1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một cuộc đời-Guy de Maupassant

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Lithium4ever, 21/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lithium4ever

    Lithium4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Về phần mình, ông nam tước đang nghiền ngẫm nhiều kế hoạch làm ăn lớn về nông nghiệp. Ông muốn thực hiện những cuộc thí nghiệm và cải tiến , muốn dùng thử những nông cụ mới, thích nghi khí hậu cho những giống lúa lạ: Hàng ngày., ông dành thời giờ để bàn bạc với bà con nông dân, nhưng họ lắc đầu, không tin tưởng mấy vào các dự định của ông.
    Ông cũng thường đi biển với dân chài làng Ypo. Sau khi đã thăm các hang động, các suối nước và những mỏm núi nhọn khắp vùng biển xung quanh, ông cũng muốn đánh cá như 1 dân chài bình thường.
    Những ngày lộng gió, khi cánh buồm phồng căng kéo chiếc thuyền bạnh má chạy băng băng trên mặt sóng, và từ 2 bên mạn thuyền, sợi dây to xâu lưới thả xuống tận đáy biển đang rẽ sóng lướt đi theo sau có hàng đàn cá Macơrô đuổi theo, thì ông khắc khoải nắm trong bàn tay run rẩy của mình một sợi dây nhỏ, hễ nó rung lên tức là cá đã vào tròng, đang dãy dụa.
    Ông ra biển từ lúc trời còn trăng, để kéo những mẻ lưới đặt từ tối hôm trước. Ông thích được nghe tiếng kêu răng rắc của cột buồm, được thở hít những làn gió biển vi vu và mát mẻ trong đêm. Sau khi đã nhắm 1 mỏm đá, 1 mái tháp chuông hay ngọn đèn pha Fêcăng làm chuẩn và thả thuyền cho chạy vát hồi lâu để lại các phao neo trên biển, ông thích để cho thuyền nằm in trên sóng, dưới những tia nắng đầu tiên của mặt trời mới mọc đang chiếu sáng tấm lưng nhầy nhụa của những con cá đuối to bè xoè ra như cái quạt và cái bụng béo nhẫy của những con cá chim hoa.
    Mỗi bữa cơm ông hào hứng kể lại những chuyến đi biển của mình, còn bà thì nói cho ông nghe hôm đó bà đã đi bộ được bao nhiều lần trên con đường bạch dương bên phải, phía ấp trại của bác Cuia, chứ không phải con đường bên trái, thiếu ánh mặt trời kia.
    Được thầy thuốc khuyên nên năng vận động, bà rất chịu khó đi dạo. Mỗi buổi sáng , lúc khí lạnh trời đêm vừa tan hết, bà đã ra khỏi nhà, tay vịn vào Rôzali, mình mang áo khoác và 2 tấm khăn choàng, đầu bịt 1 mũ đen ***g thêm 1 mũ nịt đỏ.
    Cứ như thế bà bắt đầu cuộc đi dạo tưởng như không bao giờ dứt, theo 1 vạch thẳng từ góc của lâu đài đến những lùm cây nhỏ đầu tiên của vạt rừng, vừa đi vừa kéo lê bàn chân trái hơi nặng hơn chân phải, để lại suốt chặng đường 2 vệt bụi kéo dài, vì cỏ ở đó đã bị dẫm chết éo đi cả rồi, 1 vệt do lượt đi và 1 vệt do lượt về vạch nên. Bà đã cho đặt ở mỗi đầu chặng đường đó một chiếc ghế dài, cứ 5 phút một, bà lại dừng chân, nói với cô hầu kiên nhẫn và tội nghiệp đang dìu bà "Con ạ, ta nghỉ thôi, mẹ hơi mệt rồi!"
