1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về Trường Sa !

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi motthoang_hn02, 22/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Hàng Tết ra Trường Sa-Những chuyến tàu chở nặng nghĩa tình
    Ngay từ những ngày đầu năm 2007, không khí chuẩn bị đón Tết Đinh Hợi ở Đoàn Trường Sa đã nhộn nhịp. Đến ngày 14-1, mọi công tác chuẩn bị trên bờ để đưa hàng ra đảo đã hoàn tất. Quà của các lực lượng vũ trang, của nhân dân cả nước đã tập kết đầy đủ trên các con tàu, chờ ngày nhổ neo để mang hương vị Tết, hơi ấm đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa.
    Chúng tôi đến thăm trung tá Tạ Trung Đức, Chính trị viên đảo Trường Sa Lớn tại gia đình riêng, ngôi nhà xinh xắn anh thuê của bà con ở tổ Hòa Thuận, phường Cam Nghĩa, thị xã Cam Ranh (Khánh Hòa) từ mấy năm nay. Chị Trần Thị Gương, vợ anh đã lo chuẩn bị khá nhiều thứ để chồng cùng đồng đội đảo đón Tết. Ngoài gạo nếp, bánh chưng, chị Gương còn chuẩn bị cả hành, tỏi, ớt, gừng, mắm tôm? Anh Đức ra công tác ở đảo Trường Sa Lớn từ năm 2005. Chiều thứ bảy, trước ngày lên tàu, anh tranh thủ sửa chiếc xe đạp để vợ hằng ngày đạp xe hơn 15 cây số đến đơn vị công tác. Hai con anh đều đã lớn, nên anh ra công tác ở đảo dài ngày thấy yên tâm hơn.
    Anh Đức đưa tôi đến thăm gia đình chị Phạm Thị Thủy trong khu tập thể của Vùng D hải quân. Thấy trong nhà lỉnh kỉnh các túi quà, chị Thủy bảo: Mẹ con em chuẩn bị quà Tết cho bố các cháu đang công tác ở đảo Song Tử Tây đấy ạ. Bố cháu là thiếu tá Nguyễn Bá Thủy, trợ lý công binh của đảo. Toàn bộ các gói quà nặng hàng chục ki-lô-gam. Chị Thủy bảo gửi để bố cháu và anh em trên đảo cùng dùng. Tháng 7-2006, anh Thủy ra Trường Sa công tác, Ban chỉ huy vùng đã tạo điều kiện cho mẹ con chị về sống trong khu tập thể của đơn vị. Trước đây, gia đình chị cũng phải thuê nhà ở phường Cam Nghĩa (Cam Ranh). Chị còn được tạo điều kiện vào làm cấp dưỡng của Trường mầm non Trường Sa. Sáng nào chị cũng dậy từ 5 giờ, chuẩn bị cho các con, rồi vội đến trường để kịp nấu ăn cho các cháu. Con gái lớn Nguyễn Thị Thanh Huyền học lớp 8 nên ngoài kèm đứa em trai 7 tuổi, còn giúp chị khá nhiều việc. Huyền khoe với tôi:
    - Cháu viết nhiều thư cho bố lắm, các bạn cháu ở trường cũng viết thư gửi bố cháu và các chú bộ đội trên đảo.
    Trong thư gửi bố, Thủy viết: ?oỞ nhà, hằng đêm, mẹ và em thao thức vì nhớ bố. Con cũng nhớ bố lắm! Nhưng nhớ bố con cố gắng học tập, giúp mẹ việc nhà và bảo em học thêm??. Bé Trường đã học lớp 1, thấy chị gửi thư cũng hý hoáy viết thư cho bố. Những lá thư như thế chuyển ra đảo vào đúng dịp Tết này sẽ góp thêm niềm vui, để mùa xuân ở đảo xa thêm ấm áp.
    Các chế độ, tiêu chuẩn của bộ đội Trường Sa đều được bảo đảm chu đáo. Ngoài quà Tết của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, cán bộ, nhân dân tỉnh Khánh Hòa, còn có những gói quà được gửi tới từ khắp mọi miền Tổ quốc. Những gói quà của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, rồi sách, báo, văn hóa phẩm từ các cơ quan báo chí, các địa phương cả nước gửi đến để quân và dân Trường Sa đón Tết vui hơn. Đại tá Biện Xuân Khương, Chính ủy Đoàn Trường Sa cho biết:
    - Năm nay, các chế độ, tiêu chuẩn Tết Đinh Hợi cơ bản như năm trước. Mặc dù giá cả lương thực, thực phẩm tăng nhưng lãnh đạo, chỉ huy Đoàn vẫn cố gắng bảo đảm đủ lượng gạo nếp, đậu, lá dong, hạt dưa, thịt lợn? để bộ đội trên đảo đón Tết. Các đơn vị khối bờ đã tập trung nuôi lợn nạc để chuyển ra đảo. Vì thế giá thành giảm hơn. Các loại vật chất bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội trên đảo cũng chẳng thiếu thứ gì. Ngoài các mặt hàng theo quy định, các đảo còn được mua sắm bổ sung từ kinh phí hỗ trợ của tỉnh Khánh Hòa.
