách nói, cách viết) nên ko thấy được cái hay của tác phẩm bằng chính những người Nam Bộ được. Như trường hợp của tôi thì tôi lại thích "Hương rừng Cà Mau" của nhà văn Sơn Nam hơn là "Người lái đò sông Đà" của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là sở thích của riêng tôi, cũng là do tôi ở miền Nam nên giọng văn của Sơn Nam làm tôi cảm thấy gần gũi hơn so với Nguyễn Tuân. Chỉ là như thế. Em Thanh có thể cũng nghĩ như thế.
    Thày giáo dạy Văn của chúng tôi ngày xưa cũng khá lớn tuổi. Thày dạy rất hay, truyền cảm. Thày dạy chúng tôi bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" bằng cách hát kiểu tài tử Nam Bộ chứ ko đọc như bình thường. Cách đó rất ấn tượng với chúng tôi - những đứa hầu hết chuyên Toán - Lý - Hoá. Trường của chúng tôi có tên là Nguyễn Hữu Huân. Thỉnh thoảng thày hay kể về chuyện đánh Tây của Thủ Khoa Huân hay của Bình Tây đại nguyên soái, hoặc chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực đốt chiến hạm Pháp trên sông Nhật Tảo. Giọng thày kể truyền cảm nên bọn chúng tôi ngồi nghe rất say sưa. Vì thế nên khi dạy bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" bọn tôi cũng có cảm nhận được phần nào về số phận của những người nghĩa sĩ đánh Tây, hi sinh vì quê hương, vì dân tộc. Đã 6-7 năm trôi qua, nhưng khi nhớ lại những đoạn như "..xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có...làm cho Mã tà, Ma ní hồn kinh.." thì khí thế vẫn còn bừng bừng. Vì thế nên theo ý tôi thì nếu hiểu được hoàn cảnh lịch sử, cũng như quen thuộc với phong tục tập quán thì việc cảm thụ tác phẩm sẽ dễ dàng hơn.
    Chuyên môn của tôi ko phải là môn Văn. Ngày xưa đi học chưa bao giờ điểm số môn Văn của tôi vượt quá con số 7. Tôi cũng rất ít khi vào box Văn học này. Tôi nghĩ đây là 1 chủ đề hay nên mới post vào đây cho mọi người cùng thảo luận chứ chả có ý đả kích gì ai cả.
    Được duongqua83 sửa chữa / chuyển vào 02:50 ngày 15/05/2005
    Được duongqua83 sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 15/05/2005
  5. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Có thể bạn hơi bức xúc, điều đó là lẽ thường, có thể bài viết của bạn Thanh chạm vào một chỗ nào đó trong cuộc sống của bạn và phản ứng của bạn là khá quyết liệt, nhưng ý mình muốn nói là mong bạn lần sau khi phát biểu không nên vô tâm quá, kiểu nói của bạn cứ như ép buộc người khác phải xấu hổ khi đọc bài của bạn Thanh vậy, bởi có ai muốn nhận mình là một đứa không có tự trọng đâu. Mình không có ý chơi trò tiểu tiết hay bới lông tìm vết làm gì cả, mình thấy nhột thì mình nói thôi. Bây giờ bỏ qua nhé, không nói về cái câu đấy nữa !
    Như mình đã nói, mình dám chắc với bạn hiện tượng của bạn Thanh không phải là ít thấy, mà không phải bất cứ thứ gì ít thấy đều đáng tán dương cả, ở đây mình không có ý định phán xét bạn Thanh là "ngông cuồng" hay "dũng cảm", mình không phải kiểu người quen xét đoán người khác, nhất là những người chẳng liên quan gì đến mình cả.
    "Em mới 17t , chưa thể nào ý thức được việc cha anh giành lại độc lập bằng cả máu và nước mắt " : mình cũng không đồng tình với câu này luôn. Sự vô ơn và quay lưng với lịch sử dân tộc không thể được chấp nhận hay khuyến khích ở bất cứ tuổi nào, và 17t không phải là một con số nhỏ và không bao giờ bị bóp lại thành một con số nhỏ được. Bạn Thanh không thích tác phẩm này là chuyện của bạn ấy, không ai trách cả, như mình đã nói, mỗi người có một cái gu riêng, thời này ai cũng bận rộn, chỉ những người rãnh rỗi lắm mới đi ép buộc người khác đi theo lối suy nghĩ của mình. Bạn có thể nói bạn không thích tác phẩm vì cách hành văn hay lối viết quá mộc mạc, không academic hay không thật, chứ lại nói không thích tác phẩm vì không sinh ra trong thời chiến thì vô lý quá.
