1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về văn học Mĩ

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pagoda, 20/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Một chút về văn học Mĩ

    Một chút về văn học Mĩ

    Ở Việt Nam, người khổng lồ văn học Nga ngay từ đầu đã được giới thiệu một cách đầy đủ và hệ thống cho nên ngưởi đọc có thể có một cái nhìn đầy đủ về diện mạo của nó. Nếu nói như thế thì có lẽ Văn học Mĩ quả là một người khổng lồ phải chịu thiệt thòi. Hay chính xác hơn ngưòi chịu thiệt thòi ở đây là độc giả.
    Trong bài viết này, tôi không hề có tham vọng xây dựng một diện mạo đầy đủ về văn học Mĩ. Một lý do đơn giản là tôi không đủ sức, cả kiến thức, trình độ và sự hiểu biết. Cũng chỉ coi đây là một sự chia sẻ những gì mình biết, dù còn rất ít với các bạn.
    Nhưng quả thật, những cuốn sách xếp thành từng dãy dài trên quầy sách, vói những bìa sách in hình những ngôi sao Holywood, những best-seller của các tác giả nổi tiếng như Sydney Seldon, Daniel Steel, Harold Robins,... đã không phản ánh lại được tầm vóc thực sự của ngưòi khổng lồ này. Đấy là chưa nói về mảng thơ thì gần như hoàn toàn vắng bóng. ( Theo tôi biết thì có lẽ chỉ có tập tho "Lá cỏ " của Whitman , và một vài nhà thơ Mĩ xuất hiện lẻ tẻ trong các tuyển tập).
    Ngoài dòng văn học Best-seller, trong dòng văn học tạm gọi là kinh viện có lẻ chỉ có Jack London là tác giả được giới thiệu tương đối đầy đủ và hệ thống hơn cả.
    Tất nhiên tôi không hề phủ nhận giá trị của các best-seller. Vẫn có những tác phẩm có giá trị thực sự ( chẳng hạn tôi đánh giá rất cao Stephan King. Ông vua kinh dị này có những tác phẩm thực sự có giá trị nghệ thuật rất cao). Nhưng dầu sao, để đánh giá một nền văn học Mĩ mà chỉ đơn thuần qua các best-seller thì sẽ rất không đầy đủ.
    Dưới đây tôi sẽ cố gắng điểm qua một vài gương mặt tương đối tiêu biểu của nền văn học Mĩ.

