1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một chút với Khái niệm CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Không có một luật pháp hay điều ước quốc tế nào, cụ thể ở đây là chống khủng bố, có thể vượt trên Chủ Quyến Quốc Gia, vì đó là, như bác No-fear nói, một trong những nguyên tắc xương sống cơ bản nhất của pháp luật quốc tế. Không thể nói vì Iraq có vũ khí hóa học thì Mĩ có quyền đem quân đến đánh, với những mĩ từ như "giải-phóng", "tự-do", "dân-chủ". Mà ngược lại thì Mĩ phải bị các nước trên thế giới xúm lại oánh hội đồng vì nước này sở hữu nhiều vũ khí hóa học nhất. Không thế thì sau này VN có "lỡ" xây dựng phát triển điện hạt nhân thì anh hàng xóm bự con bên cạnh cũng sẽ bảo "thằng này gây nguy hiểm, phải đánh thôi". Thế thì ô hô ai tai!
    Nói thì thế chứ trong thời đại bây giờ thì sức mạnh quốc gia vẫn là nhất. Pháp luật quốc tế chỉ đủ sức kìm hãm phần nào sức mạnh đấy, chứ không thể khống chế nó. Bằng chứng là thất bại của LHQ trong việc ngăn cản Mĩ đánh Iraq vừa qua.
    Vấn đề này rất rộng. Một cách ngắn gọn, đó là các nước phải đạt được sự đồng thuận về cách đối phó với chủ nghĩa khủng bố, nhận thấy khủng bố là một mối hại của quốc gia. Những nước lớn thì thấy khủng bố gây bất ổn kinh tế - xã hội. Những nước nhỏ, có liên quan đến khủng bố thấy rõ được ảnh hưởng của khủng bố đến lợi ích kinh tế của mình, ví dụ như bị LHQ cấm vận, hoặc không nước nào chịu hợp tác kinh tế, trong khi không thể làm liều hay to mồm (như anh BTT) vì súng lớn súng nhỏ gì đều đang kề vào cổ mình. Như vậy họ sẽ tự khắc hợp tác với LHQ trong vấn đề phòng chống khủng bố. Tóm lại, chống khủng bố phải được thực hiện trên cơ sở sự đồng thuận của các quốc gia, cùng với sự tôn trọng chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia với nhau.
    Đấy là lí thuyết thôi! Chứ bây giờ với hố sâu phân cách giàu-nghèo, rồi với sự ngạo mạn đơn phương của Mĩ trong các vấn đề quốc tế, sự suy yếu của các cán cân khác (Nga, Đức, Pháp), sự không thống nhất của LHQ, sự bất mãn đối với Mĩ ở Trung Đông (chính trị, kinh tế, văn hóa), thì việc có sự bình đẳng trong luật pháp quốc tế là một điều không tưởng, và chủ nghĩa khủng bố vẫn còn cơ sở để phát triển và hoạt động mạnh mẽ.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can

    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 03:11 ngày 03/07/2003
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Post cái này lên đây cho bà con xem ý kiến khác nhau nhá. Còn bàn luận thì cứ bàn luận.
    ==================================================
    Cần có một LHQ mạnh hơn


