1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút gì rất Huế, Nghe em!

Chủ đề trong 'Huế' bởi cocvangkhe01, 25/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Em ơi, quýt ngọt Hương Cần​
    Ngô Cang
    Vườn quýt quê ngoại Hương Cần, tháng 3 tháng 4 âm lịch, nở hoa trắng trĩu cành, hương thơm ngào ngạt như cưu mang từ nguồn cội mùi hương của những múi quýt ngọt ngào được chưng cất từ đất phù sa cổ và mạch nước ngầm Bồ Giang. Lặng lẽ, trong những vườn An Thuận, Hương Cần (xã Hương Toàn, Thừa Thiên Huế) có đến hàng trăm, hàng ngàn cây quít già tỏa mùi hương riêng của tuổi ưu tư. Giữa hạ nắng chang chang, mà bông quýt thơm li li từng bầy nhụy trắng xa xôi, được em ủ từ trong tay áo, đứng thấp thoáng ngòai bờ giậu như đón chờ ai!
    Một chút nóng nảy và gay gắt của tiết trời bỗng tan đi, khi đón chùm hoa quýt từ tay người yêu dấu. Và hương quýt nhắc thầm một mái tóc thề nồng nàn, hâm hấp những giọt mồ hôi. Trái tim chưa kịp reo vui với nổi mong đợi một ngày nụ tình thụ trái...
    Quýt Hương Cần xưa kia, là một trong những loài cây "đặc sản", đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con địa phương. Gia đình mệ ngoại tôi cũng vượt qua gian khó, đa phần có công của vườn quýt ấy. Năm 1999, trận "lụt thế kỷ" hay còn gọi là trận "Đại hồng thủy" tàn phá nặng nề, quýt Hương Cần bị hư hại nặng. Người ta phải đem chiết cành nhân giống. Do việc trồng quýt không tập trung, kỹ thuật hạn chế, năng suất chưa cao.
    Tôi lại muốn đi tìm một vầng trăng nơi vườn quýt quê ngọai. Mãi hoài là một vầng trăng "đêm đêm bến cũ". Trăng thường không lên như nắng gió trong ngày đã hẹn. Cứ để cho "ai đó" những háo hức, nhưng mong ước thần tiên của thời mới lớn. Trái quýt non xanh, rồi trái vàng hươm độ chín. Có chắc chắn chi một cơn gió heo máy, để cứ đinh ninh một mùa vàng no ấm.
    Những khi nắng lên, nhưng khi mưa về bất chợt, trong mơ tưởng, tôi lại trôi về dòng sông Bồ, dưới bầu trời trong và sâu là những vườn quýt quê ngọai Hương Cần lấp lánh rải từng chùm trái quýt vàng. Chưa ăn mà đã ngọt ngào nơi đầu lưỡi. Trong một đêm về lại chốn cũ, ngắm lại cảnh vườn xưa! Thì đây, gốc quít già cỗi mà cây vẫn nặng trĩu trái. Tôi hái một chùm, nhớ lại ngày nào và tưởng nhớ trước kia, cây đã từng được mệ ngọai ra công chăm sóc. Rồi là giếng nước, bờ ao, nơi tắm giặt mỗi trưa, chiều. Tơ trời bay lãng đãng trên những ngọn cây, những buổi sáng sương đọng đầy tán lá. Tôi vẫn thèm về với mảnh vườn quýt một thuở cùng em. Sóng bước bên nhau để nghe tiếng thì thầm của đất quê ngoại ra công chăm sóc. Rồi là giếng nước, bờ ao, nơi tắm giặt mỗi trưa, chiều. Tơ trời bay lãng đãng trên những ngọn cây, những buổi sáng sương đọng đầy tán lá. Tôi vẫn thèm về với mảnh vườn quýt một thuở cùng em. Sóng bước bên bên nhau để nghe tiếng thì thầm của đất đai quê ngoại, tiếng trở mình của gió và lòai chim sâu về đùa trên ngọn quýt, để chợt vô tình hoa quýt rụng, đã trở thành giai điệu bài hát của tình yêu.
    Nước nguồn Bồ, em ơi chưa cạn
    Hương Cần quýt ngọt vẫn còn thơm
    Vâng, rồi đây, chúng ta sẽ về hái quýt, những chùm quýt vàng hươm mọng nước nặng trĩu tình quê. Vẫn mãi mãi là một hứa hẹn trìu mến ngọt ngào như phảng phất giữa vô hình hồn thiêng sông núi. Như tiếng gọi rạt rào trong im lặng của mảnh đất lành có một thời vang bóng...