    Trên đường ra tàu HQ-936, một trong những con tàu làm nhiệm vụ chở hàng Tết ra quần đảo Trường Sa, tôi gặp hạ sĩ Lương Thành Công, người ra công tác và đón Tết tại đảo Sinh Tồn lần này. Công đang cùng đồng đội sửa soạn lại những bó lá dong để chuyển vào kho chứa của tàu. Công tâm sự:
    - Em ra công tác ở đảo lần đầu, tuy có bỡ ngỡ, nhưng được chứng kiến không khí chuẩn bị hàng Tết và tình cảm của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân cả nước gửi đến quân và dân huyện đảo Trường Sa hối hả chu đáo thế này em thực sự xúc động và cảm thấy vững lòng.
    Còn binh nhì Lê Văn Nguyên Phương, chiến sĩ thuộc đại đội 1, phân đội T62, Đoàn Trường Sa ra làm nhiệm vụ ở đảo Nam Yết thì thổ lộ: ?oMới nhập ngũ tháng 10-2006, nhưng em xác định tốt nhiệm vụ. Chính nhờ kết quả huấn luyện, rèn luyện tốt nên em mới được chọn ra đảo công tác. Đó cũng là vinh dự lớn với em, một thanh niên của phường 19, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều chiến sĩ quê Thành phố Hồ Chí Minh cùng ra công tác ở quần đảo Trường Sa đợt này cùng Phương như binh nhì Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Hồng Nhật? Trong hành trang ra đảo của Phương còn có cả nỗi nhớ, những kỷ vật của người yêu chị Hồ Thị Hiền, đang học cao học tại Học viện Ngân hàng. Trước khi ra đảo, được phép về thăm gia đình một tuần, Phương-Hiền đã luôn ở bên nhau. Ngày trả phép, Hiền tặng người yêu sợi dây chuyền bạc để ?ophòng cảm gió, cảm nắng? cùng một chú heo xinh xắn. Hiền bảo:
    - Em cầm tinh con lợn, tặng anh con lợn coi như em luôn ở bên anh, và cũng để kỷ niệm Tết Đinh Hợi, lần đầu tiên hai đứa xa nhau??.
    Chia tay với cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ-936, chúng tôi bồi hồi cảm xúc. Ngày mai, con tàu sẽ rúc những hồi còi dài rời bến, để vượt từng cơn sóng bạc đầu hướng tới Trường Sa. Không chỉ đầy ắp những kiện hàng Tết mà khoang tàu còn chở nặng tình cảm, niềm tin của quân và dân cả nước gửi gắm quân và dân huyện đảo Trường Sa.
    NGUYỄN ĐÌNH XUÂN (báo Quân Đội Nhân Dân)
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Những chiến sỹ áo trắng trên quần đảo Trường Sa
    Người chiến sỹ quân y trên đảo cũng ăn, ở, sinh hoạt và chịu đựng khó khăn từ thiên nhiên khắc nghiệt như mọi chiến sỹ hải quân. Hàng đêm, họ còn cặm cụi đọc thêm sách, nghiên cứu tài liệu để có thể chữa được những căn bệnh khó giữa nơi nghìn trùng sóng vỗ này.
    Bác sỹ Trần Huy Ngọc là một trong những bác sỹ trẻ của viện 109 (Quân khu 2) được phân công ra đảo Trường Sa đông công tác. Lúc đầu ra đảo, Ngọc cũng lạ lẫm lắm. Nào là sóng, nào là gió, thiếu thốn mọi bề. Nhưng, anh em đã giúp Ngọc vượt qua tất cả. Thương anh em vất vả luyện tập ngày đêm, Ngọc và nhóm quân y sỹ trên đảo chăm sóc sức khoẻ cho anh em không kể ngày đêm, tư vấn, giúp đỡ anh em cách bảo vệ sức khoẻ để đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Anh duy trì lịch khám sức khoẻ định kỳ cho anh em cán bộ, chiến sỹ và đảm nhận việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên đảo cũng như bảo vệ vệ sinh môi trường trên đảo.
