1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài viết đáng suy ngẫm, mời các bác làm báo bình luận

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Le_Matador, 29/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết đáng suy ngẫm, mời các bác làm báo bình luận

    Tôi thấy bài báo này hay và đặt ra nhiều điều đáng suy nghĩ về nghề báo hiện nay. Xin được chia sẻ với mọi người:


    Những câu chuyện bỏ quên của thế giới

    Tôi đọc thông tin này trên chuyến bay về Hà Nội: Ngày 16/5, Liên hợp quốc đã giới thiệu 10 đề tài mà thế giới cần được nghe nhắc đến nhiều hơn, bởi thời gian qua, những vấn đề này ít được công chúng quan tâm và giới truyền thông cũng ít ngó ngàng tới.

    10 đề tài đó bao gồm: Bờ Biển Ngà đang nằm trên lưỡi dao của bùng nổ bạo động, Liberia hậu chiến, vấn đề nhân đạo ở Congo, hạn hán ở Somalia, trẻ em Nepal thất học và bị lạm dụng, hàng trăm ngàn người Ấn Độ và Pakistan không nhà sau động đất, quy chế tị nạn khó khăn, trẻ em bị giam cầm, hợp tác khai thác nguồn nước và người lánh nạn không tìm được hướng ra?Trong khi đó, những chuyện hậu trường chính trị, những vụ giết người rùng rợn, những vụ bê bối tình ái vẫn đang chiếm ưu thế trên các phương tiện truyền thông.

    Người bạn cùng chuyến bay với tôi cho rằng, đó là quy luật tất yếu, bởi nhu cầu của con người luôn là như vậy. Họ muốn cái gì đó kỳ lạ, càng nhiều màu sắc càng tốt, mà bớt phải suy nghĩ càng tốt. Đó là nhu cầu giải trí của thế giới hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà những tờ báo lá cải lúc nào cũng được chào đón.

    Người đọc hôm nay có một nhu cầu hết sức? nhảm, đó là đọc tin tào lao và vứt bỏ nó sau khi đã thoả trí tò mò tại quán cà phê. Và hôm sau, cái quy trình tuần tự đó lại được bắt đầu. Đọc để quên đi. Vậy thì những vấn đề đó được ưu tiên cũng là điều dễ hiểu. Hơn thế, trong thời buổi báo chí cũng là một loại hàng hoá, cái gì mà khách hàng muốn bỏ tiền mua báo sẽ quyết định nội dung của tờ báo đó như thế nào.

    Hãy thử tưởng tượng xem, những vấn đề nghèo đói, hạn hán hay thất học kia là những thông tin thống trị trên các mặt báo thì chắc chẳng ai có nhu cầu đọc báo vào mỗi buổi sáng, vì họ cần những thứ giải trí nhẹ nhàng để bước vào một ngày làm việc mưu sinh căng thẳng, nhọc nhằn và quá nhiều áp lực. Có thể nói, những thông tin giật gân của báo chí giống như một thứ thuốc chữa bệnh stress.

    Nếu những thông tin về những vấn đề lớn của thế giới là những tin hàng đầu thì sao? Câu hỏi này tôi đưa ra một cách đầy khó khăn và nhận được cái lắc đầu đầy khẳng khái: Không dễ gì lôi kéo bạn đọc vào những thông tin như thế. Ngoại trừ những vấn đề kể trên, còn có một yếu tố tâm lý, nhiều người trong thời buổi công nghiệp đang phải đối mặt với những nỗi sợ hãi có thật, họ không muốn những thông tin bi quan trên báo làm cho nỗi lo lắng dày thêm và cuộc sống trở nên bi quan thêm nhiều. Lảng tránh những khó khăn của thế giới đang là chuyện có thật. Và truyền thông cũng đang làm điều đó.

    Nếu những thông tin hạn hán, động đất, thiên tai, nghèo đói được đặc biệt quan tâm thì sao? Đó là một vấn đề thuộc về tương lai, ít nhất khi tư duy của những người làm báo đổi thay, muốn định hướng lại thông tin cho bạn đọc.

    Tất nhiên, Liên hợp quốc đang đưa ra những câu chuyện của báo chí các nước công nghiệp và tư bản. Nhưng nhìn lại báo chí Việt Nam, xu hướng của các tờ báo giải trí cũng đang dần thượng phong. Lảng tránh những vấn đề nổi cộm của xã hội, chủ yếu khai thác những thông tin giật gân, những chuyện đời tư và phỏng vấn các ngôi sao ca nhạc.

