1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút với Khái niệm CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Một chút với Khái niệm CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

    Đối với cộng đồng quốc tế, khủng bố quốc tế thực sự là mối đe doạ cho an ninh chính trị và kinh tế toàn cầu, đối với từng quốc gia, khủng bố là mối hiểm hoạ đối với an ninh chính trị - kinh tế - xã hội.

    Chống khủng bố quốc gia và khủng bố quốc tế đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhiều quốc gia cũng như phải sử dụng nhiều phương thức tổng hợp. Một trong những công cụ sắc bén và hiệu quả nhất: PHÁP LUẬT.

    Pháp luật là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động trong lĩnh vực chống khủng bố. Hiện nay đã có hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và đa phương được ký kết liên quan đến lĩnh vực hợp tác chống khủng bố.

    Song song với hệ thống các điều ước quốc tế hiện hành, LHQ cũng đang gấp rút biên soạn một loạt các quy định khác liên quan đến lĩnh vực chống khủng bố quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia trong chống khủng bố để rượt đuổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của thế giới hiện nay.

    Việt Nam chúng ta cũng là một thành viên của cộng đồng quốc tế - là một nước có bước tiến mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế, trong hoàn cảnh mới, nhu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế hiện nay của chúng ta ngày càng lớn. Rõ ràng, chúng ta cũng không nằm ngoài mối đe dọa tiềm tàng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế - việc tham gia hợp tác cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chung là tất yếu và cần thiết cho sự ổn định và vững bền của bản thân Việt Nam cũng như an ninh kinh tế - xã hội khu vực.

    Tuy nhiên hiện nay, chúng ta còn rất thiếu thông tin về lĩnh vực pháp luật quốc tế quan trọng này, tình trạng này làm cho việc nghiên cứu Luật quốc tế về chống khủng bố trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay.

    Diễn biến quốc tế biến đổi từng ngày... vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ và cuộc chiến toàn diện chống chủ nghĩa khủng bố do Mỹ phát động chỉ xới lại một vấn đề tưởng chừng như đã bị chìm đi trong cơn lốc toàn cầu hóa kinh tế. Điều này làm cho dư luận quốc tế bừng tỉnh: Thế giới không chỉ toàn cầu hóa về kinh tế mà còn toàn cầu hóa trong lĩnh vực bạo lực - khủng bố.

    Việc Mỹ dùng tên lửa hành trình bắn vào Xu-Đăng với lý do trả đũa vụ 11/9 và các vụ đánh bom khủng bố Đại sứ quán Mỹ, tàu chiến Mỹ.


    Tiến hành bình định - tuyên bố tiến công chủ nghĩa khủng bố tại Apganixtan.


    Và mới đây nhất - liên quân Anh - Mỹ đã bắn nát Iraq với lý do triệt tiêu kho Vũ khí hóa học ở Trung Đông, lật đổ chế độ của Saddam... và song song cuộc chiến là việc tổng thống Mỹ tuyên bố dành quyền đánh phủ đầu và ra học thuyết về "quyền đơn phương hành động đánh phủ đầu, ngăn chặn từ xa".


    Những diễn biến trên đã đặt Việt Nam nói riêng và dư luận quốc tế nói chung trước nhiều câu hỏi cả về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế:


    - Liệu pháp luật quốc tế về chống khủng bố có quy định nào cho phép tấn công một quốc gia có chủ quyền với cái cớ chống khủng bố và triệt tiêu vũ khí hóa học?


    - Liệu chống khủng bố có vượt lên trên một trong những nguyên tắc xương sống cơ bản nhất của pháp luật quốc tế: NGUYÊN TẮC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA?


    - Việc Mỹ áp dụng Luật quốc tế nói chung và pháp luật quốc tế về chống khủng bố nói riêng đã đúng chưa, họ có lạm dụng pháp luật quốc tế về chống khủng bố để phục vụ cho các mục đích kinh tế - chính trị không?


    - Đâu là pháp luật quốc tế chân chính trong chống chủ nghĩa khủng bố và đâu là sự lạm dụng pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này?

    ------------------

    Đây chỉ là một số suy nghĩ, đặt vấn đề của NF về một lĩnh vực lý luận được coi là khá mới mẻ ở Việt Nam, nếu giải quyết được một cách khách quan, đúng đắn các câu hỏi trên trong lý luận cũng như thực tiễn đối với việc sử dụng pháp luật quốc tế trong lĩnh vực chống khủng bố quốc sẽ giúp chúng ta có một thái độ khoa học khách quan, và có một góc nhìn rõ ràng hơn khi đứng trước diễn biến phức tạp của thế giới hiện nay.

    Mong các bạn bình luận và đưa ra quan điểm của các bạn về vấn đề này - đặc biệt là những bạn yêu thích môn Công pháp quốc tế - các bạn quan tâm đến tình hình thời sự quốc tế.







