1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một con người nên làm gì

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi voiconlontalonton, 11/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Anh tư duy nghĩa là anh đang sống! Câu này các bác biết của ai chứ?
    Sống làm người thì phải biết... Câu này nghe cũng quen lắm phải không ạ?
    To be or not to be.... Thêm một câu quen quen nữa.
    Sống và tồn tại là hai khái niệm (chứ không phải là một). CÁi này càng thấy quen phải không ạ?
    Con người là động vật bậc cao. Rõ là thế chứ gì ạ?
    Vậy con người khác với các con khác ở chỗ nào? Câu hỏi này quen quá rồi.
    Hầu vương - con khỉ đá - mãi chỉ là con khỉ khôn hơn các con khỉ khác nếu như nó không TẦM SƯ HỌC ĐẠO. CÁi tích này thì rõ là cực kì quen rồi. Phải không ạ?
    ĐẠO ở đây là ĐẠO LÀM NGƯỜI. Đúng chứ ạ? Con khỉ đó được đặt tên người: TÔN NGỘ KHÔNG. Vậy là nó có học được chút ĐẠO rồi và được ông thầy ban tên cho. Thế rồi sao ạ? Nó học đủ các phép thần thông quảng đại mà vẫn "giở trò khỉ" để đến nỗi bị Đức Phật Như Lai chôn vùi 500 năm và rồi sau đó nó phải đi bbảo vệ ông sư Đường Tăng đi thỉnh kinh. Trên đường đi gặp bao điều gian nan, có lúc con khỉ bỏ về chốn khỉ của nó, nhưng rồi nó lại quay trở lại đi theo Đường Tăng, người mà nó gọi là Sư phụ một cách tôn kính. Bao đầu là con khỉ phải nghe lời Sư Phụ vì cái vòng kim cô, sau dần dần nó tự nhận thấy tình cảm thầy trò và trách nhiệm phải bảo vệ thầy nó, kể cả huynh đệ của nó, những kẻ cũng có hình dạng không ra người. Thế rồi con khỉ, con lợn, yêu quái đã theo sư phụ mà ĐẮC ĐẠO.
    Truyện của Ngô Thừa Ân quả là sâu sắc lắm. Cái ĐẠO LÀM NGƯỜI là phải học. Tôn Ngộ Không là một con khỉ, Trư Bát Giới vốn là người nhà trời làm điều sai trái mà bị phạt mang lốt lợn, Sa Tăng thì là một con quỷ, Bạch Mã cũng là người của thuỷ cung phải mang lốt ngựa, tất cả những nhân vật này đều phải đi theo Sư Phụ trải qua gian nguy để được đến ngày ĐẮC ĐẠO làm Người, mà hơn thế được làm Phật nữa. Như thế, chẳng phải là bài học làm người hay sao?
    Muốn làm con Người cho ra Người, trước hết phải HỌC ĐẠO LÀM NGƯỜI. Muốn học ắt phải có THẦY. Mà đã theo thầy học Đạo thì ắt phải chịu mang một cái vòng Kim Cô. Để được đến ngày tự do không phải mang cái vòng ấy, cũng phải trải nhiều gian nan.
    THẦY nói : "Tự do trong khuôn khổ" ắt có lý của THẦY. Nếu THẦY ra THẦY thì ắt TRÒ nên NGười. Vậy muốn NÊN NGƯỜI ắt phải tìm được Thầy hay.
    Tôi xin trả lời: MỘT CON NGƯỜI PHẢI BIẾT CHỌN CÁI HAY, CÁI TỐT ĐẸP MÀ THEO. Gần bùn mà chẳng hôi thanh mùi bùn.
    Tất thảy cái chu trình chọn lựa nó làm phát triển khả năng tư duy của Người.
    Anh tư duy nghĩa là anh đang sống.
    Anh đang sống nghĩa là anh không chỉ tồn tại như cỏ cây hoa lá, cầm thú, chim muông.
    Anh ở bậc cao hơn cỏ cây hoa lá, cầm thú, chim muông là ở cái khả năng tư duy của anh.
    Khi anh đắc đạo làm người, ấy là khi anh làm Người rồi anh lại dạy đạo làm người được cho người khác cũng làm người.
    Không đắc đạo được thì cũng nên sống vì đạo. Mục đích ĐẮC ĐẠO LÀM NGƯỜI chẳng lẽ lại không đáng để MỘT CON NGƯỜI PHẢI HỌC ĐẠO hay sao?
