1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về Derrida và deconstructionism

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi thedanna, 15/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Bác tu vị cao, vote 5*
  2. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Nhẽ ra phải chào hỏi và giới thiệu cho có đầu có đũa. Nói về một Ông lớn, môt học thuyết thì phải nói từ đầu: sơ qua tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm nổi tiếng ... để tôi dễ nắm bắt. Tôi chẳng biết Ông này là ai, tác phẩm gì, lại nói một nửa ... bị ảnh hưởng của Ông ta, làm sao tôi nghe?
    Riêng về phần ngôn ngữ: tôi yêu tiếng Việt, văn hoá Việt.
    Viết là viết cho mình, theo yêu cầu của mình. Mình là người viết cũng là người đọc, một người đọc khó tính nhất. Khi mình thoả mãn nhu cầu, tôi nghĩ là được. Người viết phải là người đa cảm.
  3. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Lão Derrida sinh ngày 15.07.1930, ở El-Biar, Algeria, gốc Do Thái. Cha lão là một thương nhân. Năm 12 tuổi bị đuổi khỏi trường học nói tiếng Pháp, khi viên hiệu trưởng, trung thành với luật lệ phân biệt chủng tộc của chính quyền Vichy, ra lệnh nhất quyết không thu nhận người Do Thái. Ngay những năm chưa tới tuổi 20, Derrida đã là một người ham đọc, có những quan tâm rộng rãi đến các triết gia Jean-Jacques Rousseau, Friedrich Nietzsche, Albert Camus, và nhà thơ Paul Valéry.
    Nhưng lão cũng là một học sinh bình thường. Rớt kỳ thi tú tài lần đầu. Hai lần rớt sát hạch tuyển vào École Normal Supérieure, cái nôi truyền thống của trí thức Pháp, dù cuối cùng cũng được nhận vào, năm 1952. Ở đây, lão lại một lần thi hỏng vấn đáp ở những kỳ thi cuối. Sau khi tốt nghiệp lão dạy triết học và logic tại Đại học Paris và École Normal Supérieure. Dù vậy, lão vẫn chưa bảo vệ luận án tiến sỹ cho đến năm 1980, khi đã 50 tuổi.
    Phần lớn cuộc đời lão sống ở khu Ris-Orangis của Paris với người vợ Marguerite Aucouturier, một nhà phân tâm học. Họ có hai con trai, Pierre và Jean. Lão cũng có một con trai khác, Daniel, với Sylviane Agacinski, một giáo viên triết sau đó đã thành hôn với một lãnh đạo chính trị Pháp, Lionel Jospin.(Từ bỏ một nhà triết học có ảnh hưỏng lớn nhất cuối thế kỉ 20 , đầu thế kỉ 21 để theo một chính trị gia có tiếng trong vài năm. Đàn bà, họ thông minh thật!)
    Derrida bắt đầu giới thiệu học thuyết của mình vào năm 1966, tại hội nghị triết học của phái ?oconstructurallism?, tại Johns Hopkins University ở Baltimore. Lãnh đạo tinh thần của nó là nhà nhân loại học Pháp Claude Lévi-Strauss, người nghiên cứu các xã hội qua cấu trúc ngôn ngữ của họ. Lão đã khiến các thính giả người Mỹ bị sốc khi cho rằng chủ nghĩa cấu trúc đã lỗi thời ở Pháp, và tư tưởng của Lévi-Strauss quá cứng nhắc. Thay vào, lão đưa ra hủy cấu trúc, như một triết học mới, toàn thắng.
    Trình bày của lão đã hun đốt các giáo sư trẻ, vốn đang tìm kiếm khuynh hướng học thuật mới cho riêng mình. Trong một bài viết năm 1991 trên Los Angeles Times Magazine, Stephens, giáo sư báo chí, viết: ?oÔng đem lại cho các giáo sư văn chương một món quà đặt biệt: cơ hội thách đố những nghịch biện thâm thúy nhất của tư tưởng Phương Tây, không đơn thuần như những triết gia hạng hai, không đơn thuần là diễn dịch cho người viết tiểu thuyết, mà là những người khám phá có đầy đủ bản lĩnh theo chính những quyền của họ?.
    ?oNếu họ đã đọc, nếu họ đã bắt đầu chú ý đủ vào các ẩn dụ này?, Stephens tiếp, ?ocác giáo sư văn chương, từ sự thỏa mãn với những vị trí thoải mái của họ, có thể vạch ra sự sáo rỗng của những khẳng định cơ bản, vốn là nói dối, đằng sau tất cả những trang viết của chúng ta?.