    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:53 ngày 22/04/2003

    Được Terminator3 sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 06/08/2003
  2. Helios

    Helios Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    1
    NF khi viết những dòng này chắc hẳn cũng biết được 2 mặt của một vấn đề trong câu hỏi của cậu . Tớ không rõ Luật và những điều khoản của Luật nhưng gần đây khi học luôn bị đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa luật pháp và sự phục tùng của người dân . Nhìn xa hơn trong quan hệ quốc tế dù được coi là tình trạng " Không chính phủ " và nhân tố được coi trọng nhất là quốc già nhưng trong tình hình quốc tế hoá hiện nay các tổ chức quốc tế , tổ chứ phi chính phủ...đứng đầu là UN được coi như nhà trung gian trong mọi lĩnh vực . Bây giờ UN có thể chưa có sức mạnh và tiếng nói xứng với vị trí và cả hy vọng của các nước nhỏ nữa nhưng cũng nhờ đó mà có thể giảm bớt phần nào những ảnh hưởng của Mỹ lên phần còn lại của thế giới .
    Những mặt chưa được của UN và các điều luật quốc tế là đôi khi chính những điều đó bị Mỹ lợi dụng để hợp thức hoá cho các hành động của mình . Tớ biết, cậu biết, mọi người đều biết . Nhưng ko ngăn được việc Mỹ tấn công vũ lực vào các nước đó , vì sao? Vì Mỹ quá mạnh , về mọi mặt : Tuyên truyền, quân sự, kinh tế...và cả mị dân Mỹ nữa . Về nguyên tắc có thể tấn công một nước với lý do như Mỹ nêu trên cơ sở sự can thiệp và được dẫn dắt bởi UN . Nước Mỹ bị tấn công, nước Mỹ lấy lý do chống khủng bố quốc tế tại sao lại nhiều người và nhiều nước phản đối chiến tranh đến thế ? Bỏ qua nhiều nguyên nhân như lợi ích của Mỹ về kinh tế...còn thấy nhiều yếu tố khác như chứng cớ Mỹ đưa ra ko rõ ràng , lợi dụng điều khoản của UN để phát lệnh chiến tranh nhưng khi tiến hành Mỹ lại nắm quyền chủ động . Nếu hiểu bản chất Mỹ trong lịch sử, trong chính sách đối nội đối ngoại hẳn sẽ dễ dàng phán đoán được mục tiêu duy nhất và cuối cùng của Mỹ là vì lợi ích cho chính nước Mỹ : tăng trưởng kinh tế, chính trị trong nước , chính trị quốc tế ...
    Thử đặt vấn đề trong khu vực ASEAN , Chúng ta cũng ký hiệp ước chống khủng bố với các nước trong khu vực nhưng vẫn đảm bảo điều kiện " KHÔNG THAM GIA VÀO NỘI BỘ " các nước . Với tình hình khủng bố cũng xuyên quốc gia như hiện nay nếu ký như vậy không khác nào ...chưa ký cả . Như vụ khủng bố ở Indonesia vừa rồi, vai trò của các nước đã ký là gì?
    Bàn về vai trò của "toàn cầu hoá " hiện nay ko tránh khỏi bàn đến nation security . Vai trò của quốc gia và sức mạnh của quốc gia ấy cũng góp phần quan trọng trong định vị quốc gia đó trong quan hệ quốc tế . Anh có tiếng nói hay ko? tiếng nói của anh có trọng lượng thế nào ? Điều kiện nào quyết định nên tiếng nói đó ? ...lại là chuyện khác phải ko?

    Đang bận thi nói linh ta linh tinh ko hiểu có giải quyết được vấn đề gì ko? Lấn ba lấn bấn với những câu hỏi : Thế nào là phục tùng? Tại sao phải phục tùng ...hichic . Ngày xưa cậu học thầy giáo giảng có đưa thần thoại với kịch vào dạy ko thế?