  2. regme83

    regme83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xin chia sẻ tâm trạng với bác voicon. Em cũng tự hỏi mình câu hỏi đó gần đây. Sao cuộc sống có lắm chọn lựa thế, bác nhẩy?
    Em nghĩ đơn giản là bố mẹ nuôi mình ăn học từ nhỏ đến lớn thì phải nhớ cái ơn ấy mà ráng học. Học xong rồi thì kiếm việc nuôi thân và nuôi bố mẹ. Nếu làm không xong thì em chắc chả còn mặt mũi nào mà nhìn người nữa. Em tính đơn giản nên chỉ hiểu được đến thế thôi ạ.
    Kinh nghiệm sống của các bác thật phong phú, em vô cùng khâm phục. Chắc vài chục năm nữa em mới đạt được trình độ của các bác, huhu lâu quá .
    Được regme83 sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 25/07/2004
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em cũng chỉ mong như bác thôi bác regme83 à. Nhưng mà chả nhẽ mình hạnh phúc còn đóng cửa để mặc những người xung quanh đau khổ sao? Cuộc đời thì rộng lớn quá chẳng biết đi đường nào cả.
    Bác cundc ơi, thế đạo làm người là thế nào vậy? Cái như thế nào là hay, thế nào là dở hả bác? Cuộc sống bây giờ cũng khó phân biệt quá.
  4. vietkieuyeunuoc

    vietkieuyeunuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Thế Voi đang đi hay đang đứng ? Nếu đang đứng thì cứ đi đi . Khi đang đi thì chỗ nào Voi đã đi qua là đường đấy .Cái Voi thấy là những dấu chân của người khác thôi , trước mặt chẳng có con đường nào cả
    ................................................
    Hỡi ôi

    Tài chưa đủ dọc ngang thiên hạ , nằm nhà đọc sách , chuột nó gặm chân
    Chí chưa già đã mỏi , chân chưa mòn đã ngại , chẳng buồn lắm sao
  5. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi ,hãy cứ đi nhiều vào ,đi cho đến khi nào sức cùng lực kiệt tức là bạn đã có một con đường và bạn cũng đã bước đi trên con đường ấy.Không sai đâu ,trên con đường thành công ko có dấu chân của kẻ lười biếng .
    Hãy cứ buớc đi .
    ---------------------------------------------------
    Born to walk against the wind,
    Born to hear my name.
  6. ghita

    ghita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Có 1 ước mơ & thực hiện nó. Và nhớ lấy 2 câu này:
    - Con người sinh ra từ niềm vui & tình yêu, vì niềm vui & tình yêu mà tồn tại, hướng đến niềm vui & tình yêu đi tới (Tagore lấy trong Upanishad).
    - Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Cho ta thêm ngày nữa để yêu thương (Giblan hay sao đấy, xin lỗi tôi quên mất tên ông ta rồi).
  7. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Voicon!
    Tôi có có thể giới thiệu cho bạn một vài quyển sách về Nho Gia nhưng tôi nghĩ thời buổi này ít thanh niên chịu "ngâm cứu" thứ sách ấy lắm. Phải không? Ngay cả tôi cũng không chịu đọc chi tiết một quyển sách như thế. Tuy nhiên, quan điểm về Đạo làm Người của tôi hoàn toàn theo trường phái Nho Gia.
    Tất cả những quan điểm của tôi đều chịu ảnh hưởng từ các bậc cây cao bóng cả trong gia đình. Mặc dù cha mẹ tôi không hay nhắc đến những vấn đề thuộc tri thức, nhưng tôi lại may mắn hay được tiếp chuyện ông bà, các bác, là những người đọc nhiều sách và viết sách. Trong những lúc ăn cơm hay ngồi đọc báo, tôi thấy các "bô lão" nhà mình hay trao đổi rất nhiều vấn đề, trong đó có cả Nho Gia. Ngoài ra, tôi cũng thường theo dõi những bộ phim dã sử của TQ và thấy rằng các bậc tên tuổi xưa kia thường hay nhắc đến Đạo Làm Người. Kể cả trong các vở tuồng, chèo tích cổ của VN ta cũng nói nhiều về Đạo làm Người.
