1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về cái tôi...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi CaXanh, 20/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaXanh

    CaXanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Một chút về cái tôi...

    Tất cả chúng ta đều dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất khi nói chuyện là nhiều nhất. Điều này cho thấy những con người như chúng ta đều coi trọng bản thân mình hơn tất thảy, ai ai cũng muốn mình là "rốn của vũ trụ"...Đấy chính là mong muốn thể hiện cái tôi của mình. Có một câu hỏi được đặt ra như thế này : "Trên đời này tồn tại mấy cái tôi nhỉ?"
    Câu trả lời là có hai cái tôi: Cái tôi bẩm sinh và cái tôi nhào nặn.
    Sự sinh tồn của con người có hai trạng thái: Một là để mặc bản tính tự nhiên phát ra, sống tuỳ ý, tuỳ hứng, tuỳ tâm và tuỳ ham muốn, có thể gọi đó là cái tôi bẩm sinh. Hai là cái tôi từ xã hội, tập tục, truyền thống và văn hoá nhào nặn nên, cái tôi lúc này không thể tuỳ tâm tuỳ ý mà phải tuân theo tập tục của xã hội, chuẩn tắc của văn minh và quy phạm của chế độ để sống. Chúng ta có thể gọi nó là cái tôi nhào nặn.
    Con người hầu như nên có cái tôi bẩm sinh để có một cuộc sống thuận theo tình ý mình nhưng con người buộc phải thừa nhận cái tôi nhào nặn bởi vì nếu mọi người sống tuỳ ý, ắt sẽ sinh ra tranh chấp nhau giữa người này và người kia, chiến tranh giữa nước này với nước khác, cuộc sống sẽ mất đi tính nhân đạo. Cho nên con người phải sử dụng đến lễ nghi, phong tục, văn hoá và chế độ tự ràng buộc hoặc chịu sự ràng buộc có tính cưỡng chế của xã hội.
    Con người không thể không có cái tôi nhào nặn, tuân theo các quy tắc xã hội cần thiết nhưng cũng không thể hoàn toàn kìm chế cái tôi bẩm sinh của mình bởi vì cái tôi đấy mới chính là cái tôi của bản thân mình, thể hiện tính cách bẩm sinh...



    It's very nice to be important, but it's more important to be nice
  2. BasicInstinct

    BasicInstinct Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    562
    Đã được thích:
    0
    Ha, tuy còn bé nhưng nói chuyện có lý, khâm phục :)
    Nói thêm là nhiều người cứ cố giấu cái tôi của mình mà thực ra nó luôn điều khiển hành động của họ, đạo đức mà
    Kèm theo cái tôi xã hội là một lô xã hội có giá trị đúng với xã hội nói chung, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối đúng, đơn giản vậy nhưng mà nhiều người quên mất đấy
    A Different Beat
  3. tu_dinh_huong

    tu_dinh_huong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.752
    Đã được thích:
    0
    Khi còn nhỏ trong cách suy nghĩ của bản thân thì cái tôi chỉ là một khái niệm, chỉ là một từ ngữ đơn giản và dễ đọc, một danh từ gọn nhẹ không hơn không kém. Nhưng suy xét lại thì cái tôi cá nhân được sinh ra từ bẩm sinh thật.
    Cái tôi khi người ta ba hoặc bốn tuổi là khóc toáng lên đòi một cái gì đấy mà mình thích. Ai bảo đấy không phải là cái tôi nào, chính là nó đấy. Tôi thích cái xúc xắc màu xanh, nên đòi, và mẹ tôi phải đồng ý, còn đứa bên cạnh nó thích quyển truyện cơ, và như thế là tôi và nó khác nhau rồi, như thế là cái tôi của tôi và cái tôi của nó hình thành từ bao giờ ko biết.
    Lớn lên một chút, cái tôi là gân cổ cãi nhau quyết liệt với đứa bạn về con mèo nhà tao xinh hơn, thông minh hơn, dễ thương hơn con mèo nhà mày. Cãi chày cãi cối, mặc dù con mèo nhà mình lem nhem như mới mò từ đống rác về, tuy nhiên thì vẫn cứ thắng vì mình lắm mồm át hết cả nó. Và đấy chính là cái tôi đặc trưng của từng đứa. Đứa hiền lành, đứa đanh đá.
    Vào cấp ba, cái tôi cá nhân thể hiện là sự hiếu thắng trong mọi thứ, từ học tập đến niềm kiêu hãnh, đến cả những cái nhỏ nhặt nhất đều mang đặc trưng riêng. Đó là khoảng thời gian cái tôi cá nhân thể hiện nhiều nhất, bộc lộ nhiều nhất, lột ra khỏi cái vỏ bên ngoài. Bởi khi đó sự trưởng thành mới bắt đầu và người ta càng muốn khẳng định bản thân.
    Giờ đã kết thúc đại học, cái tôi cá nhân bắt đầu ko có kiểu phô trương khoe mẽ nữa. Có lẽ lớn lên, nên mọi hành động đều suy nghĩ và bọc ngoài cho nó một chút vẻ nhẹ nhàng. Nói bớt đi và làm nhiều hơn. Để khẳng định cái tôi của mình bằng hành động và kết quả chứ ko chỉ là lời nói suông. Và tự nhận thấy đã trưởng thành, đã có một cái tôi, ko hoàn hảo, không cần hoàn hảo, không bao giờ hoàn hảo, nhưng nó là của mình, là CÁI TÔI CÁ NHÂN của mình, ko phải ai khác.
    Close your eyes, open your heart, and give me your hand...
  4. soul_of_stone