    1찍 " 봤"라면
    2 "f이 "
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nhân quyền và chủ quyền quốc gia là những khái niệm có nội hàm khác nhau. Nhưng, trong quá trình thực hiện, chúng lại có quan hệ hữu cơ, làm tiền đề tồn tại và phát triển cho nhau. Do vậy, về mối quan hệ này, thường có những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau, đến mức có quan điểm tách nhân quyền khỏi chủ quyền quốc gia, hoặc đối lập nhân quyền với chủ quyền quốc gia, rằng "nhân quyền cao hơn chủ quyền quốc gia" hoặc "hy sinh chủ quyền quốc gia cho nhân quyền"!
    Trong bối cảnh thế giới hiện nay, quan điểm trên còn là "cơ sở tư tưởng" cho những hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của quốc gia này đối với quốc gia khác. Vì vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, cần có quan điểm đúng đắn để giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia, bảo vệ, phát triển nhân quyền, đồng thời giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
    I
    Nhân quyền là vấn đề có nội dung lớn, tính chất phức tạp, bởi nó gắn với các chế độ chính trị khác nhau. Có người cho nhân quyền chỉ là "giá trị đạo đức"! Nghĩa là, không xác định rõ trách nhiệm pháp lý của nhà nước trong việc thực hiện nó. Mặc dù, còn những quan niệm khác nhau về nhân quyền, có thể hiểu đơn giản, "nhân quyền là những nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có của con người, được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ" . Nói cách khác, khái niệm nhân quyền được xác định bởi hai yếu tố. Một là, có nhu cầu lợi ích và năng lực nhất định của một chủ thể quyền đã hình thành. Hai là, có quy chế pháp lý thừa nhận và bảo vệ lợi ích, năng lực đó. Những lợi ích và năng lực vốn có của con người được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, được nhà nước bảo vệ, mới trở thành quyền, đúng là: không có luật thì không có quyền.Nhân quyền là những nhu cầu thiết thân, tất yếu của con người như ăn, mặc, ở, đi lại... xuất hiện như là những nhu cầu tự nhiên, vốn có của con người. Vì vậy, trong "Tuyên ngôn độc lập của Mỹ" cũng như "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp" đều ghi nhận như là một nhu cầu tự nhiên, rằng "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng..." mà trước hết là bình đẳng về nhân phẩm. Điều đó khẳng định rằng, nhân quyền không phải là "thứ ban phát", là "của ban ơn, bố thí" của bất kỳ ai, lại càng không thể là cái có thể đem ra trao đổi, mua bán, chuyển nhượng!Nhân quyền là nhu cầu tự nhiên, nhưng con người trong bản chất của nó là con người xã hội, nó cần dựa vào xã hội để tồn tại và phát triển, nhu cầu của cá nhân được giải quyết trong quan hệ xã hội. Do vậy, nó có quyền, đồng thời có trách nhiệm đối với xã hội. Quyền và nghĩa vụ ấy của con người trong xã hội có giai cấp được tồn tại trong thực tế dưới dạng pháp luật, quyền dân sự chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Vì vậy, có thể nói, trong đời sống hiện thực, sự phát triển nhân quyền đồng hành với quá trình phát triển pháp luật, trước hết là pháp luật quốc gia. Và, một khi nhu cầu nhân quyền trở thành phổ biến, nhất là sau thảm họa của Đại chiến thế giới thứ II, nhân quyền trở thành khát vọng chung của nhân loại. Trước nhu cầu bức bách đó, "Tuyên ngôn nhân quyền thế giới" ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, cộng đồng quốc tế khẳng định trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thông qua hệ thống pháp luật quốc tế. Đến nay, với nội dung "Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948" và "hai công ước quốc tế năm 1966" về quyền dân sự chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, nhiều quốc gia đã coi đó là "Bộ luật nhân quyền quốc tế".
    -------------------
    Bài này của Giáo sư - Tiến sỹ Hoàng Văn Hảo - chuyên gia đầu ngành về Khoa học pháp lý.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 30/06/2003
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    II
    Cũng trong quá trình phát triển nhân quyền ấy, ở các quốc gia, ý thức dân tộc phát triển mạnh mẽ, dấy lên phong trào giải phóng dân tộc, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, tạo nên điều kiện cơ bản để bảo vệ và phát triển nhân quyền trong mỗi nước. Vì vậy, đến nay, nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nội dung cơ bản trong đời sống chính trị ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế, và đều được ghi nhận như là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.Trong thời đại chúng ta, việc tôn trọng chủ quyền quốc gia được ghi nhận như là nguyên tắc hàng đầu của luật quốc tế hiện đại. Nội dung của nó được xác định trên các bình diện sau đây :- Chủ quyền quốc gia bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có toàn quyền quyết định mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của mình. Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều có quyền quyết định mọi vấn đề về lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, xã hội cũng như chính sách đối ngoại của mình mà các quốc gia khác không có quyền can thiệp.- Tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù khác nhau về tính chất chính trị, trình độ kinh tế, xã hội đều được bình đẳng về chủ quyền quốc gia, bình đẳng về sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, bình đẳng trong quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, mà không một quốc gia nào được áp đặt hay can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào.Dĩ nhiên, trong khi được hưởng các quyền nói trên, các quốc gia cần có thiện chí và làm đầy đủ trách nhiệm quốc tế và tôn trọng pháp luật quốc tế.Chủ quyền quốc gia được bao hàm trong nội dung luật pháp quốc tế hiện đại hoàn toàn không mâu thuẫn với nhân quyền; ngược lại, đó chính là điều kiện thuận lợi bên trong và bên ngoài cho sự bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực. Và, một khi nhân quyền ở các quốc gia được thừa nhận và phát triển, thì đúng như "Tuyên ngôn nhân quyền thế giới" đã khẳng định, đó là : nền tảng của tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới. Vì vậy muốn phát triển nhân quyền phải giữ vững chủ quyền quốc gia, luật quốc tế hiện đại thừa nhận cả nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nguyên tắc cơ bản của nó, cộng đồng quốc tế đều có trách nhiệm bảo vệ cả nhân quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Ở đây, hoàn toàn không có chuyện "hy sinh chủ quyền quốc gia cho nhân quyền"! Ngược lại, có giữ vững chủ quyền quốc gia mới thực sự có điều kiện để bảo vệ nhân quyền.Từ kinh nghiệm lịch sử, một người dân bình thường ở Việt Nam cũng dễ dàng thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia, rằng không có chủ quyền quốc gia thì không thể có nhân quyền. Do truyền thống cộng đồng, truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm cũng như kinh nghiệm cách mạng Việt Nam trong những thập kỷ gần đây đều cho thấy, khi "vong quốc nô" thì không thể có nhân quyền. Nói cách khác, nước Việt Nam có độc lập thì dân Việt Nam mới có tự do. Thực tế ở Việt Nam, bảo vệ và phát triển nhân quyền trước hết lại bắt đầu bằng quá trình giải phóng dân tộc, nhân quyền chỉ có trong độc lập dân tộc, người Việt Nam đã phải hy sinh xương máu của biết bao thế hệ mới giành được chủ quyền quốc gia, bởi "không có gì quý hơn độc lập tự do" . Thực tế ở đây, không thể có cái gọi là "nhân quyền cao hơn chủ quyền quốc gia", mà chỉ có sự thống nhất giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia, nhờ có chủ quyền quốc gia mà phát triển được nhân quyền, khi phong trào giải phóng dân tộc giành được thắng lợi, những người dân mất nước đã thực sự trở thành người làm chủ đất nước và xã hội. Và, thông qua nhà nước dân chủ của mình, họ tham gia một cách quyết định vào quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân sự chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Trên thực tế, ở Việt Nam dưới ngọn cờ "độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội", quyền con người, quyền công dân đã được mở rộng ngay từ khi sự nghiệp giải phóng dân tộc giành được thắng lợi, bảo đảm cho các tầng lớp nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội. Quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam được phát triển liên tục qua các Hiến pháp, nếu Hiến pháp năm 1946 có 18 điều, thì các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 tương ứng là 21 , 29, 34 điều. Và, những quyền hiến định ấy đã được cụ thể hóa trong hàng trăm văn bản luật và hàng nghìn văn bản dưới luật. Và, Hiến pháp xác định quyền, đồng thời cũng xác định nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, "quyền công dân đi đôi với nghĩa vụ công dân". Bởi vì, kinh nghiệm thực tế cho thấy, nhu cầu của cá nhân không thể vượt lên trên lợi ích của cộng đồng dân tộc, tách khỏi cộng đồng thì cá nhân không thể có tự do chân chính, chỉ có trong cộng đồng thì mỗi cá nhân mới có những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình, chỉ có trong cộng đồng thì mới có thể có cá nhân tự do.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0


