1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chàng trai Nga gốc Việt vừa giành được giải nhất tại cuộc thi vĩ cầm Quốc tế YAMPOLSKY

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi baolink2002, 05/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Cái này cháu đồng ý với bác. Bên này học sinh học nhạc được chuẩn bị rất kĩ về biểu diễn trên sân khấu, nhiều đứa chơi nhạc rõ tồi nhưng vẫn "ăn" sân khấu về mọi mặt.
    Nhiều đứa mới nghe qua thì thấy chơi toàn bài khó, kỹ thuật tốt nhưng đến lúc nghe kĩ thì rất xoàng, chơi nhàm và cứng.
  2. slyterin

    slyterin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    " Mỹ thì hồn nhạc dở lắm "
    Mình không hề đồng ý với ý kiến này! Thế nào là "hồn nhạc Mỹ " vậy? Thế nào là hồn nhạc Anh, Pháp, Việt Nam...? Mình chưa đi Mỹ, nhưng có những đĩa nhạc do các dàn nhạc, nghệ sỹ Mỹ chơi và mình thấy Mỹ không hề thua kém các nước khác trên thế giới.
    " Bên này học sinh học nhạc được chuẩn bị rất kĩ về biểu diễn trên sân khấu, nhiều đứa chơi nhạc rõ tồi nhưng vẫn "ăn" sân khấu về mọi mặt.
    Nhiều đứa mới nghe qua thì thấy chơi toàn bài khó, kỹ thuật tốt nhưng đến lúc nghe kĩ thì rất xoàng, chơi nhàm và cứng."

    Cũng không đồng ý với ý kiến này! Tuỳ người chơi và độ chuyên nghiệp thôi. Với lại nghe nói ở Mỹ có chuyện đào tạo nhạc công, thầy giáo "không chuyên" nên còn tuỳ bạn nghe ai chơi nữa chứ!
    "trường nhạc đặc biệt St Peterburg mang tên Rimsky-Korsakốp"
    Trường nhạc đặc biệt là sao ạ? Thầy em tốt nghiệp trường này ra nên em muốn tìm hiểu. Nghe nói đây là 1 trong 2 nhạc viện lớn nhất ở Nga có phải không ạh ?( ngoài ra còn có Tschaikovsky )
  3. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    không biết về đào tạo, NV Rimsky-Korsakov bây h như thế nào, nhưng về thanh nhạc cũng thuộc loại mạnh, ít nhất đã từng cho ra đời 2 chị mezzo thuộc loại đỉnh của tg là E. Obraztsova (NSND SoViet - brava!!!) và em O. Borodina (NSND Nga, cũng thuộc loại mezzo chóp bu hiện nay). Chị mezzo I.Bogacheva (cũng NSND Soviet) cũng là trưởng khoa thanh nhạc ở đây đấy , chẹp , hay cử Tố Uyên nhà mình sang học nhỉ
  4. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Khi nào có điều kiện thì em cũng phải tìm hiểu về giới mezzo Nga mới được, em nghe bác countertenor YIH quảng cáo mà bây giờ vẫn chưa được nghe là mấy. Mezzo slavơ thì em nghe qua một vài giọng trên 2 cái Rusalka, lúc ở nhà cũng có cái Stabat Mater Dvorak đội hình Slavơ. Nga có khác, mezzo ra mezzo, sopran ra sopran.
