1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về thuyết Tuơng Đối

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi binh000, 27/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Tham gia 1 chút cho vui nha.
    ánh sáng có năng lượng vì vậy nó có khối lượng.
    Khi ánh sáng đi từ mặt trời tới trái đất, vì phải vượt trường hấp dẫn nên nó mất năng lượng và thay đổi tần số. Người ta đã quan xát thấy sự dịch chuyển đỏ trong quang phổ Hidro ở hiện tượng này, sự thay đổi tần số ánh sáng là có thật.
    Vì số chu kỳ là không thay đổi đo đó khoảng thời gian phải thay đổi , vậy là tại bề mặt mặt trời, thời gian trôi chậm hơn. Cái này liên quan tới thuyết tương đối rộng.
    Có một hiệu ứng có độ nhạy cộng hưởng rất cao có tên là mobetso gì đó không nhớ nữa, nói về sự hấp thụ photon của hạt nhân, người ta dùng nó để kiểm tra thuyết tương đối rộng.
    Thí nghiệm với độ cao 10m theo chiều thẳng đứng, với lực hấp dẫn của trái đất, kết quả ánh sáng có thay đổi tần số do trường hấp dẫn của trái đất.
    Nhưng với cách hiểu này (của tôi) thì sự thay đổi này là liên tục không có điểm gián đoạn để thành hố đen. Tôi đã thử giải phương trình vi phân này, nghiệm ra là hàm liên tục không có cực trị.
    Chả biết trong tương đối rộng họ tính thế nào nữa, ai biết thì chỉ giáo cái nha.
  2. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Bạn làm cho vấn đề trở nên phức tạp rồi đấy:
    1. Nói ánh sáng không bay ra khỏi lỗ đen sẽ gặp 2 nghịch lý:
    - AS bay lên và rơi xuống => phủ định E .
    - AS bay long vòng trong đó => phủ định NL bất định
    Có thể AS thoát ra khỏi lỗ den với xác xuất rất nhỏ ( do K-T cong quá ?) => có 2 khả năng:
    + V = C, tấn số giảm => AS "quá thông minh"
    + V < C => phủ định E
    2. Có thể nhận thức theo 2 khả năng:
    - Trường hấp dẫn của trái đất quá nhỏ bỏ qua (E đúng trong Thái dương hệ).
    - C = hằng số vũ trụ thật sự ( khen E đúng )
    Mục 3 để lúc khác bàn tiếp
    P/S: Đường kính trung bình của lỗ đen ???
    "Imagination is more important than knowledge " - Albert Einstein
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 28/11/2006
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Trích của NITARID
    [purple]Bạn làm cho vấn đề trở nên phức tạp rồi đấy:
    1. Nói ánh sáng không bay ra khỏi lỗ đen sẽ gặp 2 nghịch lý:
    - AS bay lên và rơi xuống => phủ định E .
    - AS bay lòng vòng trong đó => phủ định NL bất định
    _______________________________________________________________
    Chỗ đâu cho AS bay lên rồi rơi xuống?
    Chỗ đâu cho AS bay lòng vòng?
    Khi đã bị hút vào lỗ đen rồi thì nó chỉ có thể ở trạng thái năng luợng mà thôi, hoà nhập chung vào thành một khối gọi là lỗ đen.
  4. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Vàng: Nói vậy là bạn đã phủ định định luật bảo toàn thông tin
    "Imagination is more important than knowledge " - Albert Einstein
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 02/12/2006
  5. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn NITARID!
    Chẳng có định luật nào như thế này cả. Chỉ là một ngữ hay được dùng trong nghành công nghệ thông tin mà thôi. Muốn kiểm chứng một đại lượng có bảo toàn hay không phải định lượng được nó.
  6. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Em ko hiểu và nhớ gì về thuyết tương đối cả, ko biết đã học từ khi nào nhưng mà do ko hiểu nhiều lắm nên cũng quên mất. Bây giờ lại thấy nó rất hay và là kiến thức vật lý cơ bản, ko hiểu thì cũng phí công sức nghiên cứu, tinh hoa của nhân loại. Nhưng mà nói thật là nó khó hiểu quá, chính những người chuyên về vật lý và nghiên cứu về nó mà cũng chưa chắc đã hiểu hết còn cãi nhau om sòm cả lên huống gì những người nghiệp dư. Nhưng mà các bác có thể nhắc lại thuyết tương đối của E để mọi người cùng suy ngẫm lại và cùng bàn luận tiếp được ko ạ, ko thì lại ko biết bàn luận về cái gì, chỉ cần nhắc lại các kết luận thôi cho ngắn gọn, còn các công thức thì em nhìn phát kiếp, ngán đến tận cổ rồi. Mong các bác post lại các kết luận của các thuyết tương đối để mọi người định hướng lại và cùng bàn luận tiếp.
  7. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Thuyết tương đối cho mọi người
    (Relativity for the million)
    Tác giả: Martin Gardner
    Dịch giả: Đàm Xuân Tảo
    Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, năm 2002.
    http://www.quangduc.com/khoahoc/05tuongdoi.html
    Bác vào đó đọc nhé!
  8. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    tui có nhớ đọc ở đâu đó là nếu chuyển động với vận tốc c thì thời gian sẽ đứng lại và khối lượng tiến tới vô cùng . như vậy as truyền từ các vì sao cách ta vài năm as mang đến cho ta hình ảnh đang diễn ra trên đó chứ không phải cách đây vài năm?
    nếu vân tốc as truyền đi là c và không phụ thuộc hệ quy chiếu thì có thể hiểu là as truyền theo chiều thứ 4 trong vũ trụ được không, chiều này là độc lập với ba chiều không gian thông thường của chúng ta và như vậy mới có thể hiểu được là vận tốc as không phụ thuộc hê quy chiếu lấy các gốc trong không gian ba chiều thông thuờng, và như vậy mới là phù hợp với hướng giải thích as di qua thiên thể bị cong là do không gian quanh thiên thể cong chứ không phải đi qua vùng không gian đang hút liên tục môi trường truyền as xung quanh như lập luận của thuyết trường quyển
    như vậy mô hình chiều không gian phải như thế nào để ***g nhiều chiều không gian vào không gian chỉ thấy có ba chiều . các bác chỉ giáo giúp.
  9. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Bác nói vậy là không hiểu gì về thuyết tương đối rồi!
    Không bao giờ có chuyện thời gian thực bị đứng lại, mà chỉ có chuyện về thời gian được cảm nhận ( thông qua giác quan của con người, hay các dụng cụ đo trong một hệ thống đo số nhất định nào đó) bị đứng lại mà thôi.
    Không bao giờ có chuyện khối lượng thực tiến tới vô cùng, mà chỉ có chuyện về khối lượng được cảm nhận ( thông qua giác quan của con người, hay các dụng cụ đo trong một hệ thống đo số nhất định nào đó) tiến tới vô cùng mà thôi.
  10. nx100yt

    nx100yt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Mà ví dụ này chứng minh chưa bạn? Nếu có thể bạn chứng minh luôn cho mọi người cùng chứng kiến đi???

Chia sẻ trang này