1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. le_nam69

    le_nam69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã bảo bạn zik nên đọc lại trước khi nhảy vào luyên thuyên rồi nhỉ? Có người nói em thanh dốt, nên tôi mới nhắc lại câu đó, nhưng câu bé Thanh này dốt thật, tôi cũng đã giảng giải ở trên ý nghĩa của nó là thế nào (chỉ e bạn zik không đọc, hoặc giả có đọc mà không học, hoặc giả có học mà không hiểu) nên vẫn tiếp tục hỏi gặng. thôi thì thôi vậy,
    về cái nik của bạn thì vì khi tôi trích dẫn, nó chẳng có cái tên cuối cùng mà bạn thanh minh àm tôi cũng chẳng rảnh hơi để tìm xem bạn có nick gì, mà chẳng muốn đụng chạm bạn soihoang nào đó nên tôi phải ghi rõ ràng là người xài ké nick soihoang thôi
    riêng về oiltrader, tôi cũng đã nói rằng, đoạn em Thanh nói chuyện em không sống thời này blah blah blah là ấu trĩ rồi, không biết bác có đọc chưa. nhưng bản chất vấn đề ở đây là gì? vì sao em Thanh nói như vậy? không có nhận thức à? Cũng có thể? Cái gì dẫn đến điều đó? bác động não tí chút, xem cái em học sinh nhận thức kém này được nhà trường cho đi thi giỏi văn, hẳn là dưới em cũng còn nhiều em nhận thức kém khác. nhà trường dạy cái gì để các em nhận thức kém thế nhỉ? lâu nay lũ học sinh có dám đổ lỗi cho ai, học ngu tại chúng hết nhỉ? Chứ nền giáo dục ta thì tiên tiến đẳng cấp và cực kỳ khoa học. khỉ khổ là bọn con nít sinh ra vốn gen đã ngu dốt nên không cải huấn được? hay tại chất độc màu da cam? hahaha
    Cuộc tranh cãi của tôi đến đây là hết. tôi nói những gì tôi nghĩ xong rồi. Nói chung là anh em ta vẫn một mực bảo vệ nền giáo dục cần được để lên bàn thờ cấm đụng tới hiện nay. hahaha, may quá, tôi hết đi học rồi. Hy vọng con tôi sinh ra thì hoặc là đã thay đổi nền giáo dục (chắc khó), không thì học theo các bác lãnh đạo nước nhà, kiếm tiền đưa con ra nước ngoài học tuốt
  2. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với le_nam69.Sự việc này chung quy lại là "thành quả tốt đẹp" của ngành giáo dục nước nhà,giọt nước tràn ly cũng là chuyện bình thường thôi.Nói ở đây không phải là đổ lỗi,mà lỗi sờ sờ ra đấy có muốn "đổ" cũng ko đổ được.Topic nên chấm dứt ở đây.
  3. IronWill

    IronWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Ối, đang vui mà.
    Ối, nền giáo dục nước nhà. Công nhận là tệ thật. Thế nên tớ mới giỏi thế này, chứ không chắc tớ lại giỏi quá mất
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà!
    Theo dõi cảnh các anh em zai quan tâm tới nền giáo dục nước nhà mà Cún cứ thấy lòng rưng rưng... Ôi ... hoan hô những ông bố trẻ!
    Từ đầu chí cuối Cún thấy có bác bày viết là gọn và hay nhất:
    Không phải vì Cún đồng quan điểm với bác buôn dầu này nên Cún mới tung hê... à nhầm... tung hô cái ý kiến của bác ý như thế đâu. Mà phải nói thật sự là bác ý nói quá đúng cơ. Tất cả những gì Cún quote của bác, Cún thấy đúng, thấy có lý đến từng chữ một.
    Xin phép bác , Cún phân tích ý bác một tẹo rồi Cún bổ xung thêm ý kiến riêng.
    Cún thì Cún hiểu là bác muốn ngầm trách: "Em Thanh nhận thức kém là vì đâu?" Phải không bác? Vậy là bác buôn dầu không đề cập đến công tác giảng dạy môn văn học của ta, mà bác muốn đề cập đến việc giáo dục nhận thức. Quả là chí lý!
    Dạy đi đôi với dỗ mà. Nếu "teo" mất một vế "dỗ" là không ổn.
