1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Ngâm kíu đi ngâm kíu lại ý kiến của các bác, Cún lại thấy ra là bác này phát biểu quá ổn.
    Khổ nhất là đi đúng đường nhưng mà lại đi không đúng cách, thành ra là cũng về đích đấy, nhưng người ta tươi tỉnh hoành tráng, còn mình thì rách mướp buồn bã.
    Mà bây giờ bác lại làm tôi thấy ngượng cho giới báo chí nhà ta quá. Khổ... chả là tôi đang định thò chân vào ngành ấy. Bây giờ thấy... híc... Nói ra thì bảo vơ đũa cả nắm, thế thì coi như chỉ tạm thời chê cái báo nào đăng bài tụng về cái Thanh đã. Khốn khổ. Mới vớ được cái tin, sung sướng mà đăng lên, vội vội vàng vàng với cái nhận thức thiển cận hết sức. Tung hô mới sợ chứ. Nhục nhã quá! Tung hô cái sự "dũng cảm" ngu muội đấy mới sợ chứ?
    Đấy, đi đúng đường mà lại sai cách đấy. Báo mới chả chí. Đăng đúng tin mà đánh giá lại sai mới gọi là... Đến là khốn khổ!!!!
  2. hotnews

    hotnews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Đúng như pác nói ,lâu lâu tìm được 1tin nóng hổi nên mừng quá phải đăng cho nhanh ,kg thì các tờ báo khác đăng mà kg lườn trước hậu quả .Thật ra thì báo chí vn đã bị chi phối rất nhiều kg có được nhiều môi trường để khai thác và tác nghiệp ,quanh đi quẩn lại thì mấy bác nhà báo ta chỉ đánh những vấn đề xã hội vì nó ít nhạy cảm.Như mới đây thủ tướng Phan Văn Khải đi thăm nước Úc bị những người Úc gốc Việt (15ngàn người)biểu tình phản đối quá trời mà có thấy pác nhà báo nào dám đăng đâu ,trong khi đó chuyện ông thủ tướng Nhật đi thăm Hàn Quốc bị dân chúng biểu tình (về mấy vụ lính Nhật ngày xưa xâm lượt HQ và hiếp dâm gì đó v..v)dù nó đâu có liên quan gì đến vn vậy mà mấy pác lại đăng rất chi tiếc .Bao nhiêu đó cũng thấy cái dỡ của luật pháp nước ta rồi ,thời buổi internet này mà giấu dím cái gì ,đã vậy còn ngăn bứt tường lửa nủa chứ .Bạn càng giấu thì người ta càng tìm ,ngăn cản quyền tự do báo chí (trừ chuyện bí mật quốc gia) là một quan niệm lỗi thời ,nó kg giúp gì cho cộng cuộc phát triển của 1 quốc gia ,mà ngược lại nó còn làm cho dân chúng sẻ nghi ngờ về một chế độ cầm quyền (nếu như minh công minh thì cần gì phải giấu chứ ) vậy sao gọi là dân chủ được ,mong mấy pác đại biểu quốc hội suy nghĩ lại vấn đề này mà nêu ý kiến trước hội nghị
    Tôi cũng mong anh bạn trên đừng bỏ đi lý tưởng của mình thế nào cũng sẻ thay đổi thôi ,hy vọng tương lai ngòi bút của anh bạn sẻ đậm nét hơn bây giờ
  3. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    Vội vàng !
    Cả một nền giáo dục thiếu lập trường , thiếu hệ thống thì chắc chắn sẽ cho ra đời những " học sinh giỏi Văn " như thế .
    Nền giáo dục này sai lầm thì chắc chắn bấy lâu không ít người đã phản kháng . Nhưng vì một bài văn ngu xuẩn và thiếu hiểu biết như thế mà các cơ quan ngôn luận và báo chí lên tiếng dùa theo chỉ trích giáo dục thì quả là khốn nạn cả lũ . Những cái gọi là xôn xao dư luận ấy đã vô tình biến một nhận thức sai lầm và một cái đầu thiếu kiến thức trở thành một chiến công .
