1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về Derrida và deconstructionism

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi thedanna, 15/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trước tiên tôi rất hoan nghênh sự trở lại của Danna.
    Bạn Dan : Cấu trúc ngôn ngữ ở đây là cấu trúc chung, mang đặc tính chung của mọi ngôn ngữ, dĩ nhiên ngôn ngữ VN có đặc thù (bản thể) riêng của nó. Trong 1 cuốn sách Triết xuất bản tại VN (khá mới ) trên vỉa hè chỉ có vài dòng ngắn về J.Derrida, với 1 câu " Không có gì ngoài văn bản". Còn cuốn Spectres of Marx tiếng Việt tôi chưa tìm thấy, chỉ thấy tiếng Anh trên Google.
    Trào lưu Deconstruction nở rộ tại các trường ĐH Mỹ thập niên 70-80. Nó giống như một trò chơi chữ vậy, đúng hơn là trò chơi về ngữ pháp, ngữ nghĩa và tất nhiên có cả những yếu tố cố định về văn hóa nữa.
    Lấy ví dụ : Hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh chẳng hạn. Xưa nay ta vẫn có thói quen đề cao Sơn Tinh trong công cuộc trị thủy, và có thể còn sử dụng điển tích này như 1 phép hoán dụ đối với những vấn đề khác nữa, mà ta lại quên đi vai trò của Thủy Tinh. Chỉ một việc Thủy Tinh "dâng" nước vì hận tình cũng đã quá vô lý rồi (nước thì chỉ có chảy vào chỗ trũng, chứ làm sao có thể tự dâng được nhỉ !). Cho nên chỉ có thể nói chính Thủy Tinh đã có trước Sơn Tinh, trước cả các vị Vua, tạo dựng nên một vùng đất phù sa màu mỡ, sao lại phải "đi trước về sau" được cơ chứ. Và nếu hiểu được như vậy ta cũng có thể kết luận Sơn Tinh là 1 ...Sơn Tặc !
  2. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Tran_Thang đã lấy ví dụ rất hay về Sơn Tinh Thuỷ Tinh và cũng chứng tỏ huynh đã nắm được ý nghĩa chính của deconstruction. Trong bài phỏng vấn với Le Monte mà tôi trích dẫn ở trên Derida cũng nói về cặp đối lập sống - chết và ông đi đến kết luận là chúng ta phải học chết trước rồi mới học sống. Điều đó đẩy chúng ta đến một đạo đức học quái gở của decontruction nhưng ngẫm lại mới thấy nó thật sâu sắc và nhân bản.
    Nhưng tôi muốn nói đến sự lập luận của Derrida. Ông đã triển khai từ các tiên đề của ngôn ngữ học cấu trúc. Từ đó ông quan tâm tới những cái đại loại như : de- ,anti-, im- ,un-,...(những tiền tố có xu hướng đảo ngược, phá huỷ ý nghĩa ). Do đó tôi nghi ngớ những kết quả của Derrida.
    Về những tác phẩm của Derrida dịch sang tiếng việt tôi không có một tác phẩm nào, chỉ nghe nói vậy thôi. Mà nếu chúng ta destruct tư tưởng của Marx, Hồ,... thì sẽ dẫn tới cái gì nhỉ? Vậy nên các huynh đệ đừng mong tìm những tài liệu tiếng việt về decontruction .
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Phải thú thật là ngoại ngữ của tôi tệ. Rất tệ! Ấy vậy nhưng tôi lại muốn đọc và hiểu (cảm) các học thuyết (và tác giả) nước ngoài bằng chính ngôn ngữ của họ nên với tôi đó là một vấn đề, một vấn đề lớn. Dù sao tôi cũng còn nhiều việc phải làm, nhiều sách khác cần đọc trong thời gian hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình. Đó không phải là một câu an ủi. Mở rộng vốn kiến thức của mình bằng cách đọc các học thuyết mà bạn kể ra từ bài đâu trước sau tôi cũng sẽ cố gắng làm, đó là mong muốn lớn của tôi, rào cản ngoại ngữ là một khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng "nhảy" qua nó, bởi chỉ còn con đường đó chứ đọc tài liệu dịch thì ...