    Hãy thử xem những cái tít trên một tờ báo điện tử: Hồ Ngọc Hà: "Thích mùi đàn ông", "10 nàng nóng bỏng nhất hành tinh", Huy Tuấn: "đi bằng nhiều chân", Lê Minh Sơn: "Đàn bà thì phải thơm", "Paris Hilton có bồ mới", "Những cái chảnh của Bảo Hoà", Angelina Jolie: "Hơn cả đồng tính", "Con của Britney bị ngã", "Britney Spear giẫm phải kim tiêm"?

    Dường như vòng quanh những trang báo đó, chỉ là những thông tin về các ngôi sao trong giới giải trí, mà lại là những thông tin nhảm nhí hết sức. Những thông tin đó không những không làm cho đời sống văn nghệ được cải thiện mà còn làm cho các giá trị thông tin bị trộn lẫn. Dường như, vấn đề bị tờ báo này lãng quên chính là những ngôi sao đó có đóng góp gì cho nghệ thuật hay không. Và bạn đọc nên hướng tới những giá trị nào? Đơn thuần, những người ngồi cóp nhặt thông tin từ những tờ báo khác đó đã chạy theo thị hiếu của một bộ phận nhỏ công chúng hôm nay.

    Nhu cầu ngồi quán cà phê là có thật. Và người ta có quyền được giải trí. Nhưng sau những cuộc giải trí đó, sau khi đã no nê cái cảm giác nhảm đó, người ta sẽ cần những thông tin chính thức về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình.

    Vẫn biết không ai mong chờ những tin tức về nghèo đói và hạn hán, nhưng có phải chúng ta đã là người vô cảm không, mà luôn né tránh những thông tin về nỗi đau, sự nghèo khó của đồng loại, thậm chí những thông tin còn kề cận ngay bên mình?

    Khi một tờ báo dành cho bạn đọc trẻ suốt ngày giới thiệu về các mẫu mốt quần áo, điện thoại, quảng bá cho một lối sống hình thức và chăm sóc quá kỹ đời sống riêng tư của các ngôi sao ca nhạc thì chắc chắn đã định hướng bạn đọc của mình chạy theo một xu hướng sống hào nhoáng mà quên đi những giá trị căn bản của đời sống.

    Mới đây, trên mạng internet nổ ra một cuộc tranh cãi kịch liệt: Thế nào là nhân điển hình của tuổi teen? Cập nhật xu hướng viết blog trên mạng, một tờ báo dành cho giới trẻ đã đưa lên báo một nhân vật điển hình về việc tạo lập blog hấp dẫn, thu hút mấy chục ngàn người vào xem. Nhân vật này coi blog là nơi thể hiện rõ nhất cái tôi 8X của mình. Nhưng ngay sau đó, một số thành viên trên mạng đã post đoạn chat của nhân vật điển hình trên với các thành viên khác cho thấy một tâm hồn không bình thường. Không thể tin nổi nhân vật điển hình (do phóng viên tờ báo kia cập nhật) lại có thể dùng những lời lẽ vô văn hoá nhất để "chat" với người khác. Và một số bạn trẻ đã phải hồ nghi, phải chăng đây là mẫu nhân vật điển hình của thời buổi hôm nay?

    Có biết bao bạn trẻ âm thầm làm việc, âm thầm cống hiến và họ cũng rất @, nghĩa là cũng thông tuệ mọi thứ, họ chỉ không biết đánh bóng mình mà thôi. Vậy tại sao tờ báo dành cho họ, tờ báo lẽ ra phải tôn vinh những giá trị thực đó, lại lãng quên những điểm sáng này? Bởi vì nếu theo dõi tờ báo này vài năm trở lại đây, thì thực sự những nhân vật không hào nhoáng đó đã bị bỏ quên.

    Khi sự thật bị lãng quên, dẫu là bị lãng quên một nửa, thì sự thật đó đã không còn nữa. Nếu một ngày nào đó đến quán cà phê, bạn còn lại gì, nếu chỉ đọc được những mối hồ nghi từ những ngôn ngữ bóng loáng và những tờ tạp chí in màu óng mượt? Khi giới truyền thông lãng quên những vấn đề lớn của xã hội, nghĩa là khi nó trở thành một diễn đàn cho một nhóm người mà thôi. Và khi truyền thông không là phương tiện phản ánh chân thực đời sống của người dân, nghĩa là truyền thông còn đang vô cảm với những nỗi đau của nhân loại. Khi chỉ quen viết những lời ngọt ngào (mà lợi lộc chỉ thuộc về người viết và người được viết, còn bạn đọc thì lỗ đơn lỗ kép), nghĩa là chúng ta không dám nghe những lời nói thật.