    Mùa trái gió, ruồi trên đảo sinh sôi khá nhanh, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, chính vì vậy anh và nhóm quân y đã triển khai biện pháp diệt ruồi bằng bẫy. Chỉ với một bình nhựa cũ, một vài thanh sắt nhỏ và chút mồi, những chiếc bẫy này đã phát huy tác dụng. Tất cả những nỗ lực của bác sĩ Ngọc và anh em quân y trên đảo đã giúp cho sức khoẻ cán bộ chiến sỹ trên đảo Trường Sa đông luôn đảm bảo tốt 100%. Bác sỹ Ngọc cho biết: ?oCông tác quân y trên đảo được lãnh đạo quan tâm đặc biệt, chính vì thế những đảo cấp 3 như Trường Sa đông nay đã có thể chữa được những căn bệnh thông thường, sơ cấp cứu và có thể làm những phẫu thuật nhỏ, mà trước đây thường phải chuyển vào đất liền hay chuyển dang các đảo lớn khác?.
    Cũng như bác sỹ Ngọc, bác sỹ Lê Đình Phúc ở đảo chìm Đá Đông cũng rất say mê với công việc của mình. Người bác sỹ trẻ này mang theo hành trang ra biển là những cuốn sách y học nói về việc chăm sóc và cứu chữa những bệnh liên quan tới biển. Anh nói: ?oTrong nhà trường, chúng tôi có học về những bệnh mà môi trường biển có thể gây ra, nhưng thực tế công tác tại đây, chúng tôi mới thấy nhiều loại bệnh khác nhau mà mình phải nghiên cứu thêm để đúc rút kinh nghiệm?. Bên cạnh khám chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho anh em, bác sỹ Lê Đình Phúc còn giúp nhiều ngư dân vào đảo nhờ khám chữa bệnh. Anh cho biết: ?oBà con mình quý bộ đội lắm, cho nên hễ có vấn đề gì liên quan tới sức khoẻ là đều ghé vào nhờ bộ đội khám chữa bệnh. Với chúng tôi, được dân tin yêu thì rất vui và hạnh phúc. Những căn bệnh bình thường thì chúng tôi chữa chạy ngay, nhưng có những ca bệnh nặng như đau ruột thừa, hay bà con bị cá lớn tấn công, hoặc sơ suất bị dụng cụ đánh cá hay san hô làm dập nát tay, chân? chúng tôi đã phải sơ cấp cứu nhanh chóng, rồi điện cho các đảo lớn có điều kiện, chuyển bà con tới để các bác sỹ ở đó cứu chữa kịp thời?. Bác sỹ Phúc cho biết: Bà con mình đi biển nhiều khi chủ quan trước sóng gió không có những phương tiện cấp cứu tối thiểu nên có những trường hợp bị thương lâu ngày, khi tìm đến quân y thì bàn tay, hay ngón chân đã hoại tử? Chính vì vậy, khi gặp bà con bác sỹ Phúc đều nhắc nhở bà con phải đem theo thuốc, hay dụng cụ y tế, và khi bị thương phải tìm tới quân y trên các đảo ngay? Cũng có khi anh cấp thêm bông, băng y tế cho bà con khi ghé vào đảo thăm bộ đội.
    Còn với y sỹ Phạm Thái Đản ở đảo Đá Tây, hay Nguyễn Văn Cường ở đảo Thuyền Chài thì những câu chuyện giúp đỡ ngư dân của các anh cũng nhiều vô kể. Anh Cường kể: Có ngư dân ở Bình Thuận đi biển lâu ngày, rồi bị ngộ độc, trúng gió vào đảo nhờ cấp cứu trong tình trạng sức khoẻ rất xấu, anh cùng các chiến sỹ trên đảo nhanh chóng cấp cứu và chỉ sau hai ngày sức khoẻ người ngư dân bình phục. Tạm biệt anh, người ngư dân không để lại địa chỉ? nhưng chỉ một tháng sau đó anh trở lại với một con cá lớn và rất nhiều quà đất liền. Người ngư dân nói: ?oĐây là quà của vợ tôi và gia đình gửi quân y và cả đảo. Không có các anh, chắc tôi đã gửi thân cho biển cả?. Y sỹ Phạm Thái Đản cho rằng: Giúp đỡ ngư dân là một trong những nhiệm vụ và là trách nhiệm của người chiến sỹ quân y trên đảo Trường Sa.