    Chắc chắn rằng cô em tác giả của bài văn này không thuộc bài " Văn tế ... " . Nếu người ra đề cho trích cả bài " Văn Tế .." vào đề bài thi thì chắc chắn sẽ không xảy ra chuyện . Nhưng đấy lại là kỳ thi của một học sinh giỏi văn . Cũng với cách học đấy , cách làm bài ấy , cô em học trò kia đã leo lên đến lớp 11 và ngang nhiên trở thành một học sinh giỏi văn . Thì tại sao bây giờ lại bảo là "không thích ".
    Xin hỏi có ai thích đi học không ? Nhưng sự thật là chuyện học không phải là chuyện thích hay không thích . Tất cả phải học và không có quyền nói thích hay không ! từ sự không thuộc bài của mình mà tác giả bài văn đã nguỵ biện và xúc phạm một cách thiếu hiểu biết đến cả một công trình văn hoá lịch sử của dân tộc . Từ sự ngu dốt và mù mờ trong cách tiếp nhận kiến thức mà tác giả bài văn đã đạp lên những điều thiêng liêng của cả dân tộc mình .
    Đây không phải là đề văn tả con lợn và hoàn toàn không phải là một trò đùa của người ra đề khi viết " Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... " . Nếu là một học sinh giỏi văn thì điều tất yếu là phải nhìn thấy được cái đẹp của bài tế này . Vì nó đích thực là truyền thống . Trong bài tế là sự cô đọng của văn hoá , ngôn ngữ và tình cảm của dân tộc mà không hề lẩn được với bất cứ một bài viết nước ngoài nào .
    Sai lầm duy nhất của những người làm giáo dục ở đây là đã để cho một học sinh yếu kém như cô tác giả bài văn làm " học sinh giỏi văn "
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Các bác đều nói đúng cả! TÂm đắc nhất là bác Days lại nhắc đến "bài văn tả con lợn". he he. LẤy cái đấy ra để giảng giải thì quá là gọn gàng và chính xác rồi.
    Đúng là một đứa dốt như thế mà cũng cho đi thi học sinh giỏi văn thì dở hơi quá.
    Cơ mà anh em ta bây giờ lại quay sang chửi cánh báo chí à? Khổ thân. Cùng là ngành viết cả đấy. Khổ thân. Thôi tha đi !! (THÔI THA chứ không phải THỐI THA đâu các bác nhé :D )
  5. IronWill

    IronWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Hihi, cundc nói thế nào ấy chứ. Có bác nào cùng ngành viết với báo chí thì cùng, chứ tớ là tớ ko cùng đâu nhé. Tớ có viết đâu, tớ type đấy chứ
  6. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Những nhà báo nhanh nhảu đoảng . Những tờ báo nhanh nhảu đoảng . Vào đúng thời kỳ họp Quốc hội nên tóm luôn em Thanh, tưởng sẽ làm nên kỳ tích, ai dè phản tác dụng!
  7. onggiachayratnhanh

    onggiachayratnhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    4.237
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng ý với ý kiến đó của Phi Thanh . Học trò bây giờ học văn đến lớp chỉ có chép bài lia lịa , học thuộc lòng rồi viết ra cho cô giáo chấm !
  8. MiSu_nd

    MiSu_nd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Hơ, nhân khi các bác đang nóng, em chỉ xin kể về cái thời học văn của em, cách đây chưa đầy 2 năm, chắc cũng không xa lắm.
    Cái hồi mờ em chưa bít tí gì về văn í, em học văn toàn chép trong sách tham khảo, văn bao giờ cũng stop tại 7 là max. Thế rồi em gặp cô giáo T của em. Lần đầu tiên cô hỏi chúng em là các em nghĩ gì về văn ? Các em hãy để cho văn chính là tâm của mình. Cô sẽ hướng cho các em biết về văn học, còn các em, hãy tự mình nhìn ra "văn" của mình. Lúc đầu em chẳng hiểu mô tê gì. Nhưng mà dần dà thì em cũng biết. Những bài tập thêm của cô T đưa ra là : Cảm nhận về thiên nhiên xung quanh, cảm nhận về 1 người đặc biệt, ...v.v Đấy là những bài văn mang tính định hướng mà sau này như cô em đã nói lại cho em nghe. Bọn em được thả sức nói,viết gì tuỳ thích.Tất nhiên những bài kiểm tra thì vẫn phải kiểm tra theo chương trình. Rồi cô nói lên điểm mạnh, điểm yếu của từng người về môn văn, cô khuyên bọn em nên theo hướng này, theo hướng nọ để viết văn tốt hơn.
