1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mardi

    mardi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    tuỳ thôi, vì chính thầy cô dạy văn là những người gần gũi với học sinh và tác fẩm (không fải tất cả, ý tớ muốn nói là "cũng có những người"), cho nên có thể sẽ dễ thông cảm với học sinh hơn
    tớ không nghĩ thế, một vài năm rồi sẽ ổn, có thể nó sẽ để lại 1 kinh nghiệm, cơ mà rồi sẽ ổn hết thôi. ít nhất, nó sẽ dạy Thanh cách sống chung với những điều người khác nói về mình, điều này có vẻ khá quan trọng nhỉ
    còn cách dạy và học có thay đổi không, tớ nghĩ chắc chắn fải thay đổi, câu này giống như câu hỏi một ng nào đó có chết không? chắc chắn fải chết, vấn đề là trong bao lâu nữa
    tớ không nghĩ rằng Thanh không chín chắn khi đã làm việc này. có thể nó đem đến những điều ngoài dự kiến cho Thanh, thậm chí là shock, cơ mà một ngày đẹp trời trong tương lai, khi Thanh 50 hay 80 tuổi chẳng hạn, hỏi xem nếu làm lại Thanh có làm thế này ko, tớ tin là Thanh sẽ vẫn làm thế. vậy thì đâu có fải thiếu chín chắn. không fải mọi cái mình mong đợi đều là cái người khác mong đợi. tớ tin là Thanh không hề thiếu suy nghĩ khi làm việc này. nó hoàn toàn fù hợp với lứa tuổi và thế hệ. đừng chỉ trích cái tuổi trẻ hay cái thế hệ Thanh, nó chả có tội tình gì cả. con người là sản fẩm của thời đại, có ai làm gì được thời đại nào?
    tớ thì tớ nghĩ là cái gì đến sẽ đến, nói kiểu này nghe hơi bị không hợp thời nhưng mà mọi thứ đều diễn ra như nó fải thế, kể cả một việc mình cố gắng tưởng như quá sức hôm nay đều nằm trong một cái lịch trình như nó fải thế rồi
    tớ thông cảm với Thanh
    cơ mà nếu có thể thay đổi, nghĩa là, ngoài những bài bình ca ngợi tác fẩm, tại sao không dậy học sinh làm những bài phê bình tác fẩm, chỉ ra 1 cách chặt chẽ những thiếu sót hạn chế của tác fẩm, với đầy đủ lý lẽ như 1 bài khen, điều đấy chẳng đáng làm sao? đấy chẳng fải công việc mà các nhà fê bình làm rất hăng sao? người ta được học khen ở phổ thông để đến khi ra đời lại sống bằng cách chê. thế chẳng thà dậy chê nhưng chê có bài có bản, có fải cũng sẽ đỡ tốn giấy mực của nhà fê bình này fê lại cái bài fê bình của nhà fê bình khác không?
    lâu lắm rồi mới lại nói đến chuyện văn chương, chẹp......
  2. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy nó viết rõ là thế này:
    "Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này..."
    mà các bác cứ bảo là nó quay lưng với lịch sử, tung hô những giá trị tầm phào, son môi và di động. Đúng là bới bèo ra bọ. Có thể cách hành văn thế này không dủ sức thuyết phục nhưng nhìn chung là bài văn có ý tốt mặc dù hơi hời hợt, còn mấy bác trong bõ Văn Học lại cứ chăm chăm vào phân tích hay dở, nghệ thuật của bài văn tế thì em nó thua là phải rồi ! Bài gì bộ đã cho vào SGK hẳn hoi thì cấm có chê dở !