    Dominique Mosi, Phó giám đốc Học Viện quan hệ Quốc tế Pháp tại Paris, ngày 30-6, có bài viết đăng trên tờ Thời báo Tài chính, trong đó ông cho rằng trật tự thế giới ngày nay đòi hỏi có một LHQ mạnh hơn, tức phải tăng số ủy viên thường trực HĐBA LHQ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông.
    Tình hình bất ổn vẫn tiếp diễn ở Iraq cho thấy rằng có vẻ như người Mỹ và đồng minh của họ đã đánh giá quá cao mối nguy hiểm về vũ khí hủy diệt của Iraq, trong khi lại đánh giá quá thấp những khó khăn trong việc tái thiết đất nước Trung Đông này. Càng mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm mà không tìm thấy vũ khí hủy diệt của Iraq, Mỹ sẽ càng khó khăn hơn trong việc biện minh cho con số thương vong vẫn tiếp tục tăng đối với lính Mỹ tại Iraq.
    Như vậy, lý do cơ bản để Mỹ và đồng minh phát động chiến tranh hiện vẫn không rõ ràng. Lý do mà họ cho là chính đáng - thay đổi chế độ dưới chiêu bài thực hiện sứ mệnh nhân đạo nhằm bảo vệ một dân tộc khỏi một chính phủ tàn bạo - lại đi ngược lại luật pháp quốc tế. Kể từ khi Hiệp ước Westphalia, ký kết năm 1648, chấm dứt cuộc chiến tranh 30 năm, hệ thống quốc tế đã được thiết lập trên nguyên tắc tôn trọng tuyệt đối chủ quyền quốc gia. Điều này đã được tái khẳng định trong Hiến chương LHQ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Mỹ đã viện lý do Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt để làm cơ sở pháp lý để can thiệp vào Iraq. Tuy nhiên, chính lý do này, đang ngày càng trở nên mong manh do Mỹ vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hiện đang cản trở khả năng của Mỹ trong việc hành động một cách chính đáng.
    Sự mâu thuẫn giữa hợp pháp và chính đáng là một trong những thách thức cơ bản nhất đối với hệ thống quốc tế hiện nay.
    Điều kiện tiên quyết quan trọng nhất trong việc hòa hợp giữa tính hợp pháp và tính chính đáng là cần phải có một LHQ mạnh hơn và đáng tin cậy hơn. Điều này lại đòi hỏi sự thay đổi thành phần của HĐBA để có thêm nhiều nước có địa vị ủy viên thường trực. Bằng cách này, lo lắng của các nước đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ địa vị hàng đầu của chủ quyền quốc gia, một phản ứng có thể hiểu được ở một số nước đã từng bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân, có thể được xoa dịu bởi địa vị khu vực duy nhất của họ đã chính thức được công nhận. Cánh cửa vào câu lạc bộ cao quý nhất, HĐBA, sẽ làm thay đổi cách họ nhìn nhận bản thân và thế giới.
    Những thành viên mới của HĐBA nên là Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil, Nam Phi và Liên minh châu Âu. Họ xứng đáng nhận được một ghế trong HĐBA không chỉ bởi vì họ đã vốn rất nổi bật ở khu vực và còn bởi các hành động gần đây của mình. Ấn Độ, nước có nền dân chủ lâu đời nhất ở châu Á và nền dân chủ này hoàn toàn không phải là một mô hình của phương Tây, hiện đang rất nỗ lực trong việc vượt qua những đối đầu ngoại giao truyền thống với Trung Quốc và giải quyết mâu thuẫn với Pakistan. Nhật Bản, bất chấp cuộc khủng hoảng cơ cấu, cần phải được nhìn nhận với những gì mà nước này đã đạt được, một đất nước ổn định và thịnh vượng mà những thành công ban đầu của Nhật Bản đã giúp đặt nền móng cho bước nhảy vọt về kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. Brazil, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, hiện đang vật lộn với những thách thức khó khăn nhất ở Mỹ La-tinh. Và Nam Phi, miền đất của hòa giải, vẫn là hy vọng duy nhất cho châu Phi.
    Còn Liên minh châu Âu là một trường hợp riêng biệt. Hai nước thành viên của Liên minh châu Âu là Anh và Pháp đã là thành viên thường trực HĐBA và không có dấu hiệu gì cho thấy rằng hai nước này sẽ sẵn lòng hy sinh địa vị này của họ vì liên minh. Luân Đôn và Paris sẽ nhanh chóng lấy sự chia rẽ sâu sắc trong các nước thành viên liên minh làm ví dụ và họ sẵn sàng làm điều này. Trong khi đó, với sự mở rộng của Liên minh châu Âu từ 15 lên 25 thành viên và xác định cho mình một trạng thái cân bằng thể chế mới, sẽ không có một sự chứng thực nào tốt hơn về niềm tin vào bản sắc quốc tế của liên minh bằng một ghế tại HĐBA và đây cũng là cách tốt nhất để các nước thành viên của tổ chức này tỏ rõ rằng khái niệm chủ quyền hiện đang tách rời khỏi những cái tuyệt đối cũ.
    Nếu các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, thấy nhu cầu về một trật tự quốc tế đa cực là cần thiết để làm đối trọng với khuynh hướng đơn cực của Mỹ, thì một việc rất quan trọng cần phải làm là tái hợp pháp hóa LHQ. Chỉ khi đó, khoảng cách giữa hợp pháp và chính đáng trong quan hệ quốc tế mới bắt đầu khép lại.
    (Theo Thời báo Tài chính)