    Tôi nói như vậy để bạn voiconlontalonton hiểu quan điểm của tôi: HỌC lấy cái Đạo làm Người. CÁi chính là ta có cái TÂM để muốn HỌC Đạo ấy. Từ đó dần dần bạn sẽ NGỘ ra thế nào là Đạo làm Người. Việc NGỘ ấy là việc quan trọng nhất: HỌC rồi NGỘ. Nếu có ai đó nói Đạo làm Người là thế nọ, là thế kia, bạn cũng vẫn cần tìm hiểu thêm nhiều xung quanh ý kiến ấy. Khi bạn NGỘ ra được thì bạn mới thật sự hiểu được Đạo làm Người là thế nào. Có nghĩa là bạn fải tự trả lời câu hỏi: thế nào là Đạo Làm Người?
    Tuy nhiên, vì bạn đã hỏi, tôi cũng xin trả lời ngắn gọn quan điểm của tôi:
    Đạo làm Người là quy tắc hành xử của Người.
    Bạn còn hỏi: "Cái như thế nào là hay, thế nào là dở hả bác? Cuộc sống bây giờ cũng khó phân biệt quá." Câu hỏi này tôi xin thành thật là không thể trả lời được. Tôi cam đoan rằng cũng không ai trả lời cho bạn được, nếu có thì cũng không thể là một câu trả lời trọn vẹn. Câu trả lời là do bạn tự NGỘ ra.
    Nếu có thể trả lời "qua loa", tôi xin nói thế này: cái HAY(cái Thiện) là cái không những không làm hại tới chúng sinh (nhân loại) mà hơn thế nữa lại đem lợi ích đến cho chúng sinh; cái Dở (cái Ác) là cái không những không đem lại lợi ích gì cho chúng sinh mà hơn thế nữa lại huỷ hoại chúng sinh.
    Này, bạn có xem phim Bao Công không? (Kim Siêu Quần đóng) Bạn có nhớ bài hát trong phim đó không? Có một câu thế này:
    " Khó có thể biết cho đủ, chỉ có thể biết nhiều hay ít".
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Đa số các bạn đều trả lời không thích đáng cho câu hỏi Con người nên làm gì nếu xét ở tầm mức triết học.
    Bởi vì nếu suy nghĩ ở tầm mức triết học, ắt chúng ta phải tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi chủ yếu về Con Người, trước khi có thể trả lời câu hỏi Con Người cần làm gì ?
    3 câu hỏi cơ bản đó là :
    1/ Con Người là ai ?
    2/ Con Người từ đâu đến ?
    3/ Con Người sẽ đi đâu ?
    Nói cách khác, đó chẳng qua là 3 câu hỏi cơ bản như sau :
    1/ Bản chất Con Người là gì ?
    2/ Nguồn Gốc Loài Người từ đâu ?
    3/ Mục đích của cuộc sống Con Người là gì ?

    Bạn nào nói rằng không có câu trả lời cho 3 câu hỏi này là thiếu những kiến thức cơ bản mà có thể bạn đã được học, hay nghe nói đến, nhưng quên.
    Ít nhất chúng ta có 3 câu trả lời về nguồn gốc loài người :
    1/ Thuyết Sáng Tạo : Con Người là Sản Phẩm của Đấng Tạo Hoá
    2/ Thuyết Tiến Hoá : Con Người tiến hoá từ Con Vật, và suy cho cùng tiến hoá từ chỗ vô tri vô giác, không có gì cả ...
    3/ Thuyết Luân Hồi : Con Người là kết quả Luân Hồi của Ngũ Uẩn trong một vòng Sinh - Diệt bất tận Vô Thuỷ-Vô Chung cho đến khi nào thoát được khỏi vòng oan nghiệt đó mới thôi....
    Hiển nhiên , tuỳ theo bạn tin vào nguồn gốc loài người theo thuyết nào, bạn sẽ có cách hành động phù hợp .
    1/ Nếu bạn tin Con Người do Đấng Tạo Hoá sinh ra, bạn sẽ phải Hành Động theo cách suy nghĩ là có một Ý Chí tối cao đã sinh ra và đang quan phòng cuộc sống của bạn và trong trường hợp này bạn sẽ phải tìm hiểu và làm theo lời Ngài dạy và tin tưởng ở sự che chở, cứu rỗi của Ngài ....?
    2/ Nếu bạn tin Con Người tiến hoá từ Con Vật một cách ngẫu nhiên, chẳng có "ai" hay "qui luật "nào điều khiển, thì hiển nhiên bạn được " giải phóng", bạn không phải lo nghĩ gì cả, cứ việc ăn no ngủ kỹ, thậm chí sống gấp, vơ vét hưởng lạc cho sướng, vì đằng nào cũng chết và chết là hết cơ mà ? Làm gì có kiếp sau, kiếp trước, làm gì có Thiên Đàng, Địa Ngục, làm gì có Thưởng Phạt ?