    Cùng với việc hoàn thành tốt công tác chuyên môn, các bác sỹ, y sỹ trên đảo còn tham gia các hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cũng như các hoạt động văn hoá văn nghệ khác. Bác sỹ Trần Hồng Quang, trưởng trạm Quân y đảo Trường Sa lớn là một người như vậy. Anh không chỉ là một bác sỹ ngoại khoa giỏi, đã thành công trong các ca phẫu thuật cho cán bộ, chiến sỹ và bà con ngư dân, anh còn là một cây ghi ta giỏi phục vụ cho các đêm văn nghệ của đảo. Bên cạnh đó, với vốn tiếng Anh của mình, anh đã mở một lớp tiếng Anh để anh em cán bộ, chiến sỹ trên đảo tham gia học. Lớp tiếng Anh được mở vào các tối thứ 3,5,7 đã giúp nhiều chiến sỹ và sỹ quan trẻ củng cố vốn tiếng Anh của mình phục vụ cho công tác và sau này khi xuất ngũ.
    Người chiến sỹ áo trắng trên đảo Trường Sa cũng ăn, ở, sinh hoạt và chịu đựng những khó khăn như một chiến sỹ hải quân. Có ai biết, trong khi các chiến sỹ ngủ ngon, họ còn cặm cụi đọc thêm sách, nghiên cứu tài liệu để có thể chữa được những căn bệnh khó giữa nơi nghìn trùng sóng vỗ này. Và trong những chiến công của cán bộ, chiến sỹ đoàn Trưòng Sa, có một phần đóng góp của các anh.
    Theo Đồng Mạnh Hùng ( VOV)
  3. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Vững vàng nơi đầu sóng
    Trường Sa còn được gọi là ?oQuần đảo bão tố? bởi vùng đất này luôn ẩn chứa những khắc nghiệt của biển cả với bão dông, gió chướng, sóng ngầm... Ở đó cuộc sống vẫn còn nhiều thiếu thốn nhưng những người lính đã đạp bằng gian khó, vững vàng nơi ?ođầu sóng, ngọn gió? để mỗi hòn đảo như những chiến hạm, canh giữ cho dáng đứng Việt Nam mãi bất tử...
    ...Đá Lát, Đá Thị, Đá Nam, Đá Đông, Cô Lin... vốn trước đây là những đảo chìm, chỉ khi nào thủy triều xuống mới nhô lên những mỏm san hô sắc lẹm, giờ đã là những ngôi nhà ấm nóng tình người - nhờ sự chi viện của đồng bào cả nước. Bằng biết bao công sức, tiền của và cả xương máu, từng tấc đất thiêng của cha ông ngàn đời để lại đã được gìn giữ, tôn tạo. Ở Trường Sa, phải là những người lính biết vượt lên mọi gian khó, biết vượt lên mọi thử thách mới có thể vững vàng ở những nơi ?ođầu sóng, ngọn gió? như thế. Trên quần đảo này, có những điều rất đỗi bình thường với cuộc sống trong bờ nhưng giữa biển khơi mênh mông sóng nước thì không hề ?obình thường? chút nào. Một tiếng gà cục tác, một tiếng lợn ủn ỉn đã từng là mong ước của lính đảo. Một ngọn rau xanh, một miếng thịt lợn tươi trước đây chỉ có trong các dịp Tết, khi tàu chở hàng ra cho bộ đội đón Xuân. Bây giờ, theo cách nói của những người lính lâu năm gắn bó với đảo ?ongày nào bộ đội cũng có Tết?. Cách nói ấy cũng không ngoa lắm bởi bữa ăn hằng ngày đều có rau, có thịt để ăn. Rau xanh trên quần đảo này đã do bàn tay của lính vun trồng. Đảo lớn thì anh em xây tường, quây thành ?onhà?, đảo chìm thì dùng khay compozit, khay gỗ chứa đất, dùng áo mưa, tăng võng, bạt để che gió, chống nước biển tạt hơi mặn. Ngoài những giờ huấn luyện, SSCĐ, cán bộ, chiến sĩ, ai nấy đều dành công sức lo cho công tác tăng gia sản xuất vì thế mà rau xanh, thịt tươi tuy chưa ?othoải mái? như đất liền nhưng cũng liên tục là món ?ocải thiện?. Binh nhì Phạm An Dũng (đảo Đá Lát), vừa cẩn thận sẻ ca nước ngọt tưới khay rau vừa ?ogiới thiệu? một ?ochú ỉn? chừng ba mươi ký, một đôi ngan và một đôi gà. Lợn, gà đều do anh em bên đảo Song Tử Tây mang tặng. Dũng bảo gà trên đảo vẫn đẻ trứng nhưng khó ấp nở, phải các đảo lớn có bóng cây, anh em đặt ổ, đặt cả chậu nước mát xung quanh trứng mới bớt hỏng.