  3. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Ko ngờ là bài về em Thanh tôi đưa vào đây, mọi người đều quan tâm đến như thế. Tôi ko hề nói em Thanh ko chín chắn trong chuyện này, ngược lại như tôi đã nói em đã chọn hoàn cảnh thích hợp để nói lên suy nghĩ của mình. Cái tôi mong ở em Thanh sau này là cái cách biện luận, cách đưa dẫn chứng, vận dụng lý lẽ một cách chín chắn và có logic hơn là lý lẽ em đưa ra là việc em ko sống trong thời bình nên ko thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Ở một khía cạnh nào đó, phát biểu của em Thanh có thể sẽ làm buồn lòng nhiều người, nhất là những người đã đánh đổi cả máu và nước mắt, hoặc cả tính mạng của mình để mà ngày nay em Thanh có thể tự do phát biểu nên suy nghĩ của mình. Đó mới là cái tôi muốn gửi gắm ở em Thanh. Ở đây tôi ko hề có ý muốn phê bình văn học, tôi chắc chắn là ko đủ khả năng để phê bình văn học. Cái tôi muốn nói là cách dạy và học hiện nay. Cũng như bạn đã nói, nó cũng như cái chết, trước sau gì thì cũng chết. Cá nhân tôi thì xem nó như là 1 căn bệnh, khi mà thời gian bệnh quá lâu thì ảnh hưởng của nó đến những cái khác sẽ rất nghiêm trọng. Quan trọng là ta có thể chữa cho hết bệnh càng sớm càng tốt chứ ko phải là chờ đợi kiểu "trước sau gì cũng chết". Có cái chết đến sau 1 năm, cũng có cái chết đến sau 5 năm, 10 năm, 20-30 năm, ko lẽ ta vẫn phải chờ ngần ấy thời gian sao ?
  4. OilTrader

    OilTrader Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Tui đọc cái bài văn của em Thanh này và các bài viết tung hê em trên báo mà tức quá. Em Thanh này đã dốt, mấy bác nhà báo khen em càng dốt và những kẻ a dua khen em dũng cảm thế này thế kia càng dốt hơn
    Tấm lòng của cụ Đồ Chiểu bao la như vậy mà lẽ nào một học sinh được xem là giỏi văn không cảm nhận được? Thật đáng thương!
    Nếu em Phi Thanh này mà là con, em của tôi thì tôi sẽ cho nó nghỉ học, làm cái sạp ngoài chợ má bán hàng. Học mà như vậy phí lắm ư.
    Tôi xin copy lại bài tế của cụ Đồ và cầu xin hương hồn cụ cùng các nghĩa sĩ đừng buồn vì con oắc con 17 tuổi ăn chưa no, lo chưa tới dám xúc phạm các cụ!
    Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

    Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)


    ỡi ơi !
    Súng giặc đất rền,
    Lòng dân trời tỏ.
    Mười năm công vỡ ruộng,
    xưa ắt còn danh nổi như phao,
    Một trận nghĩa đánh Tây,
    thân tuy mất tiếng vang như mõ.
    Nhớ linh xưa
    Côi cút làm ăn,
    Riêng lo nghèo khổ,
    Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
    Chỉn biết ruộng trâu ở theo làng hộ;
    Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,
    tay vốn làm quen;
    Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ,
    mắt chưa từng ngó.
    Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng,
    trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
    Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm,
    ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
    Đêm thấy bòng bong che trắng lớp,
    những muốn ăn gan;
    Ngày xem ống khói chạy đen xì,
    toan ra cắn cổ.
    Một mối xa thư đồ sộ,
    há để ai chém rắn đuổi hưu;
    Hai vầng nhật nguyệt chói lòa,
    đâu dung lũ treo dê bán chó.
    Nào đợi ai đòi ai bắt,
    phen này xin ra sức đoạn kình.
    Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi,
    chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
    Khá thương thay
    Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ,
    theo giòng ở lính diễn binh;
    Chẳng qua là dân ấp, dân làng,
    mến nghĩa làm quân chiêu mộ
    Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
    Chín chục trận binh thư, không chờ bài bố.
    Ngoài cật có một manh áo vải,
    nào đợi mang bao tấu, bao ngòi,
    Trong tay dùng một ngọn tầm vông,
    chi nài sắm dao tu, nón gỗ.
    Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi,
    cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
    Gươm đeo dùng một ngọn dao phay,
    cũng chém đặng đầu quan hai nọ
    Chi nhọc quan Quản gióng trống kỳ trống giục,
    đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
    Mặc kệ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to,
    xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
    Kẻ đâm ngang, người chém dọc,
    làm cho mả tà, mả ái hồn kinh.
    Bọn hè trước, lũ ó sau,
    trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
    Những lăm lòng nghĩa sau dùng
    Đâu biết xác phàm vội bỏ.
    Một chắc sa trường rằng chữ hạnh,
    nào hay da ngựa bọc thây;
    Trăm năm âm phủ ấy chữ quy,
    xá đợi gươm hùm treo mộ
    Đoái sông Cần Giuộc,
    cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
    Chẳng phải án cướp, án gian đày tới,
    mà vi binh đánh giặc cho cam tâm.
    Vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi,
    mà hiệu lực theo quân cho đáng số.
    Nhưng nghĩ rằng
    Tấc đấc ngọn rau ơn chúa,
    tài bồi cho nước nhà ta
    Bát cơm manh áo ở đời,
    mắc mớ chi ông cha nó ?
    Vì ai khiến quan quân khó nhọc,
    ăn tuyết nằm sương ?
    Vì ai xui hào lũy tan hoang,
    xiêu mưa ngà gió ?
    Sống làm chi theo quân tả đạo,
    quẳng vùa hương, xô bàn độc
    nghĩ lại thêm buồn;
    Sống làm chi ở lính mả tà,
    chia rượu ngọt, gặm bánh mì,
    nghe càng thêm hổ.
    Thà thác mà đặng câu dịch khái,
    về sau tổ phụ cũng vinh,
    Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây,
    ở với man di rất khổ.
    Ôi thôi thôi
    Chùa Lão Ngộ năm canh ưng đóng lạnh,
    tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
    Đồn Tây Dương một khắc đặng rửa hờn,
    tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
    Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ,
    ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
    Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng,
    con bóng xế vật vờ trước ngõ.
    Ôi !
    Một trận khói tan,
    Nghìn năm tiết rỡ.
    Binh tướng nó hày đóng sông Bến Nghé,
    còn làm cho bốn phía mây đen.
    Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,
    ai cứu đặng một phường con đỏ.
    Thác mà trả nước non rồi nợ,
    danh thơm đồn sáu tỉnh cũng đều khen;
    Thác mà ưng đền miếu để thờ,
    tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ
    Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc,
    linh hồn theo giúp cơ binh
    muôn kiếp nguyện được trả thù kia
    Sống thờ vua, thác cũng thờ vua,
    lời dụ dạy đã rành rành
    một chữ ấm đủ đền công đó.
    Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,
    thương vì hai chữ thiên dân.
    Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm,
    cám bởi một câu vương thổ.
    Hỡi ơi !
    Có linh xin hưởng.

  5. gio_mua_dong_bac2001

    gio_mua_dong_bac2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có lần như em Thanh, đi thi đại học vớ phải bài thơ của cụ xxx (rất khó nêu tên) mà thực ra tôi chả thấy hay gì cả, thấy quá bình thường nhưng cái áp lực khổng lồ phải vào đại học khiến tôi ko dám bung ra như em Thanh, đành nai lưng ráng sức bịa ra những thứ hay ho mà tôi tin rằng chả dính dáng gì đến bài thơ cả, có chăng mấy ông phê bình cố lục tung cả kho ngôn ngữ, kiếm mấy từ hay ho gán cho nó, vậy là lần đó, tôi lại làm cái công việc các ông í đã làm. Thấy ấm ức lắm lắm!
    Theo thiển ý, bài thơ Văn tế của cụ Nguyễn đề cập đến vấn đề xương máu thành ra nó hơi ...nhạy cảm với một số người, nếu đưa vào chương trình SGK, xem ra cũng là hợp lý, có thể tôi ngu dốt nhưng thành thực mà nói xét riêng về nghệ thuật thì bài văn tế này không được tôi đánh giá cao cho lắm. Thiết nghĩ, với một đề thi dành cho học sinh giỏi văn (tôi cũng đi thi vài lần rồi, cũng vài lần đụng phải thơ của cụ xxx, và cũng có rinh được vài giải phường xã quèn) thì yếu tố nghệ thuật nên được xem trọng hơn, có thế mới thẩm định được khả năng cảm nhận, sáng tạo của các thí sinh.
    Về em Thanh, cá nhân này có quyền được nêu ra chính kiến, và tôi nghĩ bài viết của em T cũng không vi phạm luật chơi như một số bác nói. Có thể em T còn non nớt, khi trình bày vấn đề không biết "lách" những điểm nhạy cảm như rất rất nhiều "người lớn" chúng ta thành ra họ có cớ để dập quan điểm của em.
