1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút về văn học Mĩ

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pagoda, 20/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dungten

    dungten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết bài này hay quá, điều đó chung tỏ bạn co mot vốn kiến văn uyên thâm về chủ đề này. Tôi chi muốn "nhắn nhủ" bạn một chút về một tác gia văn học Mỹ còn ít nguoi biết đến nhwng ông la một nguoi co phong cach van hoc hết suc độc đáo đó Eskine Callwell. Ong co mot loi viết văn không hậu (kết thúc luôn không có hậu, trái nguoc hoan toan voi nhung dieu chung ta duoc chung kiến trong van hoc la Thien thang Ac, Chinh thang Ta) Trong cac sang tac cua ong luon luon la nhung cai chet day oan ưc cua nguoi dan lanh, la nhung sư mất mát của những người "thap cổ bé họng".
    O Viet Nam chi co mot so it (chinh xac hon la rat it) chi co Hoa dai, va Rachơn duoc dich thoi. That dang tiec! Ban co thay vay khong.
    Dung
  2. dungten

    dungten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết bài này hay quá, điều đó chung tỏ bạn co mot vốn kiến văn uyên thâm về chủ đề này. Tôi chi muốn "nhắn nhủ" bạn một chút về một tác gia văn học Mỹ còn ít nguoi biết đến nhwng ông la một nguoi co phong cach van hoc hết suc độc đáo đó Eskine Callwell. Ong co mot loi viết văn không hậu (kết thúc luôn không có hậu, trái nguoc hoan toan voi nhung dieu chung ta duoc chung kiến trong van hoc la Thien thang Ac, Chinh thang Ta) Trong cac sang tac cua ong luon luon la nhung cai chet day oan ưc cua nguoi dan lanh, la nhung sư mất mát của những người "thap cổ bé họng". Mot phong cach het sưc doc dao.
    O Viet Nam chi co mot so it (chinh xac hon la rat it) chi co Hoa dai, va Rachơn duoc dich thoi. That dang tiec! Ban co thay vay khong.
    Dung
  3. dungten

    dungten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết bài này hay quá, điều đó chung tỏ bạn co mot vốn kiến văn uyên thâm về chủ đề này. Tôi chi muốn "nhắn nhủ" bạn một chút về một tác gia văn học Mỹ còn ít nguoi biết đến nhwng ông la một nguoi co phong cach van hoc hết suc độc đáo đó Eskine Callwell. Ong co mot loi viết văn không hậu (kết thúc luôn không có hậu, trái nguoc hoan toan voi nhung dieu chung ta duoc chung kiến trong van hoc la Thien thang Ac, Chinh thang Ta) Trong cac sang tac cua ong luon luon la nhung cai chet day oan ưc cua nguoi dan lanh, la nhung sư mất mát của những người "thap cổ bé họng".
    O Viet Nam chi co mot so it (chinh xac hon la rat it) chi co Hoa dai, va Rachơn duoc dich thoi. That dang tiec! Ban co thay vay khong.
    Dung
  4. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Chính xác tên ông là Erskine Caldwell.
    Ngoài hai truyện trên, còn một tác phẩm xuất sắc nữa của ông được dịch ra tiếng Việt
    "Rẻo đất nhỏ của thượng đế" (God's litle acre ).
    Ông đã từng bị đưa ra toà vì tội "Viết các tác phẩm dơ bẩn" nhưng đã thắng kiện vì theo phán quyết của toà án tác phẩm của ông đã phản ánh trung thực cuộc sống đầy tự nhiên và khoẻ khoắn...
    V@

    V@
    [/size=4
    Được sửa chữa bởi - pagoda vào 29/04/2002 08:03
  5. sushi-in-blue

    sushi-in-blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    hay quá...

    Bonjour Tristesse!