    Tuy chỗ là box Văn học, nhưng đã nói đến đây rồi thì xin được nói nốt về Giáo Dục Công Dân.
    Bác buôn dầu mới chỉ nói đến việc "nhận thức kém" của học trò bây giờ thôi. Cún xin mạn phép phân tích lý do tại sao cái Thanh nó lại dám viết những dòng "củ chuối" như thế.
    Thứ nhất - Về phía cái Thanh: Ảnh hưởng từ báo chí, truyện phim nước ngoài đem lại cho học trò ta ngày nay tư tưởng "dân chủ cao". Chúng nghĩ rằng có thể bày tỏ ý kiến riêng một cách thoải mái như "trẻ con tây".
    Vì còn nhỏ nên chúng tiếp thu sai những ảnh hưởng đó. Chúng không hiểu rằng: cái gì cũng có giới hạn, tự do cũng phải có khuôn khổ. Từ đó dẫn đến việc không biết chọn lựa vấn đề cũng như cách diễn đạt vấn đề.
    Thứ hai - Về phía thầy cô giáo của cái Thanh: Mải mê tập trung vào chuyên môn giảng dạy cũng như là bận theo dõi những tranh cãi về việc soạn thảo SGK và chương trình dạy học, cho nên đã sao nhãng việc giáo dục nhân cách con người. Thế mới có sự là lâu nay thiên hạ vẫn kêu ca: "Con người sắp trở thành những cỗ máy hết cả!"
    Ngoài ra các thầy cô cũng có thể tiếp thu sai những ảnh hưởng từ phương tây và nghĩ: "À, thì cứ thoáng như bọn thầy trò tây dần đi là vừa". Từ đó dẫn đến việc để cho học trò "lấn lướt" đến nỗi chúng "dám" tự nhiên nói ra những gì chúng nghĩ mà chẳng cần biết rõ nói cái gì, ở đâu, với ai.
    Thứ ba - Về phía bố mẹ cái Thanh: Khoán hết cả việc cho nhà trường nên chẳng bảo ban nó đến nơi đến chốn. Chắc hẳn ở nhà cái Thanh vẫn thoải mái bày tỏ ý kiến riêng nó như thế. Bố mẹ cái Thanh có thể có cùng sai lầm với thầy cô nó: không dạy cho cái Thanh biết là phải biết nói cái gì, ở đâu, với ai.
    Chốt lại: Điều đáng tiếc là việc này lại xảy ra với một học trò lớp 11. Độ tuổi này "ương ẩm" lắm, nhưng nhận thức cũng không được phép kém như vậy chứ. 17 tuổi chứ có ít đâu.
    Lỗi chẳng riêng ai. Nhưng Người Lớn thấy Trẻ Con làm bậy thì đúng là thấy .. ngượng lắm. Nhất là những Người Lớn trực tiếp dạy dỗ Trẻ Con thì quả là hổ thẹn thật.
    Một cảnh báo:
    CÁch đây không lâu, Cún có dịch một bài phỏng vấn của bọn Đức sang tiếng ta. Đây là một bài phỏng vấn được thực hiện ở một trường trung học Đức về vấn đề Bạo lực học đường. Tại sao Cún lại liên tưởng tới cả vấn đề Bạo lực HĐ ở trường hợp này? Tại vì trong nội dung bài phỏng vấn đó có đề cập tới cách giảng dạy của giáo viên.
    Một giáo viên đã phát biểu rằng: Chỉ vì các thầy cô giáo đã để cho học sinh thoải mái tranh luận với chính thầy cô, mà khi tranh luận lại dạy cho trẻ cách bảo vệ ý kiến của mình, cho nên vô hình chung đã làm hình thành trong bọn trẻ một tư tưởng là: có thể thoải mái thể hiện cái Tôi, thể hiện Ý kiến của Tôi và cần phải bảo vệ ý kiến của bản thân. Dần dà, sẽ xuất hiện ở trẻ bản tính phản ứng hung hăng với những người bất đồng quan điểm, song song với bản tính phản ứng đó chính là việc phát biểu ý kiến bữa bãi.