    III
    Cũng cần thấy một thực tế là, trong thế giới hiện nay, những khái niệm "nhân quyền" và "chủ quyền quốc gia" đang bị xuyên tạc và lợi dụng. Nói cách khác, người ta lợi dụng nhân quyền để vi phạm chủ quyền quốc gia dưới nhiều hình thức. Chúng ta biết rằng, từ lâu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách "ngoại giao nhân quyền", theo đó lấy "nhân quyền" là điều kiện cho viện trợ nhân đạo và hợp tác phát triển. Sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, các lực lượng thù địch càng ra sức lợi dụng ngọn cờ "dân chủ", "nhân quyền" để phục vụ cho âm mưu chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và các nước độc lập dân tộc, hòng đặt vấn đề nhân quyền lên trên chủ quyền quốc gia, lôi kéo Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp trừng phạt, can thiệp thô bạo vào độc lập chủ quyền của những nước mà chúng cho là "vi phạm nhân quyền".
    Ở Việt Nam, các lực lượng thù địch đang tiến hành chiến lược "diễn biến hòa bình" mà vấn đề nhân quyền được coi là nội dung quan trọng của chiến lược đó. Dưới chiêu bài bảo vệ nhân quyền, chúng tiến hành các hoạt động phá hoại về tư tưởng, vu cáo, công kích chế độ và sự lãnh đạo của Đảng. Nhân danh kẻ bảo vệ nhân quyền, chúng khuyến khích, tập hợp, hỗ trợ cho bọn *********, bọn cơ hội, bất mãn phát triển lực lượng, hình thành lực lượng đối lập và các tổ chức ********* hòng gây mất ổn định chính trị. Chúng ta biết rằng, trong thế giới mở và phụ thuộc lẫn nhau hiện nay, còn nhiều vấn đề phức tạp mà bất cứ quốc gia nào cũng không tự mình giải quyết được, như vấn đề lương thực, bệnh tật hiểm nghèo, môi trường sống, tội phạm quốc tế..., do vậy, đòi hỏi có sự hợp tác quốc tế mới bảo đảm được nhân quyền. Nhưng, sự hợp tác quốc tế và khu vực lại phải đặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại, mới thật sự là bảo vệ nhân quyền cho mọi người và mọi dân tộc.
    Ở Việt Nam, có thể nói đường lối nhất quán của Đảng Csản Việt Nam là, tất cả vì sự nghiệp giải phóng con người, vì quyền con người đích thực. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhân dân thực hiện đường lối đổi mới toàn diện mà thực chất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội. Với đường lối đổi mới toàn diện ấy không những đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế mà về mặt nhân quyền đã có bước phát triển rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, quyền dân sự chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
    Trên lĩnh vực quốc tế Việt Nam đã tham gia hoặc phê chuẩn nhiều công ước quốc tế về nhân quyền như công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị; công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; công ước quốc tế về quyền trẻ em... Và, điều quan trọng hơn là việc bảo vệ nhân quyền trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhân quyền trong quá trình phát triển. Việt Nam đã thực hiện nhiều báo cáo quốc gia về nhân quyền, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về thiện chí cũng như kết quả thực hiện các công ước.
    Trên cơ sở những thành tựu đạt được về nhân quyền, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Csản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định phương hướng: chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước ấy; coi đó là mục tiêu và cũng là động lực phát triển của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Giáo sư - Tiến sĩ HOÀNG VĂN HẢO(Tạp chí Csản)
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  6. GIA_CAT_LUONG

