1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một con người nên làm gì

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi voiconlontalonton, 11/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Chào bác yuyu!
    ''Nếu bạn không hoàn toàn ý thức được nguồn gốc của bạn thì việc định hướng cho hành động trong cuộc đời sẽ không thể nào thích đáng''. Em cũng muốn ý thức được nguồn gốc, bác nói rõ hơn tại sao bác lại có niềm tin như hiện tại được không?
    Em hỏi bác, bác đưa từ tìm hiểu nguồn gốc người thành tìm hiểu nguồn gốc của Tạo hoá, từ đó dẫn đến xác định ý nghĩa hành động và cuộc sống của con người. Thế bác nghĩ có thể biết được bản chất của đấng sáng tạo ( dst ) được không? Mà nguồn gốc con người với đấng sáng tạo thì em thấy cũng như nhau cả, chỉ là ngôn ngữ.
    Chắc bác cũng chưa hiểu được Tạo hoá! Chưa biết được bản chất dst thì làm sao ''ý thức được nguồn gốc của bạn'' và cũng không thể định hướng hành động được. Thế thì làm khoa học, tôn giáo để làm gì khi chưa định hướng được hành động và suy nghĩ. Vậy làm sao bác tin theo nhân quả? Em hỏi thêm, nhân quả theo bác có nằm trong thời gian không ạ?
    Em nghĩ chắc không thể hiểu được tạo hoá. Nếu có một câu trả lời là abc thì em sẽ hỏi đâu là nguồn gốc của abc, tạo ra abc để làm gì? Theo em thì câu trả lời phải có dạng như kiểu chấp nhận thực tế, trả lời mà cũng như không.
  2. kyniem

    kyniem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tớ suy nghĩ hơi khác Yuyu một chút. Bạn cho rằng vì có nhân quả thưởng phạt sau khi chết nên con người ta phải sống tốt. Vậy kiểu sống tốt như vậy cũng là tốt rởm thôi. Làm điều tốt như vậy cũng chỉ vì mưu lợi cá nhân. Người sống tốt thật chẳng cần tin vào mấy cái thuyết sáng tạo hay nhân quả gì cả, họ sống tốt chỉ vì họ thích như vậy.
    Tôi nghĩ rằng thuyết sáng tạo có đúng hay không, hiện nay chưa thể trả lời được. Nó đúng cũng không sao, mà sai cũng không sao không liên quan gì tới câu hỏi một người nên làm gì cả. Một người nên làm gì tuỳ thuộc vào quan niệm sống, mục đích, lý tưởng sống của người đó. Bản thân tôi không tin vào thuyết Sáng tạo hay luân hồi. Tôi cho rằng con người là một dạng vật chất, chết là hết. Nhưng tôi cho rằng mình đang sống tốt.
  3. kyniem

    kyniem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Giả thiết tồn tại một Đấng sáng tạo. Tớ xin phép đặt ba câu hỏi.
    1. Đấng sáng tạo là ai hay nguồn gốc đấng sáng tạo?
    2. Đấng sáng tạo sống để làm gì? Tại sao Đấng sáng tạo lại tạo ra loài người, các động vật để rồi phán xét hay che chở cho họ?
    3. Quan niệm đạo đức của Đấng sáng tạo như thế nào, có trùng với quan điểm đạo đức của loài người không?
    Nếu có ai trả lời cho tôi được 3 câu hỏi trên một cách rõ ràng tôi sẽ tin vào thuyết sáng tạo ngay. Quay trở lại với 3 câu hỏi của Yuyu, tôi xin phép trả lời theo cách hiểu của tôi:
    1. Bản chất con người là gì: Một loại động vật cao cấp, có ý thức.
    2. Con người từ đâu ra: Sinh ra từ quá trình tiến hoá của tự nhiên.
    3. Con người sẽ đi đâu: Sẽ chết.
    Quay trở lại với lập luận của Yuyu cho rằng nếu không tin vào thuyết sáng tạo => sẽ sống không có đạo đức. Điều này tức là hệ quả của việc tin hay không tin chứ không phải là cái để chứng minh thuyết sáng tạo đúng. Nó chỉ có thể nói lên là có nhiều thuyết, trong đó nếu tin vào thuyết sáng tạo thì có vẻ có lợi hơn cho đạo đức con người. Tuy nhiên xét chiều dài lịch sử loài người thì việc tin vào tồn tại một Đấng sáng tạo đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo do không thống nhất về hình thức của Đấng sáng tạo. Vậy giả thiết có một Đấng sáng tạo, làm cách nào chúng ta có thể hiểu được Đấng sáng tạo sẽ phán xét như thế nào. Ví dụ giết động vật là một tội ác hay không? Làm việc thiện quan trọng hơn hay tin vào Đấng sáng tạo+cầu nguyện quan trọng hơn. Tóm lại chúng ta đặt toàn bộ hệ thống quy chiếu lên một chuẩn mực hoàn toàn không biết, như vậy liệu có tốt cho đạo đức xã hội hay không? Nếu chúng ta thiên về quan niệm tự nhiên hành xử dựa vào luật pháp và những chuẩn mức đạo đức do cộng đồng tạo ra có hơn không.