    Cách dạy và cách học văn thì mình chỉ muốn nói một câu : ở tác phẩm này của Nguyễn Đình Chiểu, thầy cô quan tâm đến vẻ đẹp nội dung hơn là vẻ đẹp nghệ thuật, mục đích khi đua tác phẩm này vào chương trình học chắc chắn là để nhằm khơi gợi lòng yêu nước và tự hào về lịch sử dân tộc, có thể thầy cô đã không thành công khi thực hiện điều này với bạn Thanh.
    Mình cũng không đồng tình với bạn duongqua về cách biệt văn hoá giữa 2 miền Nam Bắc. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện, nội dung mới là quan trọng, dù được chuyển tải bằng phương tiện gì đi nữa, cái hồn của tác phẩm sẽ vẫn thế. Chẳng lẽ bạn không thích tác phẩm văn học Pháp vì bạn là người Việt Nam. Bạn không thể lấy bình phong "khác biệt thời đại" hay "cách biệt văn hoá" để biện minh cho việc bạn không thích một tác phẩm, tự bạn cũng phải thấy nó bất hợp lý và vô tâm.
    Mình không thích cái cách mọi người tung hô cổ vũ cho Thanh, nhưng mình cũng không đồng ý với cách mọi người chỉ trích Thanh mạnh mẽ để tạo lập trường khác biệt với những người còn lại. Như mình luôn nói, ý kiến là của mỗi người, nhưng việc phát biểu ý kiến thì không được phép tàn nhẫn và vô tâm theo kiểu "nói cho sướng miệng",mình cũng không có ý định đả kích gì đâu ạ. Thôi thì đã biết mỗi người một cuộc sống riêng, mình nghĩ ta nên gác cái topic này ở đây là hơn, hãy trả lại cho bạn Thanh cuộc sống bình thường của bạn ấy !
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn rất hay, tớ hoàn toàn đồng ý với bạn.
    Báo chí của ta hay làm rùm beng 1 chuyện nhỏ như thế này lên để có thể bàn luận khi họ muốn đề cập đến 1 vấn đề liên quan. Ai cũng biết là vấn đề Giáo dục đang nóng ở kỳ họp Quốc hội. Xem topic này mới thấy cách nhìn nhận của mọi người kể cả lớp trẻ như bạn guillotine cũng rất sâu sắc . Tôi nhớ là khi học tác phẩm này thời học sinh, tôi cũng khá thích và học thuộc lòng đến tận bi giờ, cũng như Hịch Tướng sĩ, Cáo bình ngô.... Có lẽ vì ông thầy văn của mình ngày đó quá tuyệt.. Những bài này có thể ko có ý nghĩa nhiều về văn học, nhưng có ý nghĩa về lịch sử mà bọn trẻ cần biết chứ ko thể phát biểu vô tâm như em Thanh dc.
  7. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Bạn guillotine thân mến,
    Có lẽ bạn vẫn còn ấm ức về chuyện tôi nói hơi bức xúc ở bài trước, cái này là lỗi ở tôi khi mà đã để cảm xúc lẫn vào khi viết. Một lần nữa tôi xin lỗi vì đã "tàn nhẫn vô tâm và nói cho sướng miệng".
    Trở về với bài viết, tôi ko hề lấy bình phong "khác biệt thời đại" hoặc là "cách biệt văn hoá" để nói về việc thích hay ko thích 1 tác phẩm văn học. Ý tôi rất rõ ràng trong bài tôi viết là nếu như người đọc ở cùng vùng với tác giả của tác phẩm hoặc là có sự hiểu biết nhất định về hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm thì việc cảm thụ nó sẽ dễ dàng hơn, người đọc cũng sẽ dễ đồng cảm với tác giả hơn, chứ ko phải ý tôi nói là nếu ko cùng vùng thì người đọc sẽ ko hiểu được tác giả muốn nói gì ở tác phẩm. Còn về phần thích hay ko thích 1 tác phẩm thì còn tuỳ thuộc vào nhiều lý do khác. Ví dụ như nói về văn học Pháp chẳng hạn, cụ thể hơn là những tác phẩm kịch của Moliere, nếu như bạn ko có những hiểu biết nhất định về văn hoá Pháp cũng như là hoàn cảnh nước Pháp thời bấy giờ thì tự một mình bạn sẽ khó mà cảm nhận được cái chất châm biếm đầy chua cay của Moliere đối với xã hội Pháp thời bấy giờ (tôi chỉ nói là khó chứ ko phải là ko thể hiểu).