    Đó là quá trình làm quen của cô T với môn văn của bọn em. Rồi sang năm sau, bọn em bắt đầu thực sự lao vào học văn theo cách cô đã khuyên. Bọn em không bao giờ không tìm ra câu trả lời cho bài văn của mình. Một bước đi khá hoàn thiện. Năm đó là lớp 9, và lớp em có 4 người được cử đi thi môn văn của thành phố.
    Hướng cô đã đưa ra cho môn văn của em nó như thế này : Em viết văn buồn lắm, đừng có viết thế! Hãy thử nghĩ đến những cái vui trong khi em viết xem. Ví như em thấy bông hoa rụng, em có thể rất buồn. Nhưng em thử nhìn xuống thấp hơn bông hoa ấy một chút, em sẽ thấy được một bông hoa khác đang chớm nở. Đấy, có cả những giọt sương còn đọng trên lá. Em viết văn tốt, nhưng dàn trải quá. Em đừng quan tâm nhiều quá đến ngôn từ, em nghĩ gì thì hãy viết cái đó. Bây giờ em chưa cần đến ngôn từ đâu, em chỉ cần viết được đã. Mà viết được cũng không dễ. Người ta có thể nghĩ được, nhưng viết được ra những gì mình suy nghĩ là vấn đề đó em ạ. Nắm chắc kiến thức cơ bản là rất tốt. Tuy vậy, học văn không chỉ học kiến thức cơ bản, học văn là học cách sống, học cách biết sống nữa. Em cũng không cần phải chạy theo những quyển sách tham khảo nữa, nếu em nắm được kiến thức rồi, em hãy nghĩ nhiều hơn đến những điều ngoài kiến thức em có. Sai đúng chúng ta chưa cần quan tâm, em nghĩ ra thêm được, đó mới là vấn đề.
    Hì, có vẻ hơi nhiều nhưng mà em ko quên được cái ngày tổng kết môn văn đó. Sau này lên cấp 3, những cô giáo dạy văn khác của em tuy ko thể hướng dẫn được cụ thể như cô T của em, thì các cô vẫn luôn có quan điểm : Học văn không chỉ là học kiến thức văn, mà còn phải học cả cách để hiểu văn, để sống nữa. Văn không chỉ trong văn học, mà trong cả nhân văn.
    Từ đấy, em học văn mà chẳng mấy khi phải tìm đến tài liệu tham khảo. Những gì cô giáo em cho cộng với cái của em là đủ rồi. Em cũng không quan tâm nhiều đến điểm chác, mỗi bài văn của em là một công trình rồi. Học văn là học cách để sống nữa. Hì
  9. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng em Misu_nd!
    Học trò nào cũng gặp được cô giáo của em thì tốt quá!
    Em tâm sự về việc học văn của em thì cho tôi tâm sự cùng với nào!
    Văn em mà được 7 đều đều là ô ke rồi. Tôi thì lúc nào cũng chỉ được 6 phẩy thôi. Điểm ưng ý nhất là TN cấp 3 tán về anh APhủ với chị Mị được 8.
    Tôi thấy học sinh ta bây giờ không được thông suốt ngay từ đâu khi bắt đầu học văn một điều là: Trước khi học cách HỌC VĂN thì chúng ta cần học cách CẢM VĂN. Các ông bà giáo không làm cho học trò CẢM được tác phẩm văn học thì làm sao chúng nó có đủ yêu thích đối với Văn học để mà HỌC VĂN một cách tử tế. Mà nói chúng là môn gì cũng thế thôi, phải CẢM thì mới có hứng thú mà Tìm hiểu và học tập chứ. Những môn thuộc về Nghệ Thuật,đặc biệt là Văn Học thì rõ là quan trọng vấn đề CẢM như thế nào rồi.