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Thây topic này sôi động, góp ý vài lời cho vui
    to yuyu!
    Chào bác lâu nay không thấ bác xuất hiện trong học thuật này. Công nhận yuyu mới xuất hiện mà topic này sôi động hẳn lên. Thôi chúc bac vui và mọi điều may mắn.
    to kyniem.
    Bác phí lời làm gì! Cách đây ít lâu đã có rất rất nhiều topic bàn về vấn đề này. Bác lục ra xem thử xem.. trong đó cũng có bài của bác yuyu đấy...
    Bác không tin vào quy luật nhân quả mà vẫn sống tốt ư... hơi lạ đấy vì dù không tin hay tin thì bác vẫn đang thực hành đấy thôi. Xem một bộ phim bác luôn mong cho người sống tốt gặp được điều tốt đẹp và thuận lợi vì trong tận thẳm sâu tâm hồn ta vẫn tin vào nhân quả cơ mà...
    to voicon.
    Chào voi con, cần gì phải lôi thôi tả lời mấy câu hỏi cao siêu và trừu tượng ấy. Mà nói thật càng trả lời càng cãi nhau càng đi tới bế tắt mà thôi. Cứ sống tốt... sống tốt thật sự là tốt rồi.
    Đợi trả lời hết ba câu hỏi thuộc loại "vấn đề cơ bản" này thì có mà con người chết hết rồi vẫn còn cãi nhau...
    Thôi mấy lời góp ý mà dài dòng rôi, dài dai dở mà không biết mấy bác có đọc không nữa... :-y
    chúc vui - honghoavi
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Chào bác kyniem, theo em thì quan niệm của yuyu về đst có nghĩa giống như bản chất của tự nhiên nhưng có một cái gì đó tuyệt vời. Bác thử nghĩ xem tại sao lại có tồn tại? Tồn tại là câu hỏi lâu đời rồi, tồn tại như một phép màu kì diệu nhất mà con người có thể hình dung? Bác yuyu không có ý nói thượng đế hay các thần thánh theo quan niệm bình thường đâu, phải không bác yuyu? Bác kyniem này, từ ngữ chỉ có giá trị tương đối thôi mà, mỗi người có một cách hiểu, với cả nói thế không giải thích mới giật gân chứ -> nhiều người cãi, hihi.
    Gửi bác honghoavi: em thấy câu này ''''Nếu bạn không hoàn toàn ý thức được nguồn gốc của bạn thì việc định hướng cho hành động trong cuộc đời sẽ không thể nào thích đáng'''' đúng đấy chứ. Bác thử nói cho em thế nào là sống tốt với, nói theo cuộc sống thường ngày đừng dùng từ ngữ cao siêu nhé? Em không có ý hỏi vặn bác đâu, mong bác chả lời thật lòng!
  6. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng bạn nói đúng, nhưng như thế thì mâu thuẫn với chính những gì bạn nói, rằng chúng ta được sáng tạo ra. Vậy mục đích cũng như hành động của ta đã được lập trình sẵn theo cách: sao cho ta có thể ý thức được nguồn gốc hoặc không ý thức được nguồn gốc của ta. Dù thế nào thì ta cũng chỉ biết yên phận là vừa.
    không đúng, nó chỉ có vài điểm chung thôi.
    [
    Một sự kết hợp khá tốt giữa thiên chúa giáo, phật giáo và khoa học. Tôi không dám nói nó đúng hay sai. Nhưng tôi nghi ngờ.
    Đến đây, tôi kết luận bạn là một nhà tu hành. Quy trình chứng minh của tôi như sau. Theo như bạn nói, bạn đã rất ý thức được nguồn gốc của mình. Những gì bạn làm là tìm về với đấng sáng tạo. Những gì ta đã biết là khoa học, đạo đức và tôn giáo sẽ quy về một điểm-đấng sáng tạo mà bạn nói. Nhưng khoa học quá vô tận, thường hay biến đổi. Ngược lại, đạo đức ta có thể nhận biết được bằng trực giác, tôn giáo thì càng không có thay đổi gì và không được phép có thay đổi gì. Kết luận: ta nên đi theo con đường tu hành, biện pháp hay nhất để đến với chúa trời.