    --------------------------------------------------------------------------------
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  3. GIA_CAT_LUONG

    GIA_CAT_LUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    1.220
    Đã được thích:
    0
    Bạn có hiểu khi Bush tuyên bố "sẵn sàng tấn công bất cứ quốc gia nào mà Mỹ cho rằng có biểu hiện đe doạ đến an ninh nước Mỹ" sau sự kiện 11/9 và sau đó thủ tướng Úc Howard cũng phát biểu tương tự như vậy sau vụ khủng bố ở Bali,thì vấn đề khủng bố nó không đơn giản như bạn nghĩ.Quá trình pháp điển hoá về luật chống khủng bố như bạn nói thì ở thời nào cũng có thôi ,nghĩa là nó chỉ giới hạn ở khủng bố cá nhân và khủng bố nhóm,chứ vấn đề khủng bố chưa gắn với chủ quyền tài phán quốc gia.Ý tôi nói là khi quốc gia tiến hành khủng bố thì rõ ràng là chưa có quy định pháp lý quốc tế nào về vấn đề này cả và còn lâu mới có được sự đồng thuận trong vấn đề này, một ví dụ là ngay việc tranh cãi xem việc Mỹ tấn công Afghnistang,thì Mỹ hay Afg là kẻ khủng bố đã quá tốn giấy mực rồi,hay cả hai đều khủng bố lẫn nhau
    LHQ chỉ là sân chơi cho các cường quốc lớn.Về nhiều mặt nó vẫn có những tác dụng tích cực,nó vẫn có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội,thúc đẩy giao lưu văn hoá,có khả năng giải quyết công bằng các cuộc xung đột nhỏ ,lẻ tẻ.Nhưng nếu bạn đưa luật quốc tế ra ,đòi hỏi cuộc chơi phải công bằng thì vĩnh viễn bạn sẽ không có được điều đó.Bạn còn nhớ Hội Quốc Liên không?Tôi nói ngắn gọn thế này ,bạn hiểu như thế nào thì bạn hiểu thôi.Pháp luật quốc tế chỉ là tương đối (nghĩa là còn quá nhiều chỗ hổng để lợi dụng ,cái quan trọng là anh có đủ khả năng để khai thác những điểm đó không.),nhưng sức mạnh quốc gia là tuyệt đối(nghĩa là nếu 2 anh úynh nhau,anh nào mạnh hơn thì đương nhiên anh đó thắng)

    To Constancy: Em (người nhà gọi nhau như thế cho thân mật nhé) không thấy nhân quyền và chủ quyền có chung hai chữ "quyền" với nhau đấy à,tại sao lại không có liên hệ?Người ta mượn quyền này để can thiệp,dẫm đạp lên quyền kia ,thì hai quyền nay gắn bó với nhau lắm chứ.Khái niệm nhân quyền thay đổi theo thời gian ,tuỳ thuộc vào nhận thức và quá trình giải phóng con người.
    Về bài viết của một tác giả người Pháp,chưa đọc được kĩ lắm ,nhưng có thề giải thích được thái độ chống Mỹ của Pháp như thế này:Thứ nhất là vì ...truyền thống,Pháp có lòng tự hào dân tộc rất cao,chính sách tương đối độc lập với Mỹ.Thứ 2,Pháp đang trên đường trở thành một cường quốc hạng trung-sức mạnh kinh tế không có gì đáng kể ,ảnh hưởng chính trị cũng đang mờ dần,đang có nhiều ý kiến cho rằng Pháp không xứng đáng có một chiếc ghế trong HĐBA,...vì thế thái độ bất hợp tác với Mỹ trong vụ này có thể hiểu là một động thái nhằm gây dựng lại uy tín chính trị của Pháp đối với các nước trung bình và nhỏ.
    Hiện giờ ,tôi đang viết luận văn,không có thời gian trao đổi tiếp với các bạn được.Một tháng sau ,tôi sẽ trở lại box này.Mọi người ở lại vui vẻ