    Vài bác ở đây có liên hệ vấn đề rộng hơn đến thế hệ trẻ Việt Nam, nghe nhạc ku Ưng, cậu Đờm, sống vật chất, nghèo nàn về tâm hồn....Qủa là có thế thật, quả là đôi khi tôi cũng thấy ngao ngán, nhưng suy cho cùng, tôi nhận ra rằng các thế hệ đi trước có xu hướng phê phán thế hệ đi sau, ngày xưa, cha chú chúng ta nói chuyện với nhau chả thường lắc đầu về thế hệ 7X,8X , nhưng rồi cũng đâu vào đấy cả. Tôi tin, thế hệ tuổi teen bây giờ cũng thế thôi, rồi chúng nó cũng phải lớn cả. Không nên có thái độ quá tiêu cực.
    Lời nói chói tai, mong được lượng thứ.
  6. le_nam69

    le_nam69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy có người bảo, em thanh đã dốt, nhà báo dốt hơn, người khen em còn dốt hơn nữa vè cuối cùng gọi em Thanh là con oắt con. Sau cùng, đi lục lọi trên mạng bài thơ để copy rồi paste lên, hẳn mục đích rằng ta đây không dốt, ta đây cũng biết bài này (và con biết dùng lệnh copy và paste nữa chứ)
    Em thanh là oắt con thật, em chỉ mới 17 tuổi. em được hưởng một nền giáo dục đáng thương, được dạy dỗ bởi những giáo viên đôi khi cũng mù mờ chẳnh hiểu mình đang nói gì, dạy gì, và cuối cùng, may thay, em ít ra cũng là con oắt con bên lề đường trong câu chuyện của Andersen vậy.
    bệnh nặng của người Việt Nam là bệnh "giấu dốt". Ai cũng tỏ vẻ ta đây khôn hơn người khác, không dốt như người khác và sẵn sàng bảo kẻ khác dốt để (bằng cách nào đó, ngụ ý) ta không dốt. Truyện Hoàng đế cởi truồng của Andersen kể rằng, ông vua được mặc bộ áo quần "trong sốt", chỉ có ai thông minh mới thấy. Có thằng oắt con, nó hét lên "Hoàng đế cởi truồng". Đúng là thằng dốt!!!
    Bé Thanh này dốt thật. bé lại la lên làm gì. Cả xã hội đang thông minh thế kia, ai cũng thấy rõ, văn học ta hay, văn học ta đẹp, lịch sử ta hào hùng. Đột nhiên có con bé dốt la lên "Em chẳng thấy hay gì cả".
    Tôi không đồng tình cách làm bài của em Thanh. nhưng cái đề thi đúng là vớ vẩn. Thay vì ra đề tự luận, mở rộng đa chiều, cứ cho học sinh nói "em hãy phân tích bài văn", hoặc "em cảm thụ thế nào về bài Văn tế". Cảm thụ thế nào, em cứ nói. em chứng minh được bài này dở một cách hùng hồn thuyết ph5uc thì cứ cho em điểm cao. Còn em cứ vào mà bảo "b2i này dở, em không cảm được gì" và chẳng chứng minh được gì, phân tích ra được cái dở, cái chán thì em điểm thấp.
    Khổ nỗi, cái nhà trường ở ta, dạy con em suy nghĩ một chiều, rập khuôn mất rồi (Sao mà tôi muốn cho các bác làm ngành giáo dục xem cái video clip the wall của Pink Floyd quá đi mất, để thấy con em ta như mấy đứa mặt heo trong đó). ra đề như thế, các em phân tích ra được rằng, bài này không hay, thì thầy cô ngất xủi không biết làm sao mất. Vì thầy cô nhiều ngươi cũng được dạy bài này hay (được nghe nói nó hay thì nói vậy chứ nhiều khi cũng chả biết nó hay chỗ nào).
    Nhưng tôi không trách em Thanh. Không nói rằng em dốt. Chỉ thấy tội em vì em sinh ra và được hưởng nền giáo dục đáng thương này. Một nền giáo dục nhồi nhét vô thức. Không để cho các em suy nghĩ, sáng tạo. Dạy sao nghe vậy, cấm đặt vấn đề, cấm nêu câu hỏi. thời tôi đi học, cô giáo tôi viết sai trên bảng, lớp thì cười rúc rích, tôi làm thằng dốt đứng dậy bảo "Cô ơi, cô viết sai rồi". Cô giáo nổi đoá lên, mắng chửi bọn học trò tôi mất dạy, rồi đuổi tôi ra khỏi lớp vì cái tội chỉ ra cô sai. Tôi chả trách gì cô. Cô cũng còn trẻ, và cũng được dạy cùng hệ thống giáo dục như tôi. Cô cũng như đám bạn tôi, thấy thầy cô mình sai thì ngồi cười cho lễ phép, chứ chẳng dám nói gì. Chỉ có thằng mất dạy như tôi mới đứng lên nó để chấm dứt cái màn cười khó chịu.