    Tôi cứ ám ảnh về huỷ cấu trúc, về deconstruction ... nên với quay lại topic này, tôi thấy nó rất hay và nên phổ biến rộng.
    Xin các bạn nói qua về: Incompleteness theorem của K.Godel.
  4. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Xin các bạn nói qua về: Incompleteness theorem của K.Godel.
    ----------------------------------------------------------------
    Đây là một định lí toán học chứng minh rằng mọi thuật toán, cao hơn nữa là các lí thuyết toán đều không hoàn thành. Nó đã đánh gục mơ tưởng ngây thơ của Hilbert và các nhà toán học tiền bối khác mong muốn xây dựng lí thuyết toán tuyệt đối toàn năng bao trùm mọi cái. Nếu có huynh nào giỏi toán xin lập một topic mới về vấn đề này giải thích cho huynh danko
  5. MINK_ngeo

    MINK_ngeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    0
    ok em cũng mê cái món này
    đợi em một thời gian ngắn em sẽ nói cho bác thông 1 tí
    trên quan điểm về dc của 1 anh kiến
    vô tình đi vào nhưng đêm muộn rồi:D phải ngủ đã
    bác giỏi thật ,tôi mê
  6. Ga-lang-thang

    Ga-lang-thang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    1
    Từ trước đến giờ tôi vẫn chưa dám đụng vào Deconstruction vì sợ "tẩu hoả nhập ma". Nay sau khi đọc đi đọc lại nhiều lần các post của hai bác thedanna và tran_thang, tôi mới hình dung ra một vài điểm nhỏ. Vì kiến thức có hạn nhưng lại mong muốn tìm hiểu về Deconstruction một cách nhanh chóng, cho nên để kiểm tra mức độ hiểu của mình, xin nhờ các bác hướng dẫn thêm, sai chổ nào xin nhờ các bác sửa dùm, cảm ơn rất nhiều:
    1. Theo tôi hiểu từ bài của thedanna, các nhà Ngôn ngữ học cấu trúc coi ý nghĩa biểu đạt ra của ngôn ngữ tuỳ thuộc vào cấu trúc của ngôn ngữ đó. Họ cũng cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu, trong đó một ký hiệu được cấu trúc bởi 2 mặt thống nhất:
    - Mặt biểu đạt (cái ký hiệu đó, tức là ngôn từ hay câu cú ...)
    - Mặt được biểu đạt (ý nghĩa)
    Về câu "Họ dùng semiology để chứng minh linguistic rồi dựa vào các biến dị của linguistic mà bổ xung cho semiology. Đó là một nguỵ biện" trong bài của thedanna, tôi hiểu thế này: Một ký hiệu này diễn tả vài ý nghĩa cụ thể kia. Khi có một vài ý nghĩa nào khác xuất hiện thì được bổ sung vào cái tập hợp ý nghĩa của ký hiệu đó. Cứ thế một ký hiệu theo thời gian càng ngày càng có nhiều ý nghĩa.
    Ví dụ 1: Một bài tập làm văn của học sinh cấp 2 tại Việt Nam hay có hai phần:
    - Phân tích một bài ca dao (xưa), và
    - Nêu lên ý nghĩa của bài ca dao trong xã hội hiện nay
    Ví dụ 2: Chủ nghĩa Hiện Đại (Modernism) trong Kiến trúc, tuy rằng tên gọi là "Hiện đại" nhưng nó là trào lưu của thập niên trước. Có nghĩa là nó đã trở thành "cổ đại". Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc quyết định:
    - Xem lại các ý nghĩa của Chủ Nghĩa Hiện Đại
    - Áp dụng vào điều kiện hiện tại bằng cách nhìn nó dưới tinh thần của Đương Đại (contemporary). Cái ý nghĩa của từ "hiện đại" bây giờ vượt qua khỏi cái ý nghĩa của từ "hiện đại" được nêu trong thế kỷ trước.