    "Không có kẻ thù vĩnh viễn ,chỉ có lợi ích là vĩnh cửu."
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    OK, vậy khi nào anh GCL về thì em sẽ vào bàn với anh. Em có bảo là hai khái niệm không có quan hệ đâu, nhưng em bảo không thể nói Cái nào cao hơn cái nào được. Anh hiểu ý em không ạ?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    post vào đây cho anh (cho thân mật) GCL tham khảo nhá. Em chỉ giỏi cái khoản đi paste thông tin cho box Luật thôi. Đừng hiểu nhầm ý em là ''nói đểu'' anh nhá. Anh em một nhà mà, phải đoàn kết chứ, anh nhỉ?
    ----------------------------------------------------
    Học thuyết ?ođánh phủ đầu? đã trở nên khó bán


    ?oHọc thuyết đánh phủ đầu nay đã trở nên khó bán" đó là tiếng nói đã được cất lên ở cả Thượng và Hạ nghị viện Mỹ sau tám tuần tìm kiếm vô vọng các bằng chứng về vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân của Iraq. Tờ "Người hướng dẫn khoa học đạo Cơ đốc" ngày 26-6 cho rằng: trong thời gian sắp tới: nếu Tổng thống tìm cách thuyết phục Quốc hội, công chúng Mỹ và một liên minh quốc tế sẵn sàng cầm vũ khí thì sự khủng hoảng lòng tin sẽ còn xuất hiện lớn hơn nữa trừ phi vũ khí giết người hàng loạt thực sự được tìm thấy ở Iraq.
    Thượng nghị sĩ Robert Byrd thuộc đảng Dân chủ bang West Virginia trong tuyên bố tại Thương nghị viện Mỹ đã nói rằng "nếu chúng ta (Mỹ) muốn đánh phủ đầu chỉ dựa trên cảm giác về hiểm họa thì tốt hơn cả là hãy sáng suốt". Quốc hội Anh đã dồn Thủ tướng Anh Tony Blair vào tình thế khó khăn. Một số nghị sĩ thuộc Công đảng của ông và một số thành viên nội các Anh đã tố cáo ông thổi phồng mối đe dọa tức thời từ Iraq và bóp méo các thông tin tình báo trước chiến tranh Iraq.
    Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành song song ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đã cho thấy Tổng thống Mỹ sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu ông tìm cách thuyết phục để có thể sử dụng vũ lực đánh phủ đầu một nước khác. Các nhà phân tích chính trị ở Mỹ và Liên hợp quốc cho rằng không chỉ Quốc hội mà ngay cả các đồng minh nước ngoài, báo chí và công chúng Mỹ hoài nghi các lập luận chiến tranh của ông Bush. Các nghị sĩ đảng Dân chủ đã nói rõ tại Quốc hội rằng việc cho đến nay vẫn không tìm được bằng chứng khẳng định những tin tức tình báo trước chiến tranh Iraq chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả là mọi trường hợp sử dụng vũ lực đánh phủ đầu sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Thượng nghị sĩ Dân chủ Christopher Dodd bang Connecticut, một trong 28 nghị sĩ đảng Dân chủ đã bỏ phiếu ủng hộ cuộc xâm lăng Iraq nói rằng "nếu không chứng minh được sự thật của các tin tức tình báo về Iraq, tổng thống sẽ rất khó giành lại được lòng tin". Đây không phải là vấn đề trừu tượng.
    Các nhà phân tích chính trị cho rằng chính Thủ tướng Anh Tony Blair mới thực sự phải trả giá chính trị lớn hơn về khoảng cách giữa các tuyên bố của ông về mối đe dọa Iraq và kết quả của việc tìm kiếm vũ khí ở Iraq. Michael O'hanlon, chuyên gia cao cấp tại Viện Brookings của Mỹ nói rằng "ông Blair sẽ không bao giờ giành lại được uy tín ông vốn có trước chiến tranh Iraq. Tống thống Bush đã vẽ lên một bức tranh khốc liệt về tham vọng của Iraq, nhưng thực sự Saddam Hussein chưa bao giờ tìm cách ám sát một cựu thủ tướng Anh. Ý thức trách nhiệm hành động như là một cảnh sát thế giới ở Anh không mạnh như ở Mỹ".
    Trong hai tuần qua, các thành viên của các ủy ban tình báo của Thượng và Hạ viện Mỹ đã thẩm tra 10 tập tài liệu tình báo về mối de dọa vũ khí hủy diệt của Iraq. Tuy các cuộc điều trần vẫn được tiến hành kín và các tài liệu được coi là mật, nhưng hai ủy ban tình báo này đã tính đến khả năng điều trần công khai và thông báo công khai các phát hiện của họ.
    NGUYỄN ANH TUẤN
    (P/v TTXVN tại New York)