    Song Tử Tây có lẽ là đảo dẫn đầu về TGSX với kết quả mà không ít đơn vị đất liền cũng phải ?onể mặt?: Này nhé, rau xanh tự túc đủ nhu cầu với mức thu đạt 170kg/người/năm; thịt gia súc, gia cầm 19,5 kg/người/năm, tổng giá trị thu được 828.000 đồng/người/năm! Anh Hồ Bá Nhiên, Phó trưởng phòng Bảo đảm cục Quân nhu bảo: Thật là những con số biết nói! Và rồi anh cùng tôi đi xem chuồng lợn mấy chục con nuôi tập trung của đảo. Ấn tượng hơn cả là cặp lợn bố mẹ, mỗi con nặng hơn 3 tạ, tai to như chiếc quạt mo nằm dưới gốc cây bàng quả vuông thở phì phì. Đôi ?ouyên ương? này có 5 năm chung sống và mỗi năm chúng sinh nở hàng chục lợn con. Lợn bố mẹ sống ở đảo nên khi ra đời đàn con có vẻ thích nghi, chịu đựng tốt hơn so với lợn giống mang ra từ đất liền. Nhờ đàn lợn phát triển mà riêng Song Tử Tây, mỗi tháng có hai ngày mổ lợn. Thượng úy Kim Đức Bình, trợ lý hậu cần của đảo mau miệng ?okhoe?:
    - Tết này, tụi em sẽ chi viện thêm cho các đảo chìm. Bảo đảm từ ngày 29 Tết trở đi, đảo sẽ chẳng kém đất liền, ?olợn kêu eng éc?, đủ các món giò, chả, nem... bày cỗ?
    Y sĩ Trần Văn Thắng thì nhỏ nhẹ:
    - Tết đến mà có ?ocây nhà lá vườn?, sản phẩm do chính bàn tay chiến sĩ làm nên giữa trùng khơi này sẽ ấm áp thêm nỗi lòng anh ạ!
    So với đảo nổi và cả đảo chìm thì bộ đội ở nhà dàn có phần vất vả hơn nhưng cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ thì rất lãng mạn. Đặt chân đến DK1/2, ai cũng tỏ ra ngạc nhiên. Màu xanh mơn mởn của các loại rau, hoa cảnh khiến cho nhà dàn giống một nốt ?otròn? trên khuông nhạc màu xanh của sóng. Sau những giờ huấn luyện, canh trực căng thẳng, công việc tưới tỉa, chăm bón cây là việc làm thư giãn của bộ đội. Thiếu tá Trang Hải Âu, chỉ huy trưởng lúi húi bê một chậu mai giữa mấy chục gốc cây: lá lốt, ớt, đinh lăng, hoa đại... Anh bảo gốc mai này mang ra từ thành phố Vũng Tàu, mấy xuân rồi đều ra hoa, tuy không nở rộ như trong đất liền nhưng cũng đủ giúp cho cán bộ, chiến sĩ lấp đi khoảng trống vắng xa xôi. Dậu mồng tơi, vạt rau cải, khóm rau dền giữa lưng chừng trời nước còn là cảm hứng cho tâm hồn những người lính luôn yêu đời. Xin chép lại đôi vần trong bài thơ ?oRau trên trạm? của Nguyễn Văn Phương: ?oNhà tôi mấy chục bồn rau/ Hết giờ học tập cùng nhau vun trồng/ Căng bạt che nắng che dông/ Mưa to, gió lớn rau không việc gì/ Vườn rau chẳng thiếu thứ gì/ Bên cạnh bồn nước li ti rau dền/ Rau muống hoa nở bên thềm/ Mồng tơi vươn ngọn trên giàn đung đưa... Rung rinh đón ánh mặt trời/ Xanh xanh rau mọc biển khơi trập trùng?.
    Thế đấy, giữa bao la biển trời mới cảm nhận sâu sắc hơn thế nào là ?obộ đội Trường Sa?. Ở Trường Sa, tình người, tình đồng đội và hơn thế nữa, tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên luôn quyện hòa, gần gũi.
    NGÔ ANH THU ( Quân Đội Nhân Dân)
  4. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Muốn đi thăm hết Trường Sa lại phải xin visa của anh khựa, thật là phiền phức. Có cách nào nhanh hơn không nhỉ?
  5. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1

    Trường Sa không xa...