  6. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Một chút về văn học mĩ...(tiếp)
    1/William Faulkner, người đã tái sinh hiện thực nước Mĩ trong bản giao hưởng dữ dội của mớ âm thanh hỗn độn, những tiếng ầm ì, những câu văn dài hàng trang giấy không chấm câu, những câu chuyện lẫn lộn ngày tháng. Vốn dĩ, cuộc đời này , chắc ông nghĩ vậy, rất có thể sẽ chỉ được mô tả bằng câu thơ của W.Shakespeare : "Đó là một câu chuyện do một thằng khùng kể, huyên náo và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì cả" (It (life) is a tale told by an idiot, full of sound and fury, signifying nothing - Macbeth, cảnh 5 , hồi 5). Đây cũng là gợi ý cho nhan đề tác phẩm vĩ đại nhất của ông : "âm thanh và cuồng nộ " ( The Sound and the Fury). Và ông sẽ nói với độc giả rằng, không phải vậy, không phải là không có ý nghĩa gì. Bởi vì nếu như vậy thì cuộc đời này quả là một thất bại lớn. Rằng nếu chỉ có vậy thì con người sẽ diệt vọng. "Tôi khước từ chấp nhận sự diệt vong của loài người." (I decline to accept the end of man)- tên của bài diễn từ nhận giải Nobel cũng là tuyên ngôn của William Faulkner. Vượt lên trên tất cả những kĩ thuật cầu kì, những ma thuật đầy mãnh lực mà ông đã áp đặt lên các con chữ của mình và bắt chúng đẩy nghệ thuật tiểu thuyết của thế kỉ 20 vượt ra khỏi những bế tắc bằng những bước nhảy mà chỉ có những thiên tài mới có thể tạo ra, vượt lên trên những câu văn dài hàng trang giấy không có dấu chấm câu và cái lối khiến độc giả phát điên bằng những câu chuyện mà kết quả được kể trước nguyên nhân, tác phẩm của ông vẫn toả ra thứ ánh sáng đầy nghiêm khắc và nhẫn nại của lòng yêu thương, đức hi sinh, tinh thần xả kỉ... Đó là những bản tụng ca về lòng tốt của con người. Hãy xem cách ông nâng niu nhân vật Caddy của mình. Chính ông, trong lời chú thích cho bản dịch tiếng Pháp đã từng thú nhận rằng, đáng nhẽ ông cho nhân vật nữ này chết ngay từ đầu truyện. Thế nhưng cái cô gái (mà sự đôn hậu và dịu dàng từ cô toả thành mùi cây đối với gã khùng em mình) đã quyến rũ cha đẻ (Faulkner) của mình đến mức ông không thể chịu được nếu để cho cô chết ngay từ đầu truyện mà đã cho cô tiếp tục sống và truyền lại cái tên Caddy cho con gái của mình, đến nỗi trong bản chú thích, không kìm được lòng mình Faulkner đã viết thêm cả một đoạn văn dài nữa về số phận sau này của cô ( cũng là hi hữu trong lịch sử văn chương thế giới). Hãy xem cái cách ông xây dựng Dilsey, một nhân vật kì lạ, nhịp trống chắc khoẻ trong bản giao hưởng hỗn mang và gầm gào của "The Sound and the Fury". Bản chú thích (nt) về bà chỉ vỏn vẹn ba chữ "Họ nhẫn nại". Thế nhưng theo cái cách ông nói về nó ( sự nhẫn nại) thì ta phải tin rằng đó là tất cả, tất cả những gì trân trọng và kính phục nhất , ông đã đặt lên ngưòi phụ nữ da đen này. Ta có thể gặp lại motip này( nhân vật chính diện ẩn đi như tiếng trống giữ nhịp không thế thiếu trong giàn nhạc) trong "Nắng tháng Tám"( Light in August). Có một sự chơi chữ tinh tế trong cách đặt tên truyện mà nếu không đọc kĩ truyện ta không thể phát hiện ra - vẫn là Nắng tháng Tám nhưng tại sao lại là "Light in August" ít thông dụng hơn nhiều so với "August Light". Điều này dính dáng đến một nhân vật nữ : Lena Grove. Đứng cao lên hẳn bên trên cái cuộc tình man rợ và nhơ nhuốc Christmat-Burden cùng cái không khí u ám của chuyện là Lena Grove, người đàn bà bụng mang dạ chửa đi tìm tên sở khanh Burch. Và cái nắng tháng Tám chói chang nghiệt ngã kia không hẳn chỉ tập trung chiếu vào Joe Christmat mà ở đây còn hàm chứa một ý khác. "Light in August" còn có nghĩa nữa là "nhẹ trong tháng Tám" - hẳn là để chỉ Lena Grove vừa qua kì sinh nở. Nên câu chuyện kết thúc với Lena Grove , vẫn tiếp tục rong ruổi trên đưòng nhưng đã "nhẹ nhõm" với đứa con bồng trên tay và Byron Bunch đầy tin cậy. Một lần nữa khi xây dựng Lena Grove , Faulkner lại ca ngợi đức nhẫn nại và bình thản đón nhận. Ta sẽ rât thưòng xuyên gặp những hình tượng nhân vật nữ như vậy trong các tác phẩm của Faulkner ( Drucila trong The Unvanquished- Kẻ bất khả chiến bại hay Eular Varner trong Xóm nhỏ - The Hamlet) .

    V@
    [/size=4
    Được sửa chữa bởi - pagoda vào 29/04/2002 08:07
  7. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bác đừng quên Poe đấy nhé. Tôi khoái bài Con quạ với truyện Thần chết đỏ lắm
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Tui đồng ý với Pagoda! Dơ bẩn đạu đồng nghĩa với yếu nhược! Có người không tăm cả tuần mà khoả như vâm, lai còn nói rằng tắm là hao tổn nguyên khí.
    Đùa chút thôi! Bác Pago da viết về âm thanh và "cuồng nộ hay quá" Chờ nghe bác và tui cố gắng tìm nó!

    mãi cho đến một ngày
    cái chết rời đôi tay...
  9. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    :eek:)
    Edgar Poe thì đã có một bài trên này của ai đó viết rất hay rồi, mí cả nó thuộc về phần cổ điển :-)
    Được sửa chữa bởi - pagoda vào 30/04/2002 14:10
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Pagoda đâu, sao không thấy post tiếp về chủ đề này nhỉ???

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

Chia sẻ trang này