    Khi xuống sân bay Nội Bài, người bạn đồng hành vẫn giữ nhận định rằng, ngày mai khi ngồi quán cà phê, như Ciao, như Window chẳng hạn, bạn vẫn nhận thấy những người đẹp cầm những tờ báo trên tay, tất cả đều lộng lẫy. Hôm sau, tôi ra quán nước vỉa hè, nghe những người xích lô, những anh xe ôm đang tranh thủ ăn sáng bằng bánh rán đồng hạng năm trăm đồng và cùng băn khoăn không biết những ngư phủ Việt Nam sẽ sống sót ra sao sau cơn bão Chanchu. Họ vẫn lo mưu sinh và quan tâm đến vấn đề chung của cộng đồng. Phải chăng cái nhận định, khi chúng ta trở nên giàu có, chúng ta sẽ dễ bàng quan hơn tới sự khó khăn của đồng loại mãi vẫn là một sự thật? Đó cũng đang là một vấn đề có thật nhưng đang bị bỏ quên!

    (Toàn Nguyễn - CAND)

  2. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi đời!
    Tớ hỏi khí không phải cậu có đặt câu hỏi ngược lại với mục đích cậu tung bài báo này lên chưa?
    Tớ không cho rằng cậu có ý lăngxê ai cả, mục đích tốt là khác. Tớ cũng chả thích thú gì để mò vào các trang kiểu Hồ Ngọc Hà: "Thích mùi đàn ông", "10 nàng nóng bỏng nhất hành tinh", Huy Tuấn: "đi bằng nhiều chân", Lê Minh Sơn: "Đàn bà thì phải thơm", "Paris Hilton có bồ mới", "Những cái chảnh của Bảo Hoà", Angelina Jolie: "Hơn cả đồng tính", "Con của Britney bị ngã", "Britney Spear giẫm phải kim tiêm"?. Chao ôi, nhưng cai nhận định về sự "lảng tránh những vấn đề nổi cộm của xã hội, chủ yếu khai thác những thông tin giật gân, những chuyện đời tư và phỏng vấn các ngôi sao ca nhạc" nghe chừng có phần khiên cưỡng quá chừng- khi xét trên bình diện chung. Tớ không hề có ý chê bai gì bác Toàn Nguyễn nhưng dù sao đó vẫn là một góc nhìn. Và xin lỗi, góc nhìn của mọi người có thể giống nhau cũng có thể khác nhau. Nỗi ám ảnh về cơn bão Chanchu khi so với các cô chân dài lộng lẫy nghe chừng hợp lý mà đầy bất cập. Cái mà người đọc cần là một hướng nhìn mở, có đầu ra chứ đơn thuần nhận xét thì... Lại xin lỗi đời nhé, tớ cũng làm được và làm rồi.
    Tớ cóc đem cái suy nghĩ của một thằng làm báo vào đây, chỉ là suy nghĩ của người đọc. Người đọc cần sự cụ thể hơn là tính thuyết giáo. Ai có giận tớ, tớ chịu.
    Chống chỉ định: Tớ cóc có ý định bình luận cái bài này. Nghĩ sao, nói vậy!
  3. japonica