    Người ta cũng đã đưa ra một vài cách xử lý vấn đề này, trong đó có một ý kiến như sau: Giáo viên nên tập cho trẻ cách tham gia thảo luận một vấn đề và bày tỏ ý kiến của mình, nhưng giáo viên cũng luôn phải cho chúng biết rằng ý kiến của thầy cô giáo là quan trọng nhất và phải hướng cuộc tranh luận đi đúng phạm vi. Trong cuộc tranh luận, người cuối cùng đưa ra nhận xét chốt lại vấn đề bao giờ cũng phải là giáo viên. Điều này cũng tương được với việc cho bọn trẻ biết thế nào là phạm vi bày tỏ ý kiến, tức là nói cái gì, ở đâu, với ai
    Trong trường hợp của cái Thanh, nó chưa có được nhận thức về trách nhiệm cũng như là tính quân tử như bác Oil đã nói, nhưng khốn khổ hơn nữa là nó đã không được giáo dục đầy đủ để nhận thức rằng: "Thầy cô dạy mà học tất cả rồi, bây giờ bảo mày thi cái gì thì mày cứ thế mà làm".
    Chả may....rồi mai, kia có thằng ku nào nói viết vào đề thi Toán là : "Em không thích vẽ đồ thị tí nào. Cứ cần đến thước kẻ, compa, thật là vướng víu.Tại sao thầy cô không bỏ cái đó đi cho rồi!"
    À... Cún quên là một câu được cho là "cửa miệng" của ta nó thế này này: "Tập trung vào chuyên môn đi!"
    Thế thì trách làm sao được khi các thầy cô giáo chỉ biết tập trung vào chuyên môn mình dạy, bắt bọn trẻ học và kiểm tra ,lấy điểm... chấm hết mà quên rằng Một Con Người đang dạy dỗ Những Con Người khác.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ mới đọc thấy cô giáo của em Thanh phát biểu Bài Văn tế ko nằm trong chương trình ôn luyện thi. Tức là gì? Tức là cô dạy các em học tủ, học vẹt và vì thế mà em cắn bút khi bị lệch tủ, đành phải viết ba lăng nhăng.... rằng thì là mà tớ ko thích bài văn tế nên ko làm bài. Vậy mà lại dc tung hô nổi tiếng như cồn vào đúng thời điểm nhạy cảm mà ai cũng muốn bàn về giáo dục.
    Chuyện giáo dục cho 1 đàn chim vẹt là chuyện thường ngày ở huyện rồi. KO hiểu rồi con em ta sẽ thế nào nếu ko thay đổi cách dạy và học.
    (Tớ xin phép add thêm cái link cho các bạn tiện theo dõi nhé:
    http://www.vnn.vn/giaoduc/vande/2005/05/431809/
    Pittypat)
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 18/05/2005
    Được pittypat sửa chữa / chuyển vào 10:29 ngày 18/05/2005
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Nóng thật các bác nhỉ, mới vài ngày mà cái topic này những 6 trang cơ đấy.... tôi thì không đọc hết tất cả 6 trang nhưng không biết được hết ý kiến các bác ra sao nhưng thôi thì cứ viết đại vậy... theo ý mình xem có ai đồng cảm hoan hô hay không thích rủa một tiếng thì cũng lấy làm thú vị.
    Nói thật khi mới đầu đọc thì thấy em thanh có cá tính thật dám viết như thế, ngày tớ còn "trẻ" chắc chẳng dám viết như thế đâu nhờ.... nhưng đọc kỹ thì thấy em cũng chuối chuối làm sao ấy.
    Xảy ra sự việc này cần xét ử 3 góc độ: Bản thân em Thanh, người giáo viên và cả nền giáo dục nước nhà.
