1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về thuyết Tuơng Đối

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi binh000, 27/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    Ví dụ trên có đúng ko nhỉ? Người trên toa tàu cũng phải "thấy" truyền theo đường cong mới đúng chứ?
    __________________________________________________
    Dĩ nhiên là đúng rồi, vì nguời trên toa xe chiếu ra ánh sáng thì ánh sáng đó phải thoả các định luật vật lý trên hệ qui chiếu đó chứ, tức là nó phải chuyển động theo đuờng thẳng.
    Đúng ra là Einsteint cho thí nghiệm này xẩy ra trong 1 thang máy thả rơi tự do kia. nguời trong thang máy vẫn thấy ánh sáng di chuyển theo duờng thẳng, nhưng nguời đứng ngoài thì thấy ánh sáng sẽ hơi bị cong xuống do ảnh huởng của gia tốc trọng truờng.
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.181
    Đã được thích:
    5.574
    Vấn đề ở đây là định nghĩa thế nào là đường thẳng. Giả sử ban đầu toa tàu đứng yên, người trên tàu kẻ một đường thẳng ngang qua toa xe. Khi toa xe đứng yên thì người đó sẽ thấy tia sáng truyền dọc theo đường thẳng đã kẻ. Khi toa xe chuyển động có gia tốc, tia sáng chắc chắn sẽ không truyền dọc theo đường thẳng đã kẻ nữa mà phải lệch đi một chút. Trong hệ quy chiếu gắn với toa xe đang chuyển động với gia tốc, đường thẳng đã kẻ không còn là đường thẳng nữa.
    Như vậy có thể định nghĩa đường thẳng là đường của tia sáng lan truyền hay không?
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Werty ạ nguời ở trên hệ qui chiếu đó thì thấy ánh sáng truyền theo đuờng thẳng
    Còn bạn thắc mắc vì bạn đứng ở vị trí bên ngoài hệ qui chiếu đó nên bạn có cái thấy tổng quát hơn.
    Vì vậy nó mới là tuơng đối, tuỳ theo chỗ đứng mà nguòi ta thấy hiệu quả khác nhau.
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo Einstein thì một ngôi sao tạo ra 1 trọng truờng và trọng truờng này làm biến dạng không gian quanh nó ( làm cong không gian quanh nó) vì vậy, ánh sáng truyền vốn theo truyền theo đuờng thẳng trong không gian, thì bây giờ sẽ bị độ cong của không gian làm cho lệch đi.
    Còn về vấn đề lực hấp dẫn thì theo Einstein là không có, mà mỗi tinh tú tạo ra tạo ra quanh nó một trọng truờng , trọng truờng này làm biến dạng không gian, giống như ta đặt các hòn bi lên trên một tấm vải căng thẳng vậy. Mỗi viên bi nằm trong 1 vùng trũng , nếu 2 viên bi đến gần nhau , nó sẽ lọt vào vùng trũng của nhau và sẽ bị đẩy sát vào nhau. Tuơng tự như vậy, mỗi ngôi sao tạo ra một vùng trũng không gian quanh nó, khi 2 ngôi sao đến gần nhau, sẽ lọt vào vùng không gian trũng của nhau, và sẽ bị đẩy sát vào nhau. Ta nói rằng chúng hút lẫn nhau.
  5. zaizai3

    zaizai3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Người ta thấy ánh sáng thể hiện tính chất hạt qua hiện tượng phản xạ và cũng tìm thấy khối lượng của các hạt ánh sáng. Nếu như ánh sáng là các hạt thì khi ánh sáng chuyển động bằng với vận tốc của nó thì chuyện gì sẽ xảy ra? Mẫu số sqrt(1-v^2/c^2) dần đến 0, do đó thời gian hay năng lượng, kích thước dần đến vô cùng???. Điều này có nghịch lý không?Nếu ánh sáng là một khối các hạt chuyển động hỗn độn, một số hạt giả sử chuyển động chậm hơn c hay nhanh hơn c một chút thì một số hạt này có thể đi nhanh hơn hay chậm thực tế không.? Do đó có thể kết luận là một số hạt sẽ đi vào tương lai hay quá khứ ?
    Nếu ánh sáng không là các hạt thì lại mâu thuẫn do có hiện tượng phản xạ. Nếu ánh sáng là hạt thì có mâu thuẫn với thuyết tương đối không? Xin nhờ binh000 và các nhà vật lý giải thích hộ em.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    bác binh lại thích nói về thuyết tương đối rộng rồi, nhưng mà nói thì phải nói rõ ràng, có hướng đi cụ thể, mấy cái bác nói toàn là nhưngcãi suy diễn. Nguyên cái câu "không có lực hấp dẫn là đã hỏng rồi"
    zaizai3: hạt ánh sáng (photon) làm gì có khối lượng, ai đã đo được nó thế? Cái hệ thức Lorentz không được phép áp dụng cho bản thân v=c và m=0 vì ngay từ đầu những cái đó đã đc lấy làm chuẩn rồi => câu hỏi sai
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Nguyên cái câu "không có lực hấp dẫn là đã hỏng rồi"
    ________________________________________________
    Xin lỗi câu này tôi sai
  9. zaizai3

    zaizai3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề khối lượng nghỉ của phôton thì trước đây người ta cho rằng không có. Tuy nhiên, hiện nay có người đã chứng minh được photon có khối lượng , dù rất nhỏ. Khi đi gần lỗ đen thì ánh sáng bị hút vào hoặc khi đi qua các hành tinh lớn thì đường truyền của nó bị bẻ cong.
    Hai nhà thiên văn vật lý J.-C. Pecker và nhà vật lý lý thuyết J.-P. Vigier chứng minh vấn đề này.
    Mọi người có thể tham khảo ở đây thử.
    http://www.vatlyvietnam.org/home/modules.php?name=News&file=article&sid=35
  10. zaizai3

    zaizai3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Ở đây không chỉ đề cập riêng về các hạt photon mà còn đề cập đến vận tốc chuyển động của các hạt electron (là hạt có khối lượng) có vận tốc xấp xỉ gần bằng c. Trước đây zaizai có nghe nói về chếc máy gia tốc hạt làm hạt chuyển động nhanh hơn ánh sáng, nhưng lúc đó không để ý lắm. Không biết ở đây có ai biết về vấn đề này.

Chia sẻ trang này