    I. Các nhà văn Mĩ được giải Nobel
    1. Sinclair Lewis ( 1885 - 1951) . Giải Nobel 1930
    Tác phẩm chính : Phố chính ( Main Street), barbit
    Tác phẩm được dịch sang tiếng Việt : Enmơ Gântơri (bản dịch của Nguyễn Vĩnh ).
    2. Nhà viết kịch E. O'neill ( 1888 - 1953 ). Giải Nobel 1936
    Các vở kịch hài hước , nhẹ nhàng, đả kích thói hư tật xấu. Ý kiến cá nhân là tôi không thích lắm.
    3.Pearl Buck (1892 - 1973) Giải Nobel 1938
    Tác phẩm chính : Gió Đông gió Tây, Gia đình họ Vương , Truyện Kinh Thánh , Gia đình li tán, ba người con gái của Lương phu nhân ....
    Tôi không thích Pearl Buck lắm. Các truyện của bà mang cái vẻ nhàn nhạt từa tựa cái điềm đạm của phương Đông, nhưng không phải. Tuy nhiên truyện ngắn "Những mảnh hồn sầu xứ " của bả tôi lại rất thích, không rõ tại sao.
    4. Nhà văn William Faulkner ( 1897 - 1962 ). Giải Nobel năm 1940
    Các tác phẩm chính : Nắng Tháng Tám, Âm thanh và cuồng nộ, Abasalom! Abasalom!
    ( đều đã có bản dịch tiếng Việt , trong đó hai truyện đầu tiên bản dịch rất hay). Thầy phù thuỷ dữ dội của các con chữ, có khả năng bóp nghẹt hiện thực lại bằng chính các cảm giác hiện thực. Trong diễn văn của mình ông tuyên bố không chấp nhận con người thất bại. Ông tin vào chiến thắng của con ngưòi vì "... nó có một linh hồn, một tinh thần có khả năng trắc ẩn, hy sinh và nhẫn nại "
    5.Ernest Hemingway (1898 - 1961) GiảiNobel 1954
    Các tác phẩm chính đã dịch sang tiếng Việt: "Giả từ vũ khí", "Chuông nguyện hồn ai", "Ông già và biển cả", tập truyện ngắn "Hạnh phúc ngắn ngủi của Mắc Combơ", "Những hòn đảo giữa dòng nước ấm ", " Và mặt trời vẫn mọc". Nhà văn đại diện của "Thế hệ đánh mất " , bố già, kẻ lãng du với hon 80 vết đạn trên ngưòi. gã nhà văn chuyên viết các bức điện tín. Chắc chắn rằng sự nghiệp của ông không chỉ là một bộ xưong khô trước mắt người đời, mặc dù rất có thể Hemingway cũng nghĩ rằng mình chỉ là một gã săn cá voi như ông lão Santiago.
    6. John Steinbeck Nobel 1962
    Tác phẩm xuất sắc : "Chùm nho phẫn nộ" , "Của chuột và người"...
    Về John Steinbeck và tác phẩm "Chùm nho phẫn nộ ", hẹn các bạn sẽ có một bài viết riêng về ông.
    7. Nhà văn Do Thái Saul Bello( Sinh 1915 ) Giải Nobel1976
    Dân tộc Do Thái là một dân tộc lưu lạc và cô đơn. Và Saul Bello viết về nỗi cô đơn Do Thái. Chưa thấy có tác phẩm dịch ra tiếng Việt. Hiện tôi có một số tác phẩm của ông, bản dịch tiếng Pháp. Bạn nào có nhu cầu, cóthể liên hệ với tôi.
    8. Isac B. Singer - Giải Nobel 1978
    Tôi không thích ông lắm. Các tác phẩm có nhiều chất folklore, có lẽ vậy.
    9. Toni Morrison (sinh 1931) Giải Nobel 1993
    Tác phẩm chính đã dịch ra tiếng việt Mắt biếc ( Bluest Eye) . Bản dịch hay, chỉ tiếc tên tác phẩm dịch thành "Mắt biếc" hơi tối nghĩa , không đạt lắm.
    Ngoài ra, có một số tác phẩm khác chưa dịch,b ạn nào muốn đoc nguyên tác có thể liên hệ với tôi : "Song of Solomon ", "Beloved" , "Jazz" và tập tiểu luận rất sắc sảo và độc đáo "Playing in the dark "
    Ngôn ngữ giàu chất thơ chất thơ. Nếu như E.Heilli tìm lại nguồn gốc của những ngứòi da đen kể từ cuộc di cư ép buộc đầu tiên, rời mảnh đất châu Phi đi làm nô lệ ở Tân thế giói, thì tiểu thuyết của TM tái tạo lại nỗi khổ đau có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của ngưòi da đen. ( Tôi có giói thiệu khá kĩvề bà trong "Khúc nhạc da đen " và đã gửi lên trên này)

    Người ta cũng thường tính cả Joseph Brodsky, nhà thơ lưu vong người Nga , giải Nobel 1987. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng nên tính ông vào các nhà thơ Liên Xô cũ ( mặc dù ông đã bị chính quyền kết án ở Liên xô là kẻ ăn bám xã hội, đầy đi Xibia 5 năm và năm 1972 sang Mĩ sinh sống)
    Về nhà văn đoạt giải Nobel gần đây nhất - Toni Morrison - tôi đã có một bài viết giới thiệu về bà gửi lên trên này ( "Khúc nhạc da đen").

    2. Văn học Mĩ , nhứng tác phẩm khởi đầu.
    Bắt đầu từ điểm nào đây? Tôi không có ý định tìm xem cuốn tiểu thuyết Mĩ đầu tiên là cuốn nào. Nhưng dù có xuất phát từ đâu đi nữa thì văn học Mĩ cũng giống như một giòng sông lớn vạm vỡ cuộn chảy, đầy khoẻ khoắn. Có thể bắt đầu với nhứng tác giả đầu tiên như James Fenimore Cooper , cha đẻ của các cuốn truyện phiêu lưu nổi tiếng.( Hẳn nhiều bạn trong số chúng ta đã từng mê say "Người Môhican cuối cùng" ), rồi Irving Ian với "Kị sĩ không đầu", Longfelow với những bài thơ du dương giàu nhạc tính, dịu dàng và mênh mang như những thảo nguyên bao la,nơi những người đi mở đất lần đầu đặt chân tới ( Mũi tên tôi bắn lên trời / Tên bay hun hút biết về nơi nao ).
    Nhưng Whitman mới thực sự là nhà thơ lớn, nhà thơ vĩ đại. Hãy xem ông giới thiệu về mình : "Tôi đâu phải nét nhạc ngọt ngào thương cảm / Tôi đã đến, râu xồm xoàm , da cháy nắng, tóc đen gáy , vẻ bưóng bỉnh/ Cần phải vật nhau với tôi mới có thể giành được những phần thưởng chắc chắn mà vũ trụ đã trao cho". (Chả trách Allen Gilsbert có lần đã thèm được cùng ông đi dạo chơi giữa siêu thị. ).
    Mà cũng không thể quên Mark Twain với cuộc sống sôi động trên dòng Missisipi , Hấc Phin và Tôm Xoyơ.
    Các tác phẩm của văn học Mĩ thời kì đầu khắc hoạ rất rõ cuộc sống của cư dân Mĩ. Nhân vật chính của tác phẩm thưòng là những ngưòi anh hùng. Nếu như bây giò vị thuyền trưỏng nổi tiếng nhất là nhân vật "Hook"- thuyền trưỏng cướp biển thì đã đã có một thời đó là thuyền trưởng Ahab trong "Mobidic or White whale" ( bản dịch tiếng việt - Cá voi trắng . Còn ai nữa nhỉ, có lẽ ngay một lúc tôi chẳng nhó hết đuợc. Bạn nào tốt bụng bổ sung cùng tôi với nhé.