    Theo như bạn nói, tôi có thể hiểu thế này: Bớ các vị bác sĩ ưu tú hay không ưu tú ở trong cũng như ngoài nước, các vị hãy chết hết đi. Các vị chẳng làm được việc gì ngoài một việc rất vô ích, thậm chí có tính chất phá hoại. Các vị đã làm cản trở rất nhiều cho việc luân hồi của thế gian. Các vị dược sĩ cũng thôi, không cần nghiên cứu bào chế cái quái gì nữa, liều thuốc trường sinh con người hằng mong ước bấy lâu nay không cần thiết đâu.
    Trời đày các vị đi.
    Đến đây, nếu bạn không đồng ý với cách tôi trình bày về "quí vị bác sĩ", có nghĩa là bạn cũng như mọi người, rất cần bác sĩ, cũng có nghĩa tất cả những gì bạn nói đều là sai lầm bậy bạ. Nếu ngược lại, nghĩa là bạn bằng lòng với những gì tôi nói, tôi muốn hỏi bạn: khi bạn bị đau răng, bạn làm gì?
    Tôi đã liên tục đặt câu hỏi cho bạn, nghĩ cũng không phải. Nhưng mong bạn trả lời. Thật sự, tôi thấy câu chuyện thú vị, hy vọng bạn cũng thấy thế.
  7. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Voi con! Mọi người bắt đầu quan tâm đến câu hỏi của bạn nhiều hơn rồi. Hy vọng là bạn sẽ sớm Ngộ được một trong số những ý kiến đó. Chúc vui!
    Yuyu! hoahongvi! nikken!
    Tôi mạn phép góp ý thế này:
    Khi một người trẻ đặt câu hỏi: "Một con người nên làm gì?" Có nghĩ là trong tâm trí của người đó có một sự băn khoăn khúc mắc ghê gớm về sự tồn tại của mình. Vậy thì tại sao lại phải làm cho họ rối tinh lên bới mớ lý thuyết "quả trứng và con gà" (con người từ đâu đến)?
    Bản thân tôi cảm thấy rất hài lòng về những gì mà tôi đã viết cho Voicon. Ở đó tôi đã nhắc đến cái mà "một con người nên làm". Đó là: Ngộ ra thế nào là CÁI HAY và CÁI DỞ để rồi hành động theo CÁI HAY. Và tôi cho rằng như thế là một các dẫn dắn hữu ích.
    Trong khi đó, tôi thấy yuyu rất có khiếu để giảng dạy về tư duy của con người nhưng lại không đem lại hiệu quả gì. Trong thời đại hiện nay, không thể không thừa nhận rằng tất cả các câu hỏi nên được trả lời nhanh gọn với tính hiệu quả. Mặc dù người dân các nước phương Tây cũng như người Mỹ đang có xu hướng yêu thích trường phái TRANCE - là một trường loại thuật tâm linh gần gũi với Phật giáo phương Đông - thế nhưng nếu dùng quá nhiều các giáo lý của Phật giáo và một số Đạo khác để giải thích một số câu hỏi kiểu như câu hỏi của Voicon, thì tôi cho là không cần thiết.
    Thử liên tưởng: Khi bạn dạy một đứa trẻ học ĐI, bạn sẽ làm gì? Nâng nó lên bằng đôi tay của bạn cho nó học ĐỨNG đã, sau đó dìu nó từng bước một, tiếp theo là để cho nó bám vào tường ( hoặc vào thành giường hay bất cứ một cái gì đó tương tự) và tự bước, rồi tiếp theo là cổ vũ nó bước đến chỗ bạn... Tất nhiên đây chỉ là một trong vô vàn những cách dạy ĐI cho trẻ, nhưng tôi dám chắc rằng nó là đường lối cơ bản nhất. Vậy thì bạn có đánh giá gì? Khi thấy một đứa trẻ cần học ĐI, ta không thể đợi cho nó biết NGHE, biết NÓI, biết TƯ DUY để rồi giải thích cho nó: ĐI là sự kết nhợp vận động của các cơ và xương cẳng chân và bàn chân, đồng thời là xác định thăng bằng của não...vân vân và vân... Đúng thế không ạ?
    Yuyu thân mến! Có lẽ anh/chị là người nhiều tuổi hơn chúng tôi - những kẻ trẻ ranh vẫn đang cố gắng học ĐI sao cho vững. Có lẽ anh/chị đã sinh ra trước chúng tôi và chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục nặng về lý thuyết. Người ta nói nhiều về sự khác biệt của mỗi thế hệ và điều này quả là rõ ràng. Tôi không thể phủ nhận những dấu chân mà người ĐI TRƯỚC để lại, nhưng tôi lại có quyền lựa chọn rằng có đặt chân mình vào những dấu chân ấy hay không. Ngay cả khi tôi còn lưỡng lự trước việc tạo ra dấu chân của riêng mình, thì tôi cũng có rất nhiều dấu chân trước mặt để lựa chọn, và tôi không chọn con đường nặng về lý thuyết mà yuyu dẫn ra.