    Ấy là vào một buổi chiều, sau buổi tập kết thúc, chúng tôi được tin Bộ Quốc phòng đồng ý Bộ tư lệnh Tăng-Thiết giáp cử đoàn nghệ thuật của binh chủng đi Trường Sa biểu diễn phục vụ bộ đội. Nghe vậy, chúng tôi ai nấy đều hồi hộp, xao xuyến. Riêng tôi cứ băn khoăn không biết mình có được đi đợt này hay không? Từ lâu tôi đã thích ra đảo, phần vì tò mò xem Trường Sa như thế nào, phần vì muốn được đến với những người đồng đội đang ngày đêm bảo vệ bình yên một vùng biển-đảo thân yêu của Tổ quốc, để hát cho họ nghe, để hiểu thêm về cuộc sống của họ. Hơn cả lời ca tiếng hát là tình yêu thương, nỗi nhớ mà đất liền ngày đêm gửi gắm cho họ.
    Chúng tôi chuẩn bị mọi thứ quà cho chuyến đi, nào là sách, bút, truyện, từ những con tem, cái phong bì nho nhỏ đến tập báo, tạp chí và quan trọng nhất là cả một chương trình biểu diễn khá ?ohoành tráng?. Tuy vậy, ai cũng cảm thấy còn thiếu nhiều, chỉ sợ chưa đáp ứng được với bộ đội trên đảo. Thủ trưởng Bộ tư lệnh luôn động viên, cổ vũ chúng tôi, nhất là đám chị em chưa một lần đi tàu biển, chưa biết đến say sóng bao giờ! Đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn thể hiện tình cảm của bộ đội Tăng-Thiết giáp đối với Trường Sa.
    Sau bao ngày chờ đợi, chúng tôi được đặt chân lên con tàu đưa đoàn công tác ra với đảo. Nhìn biển xanh ngắt một màu, từng đàn chim hải âu bay lượn trên sóng biển rập rờn, những con sóng bạc đầu đuổi nhau vào bờ, chúng tôi xốn xang khó tả. Nhưng rồi, ra khơi xa, cảm giác ấy không còn nữa, khi những cơn sóng biển chòng chành làm con thuyền ngả nghiêng. Lần đầu tiên trong đời tôi được biết thế nào là say sóng. Ai cũng mong nhanh đến nơi để thoát khỏi cảm giác kinh khủng này! Mệt mỏi sau những ngày lênh đênh trên biển, vật lộn với những cơn say sóng, chúng tôi cũng đến được với đảo. Đảo đầu tiên mà con tàu cập là Trường Sa Lớn. Đặt chân lên đảo, dường như mọi cảm giác mệt mỏi ở chúng tôi sau những ngày qua đã biến đâu hết, khi biết được các anh lính đảo đã đứng đợi chúng tôi từ đầu giờ chiều. Họ đón chúng tôi như những người thân trong nhà, nụ cười ấm áp trên khuôn mặt các anh làm chúng tôi vui thật nhiều. Điều khiến chúng tôi bất ngờ nhất là khi thấy lính đảo ta nhận thư từ đất liền. Họ reo sung sướng, cười rạng rỡ khi cầm trên tay lá thư của gia đình, của người thân yêu nơi quê nhà. Có những người hạnh phúc quá đã bật khó. Các anh say sưa đọc thư, chuyền tay nhau những lá thư của bạn bè, người thân để cùng chia sẻ tình yêu thương từ đất liền gửi ra hải đảo. Đêm ấy, đoàn tôi biểu diễn cho mọi người xem, các anh phải chia ca, người xem trước, người xem sau, vì còn phải thay nhau làm nhiệm vụ canh giữ đảo! Họ xem chúng tôi biểu diễn một cách say sưa như quên hết mọi thứ xung quanh. Khi chúng tôi hát những bài ca chiến sĩ, những ca khúc ca ngợi Tổ quốc, họ cùng vỗ tay hòa nhịp hát theo. Tiếng hát của chúng tôi vang cao, vang xa át cả tiếng sóng biển ì ầm vỗ bờ xa. Ở đảo không có hoa tươi, món quà họ tặng chúng tôi là những con ốc biển được khắc tinh xảo, những cành san hô rực rỡ sắc màu và đẹp nhất là những bông hoa được ghép một cách khéo léo từ những con sò biển, nó thật đẹp! Và cả những bông hoa muống biển, thứ hoa mà lần đầu tiên tôi biết đến. Nó đẹp quá, đẹp không chỉ ở cách bó khéo léo mà đẹp cả ở tình cảm chân thành mà các chiến sĩ giữ đảo dành cho chúng tôi.