    Trở lại với em Thanh và bài văn. Dạy Văn không phải là dạy thuộc lòng. So sánh với nấu ăn, thay vì cho các em công thức nấu, các em nấu sao thì nấu, miễn đồ ăn ra ngon, thì lại đem cả nồi thức ăn ra và nói các em đi ra chợ, nhà hàng mua về thứ giống thế này. So sánh khập khiễng và hơi lố bịch. haha. nhưng người ta dạy các em học văn rằng, bài này hay, bài này dở, bài kia d0ẹp, bài nọ hùng hồn. người ta quên rằng, văn là người, mà người chẳng ai giống ai!
    Đi học, thầy cô nào mà chẳng dạy bài "hay nhìn cái hộp này, mặt này trắng, mặt này d8en, hai người đứng hai hướng sẽ thấy hai màu khác nhau". đứng ở vị trí này thấy khác, vị trí khác thấy khác. tâm trạng khác nhau cũng thấy khác. Mà thi văn ở ta ngộ lắm, các em phải thuộc lòng cả bài văn rồi cố ngồi nhớ ra mà phân tích. tôi không biết các bác làm phê bình nghệ thuật muốn phân tích cái gì phải đọc bao lần tác phẩm. Cònc ác em,học cho thuộc bài văn rồi ngồi đó moi óc ra nhớ,m nhớ rồi mới ph6n tích, đành vay mượn, ăn cắp cảm xúc của người khác mà làm (chả trách gì mấy bác nhạc sĩ, đạo diễn, cả nhà báo, nhà văn, cả mấy anh làm IT của Việt Nam ta quen thói ăn cắp, vay mượn, được đào tạo từ nhỏ mà)
    thế rồi em Thanh, vốn chẳng được dạy kỹ làm sao để mổ xẻ cái tác phẩm trên, và cũng chẳng rung động được trước một tác phẩm mà người dạy em hẳn đã chẳng thể nào truyền cảm được cho em, nên đành thú thật "Em chả thấy nó hay". Em trở thành con dốt trong mắt nhiều người vốn lâu nay thấy nó hay (mà không ít trong số đó cũng chẳng biết vì sao nó hay. tôi mong có ai viết bài - đừng mở sách văn mẫu ra nhé, tôi đọc hết rồi đấy - phân tích cái bài này hay dở cho em thanh và những người khác cùng thấy. Vui lòng dùng cảm xúc thật của mình, đừng vay mượn cảm xúc của người khác). Nhưng ít ra, em cũng thành thật. em có thể dốt, nhưng em thành thật. Em trung thực. Chứ không phải hạng người ăn cắp, dối trá, giả dạng trí thức.
    bao giờ văn học cho nói hai chiều, may ra văn học phát triển được. Nhà trường không để học sinh tự luận (ái chà, tự luận rồi thầy cô không theo kịp thì sao, bây giờ đang là thế hệ giáo viên thi đại học 0 điểm cũng đậu cách đây chừng 8 năm ra trường đi dạy nè, mà vốn người ngu thì thường sợ kẻ dưới mình khôn hơn mình, rồi qua mặt, dùng quyền lực để bịt mồm kẻ dưới thôi).
    Bài văn của em Thanh làm chấn động. Nó giống như thằng oắt con trong truyện hoàng đế cởi truồng. Có những người bật cười. Nhưng cũng lắm người cay cú, khi biết mình bị lừa. và sợ rằng, mọi người cũng sẽ thấy hoá ra mình là thằng dốt vậy
  7. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    gửi bạn kissme
    cái vế "bọn em sinh ra trong thời bình thì làm sao cảm được một bài tế" với cái vế " bọn em không quay lưng với lịch sử dân tộc" chẳng liên quan gì đến nhau cả, ghép chung vào thì nó thành một cái paradox quá mức nực cười.
    này nhé, tôi đi trên đường và gặp một thằng ăn xin, tôi đá nó một phát, này này, tôi thương nó lắm đấy, tôi chỉ không biết cách thể hiện cảm xúc của mình thôi, tôi vô tâm nên tôi vô tội !