    1/ Em Thanh: hay nhỉ, một cách nổi tiếng nhanh chóng, phải thừa nhận rằng em Thanh giỏi đấy có cá tính đấy, giỏi mới có thể tự tinh mà viết bài như thế, tự tin kiểu "học sinh giỏi" àh tớ chẳng cần. Tớ giỏi mà. Nhưng trong cách viết là cách suy nghĩ thì cóvấn đề. Thứ nhất tuổi của em cũng như tôi và một số bác ở đây đã trải qua đều biết rất chi là nổi loạn, loạn xị cả lên, Lớn ư chưa lớn, nhỏ ư hình như đã qua rồi cái thời tuổi thơ mà cái gì cũng đúng, cái gì cũng thần tượng. Nếu xét như thế thì có thể thông cảm được những suy nghĩ cảm tính theo cách: "thích thì tớ học, không thích tớ làm thế cho biết". tuy nhiên tớ lại "nghiêm khắc phê bình" (giống mấy cha bên cục đường sắt - các bác thông cảm tớ cũng bức xúc vụ này lắm) cái nhìn (tuy rằng không ai nói ra nhưng chúng ta đều cóthể cảm nhận được) đoạn tuyệt với lịch sử, với những điều thiêng liêng. Tớ nói thật... em viết có hơi quá tay lúc ấy. Cái gì mà em không sống trong thời ấy thì làm sao có thể cảm nhận được ... Thế nhìn xa hơn một chút, những người như em lớn lên có vợ có chồng đến lúc con cháu chút chít chắc chẳng còn nhớ gì về chiến tranh, về chất độc màu da cam, về Mỹ Lai nữa nhỉ...
    Nhưng nói chung đáng thương hơn là đáng trách nhỉ, chỉ cần một câu hỏi thôi: "thế giáo dục như thế nào mà chúng ta lại có những học sinh quay lưng lai với quá khứ?"
    2/ Về người giáo viên: Ai cũng biết biết vấn đề không phải là nhốt hay vẽ đường cho hưu chạy mà là làm như thế nào để nó chạy đúng hướng. Bó buộc quá, thì nó phải vùng dậy chạy loạn xạ cả thôi. Cái hay của người thầy không phải là em buộc học sinh phải như thế này phải như thế kia, hoặc thả lỏng ho học sinh tự do đến độ không biết trên dưới. Mà cách này hay cách khác tác động một cách từ từ, để các em có thê thấm vào từ từ, để đó trở thành tiềm thức. Dạy cho học sinh truyền thống yêu nướ đầu phải cứ hô hào là nào các em yêu nước đi, dạy cho các em biết yêu những tác phẩm văn học đâu chỉ có thể nói rằng này các em các này hay lắm em cứ yêu theo lời cô (cô nói cấm có sai - mà nếu sai thì em cũng phải nghe vì ngày mai có tiết kiểm tra đấy nhé).
    Mà trách các thầy cô cũng oan cho họ lắm... họ cũng có hơn gì học sinh của họ đâu nào, trước đây học cũng từng học như vậy, cũng bị bắt buộc như vậy. Nói chung chúng ta không thể dạy cái mà chung ta không biết, chúng ta không thể "cấy" vào tim các em một tình yêu nếu như chính chúng ta không sống trong tình yêu đấy... cái đó bên PHật giáo người ta gọi là thân giáo... giáo dục không cách gì hay bằng lấy chính bản thân mình ra để mà dạy. người thầy người cô không chỉ là người trao truyền kiến thức mà còn là tấm gượng nội tâm cho các em noi theo nữa chứ... có đúng không các bác.
    Khi mà đồng lượng giáo viên còn khiêm tốn khi mà học còn phải lo ăn lo mặc, khi mà nghề tay trái đôi khi đem lại nguồn kinh tế chính, khi họ dạy như một caí máy không cảm xúc thì làm sao có thể trách được học sinh của học không thể yêu văn và học văn.
    vẫn một câu hỏi nữa : ?oNền giáo dục như thế nào mà lại tạo ra một lớp thầy cô giáo như thế??
    3/ Nền giáo dục nước nhà: Không biết chúng ta đã cải cách bao nhiêu lần nhỉ?.
    Từ cái chữ viết: chúng ta đã bỏ chữ viết lá tre mềm mại để đổi sang kiểu chữ in mà càng nhìn càng giống liên xô. Rồi một thời gian sau chính chúng ta phải đổi lại?. Cho đến những đổi mới về chính tả? (mà nói thật cũng ít có ai viết theo vì nó hơi bất hộp lý tý),,, Rồi gần đây là những cải cách về giáo dục mà người ta thấ càng cải cách càng sai, càng nặng càng bị kếu ca? thế thì theo tôi nên trả lại cái thời tám hoánh để ?othà rằng như thế ?o con hay hơn (vui chút thôi các bác ạ). Tôi xin trân trọng có lời đến với những vị ?othờ sờ?, ?otờ sờ? soạn ra cái chương trình mà ta gọi là giáo khoa, những vị không hề cầm cục phấn nào nên chịu khó bước lên bục giảng dạy thử rồi sẽ thấy nỗi khổ của thầy cô giáo. Một tác phẩm văn học dài dằng dặc mà nếu đọc thôi thì cũng mất cả ngày trời mà các vị phân cho có một hai tiết, thì chả trách giáo viên nào mà chả dạy như cái máy. Có lẽ ?ocon cháu chúng ta giỏi thật? ! nên mới chịu đựng được những ?othầy cô chúng ta cũng giỏi thật? vì thời gian như thế mà vẫn không ?ocháy giáo án?.