    Cứ mỗi lần dừng chân như vậy, bà lại bỏ bớt trên ghế, lúc thì cái mũ nịt, lúc thì 1 trong 2 tấm khăn choàng, rồi đến cái mũ đen. cái áo khoác, tất cả những thứ đó chất thành 2 đống khăn áo ở 2 đầu đường. Cứ đến giờ ăn trưa, Rôzali laị phải dùng cánh tay còn rảnh của mình ôm lâý đem về.
    Buổi chiều bà nam tước vẫn tiếp tục đi dạo nhưng với 1 dáng đi uể oải hơn, những đợt nghỉ kéo dài hơn, thỉnh thoảng có lúc bà phải nằm ngủ đến1 tiếng đồng hồ trên 1 ghế tựa dài đã được đẩy sẵn đến cho bà.
    Bà gọi việc đi dạo đó là sự luyện tập của mình cũng như khi bà nói "bệnh phù tim của tôi". 10 năm trước, 1 người thấy thuốc đã đến khám chứng khó thở của bà đã nói đến bệnh phù tim. Từ đó chữ này ăn sâu vào đầu óc bà, mặc dù bà chẳng hiểu hết nghĩa của nó . Bà dai dẳng bắt hết ông nam tước, đến Jan và Rôzali sờ nghe tim cho bà, nhưng chẳng ai nghe thấy gì hết, vì nó bị đè quá chặt dưới lớp ngực đồ sộ kia rồi. Tuy vậy, bà vẫn kiên quyết cự tuyệt không chịu để cho bất cứ 1 thầy thuốc mới nào khám nữa vì sợ bị phát hiện thêm nhiều chứng bệnh khác. Bà nói về bệnh phù tim của bà trong mọi câu chuyện và nói nhiều đến nỗi hình như đó là 1 chứng bệnh đặc biệt, 1 vật duy nhất của riêng bà không một ai có quyền động chạm đến.
    Ông nam tước nói "bệnh phù tim của nhà tôi" và Jan:"bệnh phù tim của mẹ" cứ y như khi nói" cái áo, cái mũ , cái ô" của bà vậy.
    Hồi còn trẻ, bà rất đẹp và mảnh dẻ hơn cả một cây sậy. Sau khi đã nhảy điệu Vanxơ với tất cả các sỹ quan của triều Đế chế, cô Ađêlait thời ấy đã đọc tiểu thuyết Côrinnơ và đã khóc vì nó. Từ đó cuốn truyện đã để lại dấu vết trên người cô.
    Cơ thể càng béo dần ra tâm hồn bà nam tước càng có những bước phát triển thơ mộng hơn, và đến khi bệnh phát phì đã như đóng đinh bà xuống chiếc ghế bành, tâm trí của bà lại bay bổng lang thang qua nội dung các truyện tình mà bà thường tự coi mình là nhân vật chính của câu chuyện. Giống như một hộp đàn có tay quay cứ nổi đi nổi lại mãi một điệu nhạc, bà không ngừng mơ tưởng tới những nhân vật nữ mà bà yêu mến nhất. Tất cả những bản tình ca sầu thảm có nói đến những người con gái bị bắt và chim én đều không tránh khỏi làm cho bà ứa nước mắt. Thậm chí bà yêu thích cả đến một vài bài hát thông tục của Bêrăngiê,vì những nỗi luyến tiếc diễn tả trong những bài hát đó.
    Bà hay ngồi lặng đi hàng mấy giờ liền, chìm đắm, bay xa vào những điều suy tưởng. Bà hết sức yêu thích khu nhà Bạch DƯơng và khung cảnh của nó phù hợp với những mơ mộng của tâm hồn bà. Với giải đồng hoang vắng vẻ, với biển cả kề bên, khung cảnh ấy gọi cho bà nhớ đến các cuốn truyện của Oantơ Scốt bà đã đọc từ mấy tháng nay.
    Những ngày mưa, bà ở lì trong buồng để thăm lại cái mà bà gọi là những "vật thánh". Đó là tất cả những thư từ cũ của bố mẹ bà, của ông nam tước khi bà còn là vợ chưa cưới của ông và nhiều thư khác nữa.