    Những người phê bình thì nhận thấy sự hỗn loạn làm mơ hồ các giá trị hàm lâm, có thể giả định để bôi nhọ Voltaire hay Tolstoy, bằng việc tìm kiếm những thiên hướng văn hóa và ngôn ngữ không chính xác trong các kiệt tác của họ. ?oVăn chương, các nhà hủy cấu trúc thường minh chứng, đã hoàn toàn được viết từ những người sai trái, cho những lý lẽ sai trái hoàn toàn?. Malcolm Bradbury, tiểu thuyết gia và là giáo sư người Anh, viết trên The New York Times Book Review, năm 1991
    Đến cuối thế kỷ 20, hủy cấu trúc trở thành một từ chuẩn của những bàn thảo học thuật, dù rằng chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc ?" hai loại triết học khó nắm và thời thượng khác cũng đã nổi lên từ Pháp sau đại chiến thế giới II ?" đã có trước đó. Derrida và các môn đệ đã không sẵn lòng ?" đôi khi nói là không thể - đưa ra bất kỳ định nghĩa chính xác nào cho hủy cấu trúc, vì thế nó vẫn bị hiểu sai hoặc được diễn dịch theo những cách mâu thuẫn.
    Điển hình những giải thích mờ mịt của Derrida về triết học của lão là một bài ông trình bày tại Trường luật Benjamin N. Cardozo ở New York. Nó bắt đầu bằng: ?oKhông cần thiết để nói, dù chỉ thêm một lần, hủy cấu trúc, nếu không có một sự vật như vậy, thực hiện như sự trải nghiệm của cái bất khả?.
    Derrida là một người viết khỏe, nhưng hơn 40 cuốn sách của lão về những khía cạnh khác nhau của hủy cấu trúc đã không tiếp cận đến mọi người dễ dàng, dù là người chuyên nghiên cứu về triết học. Ngay cả tựa đề của chúng, ?oOf Grammatology?, ?oThe Postcard: From Socrates to Freud and Beyond?, và ?oUlysses Gramophone: Hear Say Yes in Joyce? đã gây khó khăn khi tiếp cận với những người không thạo (như bẩn tăng đây. )
    Trong khi structuallism tin tưởng là ý nghĩa nằm đâu đó trong cấu trúc của tác phẩm, thì Derrida quan niệm ý nghĩa là một tiến trình bất định và hầu như vô giới hạn. Quan niệm này gắn liền với thuật ngữ ?~differance?T (một thuật ngữ không thể nào dịch sang tiếng khác được) do lão đưa ra để chỉ bản chất của ký hiệu ngôn ngữ như một cái gì vừa khác biệt vừa triển hạn, trong đó, ý nghĩa là một cái gì vừa có mặt vừa vắng mặt và không bao giờ thực sự có mặt trọn vẹn cả. Derrida cho ký hiệu không phải là một cấu trúc khép kín của hai mặt biểu đạt và được biểu đạt mà chỉ là cấu trúc của những sự dị biệt: một cái biểu đạt không nhất thiết dẫn đến một cái được biểu đạt tương ứng mà thường, nếu không muốn nói luôn luôn, dẫn đến những cái biểu đạt khác, và chúng ta sẽ không bao giờ vươn tới được cái được biểu đạt cuối cùng mà bản thân nó lại không phải là một cái biểu đạt của một cái gì khác. Như vậy, sau mỗi chữ là một (hay nhiều) chữ khác bị gạch bỏ: trong các bài viết của mình, Derrida hay sử dụng biện pháp gạch bỏ, đúng hơn, gạch nhưng không bỏ (sous rature / under erasure): chữ bị gạch chéo vẫn xuất hiện như thường bởi vì dù bất toàn, chúng vẫn cần thiết: chúng tồn tại như những vết mờ. Quá trình đọc thực chất là một quá trình truy tìm những vết mờ ấy. Ðó là một quá trình không có điểm kết thúc. Ý nghĩa của tác phẩm, do đó, là một cái gì hoàn toàn bất định. Trong cuộc hành trình bất định ấy, diễn dịch cũng biến thành một văn bản, đòi hỏi một hay nhiều sự diễn dịch khác. Nói cách khác, ngôn ngữ dùng để phân tích ngôn ngữ chỉ là một thứ siêu-ngôn ngữ (metalanguage) và đến lượt nó, siêu-ngôn ngữ cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của một thứ siêu-ngôn ngữ khác; hậu quả là mọi hình thức diễn ngôn, kể cả phê bình, đều mang tính hư cấu: khi tất cả đều là hư cấu, ?~chân lý?T không thành vấn đề nữa.