    ở đây chẳng ai bới bèo ra bọ cả, nếu mà có bọ thì vẫn có bọ ở đấy, không bới cũng thế, mà nếu đã không có bọ thì bới cả ngày bạn à
    cái đời này cũng không phải cái bể bơi đâu, nó là đất bằng thôi, ai thích đào một cái hồ giữa đường rồi bơi qua để chứng tỏ mình biết bơi thì tùy, ở đây chả ai ép ai cả !
  8. OilTrader

    OilTrader Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Chú ví von câu chuyện Hoàng đế cởi truồng thì tôi cũng ví von chuyện em Thanh này như thế này.
    Khả năng cảm thụ văn học của em hạn chế.
    Vậy mà em lại đi thi học sinh giỏi văn
    Đề thi ra nói cái đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu. Em Thanh đọc mà không hiểu, không cảm nhận được cái đẹp của nó do em dốt, năng lực có hạn nên em ngồi chơi rồi tức mình nói là em không thất nó đẹp, em không thích rồi em đưa vào những chuyện như em không sống trong thời chiến tranh ... nên em không làm bài.
    Cái lý luận AQ, Chí Phèo của em lại được bọn nhà báo dốt nát nhân cơ hội xã hội đang bàn về giáo dục tung hê lên báo như kiểu em là người hùng của thời đại. Thật xấu hổ khi cái dốt lại được xem là dũng cảm, là cái hay.
    Tôi phẫn nộ vì cái hay, cái đẹp, cái tính nhân văn, tấm lòng của cụ đồ, sự hi sinh của những người nông dân nổi lên chống Pháp bị một con bé 17 tuổi và những kẻ dốt nát a dua tung hô. Buồn lắm thay!
    Tôi phẫn nộ vì bản thân tôi đã từng học qua tác phẫm này. Dù không là người học chuyên văn, cũng không phải là người làm văn điểm cao nhưng khi đọc bài văn tế này không thể nào không xúc động trước những lời khóc thương của cụ Đồ dành cho những người đã khuất! Tôi copy bài tế này để chúng ta thảo luận có đầu có đuôi, có bằng chứng chứ không nói theo kiểu a dua.
    Hãy đọc lại những gì em Phi Thanh đó viết để thấy được cái dốt, cái hạn chế trong suy nghĩ của em đó.
  9. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    đừng nói đi đâu xa, cứ đặt vào tác phẩm này cái đã, ô kê, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhé, bạn nghĩ là đề thi nên ra theo kiểu bạn thấy tác phẩm này tốt hay xấu à. Nếu thầy cô chỉ muốn học sinh tập trung vào cái tốt ở mảng nội dung, ngợi ca lòng yêu nước, tự hào dân tộc thì không nên sao? chẳng lẽ đó lại là lỗi của thầy cô hay của hệ thống giáo dục khi muốn hướng học sinh của mình vào việc cảm nhận cái hay, cái đẹp thay vì những thứ xấu xa gớm ghiếc.
    Không ai cấm Thanh trong khi viết những lời ca ngợi tác phẩm này ( nếu Thanh hoàn toàn không thích thì cứ để giấy trắng hoặc nói rõ ra em không thích tác phẩm vì một lý do chính đáng, không thích cách hành văn, lối dùng từ hay nội dung không thật, chứ cái lý do "chúng em sinh ra trong thời bình" là vô trách nhiệm và không chấp nhận được ! ) không được phép nêu một phần những gì mình không hài lòng ở tác phẩm cả. Khi đề ra là phân tích vẻ đẹp người ta vẫn hoàn toàn có thể ( và vẫn thường xuyên làm thế) nêu một số điểm hạn chế nhưng vẫn nêu bật được những nét đáng qúy của tác phẩm, điều này mình chắc chắn là hoàn toàn được hoan nghênh.
    mỗi tác phẩm có cuộc sống riêng, người này thích người kia ghét, được lòng người này thì mất lòng người khác, cứ coi như bài viết của Thanh là một hạt giống lạ thì việc mọi người tự ý vun xén nó theo cách của mình rồi biến nó thành một cái cây theo cách của mình là quá mức độc ác !
    không phải ai cũng được học khen ở phổ thông, rồi khi ra đời lại tìm cách chê đâu bạn
    sẽ hạnh phúc biết bao nếu cái topic này chỉ dừng lại ở trang số 2...dù gì thì cũng đã không vá được nữa...