  2. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Chuối thờ, đầu vị Tết Huế​
    Ngô Minh Khôi
    Đối với người Huế, quan trọng nhất trong một cái Tết là chuối thờ! Ngày Tết, ngoài nải chuối để bày mâm ngũ quả ở bàn thờ tiên tổ, các gia đình còn bày chuối thờ suốt trong ba ngày Tết ở nhiều nơi như bàn thờ ông bà, am thờ ngoài trời, bàn thờ Trang Bà, bàn thờ bếp, bàn thờ Phật Di Lặc; rồi chuối cúng Tất niên, tiễn ông Táo, bàn cúng thập loại chúng sinh chiều cuối năm, cúng giao thừa, cúng đón năm mới sáng mùng Một, cúng đưa ông bà khi hạ nêu, v.v. Tính ra mỗi nhà phải chuẩn bị tới 10 nải chuối thờ, chuối cúng. Huế có khoảng 60.000 hộ gia đình, cộng thêm các nhu cầu khác, tính ra mỗi cái Tết tiêu thụ hết gần một triệu nải chuối thờ (khoảng 500 đến 600 tấn chuối)! Đó là con số lý tưởng cho người trồng cũng như các nhà buôn chuối.
    Người Huế đi mua chuối thờ chọn lựa rất kỹ, không cúng chuối tiêu, chuối lùn như một số nơi ở miền bắc. Chuối thờ ngày Tết, hay Rằm ở Huế phải là loại chuối cau, chuối mật móc, mật lá. Chuối không được chín, cũng không được xanh non quá. Quả chuối chưa chín nhưng đã tròn cạnh không xây xước, dập nát. Người ta chọn từng nải hay cả buồng. Giá chuối thờ ngày Tết Huế đắt gấp năm, gấp mười ngày thường. Bình Thường chỉ ba, bốn nghìn một nải, ngày Tết lên mươi, mười lăm nghìn. Những năm vào tháng chín, tháng mười bão lũ nhiều, chuối cây bị đổ, giá chuối thờ ở Huế có ngày lên tới bốn, năm chục nghìn một nải, cũng phải cắn răng mà mua, vì không chuối thì bất thành Tết! Được cái là chuối thờ xong Tết, chín lại ăn hoặc làm chuối khô, mứt chuối nên không bị lãng phí! Người buôn chuối muốn có chuối thờ tốt phải về tận nơi trồng chọn cây, chọn buồng, đặc cọc trước, tính toán quãng đường vận chuyển, thời gian bán, thời gian thờ thật tỷ mỉ mới định ngày chặt chuối. Xe vận chuyển chuối phải có giá đỡ từng ngăn như vận chuyển trứng, để từng buồng chuối không chồng lên nhau. Chuối vận chuyển trần, không ủ rơm, lá khô để chuối không chín sớm. Rồi xe phải chạy ban đêm hoặc chạy vào ngày râm mát... Nghĩa là rất công phu.
    Người ta buôn chuối thờ từ Khe Sanh, A Lưới, Nam Đông về Huế vì các vùng núi này chuối tốt, quả mập, chuối nhiều, giá lại rẻ. Từ mấy năm nay, người buôn chuối ở Huế vào tận Đồng Nai mua chuối thờ với khối lượng lớn do thời gian chuối trổ vào độ chín thu hoạch đồng nhất, dễ bảo quản, dễ bán ra. Xe chuối từ A Lưới về hay từ Đồng Nai ra lại bán sỉ cho một người buôn khác. Người buôn này "bỏ mối" chuối cho những người bán lẻ ở các chợ. Những ngày giáp Tết, xe xích lô kìn kìn chở chuối phóng về các chợ. Chợ nào cũng có một khu vực rộng dành riêng cho chuối.
    Chuyện chuối thờ ngày Tết Huế là chuyện phong tục nhưng cũng là chuyện làm ăn. Có tục thờ chuối nhiều như thế, người nông dân trồng chuối cũng có thêm thu nhập trong ngày Tết cổ truyền.
    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: Văn hóa

    u?c cocvangkhe s?a vo 21:58 ngy 24/09/2006
  3. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Sa mù phố Huế...​
    Hoàng Bình Thi
    Có những ngày rất lạ, thành phố Huế chìm trong sương mù. Sương giăng kín dốc Bến Ngự, trôi từng vạt trắng trên các tháp chuông nhà thờ. Những khoảng trống trong các vườn cây cũng trắng mờ sương. Và sông Hương trong sương mù lênh loang một màu trắng như dòng sữa mẹ ngọt ngào.
    Người ta chỉ nhận ra đó là dòng sông Hương khi trong sương mù bất chợt một bóng thuyền xô xao mặt nước. Màn sương trắng vén nhẹ lên cho mũi thuyền nhè nhẹ trôi xuôi. Cũng trong sương mù, cầu Trường Tiền như một chiếc lược trắng ngà, cài lên mái tóc Hương Giang...
    Khác rất nhiều với mưa, sương mù xứ Huế là một thiên nhiên gần như vô hình. Nó không tác động nhiều lắm đến tâm trạng con người, ngoại trừ làm đẹp thêm cho một thành phố vốn gần với giấc mơ hơn là hiện thực. Và tôi nghĩ màu tím của sương mù Huế không phải bắt đầu từ những tác động ngoại cảnh mà là do chính phong cách sống trầm mặc của người Huế vốn thích lặng lẽ và thu nhỏ tâm hồn trong một đời sống nội tâm vô cùng phong phú và riêng tư. Chính nơi đây, họ đã nhận ra cái sắc tím phôi pha như một kỷ niệm của sương mù để lại.