    Mà trách các thầy các cô kể ra cũng oan vì có vị xài bằng giả từ hồi học trung học cơ sở. Tức là em học lớp 9 àh, hồi đó thầy cũng khôngqua được lớp 9, chúng ta cùng học hỏi nhé làm đôi bạn học tập nào?... (bó tay)
    Không biết các bác có nghe câu này trong nghề không nhỉ: ?oSách giáo khoa là pháp lệnh? mà pháp lệnh thì không được sửa đổi, (pháp lệnh nói cấm có sai), không nhưng không nhị gì cả? cứ y theo đó mà làm? Thế có bác nào học ?otúp phồ cỡ nem trem điểm, sáu trem điểm ?o gì đấy lật thử quyển sách giáo khoa anh văn ra xem nó có bao nhiêu lỗi nhỉ? Giáo viên thì chạy theo sách giáo khoa , mặt khác phải chịu áp lực của hiệu trưởng theo kiểu: ?oNày lớp cô năm nay phải một chôm phiền chôm đấy nhé? thì trách làm sao học sinh chẳng cảm thụ được một tí ti gì gọi là nghệ thuật hay nét đẹp tâm hồn vì em biết em làm bài chẳng được em cũng lên lớp.
    Có hiệu trưởng sau khi thi xong còn trực tiếp lấy bút sửa bài thi học sinh để từ dưới trung bình thành 8 điểm thế thì còn dạy được ai nữa hỷ?... (cái này là tin chính xác có kiểm chứng - không phải nói ra cho có đâu nhé?"
    một câu hỏi cuối: ?oXã hội như thế nào mà sản sinh ra một nền giáo dục như vậy?"
    Câu cuối cùng tôi xin được nói. Là : ?ohết chuyện?.
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 10:21 ngày 18/05/2005
  7. kesaudoi

    kesaudoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Trình đô đọc hiểu của bạn có vấn đề à.
    "Là một học sinh được cử đi thi học sinh giỏi văn, vậy mà em ấy đã không học bài. Nói cho đúng là học tủ nên đã ?olệch tủ? khi vào phòng thi. Song Thanh lại coi như em không cần biết, không cần hiểu, không xúc cảm trước một tác phẩm có giá trị."
    Mịa suy cho cùng cũng chỉ vì mấy tay nhà báo. Hết diễn viên đóng phim xxx, hết hiếp dâm, bắt cóc con tin rồi thì mấy anh mấy chị đấy hết đất khạc nhổ . May vớ được quả bộc phá của em Thanh, các anh các chị ấy tranh nhau khạc nhổ để cho nó nổ.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    ĐỌC DC BÀI NÀY HAY QUÁ NÊN GỬI LÊN ĐÂY CHO MỌI NGƯỜI ĐỌC CÙNG PHÁT.
    ''''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'''' - Đền thiêng trong văn học
    Nhà phê bình Hoài Thanh, trong bài viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một trong những bài văn hay nhất của chúng ta đã công nhận là từ trước khi có tác phẩm này, trong văn chương chưa hề có một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân: Nhớ linh xưa: cui cút làm ăn - toan lo nghèo khó?, và ông viết: "Bao nhiêu yêu thương trong hai từ cui cút ấy?!
    Cũng xin nói "cui cút" là từ ngữ "đặc Nam Bộ" nhưng thực ra ai cũng hiểu, và sách giáo khoa Văn học lớp 11 cũng đã chú thích khá rõ: "Cui cút làm ăn: có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một cách tội nghiệp". Thực ra, trường ngữ nghĩa của "cui cút" còn rộng và sâu hơn "tội nghiệp" rất nhiều.