    Bác codep nhắc đến hồn nhạc tức là nhắc đến truyền thống đào tạo và biểu diễn nói chung, không thể đánh giá về tiềm năng âm nhạc của một nước chỉ qua vài ghi âm của mấy vị chóp bu được. Nói chung truyền thống của Nga thì nồng nhiệt, sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt rõ ràng (nghe Tchaikovsky, Rachmaninov thì biết). Của Pháp thì bóng bẩy, hoa mỹ, nhẹ nhõm, ví dụ Fauré, Debussy, Ravel, Satie. Của Đức thì nghiêm ngặt, hàn lâm, hơi lạnh một chút. Của Anh thì giản dị, cảm xúc biểu diễn thường trực tiếp và "thật thà", điển hình về truyền thống Anh là giọng hát của Kathleen Ferrier. Mỹ không phải là một nước có truyền thống lâu đời về văn hoá nhưng là nước tiếp nhận rất nhiều luồng văn hoá khác nhau, phong cách biểu diễn cũng lai tạp nhiều.
  5. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Aylen Pritchin mong được biểu diễn tại quê cha
    TT - Nghệ sĩ người Nga gốc Việt 18 tuổi Aylen Pritchin vừa đoạt giải nhất cuộc thi violon quốc tế lần 4 mang tên nhà soạn nhạc, nhà sư phạm Nga xuất sắc Abram Yampolsky dành cho lứa tuổi 15 - 30 tại Matxcơva.
    Chúng tôi đã trò chuyện với Aylen và ba mẹ, chị gái của anh tại TP Saint Petersburg.
    Aylen chia sẻ:
    - Đối với tôi, đây là một vinh hạnh rất lớn. Nhưng giải nhất đồng nghĩa với gánh nặng trách nhiệm. Khi đã đạt được một danh hiệu thì càng phải nỗ lực nhiều hơn cho xứng đáng.
    * Đã nổi tiếng sau cuộc thi này, Aylen có kế hoạch gì tiếp theo?
    - Tôi phải tập trung vào chương trình học tập tại nhạc viện. Cũng có một số dự định nhưng tôi chưa thể nói được. Mọi cái đều phải bàn bạc và được sự đồng ý, chỉ bảo của các thầy.
    * Chị Yana của Aylen thông thạo tiếng Việt và nghiên cứu về lịch sử VN. Aylen có định lúc nào đó sẽ học tiếng Việt?
    - Ba tôi là người Việt, bản thân tôi cũng rất muốn học tiếng Việt. Nhưng tôi học đàn từ nhỏ, mà đây là một ngành học đòi hỏi phải khổ luyện, chiếm hết thời gian, cho nên thật tình là tôi không có thời gian học tiếng Việt.
    Aylen Pritchin hiện là sinh viên năm 1 Nhạc viện Tchaikovsky, được sự hướng dẫn trực tiếp của nghệ sĩ nhân dân, giáo sư E. D. Grach. Học đàn violon từ nhỏ, Aylen Pritchin vào trường chuyên nhạc thuộc Nhạc viện Rimsky - Korsakov ở Saint Petersburg và tốt nghiệp năm 2005. Aylen đã đi biểu diễn tại nhiều thành phố Nga, Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản.