    Trở về chuyện của em Thanh, tôi hoàn toàn không đồng quan điểm với em Thanh với những lý do mà bạn guillotine và các bạn khác đã có đề cập đến rồi. Đọc bài của em viết thì có lẽ mọi người cũng thấy được sự hời hợt và nông cạn về mặt kiến thức và cách bày tỏ quan điểm cá nhân. Tôi chỉ thông cảm cho em ( cho tôi mạn phép gọi Thanh là em vì dù sao tuổi tôi cũng hơn Thanh 7-8 tuổi). Tôi quý cái tính nghĩ gì nói đó của em(dù còn rất hời hợt) chứ chả phải đi "cổ xuý cho những gì vui tai lạ mắt mà ko nhìn nhận kỹ càng" cả. Ít ra thì em cũng dám nói thẳng nói thật và tất nhiên em chịu trách nhiệm về điều mình nói. Thà nói sai để mọi người góp ý còn hơn là cứ im lặng để rồi cứ sai sót mãi. Đọc bài của em Thanh tôi thấy còn hứng thú hơn đọc bài văn rập khuôn theo mẫu của những bài Văn tham khảo có sẵn. Mà cái hiện tượng copy ý của bài Văn mẫu bây giờ đầy cả ra. Bạn guillotine có đồng ý với tôi như thế ko ?
  8. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    nhưng mình chắc chắn một điều bạn sẽ không thích bài văn của bạn Thanh nữa nếu ai cũng viết như thế
    đó là thói quen của đa số mọi người, sự phổ biến thường gây tâm lý nhàm chán và coi thường, cũng như không ít người trong chúng ta phì cười vào chữ "Văn hoá quần chúng".
    Thanh không sai khi nói ra điều đó ( nếu Thanh thực tâm nghĩ vậy ), cái sai là ở cách Thanh nói và việc Thanh chọn nơi để nói.
    Mình chỉ sợ việc mọi người cứ tung hô Thanh như một người dũng cảm sẽ dễ dẫn tới những ý nghĩ sai lạc nơi những bạn cùng lứa với Khanh, như thế thì khá là đau đầu !
    duongqua bắt tay mình cái nhỉ, xí xoá mọi chuyện nhá ! suy cho cùng thì bạn Thanh chả liên quan gì đến mình, hì hì !
  9. the_pianist

    the_pianist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Chú pianist đi chỗ khác thông minh hơn mà chơi nhé.
    Được Tequila sửa chữa / chuyển vào 23:28 ngày 15/05/2005
  10. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bạn về điểm này. Tôi cũng đã thắc mắc động lực nào khiến em Thanh viết như vậy. Em Thanh cũng khá khôn ngoan khi chọn kì thi HS giỏi để mà viết những điều em muốn nói chứ ko phải kì thi học kì, nó sẽ ko ảnh hưởng lắm đến kết quả học tập của em. Điều em viết chắc chắn có ảnh hưởng đến bạn cùng trang lứa với em, và chắc chắn 1 điều là các thày cô giáo dạy Văn sẽ ko có mấy thiện cảm với em Thanh. Vì thế nên tôi mới nói là em Thanh "dũng cảm" và cả "ngông cuồng". "Văn hoá quần chúng" luôn có 1 giá trị nhất định nhưng nhiều người vẫn coi thường, muốn làm khác người. Tuỳ hoàn cảnh mà cái việc làm khác người này có thể mang lại hậu quả tốt hay xấu. Có thể là cuộc sống của em Thanh từ đây sẽ ko còn yên tĩnh như trước. Và liệu có sự thay đổi nào về cách dạy và học ko sau chuyện này ? Đó mới là điều mọi người quan tâm chứ ko phải là chi tiết câu chuyện của em Thanh....Có lẽ đến lúc gác lại cái topic này như lời bạn guillotine nói...Hi vọng mọi điều suôn sẽ đến với em Thanh trong tương lai, và cũng hi vọng em sẽ hiểu biết hơn, chín chắn hơn trong suy nghĩ....

Chia sẻ trang này