1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài viết xúc phạm nặng nề nhạc sĩ Phạm Duy và thể hiện sự hằn học !!!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Voldo, 18/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Orkhideia

    Orkhideia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Ồ, chú Voldo quả là phi phàm, hết lòng với nghệ thuật, em hâm mộ chú.
  2. TheSymmetry

    TheSymmetry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết ông Phạm Duy đã làm gì cái ông NS Nguyễn Lưu mà tay này cay cú ra mặt lôi kéo và diện dẫn thêm 1 số dân văn nghệ có máu mặt để đánh hôi và quyết tâm hạ bệ ông Phạm Duy tới cùng trong khi các Bác nhớn đã cho qua, mà vẫn còn 1 quần chúng nhiệt tình săm soi đến thế, đã thế lại kiến thức và hiểu biết cực kỳ lung tung. Bài Thiên Thai của Văn Cao thì nói là của Phạm Duy (hay tay này nhầm với bài Tiếng Sáo Thiên Thai do Phạm Duy phổ thơ). Tay này chắc "cống hiến" cũng nhiều nhưng chả được các Bác nhớn quan tâm nên hăng hái "xới lông tìm vết" đánh tiếng để được xin ghế hay chia phần. Đến thời buổi này tại sao vẫn còn nảy nòi ra 1 con người còn xum xuê bám chặt tư tưởng cổ hủ đến thế...???
    Trước kia Ái Vân về VN hát, có kẻ xấu mồm lên báo còn muốn phải "đào mồ cuốc mã" chuyện xưa để mà luận tội cho ra nhẽ, cũng may.....
    Được TheSymmetry sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 19/03/2006
  3. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Tớ không phải là 1 người đam mê nhạc Phạm Duy, chỉ thích vài bài thôi. Nhưng khi đọc bài này rồi nhìn tên tác giả Nguyễn Lưu thì thấy không ngạc nhiên lắm, thằng cha nhà báo này nổi tiếng là xỏ lá, đâm bị thóc chọc bị gạo. Đã thế lại còn để bút danh là Nhạc sỹ Nguyễn Lưu, chả hiểu tay này làm gì mà được phong nhạc sỹ.
  4. aquarius1902

    aquarius1902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    4.472
    Đã được thích:
    0
    Viết xong mấy bài hay hay rồi chết đi có phải hay hơn không?
    Nhớ đồng chí Duy Khánh...
    -----
    Bên này bờ sông của tinh thần dân tộc và tài năng, thấy bóng dáng Trịnh Công Sơn, Văn Cao, ...
  5. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy ý kiến xung quanh bài báo này.
    Thứ nhất, bài báo này tung ra không hợp thời điểm. Đang trong giai đoạn Nhà nước ta chiêu hiền đãi sĩ, kêu gọi kiều bào nước ngoài về đóng góp cho quê hương - bài báo dạng này sẽ gây nhiều bất lợi cho chủ trương. Điều này thì bài phản hồi của CTy Phương Nam cũng đề cập đến rồi, tôi chỉ nhắc lại thôi.
    Thứ hai. Ban biên tập của tờ Đầu tư quá tệ nên mới để "lọt lưới" bài này. Đúng sai thế nào chưa biết nhưng chỉ riêng chuyện xúc phạm cá nhân theo kiểu bới móc quá khứ thế này cũng là không bao giờ được đăng rồi. Lỗi của người viết chỉ là 4 - lỗi của người cho đăng là 6.
    Thứ ba. Tôi tin rằng NL chỉ là cái loa của một nhóm người nào đó mà thôi. Tiếc là tất cả cùng dốt như nhau (cả BBT đầu tư cũng không ngoại lệ. Không hiểu biết gì về âm nhạc mà cũng dám cho đăng bài về âm nhạc). Hết nói.
    Thứ tư. Bài này để đánh PD, nhưng tôi cho rằng sau vụ này ông PD sẽ càng nổi tiếng và giành được nhiều cảm tình của dư luận hơn, nhất là nếu ông biết giữ im lặng, để yên cho Cty Phương Nam giải quyết mọi thứ.
    Thứ năm. Tôi thấy bài phản hồi của Cty Phương Nam rất ổn. Bên kia chắc chắn là bẽ mặt.
    Thứ sáu. Có vẻ như NL "châm" cả TCS (Đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi). Các bạn đọc đoạn này thì sẽ thấy: "Có lần, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trả lời báo chí, ông khẳng định không bao giờ đánh giá một nhạc sĩ dám dâng hiến tuổi trẻ trong đội ngũ những người chiến sĩ, ngang bằng một tác giả không dám lâm trận và chỉ ngồi trong lòng địch để than thân trách phận, hay ngợi ca một hạ trắng, thu vàng chứ đừng nói...". Hạ Trắng. Tại sao lại trắng mà không phải màu khác? Phải chăng là soi vào TCS? Hơn thế, đoạn này thể hiện sự thiển cận của tác giả. Những nhạc sĩ ở trong lòng địch thì làm sao mà có cơ hội "đứng trong hàng ngũ chiến sĩ" để mà được đánh giá cao? Tôi tin là nếu vứt những NS như NĐT hay Tân Huyền (2 người mà NL nêu tên trong bài này) vào bên kia sông Bến Hải những năm đó thì họ cũng chỉ biết làm có thế thôi. Nhưng e là ngoài than thân trách phận ra thì không ca ngợi nổi Hạ Trắng hay thu vàng đâu. Lấy chính trị ra để đánh giá nghệ thuật, thật nực cười quá xá.
    Đấy là chưa kể trong đoạn trích trên còn có lỗi về câu. Đọc kỹ sẽ thấy có 1 dấu phảy thừa. Rất vô duyên.
    Vài ý kiến nhỏ. Mọi người thoải mái tham gia cho xôm tụ.
  6. vampirinox