    --------------------------------------------------------------------------------



    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  6. tintinauvietnam

    tintinauvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Post cái này ở đây có vẻ hơi lệch chủ đề, nhưng đang tiện anh GCL bàn về tại sao Pháp lại chống Mỹ, nên tớ post vào đây để mọi người tiện theo dõi.
    ---------------------------------------------------------------
    Tại sao Pháp lại phản đối Mỹ đánh Iraq?


    Các cuộc giao tranh lớn ở Iraq đã chính thức chấm dứt cách đây hơn hai tháng với bài diễn văn của Tổng thống Mỹ George W. Bush đọc trên tàu sân bay Abraham Lincoln hôm 1-5, nhưng dư luận thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu, vẫn còn chưa nguôi bàn bạc, đánh giá về những "rạn nứt chưa từng có trong các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương", nhất là giữa hai nước lớn, đồng minh lâu năm Mỹ - Pháp. Ông Justin Vaisse, một học giả người Pháp được Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ mời cộng tác nghiên cứu, mới đây có bài điều trần trước Tiểu ban châu Âu, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đưa ra cách tiếp cận và giải thích vấn đề này như sau:
    Có phải động cơ chính trong việc Pháp phản đối Mỹ tấn công Iraq là để bảo vệ những hợp đồng làm ăn, những lợi ích kinh tế, thương mại mà các công ty Pháp đã có với Iraq hay không? Có lẽ là không phải. Khối lượng trao đổi mậu dịch giữa Pháp và Iraq chỉ chiếm từ 0,2 - 0,3% tổng khối lượng mậu dịch của Pháp. Và nếu đây là nhân tố chủ đạo, thì chính sách đúng của Pháp và Đức phải là tích cực tham gia cùng với Mỹ và Anh, kiên quyết giành lấy thị phần xứng đáng, những hợp đồng béo bở trong ngành dầu khí ở Iraq chứ không phải là kẻ đứng ngoài.
    Pháp chống Mỹ là vì tinh thần chống Mỹ trong chính giới và công luận Pháp lên cao? Theo các nhà phân tích khách quan, điều này lại càng không phải. Tổng thống Pháp Jacques Chirac có thể được coi là người "ít chống Mỹ nhất trong số các tổng thống Pháp gần đây"; còn tinh thần chống Mỹ trong xã hội Pháp đã thoái trào sau những cao điểm trong các thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ 20. Dư luận Pháp chỉ phản đối cuộc chiến tranh với Iraq với thái độ chống chính quyền Mỹ, chứ không phải chống Mỹ. Kết quả thăm dò của Trung tâm thăm dò dư luận Pew, công bố tháng 6-2003, cho thấy 74% người Pháp nói rằng họ "có vấn đề" với chính quyền Mỹ, chỉ có 21% trả lời là họ không thích Mỹ.
    Hay chính sách của Pháp chịu ảnh hưởng của cộng đồng người Hồi giáo khá lớn ở nước này? Không hoàn toàn là như vậy. Rõ ràng, ông Chirac đã được người Hồi giáo ở Pháp ủng hộ mạnh mẽ khi ông kiên quyết phản đối cuộc chiến tranh, nhưng đó là kết quả của việc thực hiện chính sách chứ không phải là nguyên nhân. Cộng đồng người Hồi giáo Pháp không phải là động cơ chính đằng sau quyết định của Điện Elysé.