    * Trong gia đình ?omột nửa? là VN, vậy Aylen có theo dõi tình hình ở VN, kể cả trong lĩnh vực âm nhạc?
    - Ba lần về VN đối với tôi là quá ít. Những gì tôi biết về VN chủ yếu là nghe ba tôi kể lại. Nhưng tôi biết VN có nhiều nghệ sĩ tài ba, như Đặng Thái Sơn hoặc như anh Bùi Công Duy, đồng môn với tôi.
    * Aylen nghĩ thế nào nếu có lời mời về biểu diễn tại VN?
    - Điều đó sẽ hết sức thú vị, đấy là mong ước của tôi. Tôi tin sẽ có dịp được về biểu diễn ở quê ba. Nhiệm vụ của tôi lúc này là gắng học tập và chờ cơ hội.
    Anh Nguyễn Viễn Thông và chị Marina Pritchina - ba mẹ của Aylen - cho biết hai bên gia đình anh chị đều không có ai chuyên sâu về nghệ thuật âm nhạc, nhưng Aylen từ bé đã bộc lộ năng khiếu. Anh chị cho Aylen học đàn từ lúc 6 tuổi. Anh Thông năng động bươn chải, lo kiếm tiền cho các con ăn học.
    Chị Marina ?otheo? con đi học hằng ngày, đưa đón, có khi ngồi chờ bên ngoài phòng học đàn hàng giờ. Học phí cơ bản được Nhà nước Nga chu cấp, nhưng có rất nhiều khoản phải chi, gia đình phải cần kiệm, tích cóp, lo đủ cho con. Chẳng hạn, càng học lên, cây đàn càng phải là đàn thượng hạng, đắt tiền. Cây đàn lâu nay Aylen vẫn chơi là loại đàn do các nghệ nhân Nga làm, giá khoảng hơn 5.000 USD.
    Nhưng sắp tới sẽ phải sắm cây đàn mới cỡ 20.000 - 30.000 USD. ?oKhông có đàn cao cấp hơn thì không thể đoạt giải cao hơn trong những cuộc thi mới? - anh Thông kể lại lời thầy giáo ở nhạc viện nói như vậy. ?oVà ba mẹ phải gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con học hành thành tài. Đó là niềm vui của bất kỳ người cha, người mẹ nào? - cả anh Thông và chị Marina đều nói như vậy.
    Hỏi riêng Aylen về chuyện này thì Aylen cũng rất thành thật: ?oBiết ba mẹ hết sức vất vả vì mình, mình lại càng phải gắng sức học?.
    ĐĂNG PHÁT
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=136723&ChannelID=10
  6. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    To: slyterin
    Về "trường nhạc đặc biệt St Peterburg mang tên Rimsky-Korsakốp"
    Hệ thống tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu Nhạc của Nga theo mình biết khá bài bản.Có các lớp Năng khiếu cho học sinh ngay từ cấp 1 tại từng khu phố.Khá hơn được chọn học ở các trường cấp Quận.Khá nữa thì học ở các trường của Thành phố (1 thành phố có thể có vài 3 trường).Cháu gái con cô em họ mình đã học piano cả 10 năm trời theo hệ thống Năng khiếu này.
    Riêng các Thành phố là trung tâm của 1 Vùng /khu vực lại tuyển chọn lớp Năng khiếu cho cả khu vực (thí dụ trường tại Vôngagrát cho khu vực dọc sông Vonga).Lưu ý là diện tích 1 Vùng /khu vực của Nga đã có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích nước ta rồi .
    Mình chỉ biết có 2 trường Đặc biệt.Một ở Matxcơva và một ở St St. Peterburg mang tên Rimsky-Korsakốp.Học sinh nào đã vào học trường đó thì khả năng trở thành Nghệ sỹ thực thụ là rất lớn.Hai trường này có cho 1 số học sinh nước ngoài học.
    Còn Nhạc viện Traicốpsky Mátxcơva chủ yếu đào tạo bậc Đại học chứ không đào tạo Năng khiếu trẻ.Cuộc thi âm nhạc mang tên Traicốpsky lại khác nhé.
    Hàng năm,Nga tổ chức cuộc thi "Nhạc sỹ trẻ Tài năng" từ cấp cơ sở cho đến cấp Liên bang cho học sinh Phổ thông.Đủ các loại thể loại nhạc.Mình có được xem 1 đêm Chung kết tại phòng Hoà nhạc mang tên Traikốpsky.Rất ấn tượng vì nhiều em còn bé mà sáng tác đã rất hay...
    Baolink.
  7. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Úi trời, ku Phuc về VN đê, tớ giới thiệu cho 1 loạt, đảm bảo "nghe 1 lần là ... nghiện cả đời" (như lời 1 bác nhà báo nói về chị Obraztsova).
    Căn bản tớ cũng thiện cảm với cái danh hiệu NSND thế nên hơi "thiên vị". Ở nước Mĩ có lẽ chỉ nổi tiếng nhất là Obraztsova (chị này chịu khó du hí nước ngoài, và vì 1 lí do nào đó mà vẫn được sang Mĩ biểu diễn, vào Met làm cơ số tua, thu âm cho emi, decca bừa phứa). Ob có thể coi là mezzo đỉnh nhất của thập niên 70-80. Ngoài ra, những chị như Zara Dolukhanova, Irina Arkhipova, Irina Bogacheva thì hoàn toàn k0 hề thua kém những Giulietta Simionato, Shirley Verret, Marilyn Horne,.... thậm chí âm sắc đẹp hơn, xử lí tinh tế hơn và giàu cá tính hơn. Đấy là chưa kể "đồng chí" lão làng Nezhdanova Obukhova, chẹp, phải nói là 1 trong những mezzo giọng đẹp nhất mà tớ từng nghe dù tớ mới chỉ nghe 1 cái album ca khúc trữ tình của bà ấy thôi (Apo tặng), úi chao thu âm chắc cũng khoảng lúc 50-60t mà giọng như ... thiếu nữ.
    Hiên giờ vẫn giữ nguyên ý kiến Mezzo gốc Slavơ là đỉnh nhất thế giới. Hiè

Chia sẻ trang này