1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một câu hỏi về tên lửa AIM-9P

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducsnipper, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi về tên lửa AIM-9P

    Các bác xem cái hình này, AIM-9P
    [​IMG]

    các bác có để ý thấy ở chóp của mỗi cánh lái đuôi có một bánh xe hình răng cưa hệt như cá cưa dĩa dùng để xẻ gỗ trong xưởng mộc không?, công dụng của nó để làm gì thế nhỉ, nếu bác nào ỏ Hà nội thì đến 86 Trường Chinh-bảo tàng không quân, vào phía trong nhà trưng bày hay lại chỗ trưng bày mấy chiếc Mig-21 hay F5 ngoài trờisẽ thấy rõ, tớ xoay thử thì thấy bánh xe đó quay tròn 360 độ, theo và ngược chiều kim đồng hồ đều được, chả hiểu công dụng để làm gì, bạn nào biết xin chỉ giáo. Cám ơn




    BEE COOL !


    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 15:14 ngày 29/09/2003
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Giáo giảo cái gì, bác khiêm nhường thế ai dám post bài nữa. Nếu bác đang có ý cây chủ đề mới thì em mào đầu nhé, đấy là máy đo tốc độ.
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Cậu Huy Phúc này sao nóng tính thế, tôi không biết nên mới hỏi chứ đâu có ý đồ gì, cậu hiểu rõ thế thì sao không giải thích rõ ràng hơn cho anh em mở mắt hả, tớ thì chỉ biết thế này thôi AIM-9P là là đời thứ hai trong họ nhà AA sidewinder, thằng này có tham chiến trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, nó là loại tên lủa hồng ngoại tầm nhiệt tuy nhiên đầu dò chỉ dò được tín hiệu nhiệt thoát ra từ động cơ của máy bay mục tiêu nên góc bắn rất hẹp ( Rea- espect infrared).Loại đời thứ ba của nó là AIM-9M thì không thấy có cái bánh răng cưa mà Huy Phúc bảo là máy đo tốc độ, đây là loại hiện đại hơn nhiều đầu dò tcủa nó có thể nhận biết tín hiệu nhiết của máy bay địch phát ra từ bất kỳ góc bay nào( All - espect infrared), nó đây:
    [​IMG]
    Huy Phúc có thể nói rõ hơn về máy đo tốc độ trên AIM-9P không?
    BE COOL!
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, người hỏi đã tìm được câu trả lời rồi ( nhờ một cao thủ dấu mặt từng là thành viên trong box của chúng ta gởi PM cho tôi), tranh thủ post lên để bà con cùng mở mắt.
    Lần này thì cậu Huy Phúc nhầm to rồi, 4 cái bánh xe răng cưa đó là Rolleron, tác dụng để tạo thăng bằng cho tên lửa khi xoay quanh trục của nó gọi là Gyro-stabilizing, loại AIM -9 các đời thứ nhất và thứ hai cần có cái này vì nó là loại chủ yếu dựa vào lực nâng của cánh đuôi, thuần túy là loại aerodynamics-khí động lực , thời kỳ cuối khi tên lửa lượn (Gliding) thì rất cần giữ thăng bằng bởi cánh lái (fin) sau ( hay gọi là vây sau).
    Các đời tên lửa AIM-9 sau này cũng như các tên lửa AA kháckhông cần đến bộ giữ thăng bằng Rolleron vì nó là loại aero-gas-dynamics ( chịu chết không tìm được từ Việt tương dương) , cơ chế này tên lửa giữ thăng bằng bằng lực nâng của thân tên lửa cùng đồng thời với cánh lái khi gliding.
    Link:
    http://www.f-16.net/reference/armament/aim-9.html
    Mà ngẫm nghỉ cũng lạ, thấy cái thằng AA-3 của Nga Xô quả là copy y chang cái AIM-9P của Mỹ, tới từng chi tiết và kích thước, không tin thì vào bảo tàng không quân ở Hà Nội mà xem
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 30/09/2003
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thế a. Không phải em nhầm đâu mà là không biết đấy.
    Thấy bác post xong, mãi không thấy trả lời thế là pót vào câu ấy. Hồi còn bé tí, em nhìn trong bảo tàng, tưởng đó là cái đo tốc độ vì giông giống.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Cái AIM này được copy thì em biết. Đây là những tên lửa to-air đời đầu, chúng chỉ lao vào mục tiêu như trâu điên.
