1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một con người nên làm gì

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi voiconlontalonton, 11/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác honghoavi này, em cũng chỉ mong thế thôi, em chỉ mong đem lại lợi ích cho cộng đồng mà khó quá. Có quá nhiều nguyên nhân bên ngoài khiến em không thể làm được như em muốn, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì có nghĩa là em đã không cố gắng. Mà nếu như mình không cố gắng hết sức thì cũng là mục đích xấu phải không bác, chỉ vì lợi ích của mình mà bỏ qua mọi người.
    Thế bác đã làm những gì để đem lại lợi ích cho xã hội bác honghoavi, bác chỉ cho em đi.
    Gửi bác vietkieuyeunuoc:
    Bác làm em chả hiểu gì cả, sao không hiểu lại là đạo được. Hehe, thấy bác toàn 5 sao đẹp quá, có thích em tặng cho 1 sao khập khiễng không nhỉ?
  2. vietkieuyeunuoc

    vietkieuyeunuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
                                                                      [​IMG]
     
  3. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Một trong những điều một Con Người nên làm: Xoá bỏ tâm lý NGẠI KHÓ !
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ đây là một điều rất đáng để làm trước khi làm những thứ khác. Cá nhân em đã phải đấu tranh rất nhiều trong suy nghĩ trước mọi việc làm, ngay cả việc lập ra chủ đề này cũng vậy. Trước khi làm ra chủ đề này em cũng đã từng nghĩ: sao mình lại đặt một câu hỏi như vậy, liệu có ai quan tâm không, chắc chỉ có mình suy nghĩ lẩn thẩn mới hỏi chứ mọi người còn bận lo làm ăn, ai để ý đến, rồi chưa thấy ai hỏi như vậy nên em không dám hỏi người thật đành lên mạng hỏi... có thể tại tính em nó thế quen rùi. Ngay cả khi em đã xác định là thôi mình không biết thì cứ hỏi bừa đi, có ai ăn thịt đâu mà sợ nhưng không hiểu sao vẫn cứ ngại.
    Em đã cố gắng đấu tranh với ngại khó rất nhiều, từ việc nhỏ đến việc lớn, nhiều việc em biết là đúng nhưng không hiểu sao vẫn ngại. Em thường tự đặt câu hỏi tại sao mình lại ngại, đâu có gì đáng ngại đâu, khi làm xong thì mọi thứ trở ngại sẽ trở thành quá khứ không còn làm phiền mình được nữa, rồi tìm mọi lí do để thấy việc mình cần làm là đúng, nhưng sau cuộc vật lộn cuối cùng em thường thua cuộc trước vấn đề "ngại", không thể làm chủ được mình.
    Có thể đó là câu chuyện của cá nhân em nhưng em nghĩ còn có rất nhiều kiểu ngại khó trong mỗi người, ngại những cái mới, những cái mình chưa biết mặc dù nó rất đơn giản. Rõ ràng nếu cải thiện được ngại khó thì không gì chúng ta không làm được nên bác cundc à, nếu bác trải qua rùi thì cho em lời khuyên với, pls.
  5. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy lời Phật nói rất hay :
    Đừng suy lường , vì suy lường là chướng đạo . Tự tâm Bạn thấy đúng thì bạn làm , đừng suy tư . Mà làm đúng chớ đừng làm bậy . Tôi đang cố tập theo .
  6. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Thực ra, những ý kiến của tôi rất bình thường nếu phát biểu trong một môi trường học thuật lành mạnh. Nhưng sở dĩ nhiều lúc nó gây sóng gió là bởi vì, trong này, đa số chúng ta đang sống hoặc đã xuất thân từ một môi truờng học thuật không lành mạnh, nếu không muốn nói là một môi trường phi học thụât, vì đã mấy thế hệ, chúng ta bị giam hãm tù đầy về tư tưởng và bị nhồi sọ quá nhiều những điều mê tín nhảm nhí và lạc hậu, nên khi tiếp xúc với những tư tưởng bình thường, trong sáng, lành mạnh, chúng ta lại cảm thấy lạ lẫm, bối rối....Điều đó, dần dần sẽ bớt đi, nếu chúng ta được tự do suy nghĩ bằng cái đầu của mình, nếu chúng biết phá những cái cũi chật hẹp để cho trí tuệ tự do tung cánh bay lên bầu trời học thuật mênh mông, rực rỡ ánh sáng của tri thức nhân loại....
  7. growup