    Bà cất những thư ấy trong ô keó 1 cái tủ kiêm bàn viết bằng gỗ đào hoa-tâm, bốn góc có 4 con vật đầu người mình sư tử, bằng đồng. Bằng 1 giọng nói đặc biệt, bà bảo "Rôzali, con gái mẹ, hãy đem cái ô kéo kỉ niệm ra đây cho mẹ nào". Cô hầu gái mở bàn, rút cái ô kéo ra, đem đặt lên trên 1 chiếc ghế bên cạnh bà chủ. Bà từ từ đọc từng lá thư một , thỉnh thoảng lại nhỏ lên trang giấy một giọt nước mắt.
  2. Lithium4ever

    Lithium4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đôi khi, Jan thay Rôzali đưa mẹ đi dạo và nghe mẹ kể lại những kỉ niệm của 1 thời trẻ dại. Cô gái như gặp lại mình trong những chuyện xa xưa ấy, ngạc nhiên trước sự trùng hợp về suy tưởng và sự gần gũi về ước vọng của mẹ mình, bởi có trái tim nào lại chẳng tưởng tượng rằng chính mình mới là người đầu tiên, trước hết thảy mọi người đã rung động với một loạt những cảm xúc mà thực ra đã làm thổn thức trái tim của những con ngưòi đầu tiên và sẽ còn làm thổn thức những con người cuối cùng, nam cũng như nữ trên trái đất này.
    Họ đi chầm chậm và kể chuyện cũng chầm chậm. Thỉnh thoảng, bị tức ngực, bà mẹ phải ngừng kể vài giây và thế là tâm trí của Jan đã vượt len trên nội dung câu chuyện vừa chớm kể, bay bổng vào tương lai tràn ngập những niềm vui và ngụp lặn trong những niềm hy vọng.
    Một buổi chiều, lúc hai mẹ con đang ngồi nghỉ trên chiếc ghế dài ở cuối đường đi dạo thì ở phía đầu đường bỗng xuất hiện một vị linh mục cao lớn đang đi về hướng họ.
    Vẻ mặt tươi cười, ông chào họ từ xa, khi còn cách ba bước, ông lại chào lần nữa và kêu lên "Thế nào, thưa bà nam tước, tình hình ra sao rồi". Đó là ông linh mục của xứ đạo này.
    Sinh ra trong thế kỉ của những nhà triết học, lại được ông bố đẻ, một người ít tim đạo của thời kì Cách mạng nuôi dạy cho đến ngày khôn lớn, bà nam tước chẳng đi lễ nhà thờ bao giờ, mặc dù lòng bà vẫn quí mến các vị tu sĩ bởi 1 thứ bản năng thiên về tôn giáo vốn có của người phụ nữ.
    Bà đã hoàn toàn quên mất Picô, vị linh mục của mình, và đã đỏ mặt lên khi gặp lại ông hôm nay. Bà xin lỗi đã không kịp nhận ra dáng đi của ông để ra đón ông trước. Nhưng ông lão hiền lành chẳng hề có gì phật ý. Ông nhìn Jan khen ngợi vẻ vui tươi của nàng, rồi ngồi xuống, đặt cái mũ 3 sừng của mình lên đầu gối và thấm mồ hôi trán. Ông rất to lớn, hồng hào và cũng rất nhiều mồ hôi. Ông không ngớt tay rút từ trong túi ra cái khăn mùi soa kẻ ô vuông to tướng và ướt đẫm mồ hôi để lau mặt và lau cổ. Nhưng tấm khăn ẩm ướt được đút sâu vào túi thì những giọt mồ hôi mới đã lại nảy ra trên da mặt ông, rồi rơi lã chã xuống tấm áo choàng phình ra ở chỗ ngang bụng và nhỏ xuống đất thành những vết tròn nhỏ lốm đốm trên lớp bụi đuờng mỏng.