    Các bác mổ thêm nó nữa đi. Có nhiều điểm khác máy bay mà em chưa hiểu, ví dụ, nó chống xoáy thế nào. Cái đầu dò hồng ngoại đời đầu ấy như thế nào.
    0904183868
    Quan Quan Thư Cưu
    Tại Hà Chi Châu
    Yểu Diệu Thục Nữ
    Quân Tử Đau Đầu
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác nào nói rõ hơn về cơ chế hoạt động của nó không.
    Huy Phúc góp vui bẳng ***** của AA. Tên lửa không đối không có điều khiển X-7.
    Đức WW2 có một dự án tuyệt mật, sản phẩm của dự án đã được đem ra sử dụng chống lại quân dồng minh rất hiệu quả. Nhưng mãi lâu sau khi chiến tranh kết thúc người ta mới tìm được tư liệu không đầy đủ về những vũ khí này.
    Nhiệm vụ của dự án là: Tên lửa có điều khiển-guided missile. Một sản phẩm kịp tham chiến là X-7.
    Mở đầu, mời các bác xem một ông thích sưu tập vũ khí. Đáng thương cho đỉnh cao của kỹ thuật hiện đại, phải ở cùng tù và với cung tên. Nhưng đây là những gì rất ít ỏi trước đây được biết về X-7:
    [​IMG]
    Thay cho những ảnh kỹ thuật ta nhìn các góc độ kiểu này vậy-mũi tên lửa:
    [​IMG]
    Đầu đạn
    [​IMG]
    đầu đạn Kranich và bố trí kíp nổ Xquang cho thấy kíp nổ là mô hình thử nghiệm
    [​IMG]
    Cắt bình nhiên liệu
    [​IMG]
    Đuôi đạn
    [​IMG]
    Nhiên liệu:
    [​IMG]
    Piston bơn nhiên liệu:
    [​IMG]
    Buồng đốt
    [​IMG]
    Động cơ nhiên liệu lỏng: BMW 109.548-JGZ
    [​IMG]
    Nhìn trước ra sau
    [​IMG]
    Nhãn tên lửa:
    [​IMG]
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xin lỗi cả nhà nhé, tên nó là X-4 !!!!
    Sau này, người ta tìm được khá nhiều tư liệu về nó. Chẳng hạn ảnh sau không biết là chiến đấu hay thử nghiệm:
    [​IMG]
    Sau đây là một vài đặc diểm kỹ thuật:
    Tên lửa lái dây X-4, ***** cụ của các loại AA:
    [​IMG]
    Và cấu tạo bên trong:
    [​IMG]
    Điều khiển: lái dây và tự dò âm thanh(5 chu kỳ định hướng một giây). Khi lái dây, một phần lực đẩy dùng căng dây.
    Dài 190 cm
    Đường kính thân lớn nhất 22 cm (không kể cánh)
    Sải cánh 58 cm.
    Đầu đạn xuyên HE 20kg (khoảng chừng, không có tài liệu)
    Khối lượng xuất phát 60kg
    Khối lượng không nhiên liệu 50kg
    Diện tích cánh 0.56 m2
    Lực nâng cánh 200kg/m2
    Tốc độ tối đa ở độ cao 6500m:270m/s
    Gia tốc tối đa ở độ cao 6500 met 40m/s2
    Thời gian bay tối đa 33 giây
    Hao nhiên liệu 1.6kg/s
    Động cơ tên lửa BMW 109-548 sử dụng hai chất lỏng
    -Hỗn hợp Salbei (98% đến 100% nitric acid)
    -Hỗ hợp Tonka 250 (57% m-xylidine thô và 43% triethylamine)
    Lực đẩy: lúc đầu 150kg giảm xuống 25kg sau 30 giây.
    Wasag đề nghị dùng hỗn hợp "Mixture 167", nhiên liệu rắn với lực đẩy lúc đầu bé hơn chút 120kg-140kg.
    Dây Swedish spring-steel dài 6200 met. Điều khiển bởi một "joi-stick".
    Kích nổ âm thanh 15 met
    Bệ phóng ETC70AI.
    Trang bị: các máy bay Focke-Wolf 190, ME 262, DO 335
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tên lửa có tầm bắn 1km. đầu đạn rất lớn, lái dây và tự dò đường đó hiện là niềm tự hào của người Đức. Ngay khi ccó được, Mỹ đã đem về Naval Research Laboratory, Washington, D.C., trên phiếu gửi hàng No. 3980.
    Đây là một vài thông tin về tuổi mới lớn của nó:
    http://hometown.aol.com/rayeso/index.html/OP1666.html
    http://www.v2rocket.com/
    http://www.luft46.com/missile/x-4.html
    Và vài tấm ảnh
    [​IMG]
    Fw 190A-8, November 1944, during testing
    [​IMG]
    Ai sắm cái này game joi stick:
    [​IMG]
    The X-4 mounted under a Ju 88 during tests at Karlshagen, August 1944
    [​IMG]
    The X-4 is released, the rocket fires and disappears in the distance in these stills from a filmed test launch
    [​IMG]
    Chương trình lắp:
    [​IMG]