    soul_of_stone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.257
    Đã được thích:
    2
    Nghe có vẻ không ổn !
    Cái TÔi à ? trừu tượng đấy !khó có thể diễn đạt nhưng cũng có thể hiêu sơ sơ .Không thể định nghĩa một cách rõ ràng và chính xác về cái TÔI nhưng cũng có thể hiểu rằng nó là một cái gì đó rất riêng ,rất riêng và đặc sắc của mỗi người ,ko fa trộn ,ko thể nhầm lẫn .
    "Xã hội ,tập tục ,truyền thống văn hoá "chỉ có thể nói là "tác động"( một phần nào đó) lên cái TÔI chứ ko thể nào nhào nặn ra đươc một cái TÔI nào hết !
    "cái tôi nhào nặn "vân vân và vân vân về " cái tôi nhào nặn" nghe nó cứ thế nào ,không ổn ,có cái gì đó ko ổn !(Cuốc sống vẫn diễn ra đấy thôi ,vẫn tranh chấp ,vẫn chiến tranh ,vẫn chả có hoàn toàn cái gọi là tính nhân đạo ..)
    Có lẽ cái này thuôc phạm trù đạo đức và sự ràng buộc xã hội ,đại loại là như thế ,chả biết nói thế nào .Trừu tượng mà ....
    SoS_Hiền nhất quả đất (ko ai đc phản đối,phản đối cho ăn đấm)

    -----><-----
  5. CaXanh

    CaXanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Mọi người luôn nghĩ về bản thân của mình đầu tiên, luôn cho mình là đúng trong các cuộc tranh cãi, luôn cho mình là đau khổ nhất nếu như vấp váp trong đường đời. Tất cả mọi người trong chúng ta ai ai cũng có thiên hướng tuyệt đối hoá bản thân mình. Không phải tự nhiên mà thống kê lại nói rằng trong ngôn ngữ của loài người chữ tự, kỷ hay tôi (theo nghĩa tiếng việt) là từ được dùng làm tiền tố nhiều nhất: tự tin, tự kiêu, tự ty, tự tại.. đến ích kỷ, kỷ vị, kỷ đoan...
    Cái tôi bẩm sinh và cái tôi nhào nặn luôn luôn kéo con người ta về hai thái cực khác nhau. Suy cho đến tận cùng thì chẳng có cái tôi nào là hoàn thiện, chẳng cái tôi nào là chúng ta nên đi theo trong suốt cả cuộc đời. Bởi vì nếu bạn đi theo cái tôi thứ nhất thì bạn sẽ có một cuộc sống buông thả nhưng nếu bạn đi theo cái tôi thứ hai thì bạn sẽ trở thành một nhà đạo đức học, một người luôn dằn vặt với bản thân về những điều bạn muốn làm và những điều bạn phải làm, bạn sẽ không có sự phá cách trong cuộc sống và có thể nói rằng lúc ấy bạn sẽ sống như những viên ngói khô, châm lửa đốt cháy cái vèo...
    Đã mấy ai trong chúng ta có sự kết hợp hài hoà giữa hai cái tôi ấy nhỉ????
    It's very nice to be important, but it's more important to be nice
  6. BasicInstinct

    BasicInstinct Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    562
    Đã được thích:
    0
    Trích:
    "Bởi vì nếu bạn đi theo cái tôi thứ nhất thì bạn sẽ có một cuộc sống buông thả nhưng nếu bạn đi theo cái tôi thứ hai thì bạn sẽ trở thành một nhà đạo đức học, một người luôn dằn vặt với bản thân về những điều bạn muốn làm và những điều bạn phải làm, bạn sẽ không có sự phá cách trong cuộc sống và có thể nói rằng lúc ấy bạn sẽ sống như những viên ngói khô, châm lửa đốt cháy cái vèo...
    Đã mấy ai trong chúng ta có sự kết hợp hài hoà giữa hai cái tôi ấy nhỉ????"
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Wow, một lần nữa phải tỏ lòng khâm phục
    Theo tôi
    Xã hội luôn tìm cách áp đặt lối chơi cho cái tôi thứ nhất, áp đặt ở đây là trong tinh thần chứ không phải trong sự việc cụ thể, kiểu như mỗi lần va chạm với xã hội thì xã hội lại nói rằng ta phải nhường nhịn, lâu dần nhường nhịn trở thành một thói quen, sau này không có ai nhắc nhở ta vẫn tự giác nhường nhịn, đó gọi là áp đặt tinh thần
    Một nhà dao dức học rất có thể một lúc nào đó chợt nhận ra rằng tất cả cái gì mình làm không thực sự là cái mình muốn làm, lúc đó thì là ô hô ai tai, giống như mình dùng thang để trèo qua một bức tường, lúc lên đến bậc trên cùng chợt nhận ra rằng mình đã đặt nhầm thang vào bức tường bên cạnh.
    Câu hỏi cuối thật khó trả lời, người ta thường nói một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu mà
    A Different Beat
  7. hoacucnho