    Cùng với ánh bình minh và tiếng gà eo óc gọi, sương mù buổi sáng ở thành phố Huế là một dấu hiệu khải minh ngày mới. Trong sương mai, những mầm cây nhu nhú đội lớp vỏ già sần sùi, để cho cuộc đời những chiếc lộc nõn nà. Từ lớp cỏ dại phủ đầy sương móc, có tiếng dế gáy ầm ĩ như tiếng trẻ con nô đùa. Trong những ngày sương mù, bầu trời thành Huế cũng thấp xuống rất nhiều. Nó như lơ lửng trên những cây đại thụ, chỉ chực sà xuống lòng phố người đang đi lao xao. Sương mù xứ Huế đã giữ gìn một bí ẩn của thiên nhiên Huế vốn tinh tế và dịu dàng. Trong sương mù tất thảy đều được lạ hoá. Sự sai biệt của vẻ ngoài vạn vật và con người lại là cơ may để nhìn thấy rõ hơn chiều sâu đa tầng, cái nhìn bên trong vốn được giữ kín như một nét duyên ngầm.
    Nhưng hơn hết thảy vẫn là cảm giác về cái lạnh của sương. Sương Huế vào mùa đông lạnh tê tái lòng. Màn nước mỏng vuốt lên da thịt đắng một nỗi nhớ. Đêm xuống càng sâu, sương càng lạnh. Rùng mình còn nghe trên vai áo ướt đẫm những hạt sương đêm. Và vào những đêm có tiếng quạ kêu, sương trở lạnh hơn bao giờ hết. Người đi đường chỉ nhìn thấy những dấu chân lờ mờ hoen lạnh. Khiến ai đó mải mê một đời đi tìm nhân duyên trong sương mù, trái tim nóng đập vội vã khi bất chợt nhận ra ở cuối đường một đoá mạt li màu trắng. Ở Huế, hoa mạt li vẫn thường nở rộ trong những ngày có nhiều sương mù.
    u?c cocvangkhe s?a vo 21:59 ngy 24/09/2006
  4. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Trà Ga​
    Ngự Viên
    Đã là một kẻ vui buồn với Huế, mấy ai không biết đến trà Ga? Không phải danh trà, cũng chẳng phải đạo trà gì cầu kỳ kiểu cách, đó chỉ là đơn sơ những quán trà trên sân ga Huế. Khi màn đêm buông xuống, không nặng không nhẹ, rồi thủng thẳng vào khuya thì cũng là khi hồn khí những quán trà ga Huế thắp lên những ngọn đèn dầu. Bấy giờ ngồi lại với nhau, người với người tối sáng.
    Hồi còn là sinh viên, thỉnh thoảng lũ chúng tôi vẫn rủ nhau "lên ga uống trà". Một ấm trà nóng vài ba ngàn, rót ra dăm bảy chén, nhấp từng ngụm một, nhai mấy lát kẹo gừng, nói sao cho hết năm điều ba chuyện. Nào chuyện sinh viên, chuyện học, chuyện yêu, chuyện cuộc đời... Ôi cái thời, sinh viên nghèo khó mà ước mộng đầy trời. Vào những đêm đông dầm dề mưa, ngồi uống trà trong co ro áo ấm, mới thấy thú vị nhường nào. Thỉnh thoảng một hồi còi tàu hú lên, sân ga nhốn nháo người, ồ thì ra cuộc đời vẫn bận bịu sửa soạn cho những cuộc đi về. Một đứa nào đó chay vay trong hơi lạnh: "Tao nhớ nhà quá!" khiến cho ngụm trà không dám mạnh chân vào ruột gan. ở bên bàn kia, những anh xích lô, xe thồ, trùm người kín mít, chỉ chừa hai con mắt chiêm trũng áo cơm, chờ ngóng một mối khuya về phố. Lại có một nhà thơ râu tóc bụi bờ, đọc dăm bài thơ ủ ấm, nói rằng cuộc đời sao mà nhiều nỗi thăng trầm đến vậy. Những quán trà ga Huế còn là nơi trú chân chờ tàu, người đợi tàu đi, kẻ đón tàu về. Có bao nhiêu lần đưa tiễn trong một đời người, riêng mỗi chén trà bao giờ cũng âm ấm để cầm lòng.