    GIA_CAT_LUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    1.220
    Đã được thích:
    0
    Nhân quyền(NQ) và Chủ quyền quốc gia(CQ) là hai vấn đề tương tác với nhau,thể hiện khá rõ trong quan hệ quốc tế hiện nay,chưa bao giờ hai vấn đề này lại nổi cộm như vậy .Vấn đề nhân quyền ở Kosovo hay thảm hoạ nhân đạo dưới chế độ độc tài của Saddam là lý do mà Mỹ và đồng minh viện dẫn để tiến hành các cuộc can thiệp.Như vậy là NQ đứng trên CQ,một quốc gia với tư cách là một chủ thể quốc tế sẽ bị lôi ra phán quyết và đánh hội đồng????????????Chưa chắc,Chesnya có hoàn cảnh tương tự như Kosovo,Bắc Triều Tiên cũng na ná như Iraq,vấn đề Tây Tạng ở TQ,xung đột ở Bắc Irealand hay xứ Basque tại TBN...,vấn đề CQ và quyền phán quyết của một quốc gia có bị xâm phạm thô bạo như ở Iraq hay Kosovo hay không?Chắc chắn là không thể rồi.Như vậy cái gì sẽ quyết định và bảo vệ cho chủ quyền quốc gia?Xin thưa đó là SỨC MẠNH QUỐC GIA,là tương quan so sánh lực lượng giữa các nước,chứ không phải là LUẬT PHÁP QUỐC TẾ .Luật pháp quốc tế chỉ hữu dụng trong các cuộc xung đột lẻ tẻ hay giữa các nước nhỏ với nhau mà thôi.Chính vì thế LPQT chỉ đúng trong một chừng mực nhất định .Đừng quá ngây thơ để tin rằng những cải tổ của LHQ sẽ làm Mỹ trở nên ít bá quyền hơn ,sẽ công bằng hơn.Trường quốc tế có khoảng 200 quốc gia khác nhau ,nhưng chỉ là sân khấu cho một vài diễn viên chính,chứ đâu thể là bàn cờ cho mọi diễn viên .

    "Không có kẻ thù vĩnh viễn ,chỉ có lợi ích là vĩnh cửu."
  7. GIA_CAT_LUONG

    GIA_CAT_LUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    1.220
    Đã được thích:
    0
    Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối ,không gì có thể biện hộ cho 1hành động tấn công đơn phương ,mà không có sự uỷ thác của HĐBA ,dù lấy bất cứ lý do gì.Đó là về lý-nguyên tắc này trên giấy tờ khó mà có thể thay đổi được.Nhưng trong thực tế ,vấn đề mà bạn nêu sẽ phụ thuộc vào sức mạnh quốc gia của các bên liên quan(sức mạnh cứng chiếm vai trò then chốt).
    Chẳng có pháp luật quốc tế chân chính cả,không chỉ ở trong vấn đề khủng bố.HĐBA có trách nhiệm duy trì hoà bình và an ninh thế giới,nhưng dựa trên sự đồng thuận của chỉ 5 cường quốc lớn.Giả sử Nga ,Pháp ,TQ bỏ phiếu tán thành hành động tấn công của Mỹ ,thì tính chính đáng của cuộc tấn công lại ở về phía Mỹ ư?Nhưng chúng ta mãi mãi và không bao giờ có thể có được một HĐBA có đến 193 thành viên của LHQ có các lá phiếu vai trò như nhau ảnh hưởng đến quyết định của HĐBA.Mà cho dù có như thế thì các nước lớn cũng sẽ chi phối các nước nhỏ còn lại thông qua các biện pháp trá hình hay lobby(sức ép về kinh tế chẳng hạn)-Ủng hộ Mỹ và đồng minh trong cuộc tấn công Iraq này có đến hơn 40 quốc gia cơ mà.Còn lại ,phần lớn giữ thái độ trung lập .Có mấy ai được hiên ngang như chú gà Gôloa.Bướng như Tàu khựa mà còn chẳng dám nữa là ,có ai động gì đến nhà nó đâu