    vampirinox Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    "Tôi rất thương cho những người chửi mắng tôi, phê bình tôi, vì họ không được hạnh phúc như tôi !..."
    Nhạc sĩ lão thành Phạm Duy đã nói những gì trước khi rời California về Việt Nam định cư...?
    http://www.radiovncr.com/Video Files/phamduy 01.wmv
  7. tamtre

    tamtre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bài trên Báo Đầu tư
    Không thể tung hô
    Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Tuy nhiên, "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và "không đánh" có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể...? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc "Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu ?osặc mùi? hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".
    Đất nước đang đổi mới, chúng ta chấp nhận việc khép lại quá khứ để xây dựng tương lai, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bỏ quên tất cả, từ những hy sinh gian khổ đến những bài học máu xương... Chúng ta cũng không quên tổ tiên ta luôn tỏ rõ nghĩa khí, quyết không sợ xâm lăng và cũng không trù dập kẻ thất trận. Tù binh giặc còn được cấp lương, thuyền để chúng "ra đến bể chưa thôi trống ngực" hay "về đến nhà còn đổ mồ hôi" (Cáo bình Ngô). Nhưng cái khái niệm ân nghĩa bốn bể ấy cũng có những nguyên tắc và với trường hợp của Phạm Duy, chúng ta lại càng cần phải hiểu cho rõ ngọn nguồn.
    Nửa thế kỷ trước, khi còn là một "chú nhóc" tại trường Thiếu sinh quân chuẩn bị qua Trung Quốc học tập, ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy, khi ấy đang là một trong những cán bộ văn hóa của chính quyền cách mạng. Tôi đã thuộc lòng câu hát "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời..." và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn - cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước). Phạm Duy có những tác phẩm làm say đắm lòng người, như Thiên Thai, Trương Chi, Nhạc tuổi xanh, Quê nhà em... Rồi sau đó là các bài như Thuyền viễn xứ, Bà mẹ Gio Linh, Cây đàn bỏ quên, Nghìn trùng xa cách... Khai thác chất liệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ, khó có ai qua mặt Phạm Duy. Bài Ru con, Phạm Duy viết ở Việt Bắc có câu "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc Pháp có thương dân mình", chuyển từ điệu "thứ" qua "trưởng" thật đắt, còn nhịp ba trong Quê nhà em lại rất hay, dí dỏm và tố cáo giặc đốt nhà, phá đường...
    Nhưng, ngay trong thời kỳ ấy, chất lãng mạn tiểu tư sản, sợ khổ, sợ chết đã bộc lộ qua sáng tác của Phạm Duy. Khi ấy, dù còn bé, song tôi đã biết bài Bà mẹ Gio Linh bị cấm, bởi có những câu mà khi hát lên, liệu còn ai, còn bà mẹ nào dám để con đi bộ đội. Và chất đa tình cố hữu, ta thường thấy ở giới nghệ sĩ, ở Phạm Duy được xem là nhược điểm. Và cái phải đến đã đến, Phạm Duy "dinh tê", bỏ kháng chiến vào thành, lập ra ban nhạc "Đêm màu hồng" với Thái Thanh, Thái Hằng, có cả Phạm Đình Chương, Duy Quang... Và từ đó trở thành tên tuổi hàng đầu trong đám văn nghệ sĩ chống Cộng.
    "Đỉnh cao" sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài Mùa thu chết. Ở đó, tác giả đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Khi đất nước bị chia cắt, Phạm Duy đã vào Nam theo chính quyền Ngô Đình Diệm, lần lượt đi sâu vào con đường chống Cộng và lên đến chức Bộ trưởng Văn hóa. Nhưng, sự nghiệp âm nhạc của ông ta vẫn càng lún vào "vũng bùn" phản quốc. Bài Ru con đã thay câu cuối cùng bằng ?oMấy đời Cộng sản biết thương dân mình?. Nhạc tuổi xanh đã bị biến chất để đi ngược lại điều đã ấp ủ của cả một thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam đang lên đường đổi cả sinh mạng lấy tự do, độc lập. Và để khẳng định mình, Phạm Duy liên tiếp cho ra đời những tác phẩm vừa chống Cộng, vừa bệnh hoạn.