    japonica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Hì, tớ cũng nghiêng về phe bạn luon noi loi yeu. Ko phải tớ phản đối bạn Le Mantador bàn về vấn đề này, nhưng tớ mắc chứng ác cảm với báo CAND nói chung và ANTG nói riêng. Nói thật, nếu bài này đăng trên CAND tớ thấy hơi buồn cười, chẳng phải cái tờ đó vẫn có trang giữa toàn chuyện "đâm chém giết hiếp" (nguyên văn 1 bác làm cho trang này) đó sao?
    Con mắt của người viết bài này, bác Toàn Nguyễn, nói chung là con mắt già, và suy nghĩ chủ quan, một chiều, ko có tư duy nhiều chiều. Bệnh của cac bác già là thích áp đặt tư tưởng của mình bắt độc giả phải nghe theo, cái này lỗi mốt rồi. Bác này nói có 1 số chứng
    Chứng bới bèo ra bọ: đành rằng có hàng loạt bài báo giật gân tít nọ tít kia, nhưng nó nằm trong phần riêng Ngôi sao gì đó, hoặc các bài báo về văn hoá giải trí, đó chỉ là 1 phần của tờ báo điện tử. Bài đinh vẫn là các tin quan trọng về chính trị xã hội. Và lấy cơ sở khảo sát nào để bảo: người đọc (sành điệu) bây giờ vào đọc chỉ toàn đọc tin lá cải kia?
    Chứng định kiến về những thứ cao cấp (theo các bác ý): ít nhất trong 2 ngày tớ đọc đuợc 2 lần CAND lấy CIAO, Window làm ví dụ để nhân cớ chê bai về giới sành điệu. Vào CIAO hay Window thì có gì là xấu, chẳng lẽ chỉ có mình bác ý vào CIAO là chân chính lắc đầu nhìn ngwời khác?
    Thỉnh thoảng lướt qua tờ ANTG papa mua, thấy các bác nhà báo già chán lắm. Bác này cũng là 1 ví dụ.
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Theo Tris biết thì Toàn Nguyễn sinh năm 1979. Chắc là 7x nên gọi là dzừ?
  5. realgunner

    realgunner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Đúng là báo CAND hay có kiểu bình luận lấy được, một chiều.
    Song phải nhìn nhận khách quan rằng do có nhiều lý do, kể cả lý do kiểm duyệt, nên báo chí ít đề cập đến những vấn đề mang tính quốc kế dân sinh, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
    Khi người dân an phận, chấp nhận những tiêu cực xã hội, những phi lý của cuộc sống, không dám lên tiếng, tức là xã hội đó sắp suy vong.
    Đáng tiếc là chưa thịnh đã suy thì thật buồn cho vận mệnh đất nước.
    [​IMG]
  6. japonica

    japonica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, nếu bác Toàn Nguyễn này trẻ thế thì tớ chỉ còn có mỗi 1 suy nghĩ là bác ý bị... hết đề tài, ko viết được gì nên mới bôi cái chuyện này ra.
  7. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Ừ đúng đấy, chẳng thấy có gì đặc sắc cả. Mà viết cái kiểu sến thế này, có khi cho ngồi viết cả năm chẳng hết chuyện. Nay thương anh đánh giầy mai cảm thông với chị đồng nát ... khi nào xã hội còn người khó còn chỗ để viết.
  8. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Các chú chửi và phán hay lắm. Vậy mấy chú chê bài này có thể cho vài cao kiến để chú Toàn Nguyễn nâng cao tay nghề hoặc định hướng để chú Toàn Nguyễn viết bài được không?
    Hè hè hè, các chú chơi nữa đi rồi anh sẽ tố tiếp cho...
  9. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Hình như đã làm phật ý bác rồi, lẽ ra chủ để topic phải là, Một bài viết đáng suy ngẫm, mời các nhà bác làm báo bình luận, chỉ được khen không nên chê.
    Quả thật là bài viết rất đáng suy nghĩ, viết rất sâu xắc, có nhiều vấn đề đặt ra đáng quan tâm với các nhà báo. Chỉ có những nhà báo có tấm lòng nhân hậu vị tha mới có thể đồng cảm được với những con người còn nhiều khó khăn.
    Thế được chưa ạ !
  10. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Sao đây nhỉ?
    Cái câu "Tôi thấy bài báo này hay và đặt ra nhiều điều đáng suy nghĩ về nghề báo hiện nay. Xin được chia sẻ với mọi người" lịch sự thế. Rồi cả cái tên topic nữa, lịch sự không chịu được.
    Bỗng dưng cái "nhà đấu bò" này làm mình tụt cả hứng với câu "Các chú chửi và phán hay lắm. Vậy mấy chú chê bài này có thể cho vài cao kiến để chú Toàn Nguyễn nâng cao tay nghề hoặc định hướng để chú Toàn Nguyễn viết bài được không?"
    Lại còn "Hè hè hè, các chú chơi nữa đi rồi anh sẽ tố tiếp
    cho..."
    Hỏi thật nhé! Tư thù cá nhân à? Hay ngược lại???(Tớ chả chơi. Lấy gì mà chơi nữa?)

Chia sẻ trang này