1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một đề xuất để có mẫu súng bộ binh việt nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ongtrumk1, 17/11/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Tavor, súng trường tấn công thế kỷ 21
    Cập nhật lúc :11:55 AM, 14/02/2012
    Tavor TAR-21 là một trong những đại diện tiêu biểu của thiết kế súng trường tấn công thế hệ mới với hộp tiếp đạn bố trí phía sau tay cò.

    (ĐVO) Sự phát triển của TAR-21 bắt đầu từ năm 1991 với mục đích thay thế cho các loại súng trường tấn công lạc hậu đang được Lực lượng vũ trang Israel - IDF (Israel Defense Forces) sử dụng như M16A1, CAR-15 và IMI Galil.

    Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Israel, súng mới phải có thiết kế nhẹ, dễ cơ động nhưng có uy lực lớn hơn súng trường M-16 của Mỹ.

    Chỉ hai năm sau đó,Tập đoàn công nghiệp - quốc phòng IMI đã cho ra mắt loại súng trường mới, với tên gọi TAR-21, còn gọi là súng trường tấn công Tavor cho thế kỷ 21 (Tavor Assault Rifle, for 21st century).

    Mẫu súng trường Tavor đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào năm 1998 và được IDF thử nghiệm vào năm 1999-2002.

    [​IMG]
    Những mẫu súng TAR-21 mới nhất. Dù mới xuất hiện được không lâu, nhưng TAR-21 đã nhanh chóng có mặt trong một số loại game chiến đấu chiến thuật, điển hình như trò Đột Kích.
    Thiết kế

    TAR-21 được thiết kế trên kỹ thuật và công nghệ vật liệu tổng hợp tiên tiến, giúp người lính cảm thấy thoải mái và tin cậy khi sử dụng.

    Súng được thiết kế theo kiểu module, vì vậy cùng có nhiều cấu hình khác nhau, từ súng tiểu liên nòng ngắn đến súng trường tiểu chuẩn và súng bắn tỉa.

    Súng được thiết kế theo cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí dài và thoi nạp đạn xoay. Ống trích khí nằm phía trên nòng súng và hoàn toàn nằm trong thân súng.

    Thoi nạp đạn xoay với 7 móc khóa viên đạn cố định vào vị trí. Khi bắn vỏ đạn có thể nhả ra ở hai bên thân súng, việc nhả vỏ đạn ra ở phía bên trái hay phải có thể lựa chọn được bằng cách điều chỉnh thoi nạp đạn. Nút điều chỉnh chế độ bắn nằm ở bên trái tay cầm cò súng.


    [​IMG]
    TAR-21 trong tay những người lính Israel.
    TAR-21 không có tay cầm cách biệt, tất cả các linh kiên được đặt trong thân súng vốn là một khối nhựa tổng hợp có thể chịu áp lực cao và được gia cố bằng thép ở nhưng chỗ cần thiết.

    Súng có thể tháo ra để làm sạch bằng cách mở phần đuôi báng súng ra và kéo các linh kiện bên trong ra. Các phụ kiện có thể được gắn vào và tháo ra một cách dễ dàng với các bản lề có sẵn trên thân súng.
    [​IMG]
    Bản tiêu chuẩn của TAR-21 có trọng lượng 3.27 kg, chiều dài tổng cộng 720 mm, chiều dài nòng súng 460 mm, loại đạn 5.56x45mm chuẩn NATO, tốc độ 750-900 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 910 m/giây (2,986 FPS), tầm bắn 550 m.

    TAR-21 sử dụng băng đạn STANAG mag. Súng có chế độ bắn đa dạng, bán tự động (semi-automatic mode), điểm xạ (burst mode) và chế độ bắn liên thanh (full automatic mode).
    Các mẫu đầu tiên của dòng súng này không có đầu ruồi (đầu ngắm), xạ thủ dựa vào hệ thống ngắm tiên tiến như hệ thống ngắm laser hay hệ thống ngắm điểm đỏ (red dot).

    Thiết kế này giúp TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ rất nhiều, xạ thủ có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho người sử dụng TAR-21 rất nhiều trong điều kiện chiến tranh tốc độ cao.


    [​IMG]
    Hệ thống hỗ trợ ngắm bắn EOTech.​

    [​IMG]
    TAR-21 với thanh ray (picatinny) lắp các khí tài ngắm bắn.​
    Ở các mẫu TAR-21 sau này đã được tích hợp thêm đầu ruồi, thước ngắm và thanh ray lắp phụ kiện (picatinny) để tạo chỗ gá cho một số khí tài quan sát như thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech, hệ thống nhìn đêm và các thiết bị điện tử khác...

    Việc sử dụng TAR-21 rất dễ dàng, với bệ khóa nòng phù hợp với cả người thuận tay phải lẫn tay trái, tay kéo bệ khóa nòng được thiết kế cho cả người thuận tay trái lẫn người thuận tay phải, khóa an toàn và cần gạt với 3 chế độ bắn ở ngay phía trên tay cầm.