  10. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    gửi bạn lenam69
    cái cách bạn chê bai giáo viên dạy văn theo kiểu " đôi khi nói mà không biết mình nói gì ", "người Việt Nam mình giấu dốt", "cái trường nhà ta" hay "Một nền giáo dục nhồi nhét vô thức" thể hiện rõ nét nhất bệnh của người Việt Nam mình : bệnh tự ti. Ở đây chẳng có cái quái gì là giấu dốt khi muốn dạy cho học sinh nhìn nhận cái đẹp thay vì cái xấu cả !
    "Bé Thanh này dốt thật. bé lại la lên làm gì. Cả xã hội đang thông minh thế kia, ai cũng thấy rõ, văn học ta hay, văn học ta đẹp, lịch sử ta hào hùng. Đột nhiên có con bé dốt la lên "Em chẳng thấy hay gì cả". " : +++++Thanh không dốt đâu bạn ạ, dù vô tình hay cố ý thì bây giờ Thanh cũng rất nổi bật, là trung tâm chú ý của khá nhiều người, những người dốt chẳng bao giờ làm được cái việc to tát như thế đâu
    và không phải người nào trong cái xã hội này cũng hét toáng lên là mình thông minh, là văn học ta hay, ta đẹp, nhưng tự hào về dân tộc mình là quyền của mỗi người, ta hoàn toàn không nên chối bỏ những hạn chế, nhưng không phải lúc nào cũng cứ đeo cái tấm biển thua kém, hạn chế hay tiêu cực trước ngực làm gì cả, ai lại để một vết sẹo nhỏ dưới chân khiến mình phải tự ti vì một gương mặt bao giờ. Thanh chê tác phẩm là chuyện của Thanh ( bỏ qua cái chuyện nguyên nhân Thanh chê tác phẩm), cái hại là ở chỗ mọi người lấy nó làm bóng và chơi trò tung hứng, chả để làm gì, chẳng qua là thoả mạn cái thú lạ lâu ngày được chơi ngông !
    Tôi không đồng tình cách làm bài của em Thanh. nhưng cái đề thi đúng là vớ vẩn. Thay vì ra đề tự luận, mở rộng đa chiều, cứ cho học sinh nói "em hãy phân tích bài văn", hoặc "em cảm thụ thế nào về bài Văn tế". Cảm thụ thế nào, em cứ nói. " ==>như đã nói, chả có cái quái gì gọi là xấu khi thầy cô cứ muốn học trò chăm chú vào cái đẹp nội dung trong tác phẩm cả. Đề thi không hề vớ vẩn, chính việc Thanh cố hiểu đề thi theo cái kiểu cứng nhắc để chứng tỏ ta đây khác người mới là vớ vẩn ! Không ai cấm Thanh chê tác phẩm đó nếu Thanh thích ! Hay là Thanh lại sợ lạc đề ?
    những chuyện bạn kể về cô giáo chửi học sinh mất dạy vì chỉ cô ra sai thì mình không muốn bình luận, một là bạn quá bất hạnh gặp phải một cô giáo như thế, không thì bạn đang cố biến mọi thứ quanh mình thành một màu xám xịt cho hợp với chiếc áo bạn đang mặc ! mình thề với bạn là nếu có, số người như người cô mà bạn kể trong câu chuyện của bạn không đếm được trên đầu ngón tay, đừng vì đó mà vong ơn với hết thảy những gì nhờ vào nhà trường bạn đã có được ( trừ khi bạn nhận thấy là tất cả những năm học ở trường chẳng để làm cái quái gì cả, tự ta học ta vẫn sướng vẫn giỏi như ai, nếu ta học ở một nước khác với một nền văn hoá tiên tiến, kỹ thuật cao, thầy cô theo phong cách công nghiệp, luôn cổ xuý cho những đề tài tự do dân chủ, để mặc những đầu óc non trẻ theo hướng nó muốn, tốt cũng được mà ác cũng được )
    mình không bao giờ thích nói những lời khó nghe, nhưng mình thề là bạn đã chửi thẳng vào mặt quá nhiều người, trong khi người ta không hề đáng bị chửi như thế, khoan dung độ lượng và hợp lý một tí có làm bạn kém cá tính đi đâu !

Chia sẻ trang này