    Cái ý nghĩa mới này không lường trước được trong quá khứ, do vậy kết luận "hai mặt biểu đạt và được biểu đạt thống nhất với nhau" là khó chính xác. Tôi nghĩ vậy có đúng không?
    Ngược lại, ý nghĩa nào biến mất sẽ được loại bỏ, nhưng sự biến mất đó không hoàn toàn là diệt vong. Cái rắc rối có thể là ở chỗ này. Tôi chưa hiểu.
    Cái chưa hiểu này của tôi, có thể lý giải hay đổ lỗi cho "sự ngụy biện của các nhà ngôn ngữ học cấu trúc" được không?
    2. Vậy thì tôi phải thay đổi nhận thức về ngôn ngữ học, có phải thay đổi thế này không:
    - Ngôn ngữ vẫn là một hệ thống ký hiệu, nhưng hai mặt biểu đạt và được biểu đạt không nhất thiết phải thống nhất. Chúng có thể xung đột. Từ đó gây ra những thứ gọi là "sự nhập nhằng", "sự nước đôi", ...
    Ví dụ về "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" của bác Tran_Thang: Khi nói đến "Sơn Tinh-Thuỷ Tinh" là người ta nghĩ:
    a. Sơn Tinh là người tốt, Thuỷ Tinh là người xấu.
    b. Cuộc thi do Vua cha đưa ra không công bằng (Thuỷ Tinh dưới nước khó tìm ra thú rừng nhanh bằng Sơn Tinh)
    c. Ai ở trên cạn (vua, Sơn Tinh) là người, là thiện, ai ở dưới nước là quỷ quái, là xấu (Thuỷ Tinh). Cái này bắt nguồn từ phong tục tập quán ngàn xưa.
    Tuy vậy cũng có những ý nghĩa khác, theo như lập luận của bác Tran_Thang thì:
    - Nước chảy chỗ trũng. Vì thế biển cả luôn phải phục tùng núi cao. Núi cao (Sơn Tinh) có quyền lực hơn, có lợi thế hơn.
    - Những nhân vật trên núi cao chơi không công bằng khi "bắt tay nhau" tổ chức cuộc thi tìm "voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao", toàn là thú rừng, gây khó cho Thuỷ Tinh
    - Nước có trước (sự sống đến từ nước). Nên kẻ đến sau có quyền lực hơn lại chơi xấu hơn, thế là không tôn trọng kẻ đi trước, là xấu
    Suy ra: Sơn Tinh là người xấu.
    Như vậy nhiệm vụ của Deconstruction chính là đi tìm những ý nghĩa ẩn đó ("những vết mờ" - theo bài viết của bác thedanna) đằng sau ngôn ngữ. Nhiệm vụ đó bao gồm việc huỷ đi cái cấu trúc "Sự thống nhất của hai mặt biểu đạt và được biểu đạt" mà những nhà ngôn ngữ học cấu trúc cổ xuý. Từ đó thuật ngữ Huỷ Cấu Trúc được hình thành.
    Ví dụ 4: Chuyện dân gian "Thằng Bờm có cái quạt mo"
    Ngày xưa trong trường tôi được dạy thế này:
    - Phú ông giàu mà ngu vì trả giá cao cho cái quạt mo.
    - Thằng Bờm khôn vì biết giá trị đích thực của cái quạt nên chỉ trao đổi đúng giá.
    Đó chính là lý giải dựa trên quan điểm ủng hộ Bờm, chỉ trích "Phú ông".
    Lúc đó có một ý nghĩa khác thế này:
    - Thằng Bờm quá ngu vì không chớp thời cơ lấy "3 bò 9 trâu"
    - Phú ông không khờ, ông ta ra giá từ cao đến thấp, chứ không phải ra giá từ thấp lên cao như khi mua bán thông thường. Ông ta không muốn lấy quạt, mà chỉ muốn chọc ghẹo "thằng ngu" cho vui.
    Suy nghĩ như vậy có phải là đã thực hiện việc Huỷ Cấu Trúc chưa?
    Tôi chỉ muốn nói về học thuật bằng ngôn ngữ bình dân. Mong các bác thông cảm.