    Được thiết kế theo kiểu bullpup (hộp tiếp đạn phía sau cò, TAR-21 có bộ phận kim hỏa nằm phía sau tay cò trong phần báng súng.

    Vì vậy, các kỹ sư có thể làm cho nòng súng của TAR-21 nằm thụt vào trong thân, thu gọn chiều dài súng nhưng không làm giảm độ chính xác của đường đạn.

    Hơn nữa, chiều dài súng ngắn còn giúp giảm thiểu khả năng bị phát hiện của binh lính và tối ưu hóa hiệu quả trong tác chiến ở những nơi có nhiều góc hẹp và khuất.

    Đồng thời, thiết kế bull-up làm cho TAR-21 nhìn như một khẩu súng cabin nhưng lại mang sức mạnh của một khẩu súng trường hiện đại.

    Uy lực của TAR-21 được chứng minh là không hề kém súng M-16. Những đặc điểm này đảm bảo cho TAR-21 phù hợp với tác chiến trong đô thị và bảo vệ sự sống còn cho người lính.

    [​IMG]
    Lực lượng đặc biệt Ấn Độ sử sử dụng TAR-21.​
    Lịch sử hoạt động và các biến thể
    TAR-21 là loại vũ khí tiêu chuẩn của lữ đoàn Givati từ tháng 8/2006 và lữ đoàn Golani (tháng 8/2008).

    MTAR-21 (Micro Tavor) đã được chọn là súng trường tấn công tương lai của IDF và trong vòng vài năm tới nó sẽ trở thành vũ khí tiêu chuẩn được trang bị cho bộ binh Israel. Trong đó, Lữ đoàn Nahal bắt đầu nhận được TAR-21 vào tháng 3/2011.

    Hiện tại, mới chỉ có một số lượng hạn chế súng trường TAR-21 được lực lượng đặc biệt Ấn Độ và Georgia sử dụng.

    Ngoài ra, IMI cũng phát triển và sản xuất một biến thể bán tự động dân dụng duy nhất của súng trường Tavor, trông giống như súng trường Tavor Micro nhưng có nòng dài hơn. Biến thể này đã được xuất khẩu sang một số nước châu Âu và Canada.

    [​IMG]
    GTAR-21có các đặc điểm giống bản tiêu chuẩn, chỉ khác là nòng súng được lắp thêm ống phóng lựu 40 mm M203.

    [​IMG]
    CTAR-21nhẹ hơn và chiều dài nòng súng cũng ngắn hơn, được chế tạo chủ yếu dành cho lực lượng biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm.

    [​IMG]
    STAR-21 biến thể bắn tỉa với trọng lượng nặng hơn 3,67 k) và được kết hợp với những thiết bị hỗ trợ kèm theo như giá hai chân, ống ngắm quang học ACOG độ phóng đại 4x.

    [​IMG]
    TC-21 - loại chỉ có chế độ bắn semi-auto nặng 3,19 kg. Chiều dài tổng 670 mm, chiều dài nòng súng 410 mm

    [​IMG]
    MTAR-21 mini có trọng lượng nhẹ nhất, chỉ 2,95 kg, chiều dài tổng 590 mm, chiều dài nòng súng 330 mm, chuyển sang dùng loại đạn súng lục 9x19mm. Sử dụng chủ yếu trong lực lượng đặc nhiệm.
    Nhìn chung, TAR-21 đại diện cho dòng súng trường tấn công chính trên chiến trường hiện nay. Nó hội tụ tất cả các tính năng “hiện đại”.

    TAR-21 không những đáp ứng cả những yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi nói mà còn cả trong đô thị, nơi mà các cuộc chiến hiện đại ngày nay đang diễn ra phổ biến hơn.

    Theo các chuyên gia Israel, TAR-21 có sơ tốc đầu đạn như súng trường và được đánh giá có độ chính xác còn tốt hơn cả họ M-16. Chiều dài súng ngắn, hỏa lực mạnh, thậm chí TAR-21 còn được miêu tả như là súng bắn tỉa.

    Khi nói đến TAR-21, người ta sẽ nghĩ ngay đến một loại súng trường tấn công được đánh giá là tiên tiến trên thế giới.