    "Không có kẻ thù vĩnh viễn ,chỉ có lợi ích là vĩnh cửu."
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, cám ơn bác nhé. Em vẫn theo dõi ý kiến của bác. Từ từ vào nói chuyện với bác nhá.
    Còn anh no-fear anh ý đặt ra cho mọi người thảo luận đấy bác ạ.
    Okie. Vậy là box Luật đang dần dần đông rùi. Vui quá.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em thấy khái niệm này về mặt pháp lý là không ổn. Còn theo tư duy thời sự thế giới hiện giờ thì ''có vẻ'' là như vậy.
    Giò thì phải tìm hiểu nộ hàm của Nhân quyền và chủ quyền quốc gia.
    Nhân = người
    quyền = khả năng được làm gì mà pháp luật hay xã hội cho phép ==> có khái niệm nhân quyền là: những quyền tự nhiên được pháp luật thừa nhận và quyền cơ bản của con người được pháp luật cho phép.
    Chủ = độc lập, một mình
    quyền = khẳ năng pháp luật cho phép
    ====> chủ quyền quốc gia: là quyền độc lập của quốc gia tronv việc quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia mình.
    Vậy thì làm sao có chuyện giữa nhân quyền và chủ quyền quốc : gia : cái nào cao hơn cái nào, cái nào thấp hơn cái nào.
    Hai khái niệm này có nội hàm hoàn toàn khác nhau. Có chăng là chúng chỉ có mối quan hệ tương tác qua lại mà thôi.
    Em có tý việc bận, bàn sau tiếp nhé.
    Mà em cũng chưa học CÔng pháp quốc tế, chỉ nghe báo chứ, tạp chí khoa học về Luật và thời sự nói nên em vào bàn với bác thôi. Có gì bác bỏ qua nếu em có gì không phải. mà dù gì cũng là dân CNN mà bác.
    =
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    GIA CÁT LƯỢNG Cậu nói cũng có phần đúng, song tuy nhiên tôi thấy, còn có nhiều vấn đề phải làm rõ trong bài viết của cậu.
    Thứ nhất, tôi xin làm rõ các khái niệm cá nhân tiến hành chống khủng bố, nhóm tiến hành khủng bố và khủng bố nhà nước.
    Tôi xin nói rõ chỉ có thể có hành vi cá nhân tiến hành chống khủng bố hoặc nhóm, tổ chức tiến hành khủng bố.
    Còn khủng bố nhà nước lại ở hẳn một ngữ nghĩa khác hoàn toàn, đó không phải là hành vi giống như khủng bố cá nhân hoặc nhóm, tổ chức khủng bố nếu xét cả về mục đích, mục tiêu và phương thức hành động. (nếu cần thì tôi có thể phân tích theo yêu cầu của cậu).
    Nếu cậu nói chưa có pháp luật nào về chống khủng bố - chẳng có pháp luật chống khủng bố chân chính - thì hoàn toàn là sai lầm.
    Nhưng cũng chẳng đáng trách, theo tôi, quan điểm này chỉ có phần đúng thông qua văn nói thời sự và cách nhìn chủ quan phiến diện của riêng cậu ở một vài sự kiện trên bình diện quốc tế mà thôi, chủ yếu là chỉ để nói trong trường hợp Mỹ và Iraq và một số trường hợp khác vừa qua (mà có lẽ là theo thông tin một chiều).
    Một lần nữa, xin khẳng định lại với cậu ?" Pháp luật quốc tế về chống khủng bố đã đang và vẫn tồn tại. Hơn nữa, còn ngày càng hoàn thiện.
    Tôi xin lược sơ qua về những sự kiện điển hình thể hiện quá trình phát triển của khủng bố và song song với nó là sự phát triển của pháp luật quốc tế về chống khủng bố.
    Thời kỳ trước thập niên 1960: Trong giai đoạn này, khủng bố hầu như còn chưa phổ biến và chỉ dừng lại ở phạm vi quốc nội. Hình thức và phương thức khủng bố hầu như rất đơn giản: chủ yếu là các kiểu ám sát chính trị. Các vụ khủng bố hầu như rất hiếm. Nguyên nhân khủng bố chủ yếu là Ly khai (các vụ khủng bố của phiến quân Chesnia, Quân đội cộng hoà Ai Len (IRA), đấu tranh giành độc lập (các nhóm vũ trang Palestin), chống xâm lược, can thiệp, tranh giành đất đai (Isarelv.v....)
    Thời kỳ từ thập niên 1960 tới năm 2001: Trong giai đoạn này, các vụ khủng bố tắng dần lên về số lượng và ngày càng trở nên khủng khiếp hơn về mức độ dã man. Khủng bố tăng dần về phạm vi cường độ, dần đi tới quốc tế hoá. Cùng với sự gia tăng của các vụ xung đột, can thiệp, tranh chấp lãnh thổ, ly khai v.v.. là sự gia tăng và quốc tế hoá của khủng bố. Đã xuất hiện những vụ bắt hàng trăm thậm chí hàng ngàn con tin, những vụ nổ bom, nổ máy bay làm hàng trăm người thiệt mạng. Các tổ chức khủng bố xuất hiện ngày càng nhiều và khủng bố được sử dụng như một chiến thuận để đạt được mục đích chính trị. Ở cuối thời kỳ này, khủng bố bắt đầu phát triển thành mạng lưới quốc tế.