    Trên bước đường ruổi rong mê mệt cõi người, sân ga nào cũng thẳm sâu với những tiếng còi tàu, những ngọn đèn vàng vọt và hơi lạnh của sương khuya. Sân ga Huế cũng có cái thẳm sâu riêng của mình, vì có thêm những chén trà! Uống trà ga Huế không phải là uống trà để "thanh nhiệt", để thư giãn khề khà... mà trái lại để dày vò mình, hành hạ mình, tự hành hạ và dày vò vô điều kiện, trong khuya. Cũng chẳng biết vì một lẽ gì. Có những khi vừa xong cuộc trà thì trời hửng sáng, những kẻ uống trà mặt mày bạc bợt, hốc hác như vừa ra khỏi một cuộc khổ sai, vẫn thấy đó là một cái thú không gì sánh nổi, một cái thú thượng đẳng của những người ham chơi. Tôi một đôi lần ghé "Cổ Ngư Trà Lâu" ở một góc Hồ Tây (Hà Nội). Vào đấy để thưởng thức những kiểu cách pha trà cầu kỳ, những tên trà rất gợi, rất kêu "Giấc mơ nhiệt đới", "Băng sương mỹ nhân"... vào đấy để thưởng thức những người đẹp dâng trà. Còn những quán trà trên sân ga Huế của tôi, tần tảo những mệ, những chị thúng mẹt bình dân, thức khuya dậy sớm với người bình dân...
    Nếu như đêm Huế thật là "sâu và xoắn hình trôn óc" và con đường Lê Lợi chạy dài hun hút dưới vòm cây cổ thụ, thì khi chạy đến sân ga, những quán trà đã ở vào nơi đáy đêm của Huế. Bao nhiêu năm những quán trà ga Huế vẫn lập loè ánh đèn dầu, tối sáng mặt người. Có người gọi đó là "nơi họp chợ của những linh hồn". Vậy thì người ơi, hớp một hồn trà, để cảm nhận những điều khuya khoắt tận đáy tâm can không thể thốt gọi thành lời.
  5. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Hoàng hậu hoa​
    Hoàng Bình Thi
    Suốt cả mùa đông rét lạnh, Huế chìm trong những cơn mưa dài. Màu trời lúc nào cũng mù xám, xoè bàn tay nghe hơi gió lạnh thấm qua từng kẽ ngón mà rưng rức lòng. Thấy người đi trên phố tùm hụp những chiếc áo mưa khuất lấp, bỗng dưng khao khát thèm một bóng nắng vàng mùa hạ, đủ để sưởi ấm những vòm long não xanh xao...
    Đã nhiều năm nay, trên một số đường phố Huế và nhiều công sở, hoa Hoàng hậu được trồng xen kẽ với nhiều loài cây khác. Trong khi nhiều loài hoa thường là thân thảo thì Hoàng hậu là loài hoa thân mộc. Có lẻ nhờ vậy mà mặc cho rét mướt, cây vẫn nở những chùm hoa bập bùng trong mưa gió. Càng mưa lạnh cây càng nở nhiều hoa, âm thầm thắp lên một niềm kiêu hãnh thầm kín.
    Trong khuôn viên Tổng hội sinh viên Huế trước đây có một cây hoa Hoàng hậu trồng đã nhiều năm. Thay vì rộng như lệ thường, tán hoa lại cao vút và đổ nghiêng cái bóng dài xuống một góc nhà. Suốt cả mùa đông, sáng nào cây cũng thay một lượt hoa mới, như rằng đêm qua chưa hề có một cánh hoa tàn. Ngắm thật kỹ từng đoá hoa Hoàng hậu riêng lẻ, thường không đẹp, nhưng nhìn cả bầy hoa chiu chíu trên cành, lòng bỗng trổi dậy một nỗi đam mê khó tả. Trong khi nhiều loài cây, kể cả những loài cây đại thụ, phải tự rụng lá để giữ nước cho cơ thể, thì dù rét giá cây Hoàng hậu vẫn miệt mài hoa nở. Dường như có một sức sống nào đó thật mãnh liệt đã thôi thúc Hoàng hậu nở hoa liên tu bất tận. Tôi vẫn có cảm tưởng như rằng nguồn dinh dưỡng chính nuôi hoa Hoàng hậu nở suốt bốn mùa chính là khí trời Huế lúc nào cũng mênh mang, đủ lặng lẽ để nhóm lên màu hoa một sắc nồng nàn.
    Còn nhớ sau trận lũ thế kỷ, Huế ngập trong đau thương. Quá nửa thành phố chìm trong bùn và bụi. Vậy mà sau lũ hoa Hoàng hậu ở công viên Tứ Tượng vẫn cứ nở tím ngát góc trời. Hoa nở thản nhiên nhưng không hề vô tình. Trong màu hoa buồn bã, tôi chợt nhận ra từ sắc hoa một sức mạnh vô hình xoa dịu những cơn đau. Hoa nở như một niềm tin bền vững trong tro lửa, nhen nhóm niềm hy vọng tái sinh.
    Với nhiều người Huế, ngoài cái tên Latinh dài dằng dặc, hoa Hoàng hậu còn có một cái tên dân dã khác là hoa móng bò. Có nhìn thấy những dấu chân bò in đậm nhạt trên con đường quê buổi sáng cong cong hình lưỡi liềm mới thấy tư duy dân gian vượt qua những rào chắn khuôn sáo để trở về với đời sống đích thực. Phải chăng vì vậy mà qua mấy trăm năm tranh dân gian Đông Hồ, làng Sình.... vẫn sống mãi với thời gian. Với hai tên gọi hầu như trái ngược nhau, hoa Hoàng hậu từ trong tư chất đã hàm chứa nét cao sang và sự dung dị cần thiết. Không hiểu sao khi ngắm hoa hoa nở vào buổi chiều nhiều sương mù, tôi hình dung gương mặt hoa mang dáng dấp của người đẹp ỷ Lan khi nàng hái dâu ở bến sông Tương. Và duyên kỳ ngộ đã đưa người đẹp lên ngôi Hoàng hậu.