    Pháp phản đối Mỹ là để tìm kiếm một thế giới đa cực? Lâu nay, Pháp là nước vẫn mong muốn thế giới có các trung tâm quyền lực khác nhau, điều hòa và cân đối lẫn nhau hướng tới một tương lai chung. Nhưng hầu như đó mới chỉ là những mong muốn, nặng về lập ngôn và luôn đứng sau những tính toán chính sách thực tế. Ông Chirac mỗi khi đề cập về thế giới đa cực thường nói nhiều tới những khuôn khổ, cơ chế đa phương theo đó các vấn đề chung được cùng nhau tiếp cận và giải quyết chứ không phải tìm kiếm một thế giới đa cực nhằm kiềm chế sức mạnh Mỹ. Thí dụ điển hình, dễ thấy là phản ứng của Pháp với cuộc chiến tranh ở Afghanistan cuối năm 2001 do Mỹ phát động. Lúc đó không ai nói đến thế giới đa cực vì Mỹ và châu Âu nhất trí phải xóa bỏ chế độ Taliban, coi đó là bộ phận then chốt của cuộc chiến chống khủng bố. Pháp đã gửi quân, máy bay, tàu sân bay tham gia, 73% ý kiến của dư luận Pháp ủng hộ cuộc chiến tranh do Mỹ lãnh đạo. Đây cũng lại là một thí dụ rõ ràng nữa cho thấy Pháp không phải là nước chủ hòa và người dân Pháp không phải luôn mang tinh thần chống Mỹ.
    Vậy nguyên nhân thực của việc Pháp phản đối Mỹ tấn công Iraq là gì?
    Cuộc chiến chống khủng bố là điều quan trọng nhất. Pháp nhận ra rằng xâm lược Iraq sẽ là bước thụt lùi trong cuộc chiến chống khủng bố. Cuộc xâm lược đó sẽ làm cho cuộc sống hàng ngày kém an ninh hơn, vì Pháp hiểu về chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, họ đã từng bị khủng bố tấn công từ những năm 80 và gần đây nhất là các vụ tấn công vào người Pháp ở Pakistan và tàu Pháp ở Yemen trong năm 2002. Niềm tin này của Pháp có những lý do của nó: Saddam Hussein chưa từng được chứng minh một cách thuyết phục có quan hệ với Al Qaeda; những phần tử khủng bố sẽ được khuyến khích khi thấy phương Tây tấn công một nước Hồi giáo sử dụng sức mạnh quân sự sẽ không răn đe được các tổ chức, mạng lưới khủng bố thường không có lãnh thổ cố định...
    Phổ biến vũ khí giết người hàng loạt (WMD) là một lý do khác. Nếu chỉ một phần nhỏ trong kho vũ khí sinh hóa mà Tổng thống Bush và Ngoại trưởng Powell đã đề cập tới rơi vào tay quân khủng bố trước hoặc trong cuộc chiến tranh, hay các chuyên gia vũ khí của Iraq gia nhập Al Qaeda vì chế độ Saddam sụp đổ... thì mối nguy hiểm sẽ tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, việc thổi phồng về kho vũ khí WMD của Iraq trước chiến tranh đang làm dấy lên mối lo ngại rằng cộng đồng quốc tế sẽ khó có khả năng thuyết phục được dư luận thế giới chống lại việc phổ biến vũ khí ở những nơi khác như Iran hay CHDCND Triều Tiên.
    Chủ nghĩa bi quan và chán ghét chiến tranh mang tính lịch sử của châu Âu cũng là một nguyên nhân lớn. Chiến lược của Mỹ ở Iraq có nhiều cơ sở, trong đó có cơ sở quan trọng là thái độ lạc quan của Mỹ về khả năng thay đổi thế giới thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự ở Pháp, hay ở châu Âu cũng vậy, quan điểm chung bi quan hơn nhiều. Châu Âu, qua kinh nghiệm lâu dài và đau buồn của mình, không thấy được khả năng đem dân chủ đến khu vực Trung Đông và thế giới A-rập bằng sức mạnh. Một bộ phận nhỏ, nhưng khá lớn tiếng, trong giới chính trị gia và trí thức Pháp như Bernard Kushner, Alain Madelyn, Romaine Gospel, André Glassman và Pascal Buckner đã tích cực ủng hộ đường lối của Mỹ vì họ hy vọng vào tính đúng đắn của mục đích mang lại dân chủ và chấm dứt xung đột ở Trung Đông. Nhưng vấn đề là biện pháp chứ không phải cứu cánh.
    Lý do cuối cùng, nhưng không phải là thứ yếu, cuộc chiến tranh xâm lược Iraq được xem là đã tiếp thêm năng lượng, một cách không cần thiết, cho cuộc "đụng đầu văn minh" giữa phương Tây và thế giới A-rập-Hồi giáo.
    NGUYỄN MINH
    (Tin tức)