    Ngày miền Nam mới giải phóng, tôi có gặp TS Nguyễn Văn Trung, nguyên giảng viên Đại học Sài Gòn. Trước khi di tản đi Mỹ, ông Trung bất đắc chí đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện, trong đó có lời miệt thị một nhạc sĩ có tài là Phạm Duy mà lại đi viết cả những bài hát để ủng hộ sự loạn luân!? Chính TS Trung đã qua Mỹ dạy học, còn nhạc sĩ Phạm Duy di tản sang Mỹ để trốn chạy trước sự trở về của những người đã từng chung một chiến hào với ông ta. Tại Mỹ, Phạm Duy làm nhiều người (trong đó có tôi) sôi sục căm thù, khi viết bài kêu gọi các nam thanh, nữ tú đất Việt hãy xông lên, lấp sông Bến Hải, giải phóng Việt Nam khỏi tay Cộng sản... Và bây giờ, khi đã sắp đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông ta muốn trở về trong sự đón tiếp nồng hậu của những người từng bị ông chà đạp về tinh thần!
    Tôi đọc Nam Cao và tâm đắc với nhận xét: "Những thằng chuyên ác chỉ có thể hết làm việc ác nếu chúng không còn đủ sức để làm ác". Bây giờ, với Phạm Duy cũng là như vậy. Một Việt Nam đang vươn lên, môi trường này đang sống động và có vị thế mới đã có thể làm mềm lòng mọi kẻ vốn kỳ thị với dân tộc này, tất nhiên đủ sức làm "kẻ chạy đi" mong được trở về, song, như đã nói trên, không thể có sự trở về như một người hùng. Chia sẻ điều này, nhạc sĩ Tân Huyền cho hay, đó là điều kỳ lạ, hiếm thấy, tuy ông bảo: "Bây giờ, tư nhân cũng có thể làm ra một trang web để tôn vinh mình, nói gì...". Và tôi hiểu, tác giả Cỏ non thành cổ làm sao chấp nhận sự trở về trong thứ vinh hoa kiểu ấy, nó làm cho sự hy sinh của những đồng đội, những nấm mồ liệt sĩ kia có thêm những nỗi đau thế thái.
    Có một lần, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trả lời báo chí, ông khẳng định, không bao giờ đánh giá một nhạc sĩ dám dâng hiến tuổi trẻ trong đội ngũ những người chiến sĩ, ngang bằng một tác giả không dám lâm trận và chỉ ngồi trong lòng địch để than thân trách phận, hay ngợi ca một hạ trắng, thu vàng, chứ đừng nói đến một tác giả đã nhảy vào lòng địch để chống Cộng, rồi sau này, khi hết "đát" lại nói lời xí xóa. Tôi cam đoan không một nhạc sĩ cách mạng Việt Nam nào không vui mừng trước nghĩa cử đầy nhân ái của đất nước, song tất cả họ đều chung một suy nghĩ, rằng người trở về đâu phải ai cũng như ai. Lời nói ấy của người nhạc sĩ - chiến sĩ, đã giúp tôi có thêm nghị lực, để nghĩ, để nói và để thể hiện chính kiến, để không bị hòa tan trong những đợt sóng vàng vọt đâu đây.
    Ai muốn coi Phạm Duy là thần tượng, tùy ý, còn tôi, trước sau xin nói không!
    Nhạc sĩ Nguyễn Lưu
  8. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Great!!! hehe, k0 ngờ nhạc PD cũng mon men lại đc vào tận đây cơ đấy
  9. Robby_Baggio

    Robby_Baggio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    563
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người ta lại thích đưa chính trị vào âm nhạc thế nhỉ? Một nhạc phẩm có giá trị sẽ tồn tại mãi với thời gian và người sáng tác hoặc thể hiện nó vẫn còn lưu lại trong tâm trí người nghe. Đến đời sau con cháu chúng ta sẽ nghe những chuyện đại loại như bài viết của ông Lưu (manh) kia như những chuyện khôi hài.BK hay TP có sang Mỹ làm gì không biết, nhưng giọng hát của họ đã được khẳng định, sao lại cấm?Nhạc hải ngọai vẫn vang khắp mọi hang cùng ngõ tận của đất nước này cấm làm sao được?Nhảm nhí hết sức..
  10. NangKhuya

    NangKhuya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    1
    Ông Nguyễn Lưu này là một điển hình của "trên đã thoáng dưới chưa thông" thời buổi này kinh tế đã vàng khè rồi mà tư tưởng còn đỏ hừng hực.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này