    Chỉ trong một câu văn 8 chữ: ?ocui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người "dân ấp dân lân" Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó. Cứ ngỡ họ sẽ mãi mãi cam chịu như thế: Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, và đúng như cụ Đồ Chiểu đã tả: Việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó. Họ thật thà và ngây thơ lắm, đến nỗi: Trông tin quan như trời hạn trông mưa, nhưng họ cũng dữ dằn lắm đó nghe: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Đừng đùa với họ, nhất là đừng lừa họ, bịp họ! Đọc văn tế phải đặc biệt chú ý đến phép đối ngẫu, cả đại đối và tiểu đối. Người ta nói dường như từ văn tế đến thơ văn xuôi là một khoảng cách khá gần, đúng là như thế.
    "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" trong khi tuân thủ chặt chẽ lề luật của một bài văn tế thông thường, đã vượt lên thành một tác phẩm văn học độc đáo có một không hai. Đây là lần đầu tiên trong văn học thành văn Việt Nam xuất hiện hình ảnh người nông dân - chiến sĩ, người cố nông, bần nông - nghĩa sĩ. Và Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Việt đầu tiên công khai vẽ lên và ngợi ca hình ảnh người anh hùng Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Giọng thơ bi thiết, hào sảng, dữ dội, dịu dàng, khi đôn hậu lúc quật cường ấy chính là giọng điệu chủ của văn học viết về chiến tranh, cuộc chiến tranh bắt đầu từ người dân, người lính, những nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp đã làm nên đất nước này và thề gìn giữ đất nước này.
    Xin hãy đọc đoạn văn viết về thân phận con người trong chiến tranh này và so sánh: Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ - Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. Có thể coi đó là những câu thơ hay câu văn viết về chiến tranh thực nhất và hay nhất mọi thời đại. Nếu không phải là "nhà thơ của nhân dân", nếu không sống đến tận cùng tâm cảm niềm đau nỗi khổ của nhân dân thì không bao giờ viết được một áng văn như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
    Đúng, cụ Đồ Chiểu chỉ là một nhà thơ mù, một "người hát rong của nhân dân". Sinh thời cụ cũng không có chức tước gì, cũng chẳng được (hoặc không muốn nhận) đồng nhuận bút nào từ những tác phẩm của mình, nhưng một số tác phẩm cụ để lại mà tiêu biểu nhất là "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã làm giàu cho nền văn học Việt Nam ở vào thời điểm thử thách khắc nghiệt nhất cho văn học và cho cả lịch sử đất nước.
    Chớ động vào những ngôi đền thiêng do chính nhân dân dựng lên! Cụ Đồ Chiểu "thảo dân" và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ngôi đền thật, ngôi đền thiêng của văn học chúng ta. Hãy cẩn trọng khi chạm đến nó.
    (Thanh Thảo - Thanh Niên)
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
  10. OilTrader

    OilTrader Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Thôi tui copy bài phát biểu của cô giáo vào đây cho mọi người cùng đọc. Ai đọc mà không hiểu cô giáo nói gì thì cũng đừng như em Thanh vì bị phá giấc ngủ và thiếu kiến thức mà đạp đổ nhé!
    "Sự kiện này làm tôi rất buồn" - cô giáo N.T.L - Người trực tiếp dạy Văn của học sinh Nguyễn Phi Thanh cho biết trong cuộc trò chuyện với báo Tiền Phong chiều qua, 17/5.
    Tâm trạng của chị lúc đó thế nào?
    Lúc đó, tôi cũng cảm thấy buồn. Nhưng lúc ấy tôi còn có cả sự cảm thông với em ấy vì tôi cho rằng Phi Thanh viết như thế vì không học bài và cay cú với điểm nên bức bối viết ra những điều thiếu suy nghĩ, bộc lộ cái yếu của em ấy.
    Cái yếu đó là cái gì?
    Là một học sinh được cử đi thi học sinh giỏi văn, vậy mà em ấy đã không học bài. Nói cho đúng là học tủ nên đã ?olệch tủ? khi vào phòng thi. Song Thanh lại coi như em không cần biết, không cần hiểu, không xúc cảm trước một tác phẩm có giá trị.
