1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hotnews

    hotnews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Trời !!!!!!!!!!!!!!! tôi thấy có gì đâu mà các pác nhà ta phải ồn ào thế .Theo tôi nghĩ bài văn này đã có chuẩn bị từ trước và nó tung ra đúng giờ G để gây tiếng vang (tôi cho rằng Thanh đã thành công để mình được nổi tiếng ) ,về tác động của nó thì nó đã buộc các nhà giáo dục phải giựt mình vì những chương trình dạy học mình đã áp dụng ,vấn đề đó thì để các pác nhà ta tính,còn về bài văn tế nghĩa sỉ Cần Giuộc đó là 1 tác phẳm hay của nền văn học Việt xưa .Riêng về bạn hành động của bạn Thanh tôi cho rằng ngu xuẩn (vậy mà các pác nhà báo ta tung hô lên đến tận mây xanh)với một học sinh giỏi thì tất cả các môn mình học phải đạt từ trung bình khá trở lên mặc dù có những môn mình kg thích ,điều đó nó sẻ rèn luyện chúng ta có một kiến thức tổng hợp toàn diện để chúng ta có thể thích nghi đến cuộc sống sau này , rồi mai đây con của mình nó có hỏi về những tác phẩm văn học nước nhà ,mình sẻ giải thích như thế nào ,và nhận định nó như thế nào khi mà kiến thức cơ bản mình cũng kg có chỉ vì ngày xưa mình kg thích mộn học đó ,nếu nghỉ như bạn Thanh đây thì tội nghĩ chương trình giáo dục chỉ cần cho học sinh học vài môn mà mấy em thích là dc rồi tôi kg thể hình dung ra lúc đó dân trí của chúng ta sẻ như thế nào ,kg phải những gì mình kg thích ,hay khó khăn thì mình kg làm ,đó là ý nghĩ của những người thiếu bản lỉnh ,tầm thường , có gì hay ho đâu mà phải tung hô như thế ,tôi kg nghĩ rằng Thanh kg phải kg biết làm bài văn đó ,vì chúng ta biết rằng Thanh đang là 1 học sinh giỏi ,và trước khi thi ,thì kg ít thì nhiều các thí sinh phải ôn tập trước ,nhưng Thanh kg làm mà chỉ muốn làm Scandal khi mà đánh vào các 1 vấn đề mà dư luận đang quan tâm đến từ lâu để mình được mọi người chú ý ,với bản thân thì Thanh đã toại nguyện ,Nhưng với xã hội thì đó là 1 tiền lệ xấu ,bởi vì cùng lúc đó xã hội cũng giựt mình về mới hiểu rằng ''''cái tôi'''' của những em học sinh như Thanh nó siêu phàm đến ngớ ngẫn như thế nào
  2. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Chời đất, bác nghĩ là học những cái "kiến thức tổng hợp toàn diện"
    mà người ta đang dạy học sinh trong trường là để "có thể thích nghi đến cuộc sống sau này" thật hả, hay chỉ để chỉ cho con cái khi chúng nó hỏi thôi? (đến đời con mình mà chúng nó vẫn phải học thì quả là...)
    Bác ngã có đau ko?
    (Thì trên trời ... rơi xuống)
  3. saubook

    saubook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Ko phân tích những cái khác, như em Thanh giỏi hay ngu, giáo dục nước nhà ra sao. Nhưng bảo là từ em Thanh ra tiền lệ xấu cho XH thì hơi quá.
    Trên quan điểm em Thanh nói ko đúng chỗ, đúng lúc, đúng người thì OK.
    Nhưng qua đó, học sinh có thể tự tin hơn, thẳng thắn hơi, dám bày tỏ quan điểm hơn và nhất là rút bài học từ em Thanh (phải nghĩ là có hợp ko? Đúng chỗ chưa? ...) thì tốt chứ sao. Chỉ sợ cứ nghĩ mãi rồi cũng chả nói được gì. Đúng, sai cũng phải nói. Nói sai thì sửa. Chả sao cả.
  4. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn gì đã post bài phỏng vấn cô giáo dạy Văn của em Thanh lên đây để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về sự việc. Tôi cũng mong là mọi người sẽ thảo luận 1 cách bình tĩnh và lịch sự hơn, chứ đừng đả kích, chửi bới lẫn nhau. Nhìn chung về sự kiện này, 2 bên đều bày tỏ quan điểm. Cả 2 bên (em Thanh và cô giáo của em ấy) đều có lý lẽ của mình. Dù sao thì em Thanh cũng đã rất bản lĩnh so với cái tuổi của em.