    Những ngày tiếp theo, chúng tôi đến với những đảo khác, ở đâu cũng được tiếp đón thật nồng ấm. Cuộc sống ở đảo còn nhiều khó khăn, nhưng mọi người không để chúng tôi thiếu thốn một thứ gì, kể cả nước ngọt-một thứ được coi như vàng trên đảo. Trong bữa ăn trên đảo, rau được coi là đặc sản, các anh cũng nhường hết cho chúng tôi. Đường đi trên đảo nhấp nhô, từ thuyền lên đảo, chúng tôi phải lội qua những đoạn đá ngầm. ?oKhông muốn nhìn thấy những đôi chân đẹp chảy máu?-các anh bảo thế, rồi cõng chúng tôi qua những dải đá ngầm. Lên các đảo là chúng tôi tỏa đi thăm các phân đội, vừa hát cho chiến sĩ nghe, vừa giúp họ những việc nho nhỏ và lưu bút vào những quyển sổ tay?
    Ngày xa đảo về đất liền đến nhanh quá. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi quên ngày hôm đó, những người lính đảo ra tiễn chúng tôi, bịn rịn, vội vàng tặng chúng tôi những con ốc nhỏ xinh xinh như gửi vào đó biết bao tâm tư, tình cảm. Cả người ở lẫn người về đều không muốn bước. Khi thuyền rời đảo, chúng tôi vẫn thấy những cánh tay vẫy theo rồi mờ dần theo chân sóng.
    Về Hà Nội, chúng tôi càng thêm nhớ những người lính biển, nhớ cái mùi mặn nồng của gió đảo Trường Sa, nhớ những người đồng đội của mình ngày đêm canh giữ bình yên cho vùng biển-đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chuyến đi đã giúp tôi hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống và con người. Tôi thấy tự hào vì công việc mình chọn, tự hào mình là một người lính và nguyện phải rèn luyện, trau dồi nhiều hơn nữa để phục vụ đồng đội và nhân dân ngày càng tốt hơn, và luôn mong một ngày nào đó, đoàn ra Trường Sa, tôi lại thấy tên mình có trong danh sách, để đến với những người lính đảo thân yêu.
    ?oTrường Sa không xa?? lời bài hát mãi lắng đọng trong tôi?
    MINH HOA (Đoàn nghệ thuật Binh chủng Tăng-Thiết giáp)
  6. xacchetloangiangho

    xacchetloangiangho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    Trường Sa mất gần hết rồi,nhắc tới chi nữa ,chỉ tiếc là trong này không cho nói chuyện chính trị
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Mod đã giữ lại Top trong Mục Lục
    Up vào đây bài phóng sự lâu lâu mới nhớ ra
    Chuyện tình ghi ở Trường Sa
    Ở quần đảo này có những phu quân rất yêu vợ. Xa gia đình đằng đẵng mấy năm trời, hàng tuần họ viết 2-3 lá thư, dồn lại thành 30-40 lá đợi khi tàu ra thì gửi vào đất liền. Có anh treo ảnh vợ đầy phòng, thỉnh thoảng nhớ quá lại hát cho... ảnh của vợ nghe.
    Đại úy Nguyễn Đăng Hải (sinh năm 1966), quê Nam Đàn, Nghệ An, là một người như thế. Trong căn phòng riêng của mình, Hải dán ảnh vợ lên vách tường, ***g ảnh vợ trong khung kính để ở đầu giường. Đôi khi, anh còn nằm ngâm nga những bài dân ca xứ Nghệ cho... những bức ảnh nghe. Hải tâm sự, vợ anh tên Nguyễn Thị Minh Giang, năm nay 31 tuổi, đang làm việc tại Công ty Xăng dầu Hàng không (TP HCM). Con trai của họ là Nguyễn Mạnh Cường, năm nay 12 tuổi. Hải ra đảo Thuyền Chài điểm B từ tháng 4/2002, hằng ngày xong việc là anh lại viết thư, ngắm ảnh vợ, hát cho vợ nghe. Thư của chị viết anh đọc đến thuộc lòng, đôi khi còn làm thơ để tặng chị nữa. Đáp lại tình cảm đó, chị Giang quan tâm tới chồng từng ly từng tý. Sợ anh đen, chị đã gửi ra đảo cả kem chống nắng và nước hoa.