    Giờ đây, ba chữ "tính thời đại" đã len lỏi vào tất cả những mảng đời sống của con người. Tôi muốn một lần nữa được nói với Voicon về câu hỏi của bạn. Hãy THỰC DỤNG MỘT CÁCH TÍCH CỰC, hãy luôn nghĩ tới TÍNH HIỆU QUẢ trong mỗi hành động của bạn, HIỆU QUẢ cho CON NGƯỜI BẠN và NHHỮNG CON NGƯỜI KHÁC nữa!!!
    Nếu có thể mở một topic mới, tôi sẽ dùng thread: "Con người THỜI ĐẠI NÀY cần phải làm gì?"
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác cundc, em luôn muốn làm việc hiệu quả nhất nên em mới lên đây hỏi mọi người hi vọng giảm thời gian phải tìm hiểu. Em muốn sống hết mình nhưng không biết làm thế nào để đạt được. Mà sao người không đoàn kết, chả ai muốn hi sinh vì lí tưởng như ngày xưa nữa. Em muốn sống như các thế hệ trước, khổ một chút nhưng có không khí các bác ạ. Thời nay thanh niên chỉ có mơ ước làm giàu là đã được ca ngợi hết lời, em không muốn nói là không tốt, nhưng mà.. chán quá.
    Em cũng thích tranh luận về triết học, nhưng mà it đọc sách, nghĩ thế nào thì nói thế. Theo em không thể tìm được bản chất của vũ trụ, do đó cuộc sống này là vô nghĩa, ai muốn sống thế nào thì sống và sự thực là như thế. Cứ mỗi khi nghĩ đến cuộc sống này vô nghĩa em lại thấy mình thật mạnh! Ai muốn nói gì thì nói, mặc kệ ( xin đừng hiểu là em coi thường các bác nhé ).
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    To voicon
    Nguồn gốc con người thì có dính dáng gì tới cuộc sống của chúng ta không nhỉ... voi con hãy thử tưởng tượng nhé... nếu không ý thức nguồn gốc của mình thì việc định hướng cho đời mình sẽ không thích đáng... định hướng cho cuộc đời không thích đáng... thì khỏi phải định hướng... hi hi hi.
    Lý luận để cho vui vậy thôi... thật ra trên thế giới có rất nhiều học thuyết khác nhau về nguồn gốc con người... ai cũng cho mình đúng... vậy ai sai và trong thời gian để những vị ấy tranh cãi với nhau về nguồn gốc con người chúng ta có cần sống cần ăn và cần lao động hay không? Và giả sử như chúng ta xác định được nguồn gốc con người thì việc đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hiện tại của ta không?
    Sống tốt... là sống tốt đơn giản và không có gì ẩn ý. Nếu có một tiêu chuẩn cho một đời sống tốt thì chúng hãy đo nó bằng lợi ích mà người đó đem lại cho cộng đồng và xã hội. Cùng một hành động như nhau, nhưng nếu mục đích của hành động ấy là vì mọi người thì đó là hành động tốt... nếu hành động đó xuất phát từ lòng tham, và không mang lại lợi ích cho cộng đồng thfi đó là hành động xấu. Đơn giản như vậy đấy voi con!
    honghoavi
  10. vietkieuyeunuoc

    vietkieuyeunuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
     Ấy những kẻ đem điều hay lẽ phải khuyến dụ kẻ khác , tâm ấy lành thay . Nhưng người nói còn bị bẫy bởi lời huống chi là người đọc . Cứ theo đuổi cái cao siêu trừu tượng có ngày lạc đường
       Đạo nó như nước vậy , trăm sông đổ vào bể . Vậy nên thiên hạ nó nói gì , ấy nó với ta vẫn là một. Học đạo bắt đầu từ những điều nhỏ nhất quanh ta
       mẹ cha luôn vui vẻ - ấy là đạo
       dắt 1 bà cụ qua đường - ấy là đạo
       bố thí cho kẻ ăn xin kia phần quà sáng - ấy là đạo
       học giỏi nhất lớp - ấy là đạo, dốt nhất lớp - vẫn thuộc về đạo
     ..........
      đọc bài này vài lần không hiểu - ấy mới chính là đạo.
    Đạo không tìm thấy trong người mình thì còn có thể tìm ở ai

Chia sẻ trang này