    Các vụ tấn công khủng bố liên tiếp nhau vào những năm 1970 mà trong đó, vụ sau được thực hiện để đòi thả những kẻ khủng bố bị bắt trong vụ khủng bố trước là những dấu hiệu cho thấy các lực lượng khủng bố đang dần có sự liên kết với nhau trong hành động và tổ chức. Các vụ khủng bố ngày càng trở nên có tính toán và lập kế hoạch kỹ lưỡng hơn. Các lực lượng khủng bố chuyên nghiệp hoá nhờ các trung tâm huấn luyện của các mạng lưới khủng bố lớn như Al Qaeda, IRA v.v. Sự phối hợp giữa các nhóm khủng bố ngày càng chặt chẽ từ phối hợp hành động tới phối hợp về tài chính, chuyền giao công nghệ và đường lối. Tháng 8/2001, 3 thành viên của IRA bị bắt giữ tại Columbia về tội huấn luyện cho du kích thuộc nhóm lực lượng vũ trang cách mạng Columbia (FARC). Một đặc trưng mới của khủng bố giai đoạn này là sự tiếp cận của khủng bố với các công nghệ vũ khí giết người hàng loạt. Đầu thập niên 1990, giáo phái AUM Nhật bản đã mua được công nghệ sản xuất khí độc Sarin từ Nga. Bin Laden đã tìm cách tiếp cận nguồn nguyên liệu phóng xạ để chế tạo bom bẩn, công nghệ sản xuất vi khuẩn bệnh than... Sự phát triển của khủng bố trong giai đoạn này được đánh dấu bằng hai giai đoạn:
    Giai đoạn chiến tranh lạnh: Cả hai phe đều cố gắng dung dưỡng cho những phần tử cực đoan và vô hình chung đã nuôi dưỡng cho chủ nghĩa khủng bố lớn mạnh.
    Giai đoạn hậu chiến tranh lạnh: Những chính sách cường quyền và chủ nghĩa đơn phương, ngoại giao nước lớn v.v. trong quan hệ quốc tế đã đào sâu thêm hố ngăn cách Đông ?" Tây, Bắc Nam, giữa các nền văn minh. Một số quốc gia vì những lợi ích của mình vẫn sử dụng chính sách dung dưỡng hay ít ra là không phản đối các nhóm khủng bố. Điều này tạo điều kiện cho khủng bố phát triển. Như vậy, dù chia làm hai giai đoạn khác nhau, nhưng mỗi giai đoạn đều có các yếu tố chính trị dung nạp và cho phép khủng bố phát triển.
    Thời kỳ sau năm 2001: Vụ khủng bố 11/9/2002 đánh dấu bước phát triển có tính bước ngoặt của chủ nghĩa khủng bố. Khủng bố thực sự đã bước sang một giai đoạn mới phát triển hẳn về chất: Khủng bố liên quốc gia với những khả năng gây thương vong và hoảng loạn tối đa. Sau vụ 11/9, hàng loạt vụ khủng bố khác đã làm cho người ta nhận thức rõ bước phát triển của khủng bố trong tương lai: mạng lưới khủng bố liên quốc gia sử dụng mọi phương tiện để có thể gây thương vong tối đa cho dân thường: từ sử dụng máy bay dân dụng, bom.v.v để tấn công tự sát như vụ 11/9 đến việc sử dụng vũ khí sinh học như vi khuẩn bệnh than, bắt cóc hàng ngàn con tin v.v. Bên cạnh đó các hình thức tấn công cổ điển như đánh bom xe, đánh bom ở những nơi đông người v.v. vẫn được sử dụng phổ biến nhưng với mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều, gây nhiều thương vong hơn, hoảng loạn hơn.
    Lịch sử phát triển các quy định trong pháp luật quốc tế về chống khủng bố gắn liền với tiến trình phát triển của khủng bố trên phạm vi toàn thế giới.
    Bắt đầu từ những tập quán về dẫn độ tội phạm hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia về tương trợ tư pháp, dần dần những nỗ lực quốc tế nhằm pháp điển hoá pháp luật quốc tế về chống khủng bố đã được tiến hành trên quy mô đa phương và toàn cầu. Nỗ lực đa phương đầu tiên của Hội quốc liên với bản dự thảo « Công ước quốc tế về phòng ngừa và trừng trị khủng bố » năm 1937. Bản dự thảo này chưa được thông qua vì còn quá nhiều bất đồng trên nhiều vấn đề giữa các nước đặc biệt là trong vấn đề định nghĩa. Bản thảo này định nghĩa khủng bố là « là mọi hành vi tội phạm nhằm chống lại một nhà nước và có ý đồ hoặc có tính toán nhằm gây ra tình trạng hoảng loạn đối với một số người cụ thể hoặc một nhóm cá nhân hoặc công chúng nó chung. »