    3. Văn học Mĩ hiện đại và đưong đại





    V@
    [/size=4
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, bác Pagoda post tiếp nhé. :-)

    Đêm nhạt dần. Ngày sắp hửng lên.
    Chúng ta sẽ nhìn vào mắt nhau
    Rồi lại tiếp tục đi trên những con đường khác biệt
  3. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Bài hay lắm. Mong là bạn víêt tiếp tục. Hình như còn dang dở.
    Đúng là văn học Mỹ chưa được giới thiệu đầy đủ và trung thực tại VN.
  4. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Xời ơi, cố tri viết đến thế này rồi thì còn ai bổ sung được nữa bi giờ?
    Hồi xưa ấy bảo quyển Mắt Biếc bị mất, có tìm lại được chưa, thì, hì hì, cho tớ mượn mấy, tớ trả cốc cafe, nhá, hì hì.

    Đi qua đồng, đi qua gió
    Con ngựa đen, vầng trăng đỏ...

  5. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Thế còn O' Henry thì sao nhỉ. Ông ấy là bậc thầy về truyện ngắn của văn học Mỹ, mà chúng ta đã biết truyện ngắn đóng vai trò quan trọng như thế nào trong các nền văn học rồi. Nga thì có M. Gorki, Paustovsky. Pháp thì có Guy De Maupassant, Alphonse Daudet,...
    Những truyện ngắn xuất sắc của O' Henry như Chiếc Lá Cuối Cùng, Món Quà Của Triết Gia,... đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học Mỹ. Giải thưởng O' Henry là một giải thưởng rất uy tín trong làng văn Mỹ từ trước đến nay.


    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  6. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Bác Pagoda tiếp tục đi chứ!!!
    Đọc bài của bác, em mới ra John Steinbeck. Thật may mắn vì em đã được đọc "Chùm nho phẫn nộ" , "Của chuột và người". Đó là những tác phẩm đọc một lần để nhớ mãi.
    Đồng ý với bác Irih. Không nên quên O'Henry. Nói gì thì nói, truyện ngắn của O'Henry đáng đọc lắm chứ. Nhưng mà truyện Chiếc lá cuối cùng in trong SGK lại là truyện ngắn thuộc loại chán nhất của O'Henry thì phải, em thấy thế!