    P.S: dạo này sắp thi HK nên hơi bận, nhưng vẫn theo dõi các d/c nói chuyện ...bây giờ lại năng vào box VH mới chết...
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Ở Mỹ, chương trình đại cương trên đại học, sinh viên vẫn phải lấy những lớp có thể gọi là "Giáo Dục Toàn Diện" (General Education).
    Dĩ nhiên hệ thống giáo dục ĐH ở Mỹ kô bắt buộc sinh viên phải lấy những lớp nhất định. Họ chia thành từng phân ngành, VD Văn học và Giao tiếp, Nghệ thuật (Hội họa, Âm nhạc, Điện ảnh) và Nhân văn (Triết học, Ngoại ngữ), Xã hội và Khoa học Ứng xử (gồm Kinh tế, Địa lý, Luật cơ bản, Lịch sử, Khoa học Chính trị, Xã hội học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Kinh tế đại cương), và còn có những lớp học có thí nghiệm (như Vật lý, Hóa học, Giải phẩu học, Sinh học, Nhân chủng học, Khí tượng học, Đại dương học). Dĩ nhiên tất cả chỉ dừng lại ở mức độ đại cương, tổng quát.
    Ở Pháp, cụ thể là trường INSA (nơi tôi có bạn học), sinh viên ngoài tiếng Pháp coi như tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, còn phải học thêm 1 ngoại ngữ thứ 3. Ngoài ra mỗi năm được trường cho học 1 môn thể thao khác nhau, như Quần vợt, Golf, Chèo thuyền.
    Qua đó cho thấy ở nước ngoài họ cũng rất chú trọng đến "Giáo dục toàn diện", nhằm tạo ra những trí thức thật sự.
    VN cũng đi theo con đường đó, như đa số mọi quốc gia, có điều đã đi kô đúng cách.
    ------------
    Riêng về em Thanh, cái đáng trách nhất, cũng như đáng giận nhất (nếu là em gái tôi thì tôi sẽ cho 1 trận) chính là ở chỗ em phát biểu vì kô sống trong thời bình nên kô thể hiểu và cảm được bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của cụ Đồ Chiểu. Nói như thế thì vô trách nhiệm quá. Có lẽ ngoài môn Văn cần cải cách, riêng môn Giáo Dục Công Dân cũng cần phải cải cách triệt để. (nhất là đối với em Thanh)
    Tôi cũng như các bác ở đây, cũng từng kinh qua cái chương trình Văn học nặng nề đó. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy chán những "Bình Ngô đại cáo", những "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc". Nếu em Thanh bảo kô cảm được thơ Xuân Diệu vì em kô phải người lãng mạn (như tôi chẳng hạn) thì chuyện đó dễ hiểu. Nhưng với những giá trị truyền thống, kô có gì có thể thay đổi được, mà em bảo em kô cảm được thì kô thể chấp nhận được. Vậy còn cách nào để khiến em "cảm" được lịch sử hơn nữa đây, như lời em nói? Em đã bảo vì sống trong thời bình nên kô cảm được "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"; em cũng có thể bảo vì sống trong thời bình nên những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam cũng kô thể làm em "cảm" được, hình ảnh Hà Nội 12 ngày đêm dưới bom Mỹ cũng kô làm em xúc động được, vì em có sống ở thời đó đâu. <---- chấp nhận được kô
    Báo chí chỉ biết tung hô cái dũng cảm của em Thanh, nhưng lại quên đi những mặt trái của hành động mà em Thanh đã làm.
  6. CongTu_BacLieu

    CongTu_BacLieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Tớ mới đọc về đề tài này trên ngoisao.net. Nếu ko phải là hs trường VĐ thì tớ cũng đếk thèm đọc. Cũng khá bức xúc và cũng trinh bày dăm câu trong topic khác. Câu này nói lại thêm 1 lần "Văn của em Thanh chỉ đáng được điểm 4/10 của một giáo viên mới ra trường và dạy môn Toán".
  7. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Trốn học, vào đây chơi
    những tranh luận ôn tồn, dần sang mạnh mẽ, gắt gỏng, rồi vỡ tan, cuối cùng chắc lặng yên.