    Những ngày xuân muộn ở Huế vẫn còn như trong mùa đông. Lác đác trong mưa nhẹ hoa Hoàng hậu nở âm thầm, mỗi đêm một lần hoa thay sắc mới góp một nét duyên thầm cho phố Huế thơ ngây.
    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: Thừa Thiên - Huế


    Trà hoa​
    Đoàn Hào Vũ
    Hồi bé tôi còn nhớ, ba tôi rất yêu hoa trà. Mỗi lần ngủ dậy, đã thấy ông ngồi một mình bên chậu trà, độc ẩm. Ông trở nên lặng lẽ xa xăm, không giống con người cần mẩn, nghiêm trang thường nhật.
    Những tháng ngày trà đơm nụ, trong gia đình mọi người đều giữ gìn lời ăn, tiếng nói. Nụ trà nghén đến sáu tháng mới chịu nở đón xuân sang. Chỉ một lời thô tục nặng nề, nụ trà sẽ hẻo tàn, rơi rụng.
    Có chậu hoa trà, gia đình tôi như có đứa con gái út, độc nhất vô nhị. Những đêm giông tố tơi bời, cha tôi trằn trọc không sao ngủ được, trông trời sao mau sáng ra với hoa. Tôi là đứa bé nhất nhà được cưng chiều, cha tôi dành phần tưới tắm cho cây. Nước tưới là nước ốc luộc chín, đã ủ hơn trăm ngày cho hết nồng độ, đã lọc qua lần vải mỏng. Đã vậy trà hoa còn ỏng ẹo, phun nước mưa mỗi sáng phải phun bằng... mồm, phun cho khéo cho cành cây đừng động đậy.
    Không biết từ bao giờ, tôi đâm ghét hoa trà. Hoa gì mà yếu ớt, yểu điệu? Chả bằng với vạn thọ, đào, mai mặc sức mưa gió dập vùi. Đã vậy lại càng khó trồng, giâm cả trăm cây chỉ sống một; trong năm chỉ có ngày Đoan ngọ mới sống được....
    Ngày Tết có hoa trà chỉ nở vài bông thôi, cha tôi đã vui lắm. Trải qua bao giông bão, đến mùa xuân nụ hoa như qua từng kẽ lá, rồi rung rinh bừng toả những cánh trắng tinh khôi. Hoa trà không nhiều, chỉ có ba, bốn cái mỏng manh, hương hoa dìu dịu. Rồi những ngày xuân qua đi, nhìn cánh trà hoa rơi lả tả dưới mưa, ba tôi buồn: "Trà là đệ nhất hoa, hoa tàn mà không rữa".
    Lớn lên vì sinh kế, tôi quên hẳn loài hoa nầy. Cho đến một hôm, có bạn khoe: "Hoa trà quý hiếm và đắt giá". Nhìn cảnh mọi người xúm xít, trầm trồ vây quanh chậu hoa trà cuối năm. Tôi chạnh nhớ ngày xưa "Gió cứ thổi, biết sẽ còn thổi, thổi/Tóc phai dần, biết ngày đã xa, xạ..".
    Tôi hiểu những cánh hoa trà, mãn mùa xuân sẽ tàn phai, rơi rụng. Những cổ thụ trà hoa già hơn bốn trăm năm tuổi ở Chùa Hương, Đà Lạt, Sapa giờ còn hoa đâu nữa. Nhưng mà trong lòng người, mỗi mùa xuân lại nhớ hoa trà. Nỗi nhớ ấy là hương- là hoa bất diệt. Dành riêng cho hoa trà dù gió có thổi qua cuộc đời và tóc phai dần mỗi mùa xuân đến.