    Bậc Thánh Nhân cũng như Kẻ Lưu Manh, vì cuộc sống hoàn toàn Vô Nghĩa. Con Người sinh ra một cách ngẫu nhiên như Con Vật và thực chất chỉ là một Con Vật có trí khôn và biết nói mà thôi...Vậy thì Sống Đạo Đức là Dại, sống Lành Mạnh là Ngu...Tóm lại là phải sống gấp để hưởng thụ vì bất quá cũng chỉ sống có vài chục năm là chấm hết ? Lưong Tâm nên vứt vào Sọt Rác, bởi vì nếu ta luồn lách được Pháp Luật hoặc ta có sức mạnh, có quyền lực , ngồi xổm lên Pháp Luật, thì ta chẳng sợ ai cả, cứ việc sống xả láng cho sướng. ! ?
    3/ Nếu bạn tin có Luân Hồi Báo Ứng thì tất nhiên bạn sẽ thấy rùng mình khi làm một việc Ác và bạn sẽ thận trọng hơn trong Hành Vi, Ngôn Từ và cả ý Nghĩ để không gây Ác Nghịêp, ngõ hầu tránh Quả Xấu. Tuy nhiên bạn cũng sẽ rất thất vọng vì nếu chẳng may chót dại mà gây Ác Nghiệp sẽ chẳng ai cứu được bạn vì Luân Hồi là một qui luật lạnh lùng tàn bạo , không chừa một ai cả; phàm đã gieo Nhân ắt phải chịu Quả, chỉ có sớm hay muộn mà thôi. Tóm lại nếu tin thuyết Luân Hồi thì cách tốt nhất để Giải Thoát là Không Làm Gì Cả, vì chỉ có cách đó mới không gây Nghiệp, dù là xấu hay tốt , và do đó phải Luân Hồi, dù để bị trừng phạt hay được ban thưởng....
    Tóm lại, bạn hãy trả lời cho đựoc câu hỏi Con Người từ đâu đến và sẽ đi đâu, bạn sẽ có câu trả lời thích đáng xem Con Người phải làm gì, nên làm gì và có thể làm được những gì .
    Qua đó bạn cũng sẽ có câu trả lời về ý nghĩa của Cuộc Sống.
  9. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Bạn yu nói có phần đúng. quả thật là đã có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi duy nhất: con người từ đâu đến. Điều đó có nghĩa là gì: nghĩa là chẳng có câu trả lời nào cả. Chỉ là những tranh cãi triền miên. Vậy tôi nói đúng hơn.
    Xin trở lại với 3 câu trả lời của tôi khi xưa mà bạn cho rằng ko có ý nghĩa về mặt triết học.
    1. Con người sống vì ai.
    2. Ta có thể làm gì cho họ.
    3. Bằng cách nào.
    Xin phân tích cụ thể hơn một chút về từng vấn đề
    1. Con người sống vì ai.
    Đây là câu hỏi cơ bản nhất. Con người được sinh ra không phải từ cõi cô độc. Cứ tin vào bất cứ một luận thuyết nào về nguồn gốc con người như đấng sáng thế, vô tri giác hay luân hồi đi chăng nữa, con người đều có ý nghĩa là một cá nhân giữa một cộng đồng (chúa nặn ra eva vì sợ adam một mình tội nghiệp). Hình ảnh mọi người chết hết, chỉ còn mình ta la một sản phẩm hay ho của trí tưởng tượng. Việc trả lời câu hỏi "ta nên làm gì" như tên topic sẽ rất thú vị.
    2. Ta có thể làm gì cho họ.
    Để có được câu trả lời cho câu hỏi này, lịch sử triết học,lịch sử nhân loại văn học và các bộ môn khác đã tốn bao nhiêu giấy mực thậm chí là xương máu. Cái gì là tiền tài, quyền lực, danh dự; cái gì là khế ước, hợp đồng; cái gì là chiến tranh, luận thuyết, cái gì gọi là chủ nghĩa nô lệ, phong kiến, tư bản, cộng sản hay phát xit, khủng bố, diệt chủng gì đó.... và vô vàn những câu chữ tương tự.
    3. Bằng cách nào.
    Chỉ có một câu: mục đích biện hộ cho phương tiện.