    growup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    dạ chào các bác ... ở đây.
    em cũng ngồi đọc cái chủ đề này mấy lần rồi vì cũng có thắc mắc giống như voicon vậy, nhưng không hiểu có phải do bản lĩnh triết học em kém quá không , mà đọc những gì các bác viết chóng cả mặt...đến bây giờ em vẫn chẳng thấy trong đầu mình loé ra cái gì cả. Ngồi nghĩ một lúc xem :"Một con người nên làm gì à ?" - Oài ! Chắc là 1 con người nên ngồi nghĩ xem "một con người nên làm gì ?". Nghe thì hơi củ chuối 1 tí nhưng theo em cứ sống thế cho đơn giản, cứ sống cái đã, vừa sống vừa nghĩ xem mình nên làm gì, trước mắt thấy cái gì cần làm thì làm và nghĩ xem có tốt ko nữa, rồi cứ thế mà làm .Nếu mà may mắn hết việc rồi (cái này hơi khó xảy ra ạ) thì lại ngồi xem mình cần làm gì.Chứ tìm mục đích xa quá để sống cho hết mình , thì biết thế nào là hết mình mà để thoả mãn ạ ?
  8. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nói một cách đơn giản thì mình đồng ý với bạn ghita, chỉ xin chỉnh lại một ý nhỏ:
    Có ước mơ và dám thực hiện ước mơ đó (có thể có nhiều hơn 1 ước mơ, bởi vì mỗi thời kỳ trong cuộc đời ta lại có 1 mục tiêu, một ước mơ, 1 khát vọng khác nhau)
    Nếu lý luận triết học thì như một số bạn đã nói bàn, phải trả lời câu hỏi như "con người là gì,...." nhưng như thế lại quá phức tạp và những người như tôi, không phải là dân nghiên cứu về triết học sẽ thấy quá trừu tượng và dẫn tới khó hiểu. Tuy nhiên cũng xin góp một số lý luận nhỏ:
    "Con người là động vật bậc cao, có tính tư duy trừu tượng ..."
    Vậy ta có thể xem xét con người dưới góc nhìn: là động vật bậc cao. Ở đây tôi không bàn đến việc động vật suy nghĩ như thế nào mà chỉ bàn đến cái gì hay động lực gì thúc đẩy một động vật ra một hành động (làm một việc gì đó, chẳng hạn như ăn uống). Cái động lực ấy có thể là "đói thì ăn". Vậy chúng ta có thể xem xét hành động của động vật dựa vào tính "động lực" (motivation).
    Do đó để trả lời câu hỏi "Nên làm gì trong cuộc đời này?" bạn có thể xem xét cái động lực của bạn là gì. Cái động lực sẽ là cái quyết định bạn nên làm gì.
    Thân ái,
  9. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Thế theo bạn, cái gì thúc đẩy con người ta hành động ?
    Gợi ý một chút nhé :
    - Con vật " đói thì ăn". Tại sao con người có thể " đói nhưng không ăn " ?
    - Tại sao con vật không biết " tự tử" ?
    - Tại sao con vật không có Lương Tâm ?
  10. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Hi hi,
    Mình đang cố gắng thử giải thích cho bạn voiconlontalonton theo một cách mà mình nhận thức vấn đề thôi chứ mình không có ý định tranh luận về "con người", hic hic.
    BTW, nếu bạn đã gợi ý thế thì mình trả lời thế này nhé:
    1. Như đã bàn ở trên thì con người cũng là một động vật cao cấp nên không có chuyện đói thì không ăn. Chỉ có cái là con người thì "có tính tư duy..." do đó con người có khả năng kiềm chế hành động chứ không thể nào chống lại được hành động mang tính bản năng như thế.
    2. Tự tử thì là một cái hoàn toàn khác. Tự tử không phải là một hành động mang tính bản năng (mang tính vật) nên các động vật gần như không có con vật nào biết đến tự tử. Do đó con người về mặt bản năng thì không tự tử nhưng về mặt tư duy thì con người lại tự bản thân có thể ra quyết định làm điều gì. Lúc này bản năng bị tư duy kiềm chế nên con người mới có khả năng tự tử.
    3. "Nói một cách đơn giản, lương tâm là tâm lương thiện, hiền lương, thiện lành. Theo sách vở thế gian, lương tâm có nghĩa là: nhận thức nội tâm theo lẽ phải, nhận thức đúng sai, phải trái, khả năng tự đánh giá hành vi của mình về phương diện lẽ sống và đạo đức. Lương tâm có nghĩa là tâm công minh, chính trực, sách vở gọi là: Công Tâm hay Trực Tâm. Người có lương tâm luôn luôn chỉ làm các việc thiện lành, lương thiện, ích lợi cho mình và cho người, với tất cả tấm lòng chân thật, hiền lương, không làm các việc xấu ác, lợi mình hại người, không gây phiền não khổ đau cho người khác."[Cư-sĩ Chính-Trực, Online, http://www.buddhismtoday.com/viet/ddtamly/005-luongtam.htm , last accessed: 19/09/2004 ]
    - Lương tâm là cái chỉ con người mới có? cái này thì khó trả lời nhất. Về lương tâm của con vật thì mình chưa được đọc đến một sách vở nào có nói về cái này cả. Nhưng nếu lương tâm là:"nhận thức nội tâm theo lẽ phải, nhận thức đúng sai, phải trái" thì con vật khó có khả năng có lương tâm vì lương tâm phụ thuộc vào khả năng nhận thức.
    Tều một chút:
    Cô gái mắng người yêu sao anh vô lương tâm thế? ==> Vậy thì không nhất thiết cứ là con người thì có lương tâm
    Thân,

Chia sẻ trang này