    Những tranh luận,nếu như không phải là chuyện gẫu, đã được xem xét, như sau:
    Phân ra mặt tốt, mặt xấu. Vậy, trong trạng thái phân đôi ấy, người ta có thể làm gì hơn, nếu không phải kết luận là hạn chế mặt xấu, thúc đẩy mặt tốt.
    Hướng giải quyết hoàn toàn sai, chẳng đi đến đâu ngoài sự lệch lạc thông thường mà bất cứ ai cũng sẽ mắc phải.
    Theo cái ông giảng viên, thì hình như là phải xem xét nguyên nhân, chuyển biến, kết quả, liên hệ từ đầu đến cuối, chắc vậy, tớ chẳng quan tâm nên không rõ lắm.
    Công nhận "tranh luận" dài thật! Thường nói nhiều chẳng có thời gian làm
    he he, giờ phải quay lại không bả điểm danh thì cấm thi.
  8. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ em Thanh đó cũng là nạn nhân của sự bội thực về một nội dung "ở đâu cũng thấy" : chiến tranh, cách mạng, ĐCS. Số lượng tác phẩm về nội dung này trong sách giáo khoa từ lớp ...mẫu giáo đến lớp 12 không phải ít .
    Có thể em Thanh đó không phải là người quay lưng với lịch sử, coi thường sự hi sinh của cha anh,.. v.v.. blah blah... Nhưng sự bội thực của một con nhóc 16,17 sống ở năm 2005 đến một lúc nào đó sẽ "phát tác" thành một chú Chí Phèo điên lên chửi đổng vài câu khi đã học lệch tủ thì chớ lại còn vớ ngay phải một bài văn tế từ thời kì chống Pháp (có đúng ko ý nhỉ ). Cái này người ta gọi là phản tác dụng, có thể những tác phẩm đó hay, có giá trị, nhưng nhồi nhét quá nhiều vào chương trình học của trẻ con thì làm bọn nó đã không hiểu gì lại đâm ra...Chí .
    Nếu nhà nước mình có muốn tuyên truyền giáo dục tinh thần cách mạng, tính chiến đấu, yêu nước, yêu Đ cho con em thì bây giờ phải tính cách khác thôi, bọn trẻ con bây giờ ngồi nghe thầy nói đến "Những chân lý cách mạng chói qua tim", những con tầu đi "xây dựng những vùng đất mới", đến "đất nước ta giàu có, tươi đẹp",... mà nhiều đứa cứ bấm nhau cười; rồi đả đảo , phanh phui bọn Mỹ, Pháp bẩn thỉu xấu xa mà chúng nó bây giờ cứ phim Tây mà xem, cứ Mỹ Pháp mà du học, ngăn bàn thì toàn truyện tranh Nhật (phát xít giết hại nhân dân VN). Khó nói đúng sai với trẻ con lắm, vì tựu chung giới trẻ baay h đa số là thực tế, đôi lúc hời hợt, mà còn hay bị.. stress, cái gì ngứa ngáy, chán nản, bội thực là sẽ tung hê lên hết (như trường hợp đáng thương của em Thanh). Cái "khác biệt về thế hệ" nó chỉ ở những khía cạnh nhỏ nhỏ, đơn giản như thế thôi nhưng người lớn không hiểu, không chỉ "cùng sống với thời ông Đồ Chiểu" thì mới là cùng thế hệ, tôi nghĩ cái ý của em Thanh về sự khác biệt thế hệ là thế, tất nhiên cảm nhận của nó mới chỉ là mù mờ, nhiều cảm tính. Mẹ tôi kể hồi đi học (cũng phải >30 năm rồi), thầy giáo có dạy: "sau này VN sẽ lên XHCN, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, người ta sẽ chế tạo ra những chiếc máy, chúng ta lúc đó chỉ cần bấm vào đó, mọi thứ cần làm nó sẽ làm cho ta", hồi đó nhiều HS cũng có vẻ tin, chứ bây giờ nói cho HS, bọn nó chắc bò ra cười
  9. hoacomaythu

    hoacomaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Tôi thuộc về thế hệ ruồi giấm của chương trình chuyên ban đây nên cái gì chứ liên quan đến văn học là cũng tò mò xen vào. Mặc dù chả bao giờ điểm tổng kết văn của tôi vượt qua 6.5 cả nhưng tôi cũng thấy bất bình vô cùng khi đọc bài văn của em Thanh. Bởi vì, tôi không thể ngờ một học sinh giỏi văn lại viết ra những dòng chữ tệ đến thế.