    Cho dù không có xúc cảm thì trách nhiệm của một học sinh sau khi học bài là phải nhận thức được đó là cái gì. Tôi cho rằng lúc đó Phi Thanh suy nghĩ không được bình thường khi nói rằng em không cần biết về quá khứ vì chúng em đang sống trong thời bình.
    Vừa thông cảm phần nào cho em Phi Thanh, nhưng tôi cũng đã rất giận. Ngay sau đó, trước cả lớp tôi đã phân tích cho Phi Thanh biết Phi Thanh sai ở chỗ nào. Phi Thanh có nhận với tôi là Phi Thanh không học bài, nếu như đề ra hỏi đến văn học lãng mạn chẳng hạn thì em sẽ ?otung hoành? hơn.
    Sau buổi đó em Phi Thanh có nói gì với chị không?
    Phi Thanh có xin lỗi tôi. Học sinh cũng cho tôi biết, Phi Thanh nói với các bạn rằng, Phi Thanh không hề có ý gì là nói cô cả, mà chỉ định góp ý cho chương trình thôi.
    Hôm ở trên lớp, tôi cũng phân tích cho Phi Thanh rằng, nếu như em thật sự thẳng thắn thì trước khi viết những điều trên, em phải viết rằng: ?oEm xin lỗi thầy cô vì trước khi đi thi em đã không học lại bài này?. Sau đó em muốn đổ lỗi cho cái gì thì đổ. Như thế mới là đúng và biết cách sống.
    Đồng ý lỗi tại chương trình, lỗi tại ra đề thi, nhưng lỗi em không học bài nằm ở dòng nào?
    Vậy chị thực sự cảm thấy sốc từ bao giờ?
    Từ khi tôi bắt đầu đọc báo và thấy dư luận có chiều hướng khen ngợi Phi Thanh. Đơn giản là tôi nghĩ thế này: Một học sinh không học lại bài cũ (có thể vì nhiều lý do) nên không thể làm bài, vậy mà lại được ca ngợi, được đưa ra như một tấm gương để những học sinh khác noi theo, liệu có phản giáo dục không?
    Phản ứng đầu tiên của chị khi đọc xong những bài báo ấy?
    Nhà tôi đặt báo. Khi đọc xong, tôi đau đớn đến mức không muốn nói cho ai biết. Chồng tôi cũng không biết. Hôm Chủ nhật vừa rồi, bạn bè chồng tôi đến chơi rồi hỏi ?ocó phải chị dạy em học sinh đó không?? thì chồng tôi mới biết.
    Tôi rất đau đớn vì người ta sẽ nghĩ, tôi dạy học sinh thế nào mà để học sinh nói: Em không cần biết, em không hề thương xót khi đọc bài văn tế - Một trái tim vô cảm, lạnh lùng, tàn nhẫn được đẩy tới tận cùng.
    Văn học có một chức năng mà ai cũng biết, đó là chức năng nhận thức. Người ta không sống trong quá khứ nhưng người ta lại có thể hiểu được quá khứ. Nếu em là học sinh giỏi văn thật sự, tại sao em lại nói những lời tàn nhẫn như thế!
    Chị có nghĩ bài văn của Phi Thanh là cái cớ để cho người lớn nói những điều vượt ra ngoài suy nghĩ của Phi Thanh?
    Có chứ. Ngay từ ngày đầu tiên, tôi đã cảm thấy như thế. Đang từ một bài văn cụ thể, người ta nói về những vấn đề rất to tát như cải cách giáo dục, tiền rót vào cho giáo dục... Trong khi đây là một bài làm cụ thể trong một trường hợp rất cụ thể, có nguyên nhân cụ thể.
    Rõ ràng mười mươi là em đã thừa nhận với mọi người: Em không học ôn bài này, em đã ôn ?olệch tủ?. Vậy mà đẻ ra việc tiếng nói của em trở thành tiếng nói chung cho tất cả, từ một bài làm cụ thể người ta lại suy ra cách dạy của giáo viên.
    Tôi thật sự rất bức xúc. Trong bài viết của Phi Thanh không hề có một ý nào phân tích vào tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc để người đọc có thể nhìn vào đấy mà thấy giáo viên dạy như thế nào. Không hề có bóng dáng người giáo viên dạy trong đó. Vì sao một số nhà phê bình, trong đó có những giáo viên dạy văn lấy đó làm căn cứ để đánh giá giáo viên dạy một cách giáo điều!