    Hàng nước​
    Hoàng Bình Thi
    Sống ở Huế nhiều năm, nhẩn nha đi đây đó, thấy ở nhiều vùng quê vẫn có những gánh hàng nước bày ở các góc chợ. Gánh hàng nhỏ và khiêm tốn như chính chủ nhân của nó. Với một đôi quang gánh, vài chiếc đòn tre và cái chóng nhỏ mặt mây, nước lên bóng loáng thời gian. Ly dùng uống nước là những chiếc ly sành cũ, nước men đã tróc, nhìn kém màu, hoặc là những chiếc bát sứ ngã màu thời gian, bưng lên tay thấy râm ráp như khi gặt lúa. ở chợ Vinh Thanh, hàng nước có bán kèm với rượu, và bán hàng là một... người đàn ông đã luống tuổi. Nhưng thường cán đáng hàng nước vẫn là những cô gái còn son trẻ mà cái duyên của gánh hàng không theo kịp cái duyên của người bán hàng. Mấy ai còn nhớ gánh hàng nước cô Thao đã xưa lắm rồi bên bến đò Ca Cút. Người Tam Giang xa quê nhiều năm, chỉ cần về đến hàng nước cô Thao là biết được tin nhà. Đôi môi cắn chỉ, mắt lá dăm cô Thao đon đả mời khách. Chén nước nóng ấm như hơi thở con gái đưa lòng ai phút chốc như trẻ lại mấy mươi tuổi đời. Nhớ gánh hàng nước cô Thìn ở bến đò Cồn Gai, mà ai đó gọi là bến đò "Con gái". Nước chè cô Thìn xanh, trong và đậm hương gừng. Ngày nắng nóng, đi đường xa người nhọc mệt, chỉ cần bát nước chè cô Thìn là người tháo mồ hôi một lượt, khoẻ khoắn lại như thường. Hay như gánh hàng nước cô Mão nắm khuất lấp bên góc nhỏ bến đò chợ Đông Ba. Thợ thuyền uống nườm nượp. Nước ngon ở cái nhiều, rẻ và đặc điểm là cái tính đằm thằm, đa sắc của cô bán hàng. Chiếc áo lụa cánh cô mặc hàng ngày dùng đã lâu nhưng lúc nào cũng như mới và thơm mùi hương lài lý. Thoạt nhìn đã thấy lòng mát rượi, như được một bóng đa làng che chở trên đầu. Chính vì thế mà người rỗi việc, hay có một chút đa cảm với đời, yêu quá cuộc sống mà thường nhẩn nha ngồi ở những hàng nước. Ngồi để bàn chuyện phiếm tào lao như một người ở trọ vô tư, hoặc đơn giản là ngồi hàng nước để mà ngóng người khác nói chuyện. Mà chuyện từ nghiêm túc đến tầm phào thì người dân Huế " mặn" cũng chả kém nơi nào. Có người quen nếp sống công chức cảm thấy lạ khi người khác la cà hàng nước suốt ngày. Có cái gì ở đấy đâu mà khối người lại say mê đến vậy?. Cũng khó lý giải nhưng với nhiều người Huế, hàng nước là không gian sinh toả, cái nơi cần thiết như là không khí để có thể thở hàng ngày. Lê la ngồi ở hàng nước những tưởng là vô nghĩa, tự hoang phí cuộc sống mình, nhưng không hẳn là vậy. Ngồi hàng nước là một phần của nếp sống thị dân Huế. Chén nước có khi chỉ là cái cớ để mà gặp nhau hàn huyên tâm sự. Chén nước gỡ rối bao nhiêu là tơ lòng, những vui buồn vốn dĩ thường ở cuộc đời này.
    Những sinh viên từng có thời đi học tại Huế khó mà quên những hàng nước trên sân ga. Ga Huế sống về đêm nên các hàng nước cũng thức theo. Một dãy hè phố đầy những ánh đèn hột vịt, mờ tỏ mà quyến rũ vô cùng. ở đây có bán trà Bắc, chuyên trong những chiếc ấm nhỏ và là nơi duy nhất ở Huế còn bán thuốc Lào hút tại chỗ. Khó mà diễn tả hợp âm giữa tiếng còi tàu với mưa Huế và tiếng reo vui từ ống điếu hút thuốc Lào. Nó là một cảm giác buồn vui lẫn lộn khiến người xa quê ngồi đợi tàu thấy lòng nửa như cười và nửa như muốn khóc... Mấy ai còn nhớ hàng nước cô Hiên không? Hàng thật nhỏ và nghèo, nằm dưới một tàn lá cây bồ đề đại thụ rễ chằng chịt. Hàng cô Hiên còn bán cả rượu Kim Long (Quảng Trị). Thứ rượu gạo nặng ngang với cuốc lũi làng Vân (Bắc Ninh) và Bàu Đá (Bình Định). Uống một chung rượu Kim Long, ngắm cô hàng nước thấy đầu váng vất và tai mơ hồ nghe như có tiếng ai gọi thầm trong sương mù. Hàng cô Hiên cũng thường cho bán chịu nên khách "áo vải" lúc nào cũng đông. Có người ra trường đến mười năm mới quay về chốn cũ để trả món nợ ngày xưa. Chốn cũ chừ đã khác. Ga Huế nhiều lần được tu sửa lại, vỉa hè cũng khác xưa, chỉ có dãy hàng nước là vẫn như cũ, rêu mốc như nỗi buồn.
    Phố xá Huế chừ đô thị hoá. Những cô hàng nước mỗi ngày cứ bé dần trong những góc phố nhỏ. Muốn tìm một hàng nước để mà nhớ phải lặn lội ra tận ngoại thành, hay chờ đêm xuống, mưa lăng thăng, cùng với một người bạn lội bộ lên ga Huế, tìm cô hàng nước ngày xưa.