    Trong những tác phẩm do Derrida viết, theo như sự hiểu biết của bần tăng, thí chỉ có cuốn Spectres de Marx là được dịch và xuất bản rộng rãi ở Việt Nam. Trong tác phẩm này lão ủng hộ học thuyết của Marx, về một mặt nào đó, (nhưng cũng không thấy nói đến ủng hộ độc tài , mà chủ yếu là phản đối một số chính sách không hợp lí của xã hội tư bản)
    Tìm hiểu một học thuyết mà bản thân nó đã khó hiểu lại bằng ngoại ngữ là một việc rất khó khăn nhưng vì càng tìm hiểu càng thấy hứng thú nên bần tăng cứ cố gắng. Dịp hè sắp tới chắc phải trở lại chùa, đóng cửa nghiên cứu mới mong giác ngộ được. Bản thân bần tăng cũng cảm thấy học thuyết của Derrida có nhiều điểm tương đồng với triết học của Phật giáo. Chính vì vậy phải nghiên cứu tỉ mỉ mới mong tìm ra cái nút liên hệ giữa chúng,một cách có logic chứ không đơn thuần chỉ là cảm tính
    Chẳc sau 3 tháng nữa bần tăng mới online lại. Chúc các huynh đệ nghỉ hè vui vẻ
  4. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Nói về học cái gì đó, đạo sỹ ta rất mong học được nhiều: ngoại ngữ, gảy đàn, lái các loại xe, bắn súng, đấu kiếm, khiêu vũ ... còn rất nhiều về tích luỹ luyện trí.
    Bản thân Jacques Derrida cũng viết ra thuyết mình bằng nghiền ngẫm và cảm tính, Ông ta có học tốt đâu? Đạo sỹ ta cũng muốn nghiền ngẫm lắm nhưng khốn nỗi không như Sư có oản và chuối do người ta mang đến cúng. Đạo sỹ phải đi kiếm ăn. Bận lắm!
    Ta chỉ thấy vài điều:
    - Sự khác nhau của Anh văn - Pháp văn - Việt văn ... về văn hoá (lối sống) vốn từ, ngữ nghĩa (cách diến đạt)... Mỗi ngôn ngữ (văn hoá) có tính phong phú đa dạng (vẻ đẹp) riêng của nó.
    - "Ngôn bất tận ý" điều này các học giả xưa của TQ đã nói từ rất lâu rồi. Nghĩa là ta nói tiếng ta cho người ta nghe nhiều khi còn không diễn tả hết ý. Mà nói cạn làm chi, ngưòi nghe về không chịu nghĩ? Bài văn hay là bài văn kích thích người đọc suy ngẫm.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tiếng Anh của lão quái này lủng cà lủng củng. Hình như chính lão cũng chẳng hiểu hết được lão nói gì.
    Các huynh đệ có lãnh hội được điều gì không ?
  6. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Hấp thụ ư: một chút, như kiểu đọc một tài liệu ngoại ngữ, hiểu lõm bõm rồi cứ phán bừa. Dù biết phải nghe người ta "nói" hết thì mới đối thoại được nhưng thiết nghĩ một câu nói nếu diễn giải cũng có thể thành một cuốn sách dài và ngược lại.
    Thời đại này mọi người lười đọc rồi, "cảm" là chính bảo ông ấy nên ngắn gọn. Chẳng hiểu là hay hay dở?
    Ngoại ngữ là một vấn đề, một vấn đề lớn!
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi thì tôi nghĩ Deconstruction như cái khối rubich vậy. Cứ mỗi khi tôi vặn hoàn chỉnh thì như có một quán tính, nó khiến tôi phá hủy cái hoàn thiện mà tôi vừa hoàn thành (học cấp II tôi đã từng vô địch Nhà Văn Hóa TN với 43 giây, kỷ lục TG hiện nay là 11 giây. Kinh khủng !).
    Một câu kết trong bức thơ gửi người bạn Nhật. Làm sao bạn dịch được "thơ" ? Bằng 1 câu "thơ" chứ ? Đấy ,như thế hẳn bạn đã lãnh hội được phần nào rồi.
    Deconstruction không là tất cả và cũng không là gì, dĩ nhiên. Nó từ chối tất cả hoặc chỉ nhận 1 phần. Sao giống mô hình Thái Cực quá !