    Là 1cố đạo nông thôn thực sự ,ông rất vui vẻ, độ lượng và đôn hậu. Ông kể chuyện này chuyện khác, nói về người nọ trong xứ mà không hề tỏ ra biết rằng 2 mẹ con Jan cũng là người trong xứ đạo của ông mà chưa hề đi xem lễ bao giờ.
    Ông nam tước bước đến. Là người tin đạo theo kiểu phiếm thần, ông chẳng thiết gì những giáo lý cơ bản của đạo Chúa. Ông nhận ra vị cha xứ từ xa, ông tỏ ra quí mến cha và giữ cha ở lại ăn cơm tối với gia đình.
    Ông cố đạo biết làm vui lòng kẻ khác. Đó là nhờ ở tính giảo hoạt tự phát mà việc quản lý phần hồn của tín đồ đã phú cho ngay đến cả những kẻ tầm thường nhất mà sự đời run rủi đã đưa cho họ đến chỗ nắm được quyền lực đối với đồng loại của mình.
    Trong bữa ăn, bà năm tước chiều chuộng ông cố đạo, có lẽ vị bị thu hút bởi mối quan hệ đồng cảm giữa những con nguời giống nhau: khuôn mặt đỏ tía và hơi thở ngắn ngủn của ông già to lớn phù hợp với chứng phì nộn và cái thở hổn hển của bà nam tước.
    Đến lúc ăn tráng miệng, do rượu vaò lời ra, ông cố đạo càng cao hứng trò chuyện tợn. Cái phóng túng thường gặp vào đoạn cuối của những bữa ăn vui vẻ!
    Đột nhiên ông kêu lên, dường như 1 ý hay vừa vụt qua tâm trí "À tôi có một con chiên mới trong xứ đạo cần được giới thiệu với gia đình ta, Ngài tử tước đờ Lama!".
    Là người hiểu rõ ngọn ngành tất cả giới cành vàng lá ngọc trong tỉnh, bà nam tước hỏi "Có phải ông ta thuộc dòng họ đờ Lama vùng Ơrơ đó không?" Ông cố đạo nghiêng mình " Vâng thưa bà,đó chính là con trai ngài tử tước Jăng đờ Lama vừa mới mất năm ngoái đấy ạ!"
    Thế là bà Ađêlait, vốn yêu thích giới quí tộc hơn hết thảy mọi thứ, bèn đặt ra 1 loạt những câu hỏi và được biết rằng chàng trai đó. sau khi bán toà lâu đài của gia đình và trả hết nợ nần cho bố, đã sắp xếp cho mình 1 căn nhà nhỏ tại 1 trong 3 trang trại thuộc quyền sở hữu của anh ở làng Êtuăng. Gia sản đó mỗi năm đem lại cho anh nhiều nhất cũng chỉ khoảng năm sáu ngàn frăng tiền tô, nhưng ngài tử tước có vẻ biết tiết kiêmk và khôn ngoan, dự định sống thanh đạm 2 hoặc 3 năm trong căn nhà đơn sơ đó, để có thể dành dụm và sắm sửa ít nhiều cho có mẽ với đời, rồi sẽ cưới vợ giàu mà không phải mắc nợ hoặc phải đem cầm cố các trang trại của mình.
    Ông cố đạo nói thêm "Đó là 1 chàng trai rất dễ thương, rất khuôn phép và hoà nhã. Nhưng sống trong xứ mình, anh chẳng thấy vui gì".
    Ông nam tước nói " Thỉnh thoảng xin cha hãy đưa anh ta lại thăm gia đình chúng tôi, có lẽ nhờ vậy, anh ta sẽ bớt buồn được chút nào chăng?".
    Rồi họ nói qua chuyện khác.