    Còn về chuyện Deconstruct lý thuyết của Marx hay Ho thì quá tầm của tôi rồi.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ý nghĩa của từ "hiện đại" luôn bị trì hoãn, nó luôn chờ đợi một cái mới "hại điện" trong hiện tại, trong tương lai.
    Câu chuyện "Thiếu phụ Nam Xương" là 1 ví dụ về kí hiệu học và hủy cấu trúc (giải cơ cấu, hủy-tạo). Cái bóng của người cô phụ chính là cái biểu đạt (signifier), còn cái được biểu đạt (signified) hay cái được qui chiếu thì tùy từng đối tượng, ý nghĩa do đó cũng tùy thuộc từng người, từng ngữ cảnh.
    Thiếu phụ : chính mình - cái bóng.
    Đứa trẻ : cái bóng - người cha.
    Người chồng : người cha - tình nhân của vợ.
    Đến một lúc anh ta chợt hiểu khi đứa trẻ chỉ vào cái bóng của chính mình. Đấy là lúc ấy anh ta ...tự giải cơ cấu.
  8. Ga-lang-thang

    Ga-lang-thang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác Tran_Thang về ví dụ này. Qua đó tôi hiểu thêm như sau:
    [​IMG]
    Và từ đó hiểu thêm những điều trong bàn của bác thedanna:
    "một cái biểu đạt không nhất thiết dẫn đến một cái được biểu đạt tương ứng mà thường, nếu không muốn nói luôn luôn, dẫn đến những cái biểu đạt khác

    Vậy là người cha phải Huỷ Cấu Trúc mang tên "Một người Cha khác của con xuất hiện bên vợ = một người đàn ông khác ngoài mình ra, tức là Người Tình của vợ", từ đó anh ta có thể nhìn thấy ý nghĩa tiềm ẩn:
    Vợ ----------> Chồng.
    Cảm ơn các bác.
    Vấn đề này vẫn thật rối rắm.
  9. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Decontruction không phải là môt học thuyết chính thống mà mọi người cùng hiểu như nhau vì thế ngay cả Derrida có sống lại thì cũng không có quyền bác bỏ anh em ở đây rằng chúng ta hiểu sai về deconstruction. Đó là một sự khám phá.
    Dạo nay tôi bận quá, đang chuẩn bị bảo vệ nên không chuyện trò nhiều với các huynh đệ được. Xin các anh em cứ tiếp tục phát triển.
    Những người Mĩ họ học Derrida rồi diễn giải theo kiểu của họ, chúng ta cũng có thể diễn giải theo ý của chúng ta, vietnamêse decontruction
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cảm ơn bạn. Sơ đồ của bạn rất hay.
    Nói, nhất là viết đối với chúng ta xưa nay vẫn được xem là 1 trong những tiêu chuẩn để đánh giá tư cách con người (trọng về lễ nghĩa). Như câu "bút sa gà chết" đủ hiểu truyền thống húy kỵ gây bao nhiêu là phiền toái, cản trở những tư tưởng mới nảy nở. Ngược lại, tôi nghị, phương Tây lại chỉ xem ngôn ngữ (nói, viết) như một trò chơi ngôn ngữ, chơi chữ mà thôi. Họ gán ghép ngôn ngữ thành những qui tắc ngữ pháp (cơ bản nhất là cách đặt câu). Truyền thống phương Đông không có khái niệm ngữ pháp, người ta chỉ ghép các câu chữ thành một tập hợp câu, người đọc sẽ tự hiểu ý nghĩa của chúng. Khổng Tử là tiêu biểu về Thần Ngôn của phương Đông. Lão Tử là một đại diện cho hủy cấu trúc (sau còn có thêm Phật giáo hỗ trợ nữa)
    Cụ thể ở VN xưa, trò chơi đối chữ là một trò chơi về tính nhị phân. Xét 1 câu đối của Trạng Quỳnh :
    - Trời sinh ông Tú Cát - Đối của Trạng :- Đất nứt con bọ hung.. Vị trí trung tâm của ông Tú bị đảo ngược.

Chia sẻ trang này