    Deconstruction là một từ tốt, nhưng không được trang nhã lắm. Nhưng nhất định là nó hữu ích....
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Heidegger meant by "the end of philosophy" the end of a philosophy rooted in metaphysics. He argued that the only real philosophical questions have to do with "being" (ontology) and that "transcendental" questions were meaningless. By the sixties, the notion of the "end of philosophy " had developed into the notion that philosophy was nothing other than the ideology of the western ethos. The liberal humanist tra***ion presented a de facto situation (its own pre-eminence) as a de jure situation (its truth). In other words, it presented its tra***ional privilege as a natural superiority. Such a position is ideological.
    Derrida argued that Heidegger had not escaped transcendentalism, that his "Being" was as transcendental as any other "Transcendental Signified." He also argued that even if the charge against philosophy as ideology were true, the charge was levelled in the language of philosophy, which can not be escaped. All that was really being asked was that the dominant ideology (philosophy = the ideology of the western ethos) be replaced by another broader or at least different ideology such as Marxism (philosophy=discourse of the ruling class), Freudianism (philosophy =***ual symptom), anti-Freudianism (philosophy =phallocratic ideology). In the end, he argued, the order of reason is absolute, "since it is only to itself that an appeal against it can be brought, only in itself that a protest against it can be made; on its own terrain, it leaves us no other recourse than to stratagem and strategy."
    Các cậu lười tư duy rồi sao ? Tớ xin dịch 1 đoạn rất hay sau :
    Heidgger cho rằng sự kết thúc của triết học là sự kết thúc của triết học bắt nguồn từ siêu hình học (Aritotle). Ông ta lý sự rằng những vấn đề thực sự của triết học là nó phải thỏa mãn sự tồn tại (bản thể), và những vần đề thuộc siêu hình là vô nghĩa. Vào thập niên 60, ý niệm về sự kết thúc của triết học đã trở thành ý niệm cho rằng triết học chỉ là hệ tư tưởng của Phương Tây. Truyền thống giải phóng con người đã xem tính ưu việt này như là chân lý. Nói cách khác, nó xem sự ưu tiên truyền thống như là 1 vị trí độc tôn thiên phú. Một vị trí như thế cũng đủ xem là hệ tư tưởng.
    Derrida cãi rằng chính Heidgger cũng chưa thoát khỏi siêu hình học, sự tồn tại của ông ta cũng có ý nghĩa siêu hình như mọi thứ siêu hình. Ông cũng cho rằng nếu việc chống lại xem triết học là hệ tư tưởng là đúng thì chính việc chống lại này cũng bị triệt tiêu trong ngôn ngữ của triết học, không thể thoát được. Tất cả thực sự được đề cập là Hệ tư tưởng ưu thế (triêt học = hệ tư tưởng Phương Tây) được thay thế bởi 1 hệ tư tưởng rộng hơn hoặc tối thiểu khác biệt., như Marxism (TH=luận về giai cấp thống tri), Freudianism (TH= triệu chứng giới tính), Anti- Freudianism (TH= ?). Cuối cùng, ông ta cho rằng, yêu cầu về lý luận là tuyệt đối. Vì chỉ duy nhất đối với chính nó mà một lời kêu gọi chống lại nó mới có thể được thực thi. Duy nhất trong chính nó mà một sự phản kháng với chính nó mới được thi hành. Trên địa hình của nó (lý luận), nó để lại cho chúng ta mưu kế và chiến lược, hơn là một sự trông cậy.
  9. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Trước hết có lời chào anh em. Giờ đây tôi đã rơi vào vòng hồng trần quẩn quanh khổ ải bởi chẳng thể nào ngăn được cảm giác yêu đương luyến ái, vậy nên không dám tự xưng là bần tăng nữa.
    Sau một thời gian tìm hiểu Deconstruction tôi đã hiểu tại sao trong những năm cuối đời Derrida lại bỏ rơi học thuyết của mình. Nhưng tại sao ông lại không phát biểu một học thuyết mới hoàn hảo hơn? Có lẽ lúc đó ông đã quá già yếu không đủ sức nhảy bước tiếp theo và nhường trách nhiệm đó cho thế hệ trẻ chúng ta...
    Trước hết ta trở lại với câu nói quen thuộc của Marx: "Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng" để thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ học một cách nghiêm túc trước khi phát biểu các tư tưởng triết học.