    hoacucnho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác nói về cái tôi của mình sâu sắc quá, theo em thì cái tôi là cái của mình khác với những gì của người khác, cái mình có để tự khẳng định mình.
    Song khẳng định mình không có nghĩa là làm tất cả những gì mình muốn, mà nhiều khi nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố :tập tục của xã hội, chuẩn tắc của văn minh và quy phạm của chế độ để sống.
    Mỗi người có một suy nghĩ khác nhau về những yếu tố trên, có cách kết hợp nó với những gì mình mong muốn. Và suy nghĩ đó, hành động đó tạo nên tính cách của từng người mà người khác có thể cảm nhận được
  8. gionson

    gionson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    những chủ đề " chìu tượng" đã xuất hiện ,hoan nghênh.
    @@@
  9. Lacda

    Lacda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi thế còn cái tôi vô ngã các bạn xếp vào loại nào ?

    Đi trong cát bụi
  10. quyen_my

    quyen_my Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    664
    Đã được thích:
    0
    Tôi có sự đồng ý với Soul_of_stone về sự không ổn trong việc "phân loại" cái tôi của Caxanh, chỉ về quan niệm về có bao nhiêu cái tôi thôi, còn những thứ khác tôi đồng ý với bé.
    Cái tôi là gì? Là sự khẳng định tôi là tôi, không phải là ai khác. Tôi thế này, tôi không phải là thế kia. Tôi vì tôi, tôi chả vì ai cả...
    Có mấy cái tôi trong mỗi con người? Theo tôi, câu trả lời không phải là 2, mà là có rất nhiều cái tôi chi phối, ràng buộc, đấu tranh, giằng xé lẫn nhau. Văn hoá, xã hội chỉ là những yếu tố tác động (tích cực lẫn tiêu cực) tới cái tôi bản thể chứ không thể nhào nặn đưọc 1 cái tôi nào khác với bản thân mình. Nó chỉ làm thay đổi 1 số biểu hiện của cái được gọi là "cái tôi" trong mỗi con người, chứ không tạo ra được một "cái tôi" độc lập tách rời với những biểu hiện của bản thân.
    Cái tôi là cái hình thành hồn nhiên trong ta nhưng vẫn chịu sự tác động của môi trường sống, phong tục, tập quán, truyền thống, nó là đặc trưng, là tính cách, nó vừa có tính chung lại vừa có tính riêng, vừa khái quát, vừa cụ thể... Bởi rất nhiều lúc cái tôi của bạn dường như giống cái tôi của tôi, là cùng hãnh tiến chẳng hạn, nhưng biểu hiện cái tôi của bạn sẽ khác với cái tôi của tôi. Và đôi khi cái tôi rất "cứng đầu cứng cổ" chả cần biết đến quy phạm, chuẩn mực của xã hội, chả cần biết đến sự ràng buộc nào... Nó cứ gào toáng lên với mục đích khẳng định điều gì đó hơn người, khác người dưới sự điều khiển của lý trí, và cái lý trí này cũng lại là một công cụ để cái tôi - bằng mọi cách - có thể bộc lộ ra bên ngoài.
    Khi Choc nói lời "từ chức", Snow white rất buồn, rất xúc động, rất không muốn có quyết định ấy, nhưng balaotapghen lại lẩm bẩm: đâu có gì là mãi mãi, đã đến lúc Choc phải lấy chồng, phải lo cuộc sống riêng tư, không còn thời gian để chăm sóc "lũ trẻ" nữa. Còn Quyen_my thì lo lắng liệu có một hội trưởng thứ 2 như Choc hay không? Và rồi hi vọng... Có 3 cái tôi đang tồn tại trong tôi, nó chi phối nhau, có khi là đồng dạng, nhưng có những hoàn cảnh buộc chúng phải đấu tranh, giằng xé, và cuối cùng sẽ có 1 cái tôi chiến thắng. Một ví dụ, khi quá khứ quay trở lại, hẳn có 1 cái tôi trong bạn kiêu hãnh lắc đầu, nhưng cũng có 1 cái tôi khác len lén đợi chờ một điều gì đó tiếp tục xẩy ra...
    Cái tôi hoài nghi, cái tôi bất cần, cái tôi cả tin, cái tôi kiêu hãnh... Tôi thấy mình mâu thuẫn bởi chính tôi.
    American Quyen

Chia sẻ trang này