    Sau khi đã qua phòng khách và dùng xong cà phê, ông cố đạo xin phép được đi dạo ngoài vườn một lúc, vì ông có thói quen vận động chút ít sau bữa ăn. Ông nam tước cùng đi với ông. Họ đi đi lại lại, chậm rãi men theo mặt trước toà lâu đài trắng toát. 2 cái bóng, 1 gầy 1 béo trên đầu chụp một hình nấm, cũng đi đi lại lại theo họ, lúc thì ở sau lưng, lúc lại ở phía trước, tuỳ theo bước chân họ đi về hướng mặt trăng hay ngược lại.Miệng ông cố đạo day day một điếu thuốc lá vừa rút từ túi áo ra. Với kiểu nói thật thà của người nông thôn, ông giải thich về lợi ích của điếu thuốc sau bữa ăn " Để ợ ra được nhiều hơn. Chả là tiêu hoá của tôi hơi kém mà".
    Rồi đột nhiên nhìn lên mặt trăng đang lơ lửng ngang trời , ông nói "Ngắm cảnh này thì chẳng bao giờ biết chán".
    Và ông vào trong nhà chào tạm biệt mẹ con bà nam tước.
  3. Lithium4ever

    Lithium4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    III.
    Ngay ngày chủ nhật sau đó, vị nể tế nhị đối với ông linh mục, bà nam tước và Jan đi lễ nhà thờ.
    CUối buổi lễ, họ lại nhằm mời ông đến ăn cơm trưa với gia đình vào ngày thứ năm sắp tới. Từ trong nhà thờ, ông cùng 1 chàng trai cao lớn và thanh nhã thân mật khoác tay nhau đi ra. Mới thấy mẹ con Jan, ông linh mục đã khoát tay tỏ ý ngạc nhiên một cách vui vẻ và kêu lên:
    -May mắn làm sao! Thưa bà nam tước và cô Jan, xin cho phép tôi giới thiệu người láng giềng của bà và cô, ngài tử tước De Lama.
    Vị tử tước nghiêng mình chào. Anh nói từ lâu đã có nguyện vọng muốn được làm quen vói mẹ con bà nam tước, rồi anh tiếp tục thoải mái tự nhiên ra vẻ 1 người đàng hoàng, từng trải. Anh có 1 trong những khuôn mặt xinh xắn mà phụ nữ thường mơ tưởng nhưng lại đáng ghét đối với tất cả những ai thuộc giới đàn ông. Tóc anh đen xoắn phủ xuống vừng trán nhẵn bóng và rám nắng. 2 vệt lông mày rậm và đều đặn như kẻ làm cho đôi mắt tối, mà lòng trắng như pha chút sắc xanh da trời, có một cái nhìn sâu thẳm và trìu mến.
    Hàng mi rậm và dài của anh đã gíup thêm cho cái nhìn đó một lợi khí hấp dẫn, làm cho bà mệnh phụ kiêu kì trong các phòng khách phải bối rối và cô gái đội mũ vải, xách giỏ ngoài đường phố , phải quay đầu lại nhìn theo.
    Vẻ đẹp ướt át của đôi mắt anh làm cho người ta tin ở chiều sâu của tư tưởng và làm cho mỗi lời anh thốt ra dù nhỏ nhất cũng có vẻ trang trọng.
    Bộ râu rậm, đen bóng và thanh che cái hàm hơi quá to.
    Họ chia tay sau khi đã chúc mừng nhau rất nhiều.
    2 ngày sau, de Lama đến thăm gia đình nam tước.
    Anh tới đúng lúc mọi người đang ngồi thử 1 chiếc ghế dài thô sơ mới đặt vào sáng hôm đó dưới bóng cây ngô đồng trước cửa sổ phòng khách. Ông nam tước muốn đặt thêm 1 cái nữa dưới bóng cây bồ đề để cho được đối xứng, nhưng bà lão không đồng ý vì vốn thù ghét sự cân đối. Khi được hỏi de Lama tán thành ý kiến của bà nam tước.