    Phải chăng tôi đã hệ thống lại thế giới và lịch sử của thế giới. Ngoài trừ tình huống: loài người chết hết, chỉ có mình ta như đã nêu ra.
    Đến đây xin hỏi Yu vài câu.
    Theo những gì bạn nói, có lẽ bạn đã rất biết được ý nghĩa của cuộc đời thậm chí ở tầm cao nhất: "triết học". Bạn có thể nói cho tôi biết được không. Nếu không muốn nói thì bạn chỉ cần cho tôi biết: trong 3 câu trả lời mà bạn đưa ra ở trên hay nói ít nhất là bạn nghe người ta nói thế, bạn tin vào câu trả lời nào.
  10. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Nếu bạn không hoàn toàn ý thức được nguồn gốc của bạn thì việc định hướng cho hành động trong cuộc đời sẽ không thể nào thích đáng.
    Trước hết phải nói rằng 3 luận thuyết về nguồn gốc loài người nói trên, không hẳn là hoàn toàn mâu thuẫn với nhau nếu như ta không không đi đến cực đoan.
    Tôi tin vào thuyết Sáng Tạo, rằng Vũ Trụ nói chung và Loài Người nói riêng với cấu tạo cực kỳ tinh vi và sự hài hoà cực kỳ tuỵêt vời phải được sáng tạo và vận hành bới một Ý Chí Siêu Phàm. Đó cũng là một niềm tin sáng suốt và phù hợp với Lý Trí nhất. Tuy nhiên sau khi được Sáng Tạo rồi, Vũ Trụ và Loài Người vẫn tiếp tục có Biến Chuyển không ngừng, theo những qui luật chặt chẽ, và đó chính là sự Tiến Hoá mà Darwin đã quan sát thấy. Tuy nhiên sai lầm cơ bản của Darwin là đã dùng phương pháp Qui Nạp ( Induction) để rút ra kết luận trên và do đó ông đã nhầm lẫn khi cho rằng Con NGười đã tiến hoá từ Con Vật và nói chung suy đến cùng đã tiến hoá từ vật vô tri vô giác. Đấy là một sai lầm kinh khủng.
    Thực chất, thế giới có tiến hoá, mọi loài có tiến hoá. Nhưng chúng chỉ tiến hoá trong phạm vi loài của chúng mà thôi. Có nghĩa là sau khi được sáng tạo,Con người chỉ tiến hoá trong phạm vi loài nguời, hoàn toàn không có chuyện tiến hoá từ loài khác hoặc sang loài khác....
    Sau khi được Sáng Tạo thì Vũ Trụ cũng như Loài Người, trong suốt thời gian tồn tại của nó, vận hành theo luật Nhân Quả.
    Như vậy luật Nhân Quả không phải là một vòng tròn bất tận Vô Thuỷ-Vô Chung mà nó có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
    Vũ Trụ có điểm Bắt Đầu - Đó là Khởi điểm sáng Tạo, và có điểm Kết Thúc - Đó là Ngày Tận Thế.
    Kết Luận này phù hợp với những tri thức mới nhất của Vật Lý Hiện Đại.
    Như vậy vấn đề cơ bản của khoa học hiện đại, tôn giáo và đạo đức rất có thể sẽ gặp nhau ở cùng một điểm : Đó là tìm hiểu bản chất của Đấng Sáng Tạo và từ đó đề ra cách sống, cách hành động thích hợp đúng đắn nhất cho loài người.
    Trước mắt có thể thấy những lời khuyên của tôn giáo và đạo đức nhìn chung không có gì sai lầm , ngược lại học thuyết Vô Thần là sai lầm.
    Tin rằng Cuộc sống bắt đầu từ chỗ vô tri vô giác và Chết là hết là một sự mê tín dị đoan hết sức mê muội bởi vì nếu thế cuộc sống hoàn toàn vô giá trị và vô nghĩa, đó là sự xỉ nhục lý trí và hạ thấp giá trị con người xuống hàng con vật.
    Cuộc sống chỉ có giá trị và có ý nghĩa nếu chúng ta tin rằng Con Người được Sáng Tạo từ Đấng tạo Hoá và phải trả lời những Hệ Quả hành động của chúng ta theo luật Nhân Quả. Chết chưa phải hết mà chỉ là bắt đầu một chu kỳ mới.
    Có như vậy, xác định hành động của chúng ta lúc sống mới cần thiết và có ý nghĩa.
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 31/07/2004

Chia sẻ trang này