    Các nhà ngôn ngữ học cấu trúc chấp nhận một axiom ban đầu là: ngôn ngữ là các tín hiệu(sign) và gồm hai mặt không thể tách rời là singfier và signified. Họ dùng semiology để chứng minh linguistic rồi dựa vào các biến dị của linguistic mà bổ xung cho semiology. Đó là một nguỵ biện. Derrida xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở ngôn ngữ học cấu trúc, để rồi chứng minh sự võ đoán ngây thơ của các bậc tiền bối. Structuralism cộng với Deconstruction là một quá trình chứng minh một bài toán nguỵ biện.
    Muốn vưọt qua đưọc bóng ma của Derrida trưóc hết ta phải thay đổi cách nhìn nhận về ngôn ngữ học. Đó là nhiệm vụ mà Derrida giao cho chúng ta.
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Derrida bắt đầu giới thiệu học thuyết của mình vào năm 1966, tại hội nghị triết học của phái ?oconstructurallism?, tại Johns Hopkins University ở Baltimore. Lãnh đạo tinh thần của nó là nhà nhân loại học Pháp Claude Lévi-Strauss, người nghiên cứu các xã hội qua cấu trúc ngôn ngữ của họ. Lão đã khiến các thính giả người Mỹ bị sốc khi cho rằng chủ nghĩa cấu trúc đã lỗi thời ở Pháp, và tư tưởng của Lévi-Strauss quá cứng nhắc. Thay vào, lão đưa ra hủy cấu trúc, như một triết học mới, toàn thắng.
    Trình bày của lão đã hun đốt các giáo sư trẻ, vốn đang tìm kiếm khuynh hướng học thuật mới cho riêng mình. Trong một bài viết năm 1991 trên Los Angeles Times Magazine, Stephens, giáo sư báo chí, viết: ?oÔng đem lại cho các giáo sư văn chương một món quà đặt biệt: cơ hội thách đố những nghịch biện thâm thúy nhất của tư tưởng Phương Tây, không đơn thuần như những triết gia hạng hai, không đơn thuần là diễn dịch cho người viết tiểu thuyết, mà là những người khám phá có đầy đủ bản lĩnh theo chính những quyền của họ?.
    ?oNếu họ đã đọc, nếu họ đã bắt đầu chú ý đủ vào các ẩn dụ này?, Stephens tiếp, ?ocác giáo sư văn chương, từ sự thỏa mãn với những vị trí thoải mái của họ, có thể vạch ra sự sáo rỗng của những khẳng định cơ bản, vốn là nói dối, đằng sau tất cả những trang viết của chúng ta?.
    Những người phê bình thì nhận thấy sự hỗn loạn làm mơ hồ các giá trị hàm lâm, có thể giả định để bôi nhọ Voltaire hay Tolstoy, bằng việc tìm kiếm những thiên hướng văn hóa và ngôn ngữ không chính xác trong các kiệt tác của họ. ?oVăn chương, các nhà hủy cấu trúc thường minh chứng, đã hoàn toàn được viết từ những người sai trái, cho những lý lẽ sai trái hoàn toàn?. Malcolm Bradbury, tiểu thuyết gia và là giáo sư người Anh, viết trên The New York Times Book Review, năm 1991
    Đến cuối thế kỷ 20, hủy cấu trúc trở thành một từ chuẩn của những bàn thảo học thuật, dù rằng chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc ?" hai loại triết học khó nắm và thời thượng khác cũng đã nổi lên từ Pháp sau đại chiến thế giới II ?" đã có trước đó. Derrida và các môn đệ đã không sẵn lòng ?" đôi khi nói là không thể - đưa ra bất kỳ định nghĩa chính xác nào cho hủy cấu trúc, vì thế nó vẫn bị hiểu sai hoặc được diễn dịch theo những cách mâu thuẫn.
    Điển hình những giải thích mờ mịt của Derrida về triết học của lão là một bài ông trình bày tại Trường luật Benjamin N. Cardozo ở New York. Nó bắt đầu bằng: ?oKhông cần thiết để nói, dù chỉ thêm một lần, hủy cấu trúc, nếu không có một sự vật như vậy, thực hiện như sự trải nghiệm của cái bất khả?.

    Bạn có thể cho thêm thông tin về Derrida và descontruction cũng như các thông tin về: các bản dịch tiếng việt, các học giả Việt Nam quan tâm và bài viết của họ ...v.v... và ...v.v... Bởi theo tôi, huỷ cấu trúc, vậy cấu trúc của VN ta là gì? Các nhà ngôn ngữ học, triết học, văn học ... VN nhìn nhận vấn đề ra sao? Cấu trúc của ta thế nào, cấu trúc của họ ra sao?

Chia sẻ trang này