1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một câu nói tuyệt diệu

Chủ đề trong 'Toán học' bởi MNL, 12/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MNL

    MNL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Một câu nói tuyệt diệu

    Một tên bạo chúa đánh chiếm được một toà thành. Hắn được biết trong đó có một nhà thông thái nổi tiếng đã hướng dẫn nhân dân làm ra những vũ khí khủng khiếp, nhiều lân gây kinh hoàng cho đội quân xâm lược của chúng.
    Theo lệnh bạo chúa, nhà bác học bị giải tới. Tên bạo chúa nói với ông:
    - Ta cho phép ngươi nói một câu. Nếu ngươi nói đúng thì ta chém đầu ngươi và toàn bộ đồng bào ngươi. Nhưng nếu câu nói của ngươi mà sai ta sẽ treo cổ tất cả lũ bay lên.
    Như vậy tên bạo chúa đã nghĩ ra một kế rất hiẻm độc, làm cho nhà thông thái và đồng bào ông cầm chắc cái chết trong tay.
    Sau vài giây suy nghĩ, nhà bác học lên tiếng:
    - Được, ta sẽ nói, ngươi nghe đây: "Ta sẽ bị treo cổ!"
    Tên bạo chúa khoái chí, đập bàn cười ha hả:
    - Ngươi đã thích được treo cổ thì ta cho phép ngươi được toại nguyện trước. Lính đâu, hãy treo cổ lão già này lên.
    Khi chiếc thòng lọng vừa vòng qua đầu nhà bác học, ông gạt ra và ung dung nói:
    - Khoan, ta nói: "Ta sẽ bị treo cổ" mà ngươi mang ta đi treo cổ tức là ta nói đúng phải không?
    - Chẳng hề sai - Tên bạo chúa gật gù.
    - Thế mà theo điều kiện của ngươi, nếu ta nói đúng thì ta sẽ bị chém đầu mới phải chứ?
    - Thế thì hãy mau mau mang lão già láo xược kia đi chém đầu cho ta - Tên bạo chúa hét lớn.
    Khi lưỡi dao vừa giơ lên, ông già lại khoan thai xua tay và nói:
    - Ta nói rằng "ta bị treo cổ" mà các ngươi đem ta đi chém đầu tức là ta nói sai. Theo điều kiện của ngươi thì nếu nói sai sẽ bị treo cổ kia mà...!
    Trước câu nói sắc bén, tên bạo chúa đã không thể bắt nhà thông thái và đồng bào của ông phải chết được.

    Qua câu chuyện nhỏ này, các bạn thấy rằng logic toán học và lý thuyết tập hợp gắn bó với nhau như thế nào. Việc xác định sự đúng hay sai của một câu nói hoan toàn tương đương với việc xác định phần tử của một tập hợp. Cũng bởi lẽ đó nên các nhà toán học thường nghiên cứu song song lý thuyết tập hợp và toán logic. Đó cũng là lý do vì sao Nicolai Bourbaki viết chng hai lý thuyết này vào cùng một tập sách.
  2. nguoiiuaodai

    nguoiiuaodai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    dạ, em cũng thấy có 1 câu chuyện chuyện này đây ạ
    Ngày xưa, có 1 ông vua đặt ra 1 quy định: nếu là tử tù, trước khi bị hành hình đều phải rút 1 lần thăm ''sống-chết''. Nếu rút thăm chết sẽ bị hành hình, nếu rút thăm sống thì sẽ được miễn tộí
    1 lần, ông vua muốn xử chết quan đại thần vì đã lên tiếng bảo vệ dân chúng. Ông vua quyết tâm ko cho quan đại thần ấy được miễn tội chết. Ông ta đã bày ra 1 mưu kế: ngầm dặn quan chấp pháp đem 2 tờ giấy làm thăm đều viết chữ ''chết''. Như vậy cho dù quan đại thần rút được thăm nào cũng sẽ chết
    Có rất nhiều người biết âm mưu của ông vua nhưng ko dám nói. Đến 1 ngày trước khi hành hình, 1 người coi ngục tốt bụngđã nói 1 cách kín đáo với quan đại thần: ''Ông xem có việc hậu sự nào cần bàn giao, tui sẽ lo cho''
    Vẻ ấp úng của viên cai ngục làm cho quan đại thần hoài nghi, hỏi mãi mới biết được âm mưu. Quan đại thần suy nghĩ 1 hồi đã nghĩ ra được mưu kế.
    Sau khi quan chấp pháp tuyen bo cach rut tham, chỉ thấy quan đại thânrùt 1 thăm rồi nhét vào miệng. Quan chấp pháp hỏi: ''Ngài rút thăm có chữ ''chết'' hay ''sống''? ''
    Quan đại thần bảo: Chỉ cần xem thăm còn lại thì sẽ biết ngay thôi''. Dân chúng có mặt nhao nhao tán đồng.
    Tham còn lại tất nhiên là thăm ''chết'', có nghĩa là quan đại thần đã rút thăm sống. Ông vua và quan chấp pháp khó ăn nói, nhưng sợ nhân dân phẫn nộ nên đành phải tha cho quan đại thần
    Khỉ Con

Chia sẻ trang này