  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    AA không ai bàn thì SA vậy.
    Đây là SAM đầu tiên củat thế giới. Đáng chú ý, tuy nó chưa được chiến đấu nhưng bản copy đã được quân đội Mỹ trang bị.
    EMW C2 Wasserfall-guided antiaircraft (or FLAK) rocket, được phát triển tại Peenemünde.
    Tên lửa có phần cơ được hoàn thành 1943, trên cơ sở phần động lực của tên lửa đất đối đất V2. Mẫu động cơ thử nghiệm lần đầu 3-1943 đạt nhiều tiến bộ trong cuộc thử 7-1943. Không may cho chương trình này, tiến sĩ Dr. Thiel, người phát triển phần động lực chết trong một trận bom Anh 8-1943 ở Peenemünde.
    Giống như một quả SAM hiện nay. Wasserfall cần chuẩn bị trước khi cất cánh, nhiên liệu cần thể chứa trong nó được vài tháng. Nhiên liệu hai chất lỏng: chất ô xi hoá và cồn của V2 vì thế không sử dụng được. Người ta dùng Visol (vinyl isobutyl ether) và SV-Stoff,hoặc Salbei (90% nitric acid, 10% sulfuric acid). Trộn tự động.
    Bản đầu tiên (w-1), có 4 cánh giữa thân tên lửa, cạnh 45 độ. Cánh lớn , sau đó các bản sau cánh nhỏ dần.
    Tên lửa được điều khiển ở mặt đất bằng joi stick dọc đường đi(line-of-sight). Trong tên lửa có con quay hồi chuyển điều khiển các động tác: quay, lắc, chuyển hướng. Người điều khiển liên lạc với tên lửa, điều khiển phương vị và độ cao.Tên lửa được lái bằng 4 cánh lái khí thải than chì trong thời điểm xuất phát, sau đó bằng 4 cánh lái bên ngoài.
    Hệ thống điều khiển được biết với tên Rheinland. Nó bao gồm bộ RADAR, máy tính tương tự, bộ dò hướng và thiết bị truyền RADAR tìm mục tiêu và bật một bộ tách sóng trên tên lửa. Tín hiệu từ bộ tách sóng được bộ dò hướng phân tích tìm ra goc và độ cao tên lửa, được đưa đến máy tính. Máy tính tính toán và đưa tên lửa đến chùm chiếu RADAR. Một phương pháp khác được thư nghiệm là dùng hai bộ RADAR định vị tên lửa. Bộ đnhj hương hồng ngoại sau này được sử dụng.
    Đầu tiên tên lửa mang 100kg, sau đó là 306kg đầu đạn. Đầu đạn nổ mạnh có trộ thuốc nổ mạnh tăng bán kính phá huỷ. Được điểm hoả từ xa bằng điều khiển khi vào gần mục tiêu hay bằng xung phát hiện. Mục đích Wasserfall là diệt vùng rộng.
    Kế hoạch ban đầu cần 100000 đầu đạn trên 200 trận địa khắp nước Đức vào tháng 11-1945. Mỗi tháng sản xuất 500 đầu đạn.
    Nhiều cuộc thử nghiệm với các tên lửa khác nhau được diễn ra từ 1943. Quả đầu hỏng là 28-1- 1944 trên đảo Oie gần Peenemünde.
    Quẩ đầu tiên kông đạt tốc độ siêu âm, đạt được độ cao 7000met. Quả thứ hai đạt 2772 km/h khi bay thẳng đứng. Đến tháng 7 năm đó, hơn 7 lần thử và 17 lần đến tháng giêng 1945. 25 quả được bắn, 24 quả được điều khiể và 10 quả hỏng.
    26-1- 1945, báo cáo gần nhất công việc vấn được tiến hành.
    Theo một số báo cáo, 50 quả đã được trang bị, cũng theo phỏng đoán, tên lửa không kịp sản xuất.
    http://www.luft46.com/missile/wasserfl.html
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    A Wasserfall (W-1) is transported by ship to Peenemünde.
    [​IMG]
    Although of poor quality, a rare photo showing the Wasserfall (W-1) in flight
    [​IMG]
    As the operator moves the joystick, the effects of the
    remore control steering can be seen in the exhaust trail.
    [​IMG]
    A Wasserfall (W-5) sits on the launch pad.
    [​IMG]
    A Wasserfall (W-5) shortly after launch
    [​IMG]
    A W-5 variant is pushed along to the launch site
    [​IMG]
    A post-war Wasserfall top section
    [​IMG]
    The EMW Wasserfall antiaircraft missile, at the Aberdeen Proving Grounds, circa 1990
    Photos by Rick Geithmann
    [​IMG]


Chia sẻ trang này