    Rồi anh nói về xứ này mà anh cho là "mỹ lệ" vì trong lúc đi daọ chơi một mình, anh đã gặp nhiều "phong cảnh" đẹp mê hồn. Thỉnh thoảng cặp mắt anh, như ngẫu nhiên, lại gặp đôi mắt Jan. Nàng chợt thấy một cảm giác lạ lùng về cái nhìn bất ngờ và vội quay đi. Cái nhìn để lộ 1 sự chiêm ngưỡng vuốt ve và một mối thiện cảm vừa chớm nở.
    Bố de Lama, vừa chết năm trước, quen biết đúng 1 người bản thân của cụ de Quyxtô, thân sinh của bà nam tước. Việc phát hiện sự quen biết đó làm nảy sinh một chuỗi những chuyện về thông gia , họ hàng, về ngày này tháng nọ, tưởng nói mấy cũng không thể nào chấm dứt được. Bà nam tước cố moi trí nhớ, nhắc lại hết tổ tiên lại đến con cháu các gia đình khác bà nói cứ vanh vách, không chút lẫn lộn trong cái mớ bòng bong họ hàng dây mơ rễ má ấy.
    -Xin ngài tử tước cho biết ngài đã nghe nói về gia đình Xonoa đờ Vacphơlơ chưa ạ? Người con trai cả của gia đình đó, ngài Gôngtơrăng đã lấy một cô gái thuộc gia đình đờ Cuôcxin làm vợ, cô này đâu tên là Cuôcxin Cuốcvi gì đó, còn người con thứ thì lấy một cô em họ tôi, cô đờ La Rôsơ-Ôbe, cô này lại thông gia với gia đình Gơridănggiơ- và ông Gơridănggiơ là bạn thân của cụ thân sinh tôi và hẳn cũng phải quen biết cụ thân sinh của ngài tử tước.
    -Thưa bà vâng ạ, có phải cái ông Gơridănggiơ đã di cư, còn người con trai thì đã phá sản đó ko ạ?
    -Chính ông ta đó. Ông ta đã xin hỏi bà cô tôi làm vợ, sau khi chồng bà này, ngài bá tước đ'' Êrêtơri qua đời. Nhưng cô tôi không chịu vì chê ông ta nghiện thuốc. Nhân chuyện này, xin hỏi ngài có biết gia đình Vinloazơ hiện nay ra sao không? Sau khi làm ăn thua lỗ, họ đã rời bỏ xứ Turen năm 1813, đi lập nghiệp ở Ovecnhơ và từ đó, tôi chẳng được tin gì về họ nữa.
    -Thưa bà, tôi được biết là vị hầu tước già đó đã chết vị ngã ngựa. Ông có người con gái lớn lấy chồng người Anh, người con gái thứ hai lấy ông Baxtôn nào đó, nghe nói là 1 nhà buôn giàu có. đã làm xiêu lòng cô ta.
    Những tên người được biết và còn nhớ qua những câu chuyện của ông bà cha mẹ tự thời thơ ấu lại được nhắc đến. Trong tâm trí họ, việc kết hôn giữa các gia đình môn đăng hộ đối ấy có tầm quan trọng như những sự kiện to lớn của đất nước. Họ nói về những con người chưa từng được thấy mà cứ như đã quen biết nhiều rồi. Và ở những địa phương khác, chính những con người ấy cũng nói về họ cùng một kiểu như vậy. Xa xôi mà họ vẫn cảm thấy quen thuộc hầy như đã là bè bạn và thông gia với nhau rồi. Đó chỉ là do 1 nguyên nhân: họ cùng ở 1 giai cấp, 1 đẳng cấp và cùng thuộc 1 dòng máu tương xứng với nhau.
    Vốn là người không thích những lễ giáo gò bó, lại đã được giáo dục theo 1 kiểu không phù hợp chút nào với những ý nghĩ và thiên kiến của lớp người thuộc giai cấp đó, ông nam tước chẳng hề quen biết gì với những gia đình quí tộc trong vùng. Ông hỏi đờ Lama về những gia đình ấy.