    Mối tình của thượng úy Lương Văn Thanh, 37 tuổi, quê xã An Phụ, Kim Thành, Hải Dương và chị Nguyễn Thị Thảo, 28 tuổi, cũng rất lãng mạn. Anh chị yêu nhau từ năm 1991 khi đang là học sinh trường Hoàng Diệu, Hà Nội. Năm 1994, anh nhận nhiệm vụ ra đảo Đá Tây, xa nhau chỉ có những cánh thư kéo gần khoảng cách của tình yêu. Dù không có tàu ra, tàu vào liên tục nên thư viết đi có khi 3-4 tháng mới chuyển được, nhưng cả hai vẫn duy trì cách viết thư mỗi tuần 2-3 lá và dán kín lại, xếp chồng lên nhau. Có khi viết cả 30-40 lá rồi mà vẫn chưa có tàu ra. Năm 1996, sau 29 tháng công tác biền biệt ngoài Trường Sa, anh Thanh hoàn thành công tác trở lại đơn vị cũ và cưới vợ. Năm sau, cháu Lương Anh Tuấn ra đời và tháng 5/2002, người bố trẻ lại đi đảo Đá Tây lần thứ hai. Cũng như lần trước, vợ chồng anh vẫn viết thư đều đặn. Tàu ra đảo vào dịp Tết vừa qua, anh nhận được 35 lá thứ của vợ.
    Thiếu tá Lê Bá Tâm hiện là đảo phó tham mưu trưởng đảo An Bang. Đầu năm 2004 là lần thứ hai anh ra công tác ở đảo với lỉnh kỉnh nhiều thứ quà của vợ - chị Phạm Thị Lý. Tháng 8/2003, anh về nghỉ phép, đầu năm 2004 quay lại đảo An Bang. Những ngày về nhà ở Quảng Tân, Quảng Xương, Thanh Hoá, cứ mỗi lần anh ra khỏi nhà để thăm thú bà con láng giềng là vợ nằng nặc đòi đi cùng. Trẻ con trong xóm cứ chạy theo trêu: "Ông Tâm, bà Lý hai người tâm lý quá". Dù đã có hai con gái, một học lớp 5, một vừa vào lớp 1, nhưng hai vợ chồng vẫn như mới cưới.
    Những lúc rảnh rỗi, vợ anh đòi nghe chuyện ở Trường Sa. Nghe nói đảo thiếu rau xanh, bố vợ anh lẳng lặng phơi khô cho con rể 3 kg rau má và 3 kg quả mướp đắng. Còn chị Lý mua tặng chồng một chiếc lược chải đầu gấp được cùng gương, con gái tặng bố chiếc khăn quàng đỏ để "khi nào bố nhớ con thì mang ra xem". "Tôi cất kỹ những món quà thấm đẫm tình yêu thương của quê hương vào trong hòm, lâu lâu mang ra xem. Đây là những món quà tinh thần, giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống trên đảo", anh Tâm thổ lộ.
    Sống, bám trụ trên quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền, biển đảo của tổ quốc là thử thách lớn đối với cán bộ, chiến sĩ mỗi lần ra công tác nơi đây. Dù khó khăn gian khổ đến đâu, anh em cũng vượt qua tất cả vì phía sau các anh là những người thân ở hậu phương. Tất cả được gửi gắm qua những lá thư, những món quà dù nhỏ nhất, nhưng với chiến sĩ Trường Sa, đó là tài sản tinh thần vô giá. Rất nhiều người đã bộc bạch rằng, nếu ai có ý định gửi quà ra Trường Sa thì hãy gửi thư. Với quần đảo này, thư của đất liền cùng tình cảm quê hương sẽ là động lực tốt nhất cho các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ.
  8. vudinhthanh

    vudinhthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi các bác với: em muốn ra thăm QĐ. Trường Sa có được không nhỉ? Và phải làm những gì?
  9. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Muốn ra thăm đảo TS thì có những điều kiện sau :
    - Là các tướng tá (có máu mặt ) đi thăm cuộc sống & công tác của các chiến sĩ TS.
    - Là người của đoàn văn công, văn nghệ văn gừng tham gia biểu diễn phục vụ các chiến sĩ.
    - Là phóng viên, là người của cơ quan đoàn thể (có tầm cỡ ) & được sự đồng ý của cấp trên (có giấy phép ) mới được ra.
    - Được sự đồng ý của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hoà .
    Em vinh dự được đi công tác đảo TS 3 lần òy ( 1 lần đi TS lớn & 2 lần đi TS nhỏ như bán đảo Cam Ranh, đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây.............)
  10. cuibapketui

    cuibapketui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2007
    Bài viết:
    1.017
    Đã được thích:
    1
    Chẹp! chẹp!
    Từ nhỏ tới giờ tui chỉ mong được 1 lần thôi. :(

Chia sẻ trang này