    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: Thừa Thiên - Huế


    u?c cocvangkhe s?a vo 22:01 ngy 24/09/2006
  6. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Vì tôi sưu tầm các tư liệu này từ nhiều nơi nên có rất nhiều bài viết không có tên tác giả cũng như "nguồn". Vì vậy mong các bạn thông cảm. Bạn nào có hình ảnh thì post lên luôn nhá.
  7. cocvangkhe

    cocvangkhe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    3.104
    Đã được thích:
    0
    Người và tôi
    Những người đã cùng tôi ngược xuôi dọc đường đời
    lâu năm rồi chưa gặp lại
    Người thiếu nữ trọ học bên miền tả ngạn sông Hương
    Người thanh niên cho tôi tạm trú vài đêm trong những năm chiến tranh lưu lạc
    Người nhường cho tôi một phần thực phẩm giữa những ngày túng thiếu
    Người chỉ cho tôi thấy những cạm bẫy của đồng tiền.
    Nơi ký ức tôi, nơi thời gian không thể đến để xóa nhòa mọi dấu vết
    nơi những hình bóng thân yêu vẫn như ngọn đèn trong đêm tối
    Mai sau, khi gặp lúc phải đi một mình trong đêm
    tôi sẽ có ánh sáng ở phía đằng xa để khỏi lạc đường.
    Trích tập thơ Huế.
    u?c cocvangkhe s?a vo 06:35 ngy 25/09/2006
  8. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Xóm Ngự Viên- một bài thơ hay về Huế của Nguyễn Bính
    [​IMG]
    Huế là mảnh đất nhiều duyên nợ với Nguyễn Bính. Trên hành trình rong chơi, ông đã nhiều lần đến Huế. Vì thế có một số bài thơ hay được viết ra ở đây, trong đó nổi bật là hai bài thơ Xóm Ngự Viên và Giời mưa ở Huế.
    Xóm Ngự Viên nằm trong tập Mười hai bến nước, được xuất bản năm 1942, có thể nói là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính, tuy nhiên nó lại ít được đề cập đến. Ở nơi có tên gọi xóm Ngự Viên ấy vốn là vườn Thượng Uyển, còn gọi vườn Ngự Uyển, là chỗ để vua cùng quần thần dạo chơi. Nhưng cho đến khi Nguyễn Bính tới đó vào tháng 9 năm 1941 thì vườn Ngự Uyển chỉ còn là dấu tích. Thay vào đó là một xóm nghèo mọc lên:
    Nhà cửa xúm nhau thành một xóm
    Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
    Mụ vợ bắc nam người tứ xứ
    Anh chồng tay trắng lẫn tay đen
    Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa
    Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên
    Nhọc nhằn tiếng cú trong đêm vắng
    Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn
    Mặc dầu nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại, triều đình Huế vẫn còn vua - quan - hoàng hậu đủ cả nhưng đấy chỉ là hình thức. Ở xóm Ngự Viên lúc ấy Nguyễn Bính đã thấy cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến rồi:
    Khoa cử bỏ rồi thôi hết Trạng
    Giời đem hoa cỏ trả vườn tiên
    Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
    Dân thường qua lại lối đi quen
    Những thành phần trong hoàng tộc đã trở thành kẻ bình dân như thế, thì thời thế đã quá đổi thay rồi. Nên vui hay nên buồn? Có lẽ đấy là quy luật của trời đất, con người không thể cưỡng lại được như mấy câu thơ sau đây của Tố Hữu viết về triều đại phong kiến cuối cùng ấy:
    Ý chết đã phơi vàng héo úa
    Mùa thu lá sắp rụng trên đường
    Mơ chi ảo mộng ngàn xưa nữa
    Cây hết thời xanh đến tiết vàng
    (Dửng dưng)
    Tuy nhiên đối với Nguyễn Bính thì lại khác. Trong tâm tưởng của thi nhân, cảnh chiều tàn của chế độ vua quan ngàn năm ngự trị ấy đã gợi lên những nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Ở điểm này, Nguyễn Bính và Vũ Đình Liên đã gặp nhau. Vũ Đình Liên sau khi xem lễ Nam Giao vào năm 1936 ở Huế xong đã viết mấy câu thơ: "Lòng ta là những hàng thành quách cũ/Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa".