    Lẽ ra, em phải phân tích thế này thế kia để chứng tỏ giáo viên dạy giáo điều. Nhưng em ấy chẳng nói được gì cả. Vậy căn cứ vào đâu để họ biết trên lớp giáo viên dạy thế nào?
    Đành rằng, góp ý là chung cho cả ngành giáo dục. Nhưng đặt vào một trường hợp cụ thể thế này thì có công bằng không? Vấn đề lẽ ra phải được nhìn nhận từ 2 phía: Hoặc là giáo viên dạy không tốt; hoặc là giáo viên dạy tốt rồi nhưng học sinh không học bài ấy. Trường hợp của Phi Thanh rơi vào tình huống thứ 2.
    Nhưng dư luận không chỉ nói về trường hợp của Phi Thanh và giáo viên của Phi Thanh mà nói về một hệ thống, nói về cả một nền giáo dục?
    Nỗi khổ của tôi là thế này, cái chung ấy đang dựa trên một cái rất cụ thể. Ai cũng nghĩ cái cụ thể là cái đáng nhìn. Viết báo thì gián tiếp, nhưng độc giả sẽ hiểu trực tiếp giáo viên của em ấy không truyền đạt được cho học sinh, dạy không có ?olửa?.v.v...
    Nếu muốn góp ý cho chương trình, góp ý cho cách dạy thì phải nói thế nào để tách bạch ra trường hợp cụ thể này sai chỗ nào, đúng chỗ nào, còn trong cái chung mình góp ý cái gì. Đừng để nó lẫn lộn để nhập nhằng như thế.
    Nhưng gây ra hậu quả ấy lại không phải là Phi Thanh? >>> Hỏi câu gì mà stupid quá
    Căn bệnh chung của học sinh là các em luôn luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan mà không nhìn nhận lại chính mình. Nếu không cẩn thận, những người lớn sẽ vô tình khuyến khích con trẻ điều đó.
    Lẽ ra, chúng ta phải dạy con cái mình sống cho đúng. Trước một thất bại, điều đầu tiên phải tìm hiểu mình sai sót ở chỗ nào. Một khi không tự nhận ra được phần sai của mình thì tất cả những lý do khách quan phía sau đó không còn có giá trị nữa. Không nên trút tất cả lỗi vào một cái gì đó để biện minh cho việc mình không học bài.
    Phi Thanh đang học lớp 11. Chị sẽ tiếp tục dạy Phi Thanh ít ra đến lớp 12. Chị nghĩ chị có phải cố gắng để giữ thái độ công bằng với Phi Thanh?
    Ngay từ khi trên báo chí chưa ?omượn? Phi Thanh để nói những điều để dư luận có thể hiểu lầm tôi thì tôi đã nói trước lớp rằng, tôi vẫn thông cảm cho Phi Thanh. Trẻ con bao giờ cũng là trẻ con. Học sinh bao giờ cũng là học sinh. Với các em, bao giờ cũng phải công bằng và độ lượng. Các em sai ở đâu thì uốn nắn ở đó. Cũng như con mình, có thế nào cũng là con mình, làm sao mà mình bỏ được!
    Tôi nghe qua bạn bè Phi Thanh thì được biết, Phi Thanh có nói, trước khi trả lời phỏng vấn, Phi Thanh đề nghị với phóng viên không được nói gì đến ảnh hưởng tới thầy cô giáo của em. Phi Thanh cũng có nói rõ nguyên nhân là do không làm được bài, đã gục mặt xuống bàn ngủ nhưng rồi giám thị động viên. Nhưng câu đó đã không được đăng trên báo.
    Nhưng trong cuộc đời đi dạy của mình, có lúc nào chị cảm thấy băn khoăn vì chương trình, cách dạy văn hiện nay xa lạ với học sinh không?
    Đừng ai nghĩ chúng tôi hiện nay lên lớp và dạy bằng cách áp đặt. Chúng tôi cũng thích dạy theo phương pháp gợi mở cho học sinh. Chúng tôi đang cố dung hoà để làm sao vừa truyền đạt được kiến thức cho học sinh, đồng thời gợi mở để các em phát biểu ý kiến.
    Cảm ơn chị!
    Quý Hiên (Tiền Phong)

Chia sẻ trang này