  7. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Nhân quyền và chủ quyền!
    ở Vn nhân quyền có không nhẩy?
    Nhiều người bảo là có, em cũng nghĩ là có, nhưng mà chưa đầy đủ............he...........he...................
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đầy đủ hay không đầy đủ, cái này phải nhìn và xem xét trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau.
    Tớ nghĩ nhân quyền theo đúng nghĩa của nó thì chẳng phải ở đâu cũng có được, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước phát triển trên thế giới, kể cả Mỹ, Pháp vốn là nước phát triển.
    Hiện tại, mục tiêu cần đạt được của pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều nhằm đảm bảo thực hiện và đi tới hoàn thành nhân quyền đúng nghĩa. Nhưng chưa nước nào có thể tuyên bố "chúng tôi đã đảm bảo tốt, thực hiện tốt Nhân quyền". Chính vì vậy, ở Việt Nam hay ở đâu đi nữa, nhân quyền vẫn còn là một mục tiêu cần phải đạt được.
  9. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm , liên quan đến chính trị nước nhà . Trong thời gian gần đây , vấn đề này luôn có tính thời sự một cách nóng bỏng .
    Việt Nam cũng như nhiều nước khác , trong công cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc thì vấn đề dân tộc được đặt lên trên hết . Nhưng khi đã sống trong thời đại hoà bình , thì lợi ích cá nhân lại là quan trọng .
    Vì vậy mà theo cách hiểu của một số người thì những gì đã có chỉ là con số nhỏ . Xuất phát từ đây , họ đòi hỏi , yêu cầu , .. những quyền và lợi ích cách xa thực tiễn , đối nghịch lại với chủ quyền quốc gia .
    Đụng đến vấn đề " nhân quyền " thì rất nhiều cái để nói . Nhưng có lẽ không nên post lên đây .

    TOP OF THE WORLD
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ, chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề Nhân quyền từ phương diện, góc độ pháp lý, tớ nghĩ lập ra topic này là để bàn luận mà. Thế cho nên cứ thảo luận đi. Khách quan, không chỉ trích, chỉ đứng trên bình diện Khoa học pháp lý thì chắc cũng không có vấn đề gì.
    Mong bạn đóng góp thêm nhé.

Chia sẻ trang này