    Tán thế thôi, chứ nói thật là tôi cũng chưa dạy được cậu học trò của mình CẢM văn đâu. Trước mắt, vì hiệu quả điểm và điểm, cho nên cứ chỉ dạy cho nó những mánh khoé viết bài để được điểm cao. Nhưng mánh khoé này hồi đi học mình đâu có nhận ra. Khi đã "đứng ngoài cuộc" rồi mới nhìn lại và rút ra được. Bây giờ chỉ có cách thí điểm trên học trò của mình xem mình có "rút ra" được cái gì đúng không và mánh khoé ăn điểm của mình có hiệu quả không. Trời..... chính tôi cũng dùng học trò của mình THÍ ĐIỂM đấy. Xấu hổ thật! Cũng may là chính phụ huynh của học trò lại tỉ tê là "dạo này thằng bé nó không ghét môn Văn như xưa nữa"... Quả là lucky shot - ăn rùa!
    Thôi thì đành nhang khói cầu khấn ông bà ông vải phù hộ cho con trẻ những lớp tiếp sau chúng ta được may mắn, chứ cũng chẳng tránh được cái sự thí điểm đâu. Nào, chúc bọn trẻ con của chúng ta được may mắn như em Misu!!!
    (Thở hắt ra... lâu rồi không biết thở dài là gì...)
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Em Thanh đáng được biểu dương.
    Cho dù tất cả các lý do em đưa ra có thể bị phản bác bằng cách này cách khác, nhưng sự thật là em ấy - là một học sinh giỏi văn theo cách đánh giá đương thời ( vì em được đi thi học sinh giỏi mà ), mà vẫn phải bức xúc với cách giáo dục mà theo nó em đã đạt mức giỏi.
    Em ấy non nớt ? Lý do không xác đáng ? .. cứ cho là như thế, nhưng không ai có thể bắt em thích bài văn mà em không thích được. Bài văn cũng chính là chính kiến của tác giả, người đọc có thể thích hoặc không thích ... nội dung hoặc cách thể hiện ( hình thức )... Đó là quyền của họ.
    Mẹ ơi học văn là để biết cách dùng ngôn từ để diễn tả suy nghĩ của mình thôi ạ !! Cũng như luật sư chẳng có thể dùng lý luận, để đổi trắng thay đen cả phán quyết cuối cùng đấy thôi.
    Kiểm soát suy nghĩ, tư tưởng theo hướng xuôi chiều không phải chỉ trong văn học mà trong triết học, lịch sử ... không phải là cái cách nền giáo dục nước ta đang làm hay sao.
    Bỏ qua mọi điều liên quan đến cá nhân em Thanh, vấn đề em đưa ra để mọi người bàn luận thật là xác đáng, nó liên quan đến tất cả mọi người, nền giáo dục...
    Tôi không cho là ai đúng hoàn toàn, nhưng tôi cho rằng cần phải để cho con người được viết theo cách mình nghĩ. Nó cũng giống như cách chứng minh ngược trong toán học. Hãy để mọi người nêu ra lý do để không thích bài Văn tế đó. Biết đâu chúng ta cũng có người bị thuyết phục, cũng giống như ta thua kiện bởi 1 tên luật sư ma mãnh nhưng nó nói gì ta cũng chẳng thể nào cãi được.
    Cái ý của em Thanh dũng cảm nêu lên thật là có ý nghĩa. Cái ý mà chẳng ai dám nêu, dù biết là quả thực cũng có vấn đề ở đó thật.
    Một lần nữa, nghệ thuật vị nhân sinh, học sinh bình thường cần học văn để viết đúng ngữ pháp, không sai chính tả, có tính thuyết phục, trình bày theo cách hợp lý .... còn hợp lý bằng phong cách nào là tuỳ. Nội dung thì miễn bàn, cảm thụ mỗi người mỗi khác... Em thuyết phục không hay, điểm em kém... Em thuyết phục được người ta tin vào những lý luận của em điểm em cao.

Chia sẻ trang này