    Tequila sunrise

  7. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    3. Văn học Mĩ hiện đại và đưong đại Đương đại thì đã đành là rất rõ ràng rồi. Nhưng mà hiện đại?
    Xin các bạn đừng hiểu rằng chữ hiện đại ỏ đây tôi dùng để đối lập với cổ điển như một hình thức sáng tác hay một thời kì trong văn học, tức là theo cách thông thường người ta vẫn phân chia. Thực ra, theo ý kiến của cá nhân tôi thì văn học Mĩ không có cổ điển. Đó là sản phẩm của một nền văn hoá đang chuyển động, là những thứ protit kì lạ và hỗn độn lắng đọng lại từ cái "nồi hầm nhừ" là nuớc Mĩ. Hơn nữa, tôi không phải là một nhà nghiên cứu, nên việc phải ngồi phân loại tác phẩm nào là cổ điển, tác phẩm nào là hiện đại thì nhọc nhằn cho tôi quá. ( Đã có ai hiện đại bằng Whitman?). Thôi thì tôi gọi là văn học hiện đại những tác phẩm mà trong đó có xuất hiện cuộc sống hiện đại , những thành phố, nhà máy, thị trường chứng khoán, lừa lọc và vấp ngã. Tôi cũng đã từng thấy ngưòi ta phân loại William Faulkner vào những nhà văn cổ điển Mĩ, nhưng mà cứ theo cái tiêu chí này của tôi đề ra ( tôi không muốn phản bội nó ) thì tôi gọi ông là nhà văn hiện đại :-> . Các bạn cùng đừng kì vọng về một bài viết chuyên đề, với các nhà văn được giới thiệu một cách hệ thống. Chúa chứng giám cho tôi, không phải là tôi không muốn. Nhưng mà tôi đâu phải là nhà nghiên cứu. Nói như Saint Exupéry thì có lẽ lỗi này là tại người lớn, nên tôi đã theo ngành Toán chứ không phải lịch sử văn chương :-).
    Trong đầu tôi bây giờ lẫn lộn các cái tên: O.Henri, Faulkner, Hemingway, John Steinbeck, Tim O'brien, John Updike, T.S.Eliot, rồi Saul Bello, Toni Morrison, Kennes Keysse , Robert Nathan ( "Portrait Of Jane" của ông là một bài thơ thực sự chứ không còn là một câu chuyện nữa) .... rồi các nhà văn thế hệ Beat : Jack Kerouac, Allen Gilsberg, William Burroughs, Gregory Corso, Lawrence Ferlinghetti.... , Stephen King, Betti Smith... Cái này thì chắc chắn không phải là lỗi của tôi rồi. Nhưng cái "nồi hầm nhừ" mosaic này quả là đã biết chiết xuất ra vô khối sản phẩm đáng nể đấy. Chỉ nguyên việc có tới 9 nhà văn được giải Nobel, rồi John Updike, người khổng lồ đứng thứ ba trong cuộc bình chọn mười đại tác gia kiệt xuất còn sống trong văn chưong đương đại ( sau G.G. Market và Kundera) đã nói lên tầm vóc của nó rồi. Rất khó rút ra một nhận xét chung về văn học Mĩ. Điều này có nguồn gốc từ nền văn hoá Mĩ, một nền văn hoá đa tạp, đa bản sắc. và chuyển động quá nhanh. ( Ngưòi ta nghi ngờ rằng liệu có một nền văn hoá Mĩ không? Nhưng tôi thì cho rằng , nếu tin vào định nghĩa của UNESCO đưa ra : văn hoá là tất cả những gì thuộc về con ngừoi thì đưong nhiên là có một nền văn hoá Mĩ). Văn chương Mĩ bởi vậy, nếu nhìn vào tổng thể cũng sẽ thành một sản phẩm không thuần nhất và thiếu nhất quán đến kì lạ. Nếu có một điều gì chung nhất có thể dùng để nói về văn chương Mĩ có lẽ tôi sẽ dùng từ "chuyển động ". Thật khó giải thích tại sao. Đơn thuần đây chỉ là cảm giác mang lại từ những gì tôi biết về văn chưong Mĩ. Để làm rõ hon điều này, dưới đây tôi sẽ thử điểm qua một vài nhà văn ( đưong nhiên là một vài - cũng có vẻ như đã là mạnh dạn lắm rồi :->) mà theo tôi là có vai trò hoặc vị trí đặc biệt trong văn chưong Mĩ. Sau đó tôi cùng muốn nhắc đến trào lưu Beat vói triết học hiện sinh Beat- bởi nó là sự phản ánh khá đặc trưng và có ảnh hưỏng khá lớn đến tâm hồn giới trẻ Mĩ
    Bắt đầu từ William Faulkner , có lẽ vậy, người đã đổi mói nghệ thuật tiểu thuyết, và cùng với James Joyce, có lẽ là những người đầu tiên sáng tạo ra phương pháp dòng ý thức ....
    (còn tiếp)

    V@
    [/size=4
  8. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Xin mời pagoda trình bày tiếp về VH Mỹ, anh em đang đọc dở.

    Tequila Sunrise

  9. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Trên cánh bầy vịt trời
    Đang bay về bãi sậy ,
    Long lanh giọt sương vừa rơi .
    Và giữa chiều sương rơi
    Tôi lại nhớ Yamato da diết ...
    ( thơ tanka của người Nhật )

    Thủy quang thiên diễm tình phương hảo .

    Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ .
  10. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    CAM NHAN CUA MINH VE TRUYEN NGAN CUA FAULKNER & STEINBACK CO NHUNG KET THUC QUA MANH ME,
    MANG HOI CHUT BAO LUC DEN RUNG MINH
    PEAL BUCK THIEN VE A DONG NHE NHANG NHUNG NHAM
    codet

Chia sẻ trang này