1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chất mới sinh ra sẽ đòi hỏi lượng mới?~!

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi chickenpro68, 20/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chickenpro68

    chickenpro68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    1.227
    Đã được thích:
    2
    Một chất mới sinh ra sẽ đòi hỏi lượng mới?~!

    Xã hội ngày nay so với xưa hoàn toàn có sự khác biệt rõ rệt, Tư duy và tâm lý của con người cũng dần đân được thay đổi và chuyển sang một nền tẳng nhận thức, tư duy về thế giới khách quan nhiều hơn! Mọi sở thích, nhu cầu, ước muốn cũng không còn là viễn tưởng, họ gần với thực tế hơn, nhẫn tâm hơn, cục cằn hơn. Họ dần đánh mất đi các giá trị hiện thực của cuộc sống vốn có.
    Giả thiết như yêu mà không được bày tỏ hết tấm lòng chân thật của mình, không được tự do về tinh thần cũng như mức độ nhận thức sự yêu.
    Muốn đuợc lòng ta nhưng lại sợ xót xa lòng người, muốn được yêu mà không muốn hi sinh vì người mình yêu thương. lúc nào cũng chỉ nghĩ tới bản thân mình mà không hề nghĩ cho người khác.
    Con người vốn thích yêu thương và khen ngợi, có ai mà không thích cơ chứ? ai cũng muốn mọi người cho mình là đúng, là nhất. vậy cái tôi của mỗi người có phải là thứ siêu hình, trừu tượng chăng?
    Vì rằng xã hội ngày nay là xã hội đồng tiền, là xã hội không khoan nhượng và khắt khe bới các quy luật, họ nóng vội và manh động. như vậy sao có thể có thời gian để suy xét sự việc một cách có ngọn ngành cơ chứ?
    Rút cục có lên chấp nhận với những sự thay đổi của nhận thức về tâm lý xã hội bây giờ hay lên cố gắng tư duy và làm tốt hơn điều đó.
    Theo các bạn cuộc sống có gì là vĩnh cửu ngoài tình yêu đích thực là cái mà không thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác được??
  2. choachoa

    choachoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0

    Còn 1 thứ đích thực nữa là đồng tiền
    Mọi người cứ nói : tình cảm là chính tiền là chuyện nhỏ
    Rồi nói : tiền bạc ko quan trọng , tiền bạc ko thể mua được tình cảm chân thành
    Nhưng hãy sống & cảm nhận về cuộc sống . Bạn sẽ hiểu : Đồng tiền luôn là thứ chi phối tất cả
    Tình yêu đích thực đến đâu ..tình cảm có chân thành đến đâu , ko có tiền thì đều thiếu thốn hết

  3. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    cùng với sự phát triển của não bộ, xã hội ngày nay sản sinh ra 1 khối lượng vật chất lớn chưa từng có trong lịch sử, 1 khối lượng thông tin khổng lồ, và người ta quen dần với việc sử lí,tiêu thụ,sản sinh vật chất, thông tin như là hơi thở trong cuộc sống. ta dường như không thể không theo học 1 ngành nghề nào đó, làm 1 công việc ổn định nào đó, tiêu thụ 1 lượng thông tin,vật chất nào đó trong nhiều lĩnh vực, sản sinh ra 1 lượng vật chất nhất định nào đó trong suốt cuộc đời, như là ta không thể không hít thở vậy.
    thói quen này được tiếp sức theo thời gian, qua nhiều thế hệ tạo nên 1 quán tính cực lớn cuốn phăng mọi người,khiến con người ngày nay giản lược cuộc sống như là các công thức, khuôn mẫu mang đậm màu sắc thông tin, vật chất.
    các bạn có cảm nhận đựoc cái guồng quay, cái lực quán tính đó không? cũng như sự tác động mạnh mẽ của nó đối với cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn nhận xã hội, định nghĩa các giá trị,....của mình không?
    có thực xã hội này là 1 thứ phức tạp? một thứ xuất hiện trước ta và có khả năng to lớn trong việc điều khiển ta, định hướng ta,tạo giá trị cho ta, đào thải ta, tôn vinh ta.......?
    có thực xã hội và ta là 2 thực thể riêng biệt?
    hay chính ta tạo ra xã hội?
    ta là ông chủ đích thực?
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đấy, đụng tới triết học rồi đấy.
    Bạn cứ tiếp tục tự vấn đi sẽ hiểu ngay.
    Hãy tìm ý nghĩa của cuộc sống!
  5. chickenpro68

    chickenpro68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    1.227
    Đã được thích:
    2
    Chủ nghĩa hiện thực'' đôi khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với ''chủ nghĩa lý tưởng'' của thế kỷ 18, cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc con người. Tuy nhiên, theo nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho rằng những sự thể trừu trượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như "con người" thực sự tồn tại. Nó trái ngược với chủ nghĩa duy danh, quan điểm cho rằng những danh từ trừu tượng hoặc toàn cầu chỉ là từ ngữ, chúng biểu thị cho những trạng thái của trí não như ý tưởng, niềm tin hoặc dự định... William of Ockham nổi tiếng là người bảo vệ cho chủ nghĩa duy danh, còn được gọi là ''khái niệm luận''.
    Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng chân lý của đức tin không nằm trong sự tương hợp của họ với thực tại mà nằm ở sự hữu ích và hiệu quả. Bởi lẽ, sự hữu ích của bất kỳ đức tin nào, trong bất kỳ thời điểm nào, có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh. Peirce và James đã khái niệm hóa chân lý cuối cùng là cái chỉ được thiết lập trong tương lai, tức cái được đúc kết bởi tất cả các quan điểm. Những nhà phê bình buộc tội chủ nghĩa thực dụng là sự sai lầm của tư duy, vì cách nghĩ này đã quá tin vào cái gì đó chứng tỏ được là có ích và sự hữu ích này là nền tảng cho chân lý của nó.

Chia sẻ trang này