    Không trách móc khi em Thanh không thích Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc nhưng viết một bài như thế không hiểu lúc đó em có nghĩ đến thầy cô của mình hay không nữa? Báo chí thời gian vừa rồi làm ầm ỹ chuyện này lên thực chất cứ như là mượn gió bẻ măng để phê phán nền giáo dục vốn đã nát như tương Bần của Việt Nam. Ai cũng có thể nói nền giáo dục nước ta lạc hậu, giáo viên dạy giáo điều và trăm thứ bà rằn khác... Tuy nhiên, tôi nghĩ mọi người sẽ không phản đối nếu tôi nói rằng đừng có vơ đũa cả nắm khi nói về các thầy cô giáo dạy văn. Người khác thế nào thì tôi không biết chứ khi chuẩn bị thi đại học, cô giáo dạy văn của tôi đã suýt nữa khiến tôi nộp hồ sơ vào sư phạm văn. Em Thanh có thể phê phán cách dạy trong trường học của thầy cô nhưng không biết có nghĩ đến cảm giác của cô giáo khi đọc những dòng như là: em không thấy xúc động....rồi ...hay nhà văn không đủ khả năng truyền tải...Nghĩ mà thương cho cô giáo của Thanh và cả tiếng Việt của dân tộc quá đi mất!
    Mới rời xa ghế nhà trường chưa được bao lâu, thực sự tôi không hiểu học sinh bây giờ nghĩ thế nào về việc học nữa? Tôi cũng muốn thỉnh giáo các bác học ở nước ngoài xem liệu ở bên đó họ có cho các bác học theo kiểu tuỳ chọn không?Chứ nếu theo ý học sinh bây giờ để các em ấy học những cái thích thì chả biết lấy giáo trình và tác phẩm ở đâu ra?
    Về văn học cổ, tôi thấy đúng là nó khó thật, nhưng nó đâu có khô khan, khó hiểu đến mức không thể không hiểu được. Học sinh có thể trách cứ thầy cô giáo nhưng tại sao các em ấy không tự nhìn lại chính bản thân mình? Báo chí đang có vẻ cường điệu hóa mọi việc lên theo chiều hướng không tốt chút nào. Tôi không rõ những nhà báo, nhất là phóng viên viết bài " Những khoảng lặng......" khi viết câu kết cho bài báo của mình có nghĩ đến thầy cô dạy mình nữa hay không? Bạn có thể hiểu ít về văn học và ngôn ngữ Việt cổ cũng không sao nhưng viết như Thanh thì tôi không còn gì để nói cả.
    Tuổi của Thanh vẫn còn nhỏ, tôi mong sao báo chí và dư luận đừng có thổi phồng mọi việc lên thêm nữa. Bởi vì, có thể khi đã trưởng thành hơn, Thanh sẽ có cách nhìn sâu sắc hơn về những gì em đã viết ra ngày hôm nay.
  10. T_rexaur

    T_rexaur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    mịa, đọc cái bài phát biểu của bà giáo em Thanh buồn cười quá, công nhận bà này nhà giáo lão thành, vừa tung vừa hứng, cả bài phỏng vấn dài bà ấy có mỗi một điệp khúc: "tôi vô tội, tôi đã cố gắng hết sức, lỗi của em Thanh cả, tôi thông cảm cho em vì em còn nhỏ, nó thú nhận hết với tôi rồi, mấy đứa bạn nó còn nói với tôi hôm đấy nó thế này này...." bó tay, quả thật em khâm phục bà giáo này, phải nói rằng khôn như cáo, chỉ cần nhả ra mấy câu riêng tư của em Thanh hay mấy đứa bạn của em (không biết đứa nào mà ngu thế) là đổ toàn bộ lỗi lên em ngay, mà không ai biết có phải là em Thanh nói thế thật không, đòn hiểm kinh. Kinh nghiệm đi học của em cho biết sau này em Thanh đi học mà không bị trù dập mới lạ, bây giờ em đang nổi tiếng thì bà ấy nhịn, đợi sau này thì mày chết với bà. Bồng bột, ngu dốt như em Thanh mà gặp cáo già như bà này chết chắc (cũng không có gì là quá đáng, em Thanh dám nổ súng vào quá khứ thì chắc em có gan nhận lại quả lựu đạn,không cần lo cho em, cầu cho em thanh thản, amen)
    Được t_rexaur sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 20/05/2005

Chia sẻ trang này