    Năm 1972, sau vụ bắt giữ con tin tại Thế vận hội Munich, theo sáng kiến của ông Kurt Waldheim, Tổng thư ký LHQ lúc đo, Đại hội đồng LHQ đã đưa vấn đề khủng bố vào trong chương trình nghị sự với chủ đề : « các biện pháp phòng ngừa khủng bố và các dạng bạo lực khác gây nguy hiểm hoặc tước đoạt mạng sống hoặc xâm phạm những quyền tự do cơ bản và nghiên cứu các nguyên nhân ẩn bên tỏng các hành vi khủng bố và bạo lực vốn xuất phát từ sự bần cùng, tuyệt vọng, bất mãn và bế tắc làm cho một số người hi sinh tính mạng con người, cả của chính bản thân để cố gắng đạt được những thay đổi cấp tiến cực đoan. » Trong lời phát biểu dài dòng này cho thấy thái độ thận trọng của cộng đồng quốc tế thời đó vốn múôn giải quyết không chỉ với các biểu hiện mà cả với những nguyên nhân của khủng bố. Từ năm 1963 đến nay, trong khuôn khổ LHQ, 12 điều ước quốc tế đa phương về khủng bố đã được thông qua. Những điều ước đầu tiên tập trung trong lĩnh vực hàng không dân dụng (công ước Tokyo 1963. Công ước Hague 1970, Công ước Montreal 1972). Tiếp đến là các điều ước về khủng bố đối với người đứng đầu quốc gia, các cán bộ, công chức ngoại giao lãnh sự (công ước về phòng ngừa và trừng trị các tội phạm về phòng ngừa và trừng trị các tội phạm chống những người được hưởng bảo hộ quốc tế, trong đó có các viên chức ngoại giao 1973.
    Dần dần, từ phạm vi hạn hẹp từng vấn đề nêu trên, các điều ước quốc tế của LHQ dần được mở rộng hơn và khái quát hơn, quy định về nghĩa vụ hình sự hoá việc bắt cóc con tin (1979), khủng bố bằng bom nói chung (1997) và việc tài trợ cho khủng bố (1999). Bên cạnh các văn bản có tính quy phạm này là một số nghị quyết của Đại hội đồng và HĐBA về chiến lược và các biện pháp chống và loại trừ tận gốc nạn khủng bố quốc tế: Nghị quyết năm 1999 của ĐHĐ thành lập Phân ban chống khủng bố (Terrorism Prevention Branch ?" TPB) thuộc Văn phòng LHQ về phòng ngừa tội phạm và kiểm soát ma tuý tại Viên (áo), Nghị quyết của ĐHĐ thông qua báo cáo của Uỷ ban thứ sáu về ?oCác biện pháp hạn chế khủng bố? (Nghị quyết 54/110 ngày 02/02/2000 và nghị quyết 1373 (2001) của HĐBA thông qua ngày 28/9/2001, thành lập UB chống khủng bố v.v...
    Từ sau ngày 11/9/2001, với những nỗ lực nhiều hơn của cả bộ máy LHQ cùng các quốc gia, các quy định pháp luật quốc tế về chống khủng bố đang có những bước phát triển mới, điển hình là một công ước toàn diện về chống khủng bố và công ước về trừng trị các hành động khủng bố hạt nhân đang được LHQ xây dựng với bản dự thảo cuối cùng đang sắp đuợc trình ra ĐHĐ LHQ trong kỳ họp tới.
    Đành rằng cái gì cũng có hai mặt của nó, để nhìn thấy một cách toàn diện của bất kỳ một vấn đề nào, theo tôi, phải đứng ngắm nghía và nhìn nhận nó ở nhiều chiều.
    Có thế mới có thể nhìn Pháp luật quốc tế và áp dụng PLQT trong vấn đề chống khủng bố cũng như mối liên quan giữa tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố và chủ quyền quốc gia một cách rõ ràng, khách quan đầy đủ được.
    LỢI ÍCH QUỐC GIA là yếu tố không thể loại trừ tách rời khỏi mối quan hệ nhân quả với Hành động của quốc gia bởi lẽ khi một quốc gia hành động đương nhiên điều đặt ra đầu tiên và ưu tiên rõ ràng là lợi ích quốc gia. Đây là điều tất yếu và không cần phải bản cãi. Chỉ có điều quốc gia thực hiện LỢI ÍCH QUỐC GIA và đạt được thông qua cách nào, bằng cách nào hay dựa trên cơ sở pháp lý nào mà thôi.
    Đồng ý là không có cái gì là tuyệt đối, nhân quyền, chủ quyền quốc gia cũng vậy, nhưng sức mạnh của quốc gia cũng không hẳn đã là tuyệt đối. Theo quan điểm của tôi: không thể coi luật pháp quốc tế là không ra gì, càng không thể phủ nhận vai trò của HĐBA, LHQ trên trường quốc tế được mặc dù vũ đài quốc tế đang bị thao túng bởi sen đầm Anh Mỹ với vũ khí là tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự và chiêu bài nhân quyền.
    Vấn đề phân biệt đâu là lam dụng đâu là đắc dụng PLTQ ?" cái đó cần phải có thời gian nghiền ngẫm mới có thể khẳng định chắc chắn được.
    DO NGÀY MAI TÔI PHẢI ĐI CÔNG TÁC, NÊN POST BÀI DÀI... MONG LÀ LẠI ĐƯỢC BÀN LUẬN VỚi Gia cát lượng nói riêng và bà con NÓI CHUNG về những vấn đề nóng hổi trên trường quốc tế hiện nay.

Chia sẻ trang này