    Đấy là tâm trạng hoài cổ, thể hiện bằng sự tiếc nuối bâng quơ những vàng son quá khứ. Có điều những vàng son ấy thi nhân không hề can dự vào. Sự tiếc nuối không có lý do chính đáng nào để tồn tại, nhưng lòng người vẫn không ngăn được tiếc nuối. Tiếc cho thời đại vua chúa đã về chiều, những công tằng tôn nữ phải ngồi đan từng chiếc áo kiếm sống qua ngày, những khoa thi không còn để mà "Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý". Tiếc không còn cảnh vua cùng hàng đoàn cung tần mỹ nữ dạo chơi trong vườn Ngự Uyển để mà:
    Đức vua một sớm đầu xuân ấy
    Lòng đẹp theo giời, dạo Ngự viên
    Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
    Theo gót nhà vua nở gót sen
    Ở đây ta thấy thêm một đặc điểm nữa đối với Nguyễn Bính mà lâu nay ta không để ý đến. Ta đã để sót một đặc điểm quan trọng đối với thơ Nguyễn Bính. Đó là chất hoài cổ mà nói rộng ra hơn là hoài vọng. Mỗi thi nhân, dù ít dù nhiều đều có một chút tình cảm đó trong con người nhưng ở Nguyễn Bính, tình cảm này hiện ra rất thường xuyên và đậm nét. Riêng ở đây, trong bài thơ này, tình cảm đó hầu như lai láng. Đó là một thứ sương khói bềnh bồng phủ lên lời thơ, khiến lòng người cô quạnh. Một thứ "buồn tàn thu":
    Ngự viên ngày trước không còn nữa
    Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
    Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
    Giời đem hoa cỏ giả vườn tiên
    Chúng ta thấy trong nhiều bài thơ, thông thường cái buồn đến ngay trong thực tại. Buồn vì lý do chia ly, buồn vì cảnh vật buồn... Chẳng hạn như cái buồn của Huy Cận trong câu thơ "Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế/Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường" hay là trong câu thơ của Lưu Trọng Lư "Chừ đây trăng nước não nùng/Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn"... Những nỗi buồn ấy có lý do rõ ràng. Nhưng ở đây thì lại khác. Ở đây cái buồn không đến từ ngay cảnh thực tại mà là vì "Khách du lần giở trang hoài cổ/Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên".
    Ta thấy ở cái xóm Ngự Viên nghèo ấy, có lẽ không ai có thời gian để mà buồn nhiều vì mải kiếm kế sinh nhai. Chỉ có một mình thi sĩ của chúng ta ngồi tưởng tượng lại đủ thứ để mà buồn thôi:
    Tay ai đấy nhỉ gieo cầu đấy
    Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn
    Trạng bắt sai rồi, lầu rủ sáo
    Có người đêm ấy khóc giăng lên
    Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
    Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền?
    Từ chỗ tưởng tượng ra như thế rồi thi sĩ buộc cái buồn vô cớ vào lòng mình:
    Khách du buồn mối buồn sông núi
    Núi lỡ sông bồi cảnh biến thiên...
    Ngự viên ngày trước không còn nữa
    Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
    Nguyễn Bính làm xong bài thơ Xóm Ngự Viên trong một buổi chiều quạnh hiu nào đó rồi viết treo lên vách để ngâm ngợi và Yến Lan khi đến Huế đã được đọc bài thơ trên vách nhà đó. Bài thơ có lẽ làm cho Yến Lan chạnh lòng và cũng khiến lòng ta ngẩn ngơ như vừa đánh mất cái gì. Lâu nay ta cứ nghĩ, chỉ có Vũ Đình Liên mới làm được và làm hay những câu thơ hoài cổ như vậy. Ta không ngờ rằng, với Xóm Ngự Viên, Nguyễn Bính hầu như đã chiếm cái vị trí ấy của tác giả Ông đồ. Cái cảnh chiều tàn trong Ông đồ của Vũ Đình Liên không thể làm bâng khuâng lòng người bằng cái cảnh chiều tàn ở xóm nghèo Ngự Viên này. Bởi đây mới chính là cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến ngàn năm. Cả một vàng son rực rỡ đọng lại trong hình ảnh Tôn nữ ngồi đan áo bên đường, nghèo nàn hơn cả thường dân. Vua quan, quần thần, hoàng hậu, công chúa, trạng nguyên, cung tần mỹ nữ, những yến tiệc, những cuộc dạo chơi, lầu son gác tía, hoa cỏ vườn tiên, tất cả được tái hiện lại và rồi vụt tắt đi, để lại hiện ra một xóm nghèo xơ xác. Đó chính là xóm Ngự Viên:
    Giậu đổ dây leo suồng sã quá
    Hoa tàn con **** cánh nghiêng nghiêng
    Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá
    Xóm vắng rêu xanh những lối hèn
    Xóm vắng này có lẽ ít ai chú ý đến nó. Vì nó chẳng là gì cả trong đời sống thực tại khi đó. Chỉ có một mình thi nhân của chúng ta đến đây "lần giở trang hoài cổ" để buồn và hôm nay để lại cho đời những vần thơ da diết ấy mà thôi.
    (Theo Thanh Niên)
    [​IMG]
  9. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Uả không có ai post bài lên đây nữa ạ?
  10. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0

    Và?o 'Ăy nghe thơ, ca HuẮ mà? thẮy sao quĂ mì?nh "nghè?o" chẮt nghẶ thuẶt quà .
    Cò dìp qua HuẮ ghè chơi
    ĐĂ? nghe cĂu hàt gòi mơ?i khàch nhĂn
    Thi thơ 'Ắi 'àp cf̣p vĂ?n
    Chf?ng như gài bf́c xàch quĂ?n rượt trai

Chia sẻ trang này