1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bức chữ .......

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Chitto, 04/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tác giả định vận dụng thảo pháp trong Hành thư nhưng thực là chưa đến nơi. Chữ cuối tại hạ thực không hiểu là chữ gì. Tra vài bản gần với bài này thì hai chữ cuối là "vân tiêu"..... Nói chung ý của cả câu cuối vẫn là: Mọi chuyện dữ sẽ hoá giải thành không cả.
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bức vẽ đẹp thế này, mà vẫn là « chưa đến nơi đến chốn ». Mình đúng là giống nhà bác Chitto chẳng biết gì. Ai mà bán cho mình bức này thì mình mua lấy mua để.
    Xin lỗi các bác, Nhọ cũng định dựa cột, nhưng mà thấy bức vẽ đẹp, các bác bàn luận lại hay, không nhịn được nên chõ vào một câu.
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13

    Hầu như các bác đều ngó qua đây rồi, chân thành cảm tạ.
    Bức chữ này nhìn dễ dãi thì cũng bình bình, nhìn kĩ thì đúng là nhiều điều đáng nói. Tớ cũng biết điều ấy.
    Vốn nó cũng là một loại "tranh Nguyễn Thái Học, chữ hè Bà Triệu", nó là một Sản Phẩm, chứ không phải là một Tác Phẩm, giống như nhiều bức thủy mặc một thời bán đầy ở phố Hà Nội, vì vậy tớ mới chỉ gọi là Bức chữ chứ không phải Thư pháp.
    Và chư vị tiên sinh đều đã nhận thấy thế.
    Người viết ra nó chế bản hàng loạt, trên loại giấy công nghiệp, với năng suất theo tớ thấy rõ ràng là khá cao, nhưng thực ra lượng tiêu thụ cũng rất chậm. Sinh nhai mà. Khi người ta làm việc (tạm gọi là) nghệ thuật mà phải làm vì tiền, thì đều hèn hạ đi ít nhiều.
    Nhưng đó cũng là một việc vô cùng lương thiện.
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Và đây là Người viết
    [​IMG]
    Xin thêm là ông cũng chỉ còn một con mắt.
    Cũng xin nói rõ là ông là người Trung Quốc, viết ở Trung Quốc.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 07/12/2006
  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    [​IMG]
  6. Tieu__Long

    Tieu__Long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Thật đáng khâm phục!
    Trộm nghĩ, chẳng có lý do gì bảo đây không phải là một tác phẩm thư pháp hoàn chỉnh. Bởi không chỉ ở người viết mà ở cả tấm lòng gửivào tác phẩm. Theo tôi, hoàn toàn có thể coi đây là một thư pháp gia, bởi cái mà ông theo đuổi không chỉ là nghệ thuật mà còn là sự chiến thắng số phận.
    Về bức thư pháp, (cũng chỉ là người đam mê nên đánh không được bài bản như bạn Duy), theo tôi mặc dù cách đi hành chưa được thanh thoát nhưng cũng có thể coi là ổn, ổn với một người như vậy, thiết nghĩ người viết cũng phải trải qua thời gian tập luyện rất vất vả và kiên trì mới viết nên được những con chữ đó. Và, danh xưng "thư pháp gia" nên dành cho những người như vậy chữ không nên nghĩ viết giỏi mới là thư pháp gia.
  7. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Một người bình thường theo đuổi được nghiệp Thư pháp đã là chuyện thực khó, để đạt được ngưỡng hoàn thiện kĩ pháp, chuẩn mực chương pháp vân vân đã phải vượt qua 1 chặng đường dài gian nan vất vả ! Khâm phục , đáng khâm phục ý chí vươn lên "tàn mà không phế" của chủ nhân tác phẩm !
    Xét về điều kiện để gọi đây là một tác phẩm thư pháp hoàn thiện thì không đáng vì đã phạm một lỗi cơ bản nhất về chương pháp đó là "lạc khoản " , không liền khí , rời rạc ...
    Không cứ nhìn thấy hình ảnh xúc động của chủ nhân mà phải tâng , ở ta chẳng phải có nhiều tấm gương còn hơn thế hay sao ?
    Khâm phục , kính trọng về tất cả sự vượt lên số phận để tự mình kiếm sống bàng chính sức lực và ý chí của bản thân tất cả những con người tàn tật ! Khâm phục !
  8. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Thiết nghĩ! Người tàn tật chiến thắng số phận, chúng ta sẽ khen họ ở điểm nghị lực trong cuộc sống. Còn ở nếu bảo đánh giá tác phẩm thì chúng ta phải đánh giá ở góc độ nghệ thuật. Đừng đánh đồng hai khía cạnh đó với nhau.
  9. Tieu__Long

    Tieu__Long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Thiết nghĩ! Người tàn tật chiến thắng số phận, chúng ta sẽ khen họ ở điểm nghị lực trong cuộc sống. Còn ở nếu bảo đánh giá tác phẩm thì chúng ta phải đánh giá ở góc độ nghệ thuật. Đừng đánh đồng hai khía cạnh đó với nhau.
    [sign]<P>
    Tôi không đồng ý với quan niệm của anh Duy. Người có tài mà không có đức thì cũng về số 0 , Do đó khi bình một tác phẩm, nhất là một tác phẩm thư pháp cũng nên đặt hoàn cảnh sáng tác để phân tích. Đặt giả người viết tốt mà thiếu một chữ tâm, dù tác phẩm có hoàn chỉnh cách nào, tôi cũng không cho là một tác phẩm. Quay lại vấn đề của người viết chữ Nhẫn, tôi dám chắc bản lĩnh (xin không nói đến trình độ, bởi không thể so sánh giữa người thường với người bị tật được) và tâm huyết không thua gì một thư pháp gia cả .
    Điều cuối cùng muốn nói, quan điểm của tôi là cần đặt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm song song với hiện hữu để bình một tác phẩm thư pháp. (Những tác phẩm ra đời từ những con người như vậy đáng quý và trân trọng gấp nhiều lần so với những bức thư pháp hoàn chỉnh của một người hoàn chỉnh mà tâm còn thiếu).
    Đúng là dân 82 cá tính thật! Bái phục. . .
  10. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Trước hết phải đính chính một điều, tên tôi là Long để bạn không viết sai tên khi quote bài của tôi.
    Bạn nói, cần phải đặt hoàn cảnh sáng tác và chữ tâm của người viết để quy xét cho một bức Thư pháp. Cũng không sai. Nhưng việc cảm nhận thư pháp bắt đầu từ cái gì? Đó là từ ấn tượng thị giác, cái đập ngay vào mắt. Xấu hay đẹp đã được đánh giá ngay từ cái nhìn ban đầu. Sau khi quá trình thưởng thức về mặt mỹ thuật đã hoàn thành, ta mới xét thêm về những yếu tố khác trong đó có những gì bạn nói trên.
    Ở bức chữ này, bác chitto đưa lên một cái ảnh và mong muốn mọi người phân tích một cách khách quan về nó. Việc đó đã hoàn thành. Còn chuyện một thư pháp gia cụt tay cũng giống như một người mù đánh đàn, nhạc sĩ điếc tai.Chúng ta ngả mũ kính phục nghị lực của họ chứ không phải căn cứ vào đó để ca ngợi tác phẩm của họ đẹp. Có chăng tác phẩm của họ sẽ là siêu việt trong số những tác phẩm của người tàn tật.
    Theo tôi, thái độ như vậy là đúng mực và rõ ràng!
    Được tooi sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 08/12/2006

Chia sẻ trang này