    Đờ Lama đáp:"Ồ, vùng ta nào có bao nhiêu quí tộc đâu!", giọng và lời cứ y như anh nói vùng bờ biển này chẳng có bao nhiêu thỏ vậy. Rồi anh đi vào chi tiết: Ở khá gần quanh đó chỉ có 3 gia đình. Ông hầu tước đờ Catơliê, một thứ thủ thủ lĩnh của giới quí tộc vùng Noocmăngđi, ông bà tử tước đờ Brizơvin, dòng dõi tuyệt vời, nhưng sống khá cách biệt, cuối cùng là bá tước đờ Fuốcvin, một ông ba bị ở lâu đài La Vơriet bên cạnh một đầm nước, tay này nổi tiêngá là hay bỏ mặc vợ phải buồn phiền khổ não, lao vào cuộc sống 1 chàng thợ săn chính cống.
    Một vài kẻ nghèo hèn mới phất, mua được đây đó 1 số đất đai, trang trại, chỉ giao dịch giữa họ với nhau. Ngài tử tước đờ Lama không hề quen biết họ.
    Anh xin phép ra về. Cái nhìn cuối cùng của anh dành cho Jan như để gửi nàng 1 lời chào tạm biệt riêng , thân tình và êm ái hơn
  4. Nuocmatquy

    Nuocmatquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    1
    Đọc quyển này khoái mỗi câu kết "Cuộc đời không đến nỗi quá xấu hoặc quá tốt như người ta tưởng"
  5. Southlover

    Southlover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Đọc truyện này xong chỉ thấy buồn. Cuộc sống của cô này tẻ nhạt quá
  6. jindo85

    jindo85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi sao mình chả thích truyện này tẹo nào
  7. hang_via

    hang_via Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Một ngày hơi bình thường 1 xíu ,thức ra mà nói đâu có ngày nào của mình là bình thường so với 1 hs bt đâu
    Hôm nay quyết định đưa lên blog 1 nhân vật siêu siêu VIP,đó là Mr Mộng Dzang(thực ra tên thầy í là Giang,Dzang là tên chế từ Hồ Dzếnh)
    MY TEACHER ,MY HERO
    WHO IS HE?
    Thầy Giang yêu quý là giáo viên dạy Toán ở 1 trường nào đấy trên HN(cái này thì ko bít rõ lắm ).Nhưng mà khi về NĐ dạy thêm thì thầy được con dân mến mộ lắm ,đặc biệt là Hằng nè.Thầy đẹp chai ,ăn mặc xì-tai.Mô tả sơ sơ chút nghen:chuyên gia mặc áo trắng ,quầnli thẳng tắp chắc là do "đầu gối thầy thẳng".Cái quan trọng nhất là thầy đi quả Toyota Zace đi dạy ,ờ nhà còn có thêm 1 quả Vespa to oạch nữa chứ .Hơi hơi ko được cao lắm nhưng mà nói chung là trắng trẻo,nhìn được[
  8. critical_section

    critical_section Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    831
    Đã được thích:
    0
    Tớ có đọc tuyển tập truyện ngắn "Dưới ánh trăng" của Maupassant, 3 lần lúc 12, 16 và 18 tuổi. Đến giờ vẫn chưa hiểu đựơc các truyện ngắn này hay ở chỗ nào. Ai có lòng có thể phân tích chỉ ra chỗ hay của "Một cuộc đời" ở trên không? Hi vọng là lần thứ 4 đọc lại tớ sẽ thấy đựơc vài điểm hay.
  9. luuthuy123

    luuthuy123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Đọc cuốn tiểu thuyết này từ hồi nhỏ. Nay có dịp đọc lại và rút ra một điều đã đc chứng thực trong thực tiễn, là con người và động vật nếu đc nuông chiều quá sẽ sinh hư đốn!

Chia sẻ trang này