Một đề thi cũ ,... Có 1 đề thi cũ (2005) đọc lại thấy cũng có nhiều vấn đề để bàn nên mang lại vào đây xin cao kiến của các bác ! (nguồn : http://evan.vnexpress.net/News/Thu-ban-doc/2005/12/3B9ACA57/) Đề thi môn Văn cấp tỉnh Bình Định tù mù, đánh đố Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày 19/11 vừa qua, một lần nữa, học sinh thi môn Văn bảng A (dành cho các trường công lập) lại kinh hoàng vì đề do Sở Giáo dục Bình Định ra. Nguyên văn đề ra như sau: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: ?oThơ không nói hết, thơ có những quảng không, khoảng trống, những điểm lặng ấy chính là nơi chất thơ lan toả. Thơ Hoàng Cầm có nhiều điểm lặng, những lặng im không nói ấy là những rung động, những chấn động, những vòng tròn lan toả trên mặt nước, nó là chất thơ? Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên. Khoan hãy nói về nội dung, một đề thi cho học sinh giỏi Văn cấp tỉnh mà việc ra đề sai chính tả là điều thật khó hiểu: "quảng không" (có lẽ là "khoảng không"). Một đề thi cho học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 nhưng dường như ý kiến cho ra để bình luận trong vòng 180 phút lại hàm chứa những ?otư tưởng? thật hoành tráng, đủ để bàn luận cho một luận án thạc sĩ. Chỉ tiếc rằng không nêu rõ của ai, trong công trình nghiên cứu nào để cho người đọc, các thầy cô giáo dạy văn được tham khảo kỹ lưỡng (!). Học sinh thi chọn vào đội dự tuyển quốc gia của tỉnh Bình Định sẽ tham dự kỳ thi ở bảng B toàn quốc, đọc xong đề, các em ngỡ ngàng như được đọc một đề tầm cỡ thi ?oquốc tế?! Một nhà giáo ưu tú, từng đào tạo hàng chục học sinh giỏi quốc gia bảng A bảng B cho tỉnh, đọc xong đề này, lắc đầu: "Cỡ tôi làm được ba điểm". Thày giáo lãnh đội của trường chuyên, đọc xong đề, tái mặt, chạy mất dạng, học trò ngơ ngác chẳng còn biết đúng sai chỗ nào. Chương trình các em được học về lý luận có bàn về thể loại thơ, bàn đến giá trị văn học, bàn về văn học như một loại hình nghệ thuật, song kiến thức lý luận ấy chỉ yêu cầu nắm và trình bày những hiểu biết cơ bản (phù hợp với yêu cầu thi bảng B quốc gia). Còn phần thơ Hoàng Cầm dẫn ra trong đề, các em biết được duy nhất một bài trong chương trình là ?oBên kia sông Đuống?. Học sinh các lớp chuyên may lắm được truyền đạt thêm một số câu thơ, ý thơ của Hoàng Cầm một cách lỗ mỗ. Mà bài thơ trong chương trình thì không thể làm chỗ dựa để các em thấu triệt tinh thần nhận định của đề thi, nói chi đến đòi hỏi bình luận. Nếu xem câu nhận định về Hoàng Cầm chỉ là một ý giải thích cho rõ luận đề câu trước đó thì hoá ra đề lại thừa, nếu không nói là làm rối tư duy của học sinh. Còn dựa vào ý luận điểm ở câu đầu và câu hai trong nhận định mà đề ra, e rằng các em chỉ còn biết nhắm mắt viết bừa, may thì trúng! Hai năm trước, tình trạng cũng tương tự, không ai dám nói. Giải tỉnh thì chia đều như ?omặt trận?: trường chuyên một ít, vài trường lâu nay có phong trào thi Văn một ít. Chọn không ra học sinh giỏi vì kiểu đề tù mù đánh đố như vậy, cuối cùng hai năm liền giải Văn của Bình Định tuột dốc thê thảm: không quá 50% có giải. Ra đề mà không xác định được tiêu chí để chọn học sinh giỏi, những người có trách nhiệm nghĩ sao? Hay do kiến văn của người viết hạn hẹp, xin các chuyên viên sau khi chấm xong, công bố đáp án công khai để rộng mở nhãn quan cho người viết, giống như kỳ thi đại học.
bài làm: .................................O................................................................... .....................................................O................................................ ...........................................O........................................................ .......O.. O..............O...................................O...........O.................. (thầy : cái cóc khô gì đây? trò: thưa thầy, bài làm của em có những khoảng không, những khoảng lặng, những vòng tròn lan tỏa , những từ ngữ không được viết ra, đó chính là bài làm!)
Trình độ của một Thạc sĩ văn như tôi cũng không dám chắc là có thể làm tốt bài này. Bởi nói về Hoàng Cầm, thì tôi chỉ biết đến "Bên kia sông Đuống" và "Lá diêu bông" thôi, thêm một số rất ít câu thơ nữa của nhà thơ này. Với số lượng kiến thức ít ỏi như thế, e là không thể đủ tầm bao quát mà hiểu đúng và làm hay với đề thi này được. Đọc đề thi này... lại nhớ đến đề thi HSG hồi tôi lớp 12 đại ý: Những hình tượng đẹp trong thơ ca kháng chiến. Có đến cả tá hình tượng: Hình tượng Tổ quốc, người mẹ, người lính, người nông dân.... Và phải nói đến sự vận động, chuyển biến của những hình tượng ấy từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, để thấy được sự vận động của thơ ca qua hai thời kỳ. (Tất nhiên là giờ tôi mới biết là làm nó như thế nào, chứ ngày đó có biết gì đâu, làm loạn hết lên, lẫn lộn hết cả thơ chống Pháp lẫn chống Mỹ) Với trình độ của học sinh lớp 12, đây cũng là một đề đánh đố, cũng không thể làm trong vòng 180 phút. Và tất nhiên, tôi bị trượt. Những đề thi như thế, bao giờ học sinh mới hết khổ?
Đề này thì đúng là phải nộp giấy trắng rùi. Theo mình nhớ thì trong ctr phổ thông tp của Hcầm chỉ có bài " Bên kia sông đuống". Đề quá rộng mà tư liệu thì wá nghèo.