    Tuy nhiên, cho đến nay TAR-21 chưa thực sự tham gia vào hoạt động quân sự đáng kể, vậy nên việc đánh giá nó có thành công hay không thì còn phải chờ thời gian kiểm chứng.
  2. anhnamngao

    anhnamngao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hic cái rail ấy không cần bên CNQP đâu bác, vác ra mấy tiệm cơ khí nó gia công còn được mà!! CNQP mình làm được nhiều thứ hay lắm rồi!!
  3. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Hê [:D], ai cóp ai chưa gì đã phán bậy vậy , Na còn bài EC 725 chống hạm chưa trả nhé ;))

  4. anhnamngao

    anhnamngao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái súng dạng bull up này hồi đó coi Discovery nói về quân đội của tụi Sing mới thấy nó có cái nhược điểm chết người! Vì băng đạn nằm phía sau nên có thèng cầm súng chạy nhảy thế nào băng đạn rớt mất mà chả biết! Tại nó có thấy được cái băng đạn đâu mà!!^:)^
  5. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    hơ hớ, thế àh, thế còn bài tăng magach với G 36 FF trả chưa=))=))=))
  6. rainbowsix

    rainbowsix Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    8
    Giải đáp bác meo-u thế này.

    1. Bác xem lại, vì sao ta cần súng bắn tỉa cỡ nòng lớn, trong trang này và vài trang trước em có đề cập đến tư duy chiến thuật, mục đích sử dụng của nó: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19535.110.html

    2. Về rail cho súng AK, mấy trang trước có nói đến. Cái này ta làm được. Tuy nhiên, rail trên súng AK là kẹp rail, bắt gián tiếp lên súng nhờ một thiết bị nâng (như ông ngắm SVD), không giống như rail trực tiếp trên các dòng súng NATO.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Về SAR21 thì hỏi lão Negi là tốt nhất[:D]
  7. cuong7vu

    cuong7vu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/11/2010
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    59
    Ban đầu nhà máy do Tầu viện trợ bạn ạ. Ban đầu nhà máy sản xuất loại AK-49 gần như nguyên thuỷ được Liên Xô viện trợ cho Tầu "ngũ lục thức", nặng hơn 4kg. Sau này,m năm 1979, các binh đoàn chủ lực được trang bị lại dùng AKM, từ đó nhà máy dần chuyển sang sản xuất AKM. Tuy nhiên, khác với AKM Nga, AKM Thanh Hoá có cả báng nhựa sần và báng gỗ. Đương nhiên AKU được dùng cho tăng pháo, nhưng ở ta thì điều đó không chuộng do gây quá nhiều rắc rối trong hậu cần.





    Chốt lại AK-12 cũng chẳng vượt nổi cái bóng của AK-47
    đó là điều đương nhiên bạn ạ. Những hiện đại hoá chỉ là vỏ ngoài, bản chất khẩu súng là đường đạn và máy súng thì hầu như không thay đổi gì. Sau cuộc thi thiết kế súng được thực hiện bởi đám đông nhất những nhà chế súng giỏi nhất thế giới lúc đó, bên trong súng AK được cải tiến không nhiều. Chúng ta cần so sánh những điểm cơ bản và những điểm ít ỏi được cải tiến trong 60 năm qua.

    Về trích khí, AK dùng trích khí xiên ngược, ưu thế của loại trích khí này là khí động, nó bắt dòng khí quặt lại trong vận tốc lớn để làm chậm tốc độ trích, nhờ đó, khi đạn còn trong nòng thì ít mất năng lượng, trong khi ống trích rất to và thẳng, thoát được cái lỗ tiết lưu xỏ kim không lọt, ống trích của AK thẳng và có đường kính bằng 2/3 nòng M16. Trước AK chỉ có ZB-26 Tiệp Khắc dám dùng trích khí xiên ngược, nhưng ngay sau đó, khi đổi đạn, chính các nhà thiết kế này không bao giờ thực hiện nổi trích khí xiên ngược nữa. ZB-26 Tiệp Khắc bán li xăng cho Anh bản ZB-30 phải dùng trích khí tiết lưu, còn bán cho Thuỵ Điển bắn đạn Mauser 7,5mm thì lại phải chuyển sang xiên xuôi rất ***g cồng Light machine gun Kg m/1940 (SAV), và rất tốn khí trích. Chỉ đến AK mới hoàn thiện bài toán tính toán, nhưng các bản copy AK hầu hết đều đổi đạn và lại như ZB, không thể dùng lại trích khí xiên ngược phải đổi sang tiết lưu. Ví dụ FN FNC BỉINSAS Ấn Độ là những súng dùng trích khí tiết lưu được bán rộng rãi (FNC có nhiều tên như Bofors AK-5 Thuỵ Điển, Pindad Indonexia, bản thân các máy súng Tầu Khựa như QBZ-95 và các đời sau cũng là FNC). Chỉ có bản Phần Lan Valmet Rk. 62 / 76 / 95 là dùng xiên ngược nhưng súng này lại dùng đạn nhái rất giống đạn Liên Xô 7,62x39 Phần Lan, cũng như ZB-26, súng này của Phần Lan cũng có nhiều cỡ đạn và các bản đó cũng có xu thế đổi sang tiết lưu khi đổi đạn. Galil Israel là bản copy súng Phần Lan, rất giống AK-47, nhưng phiên bản dùng đạn 7,62x51 NATO có thể dùng xiên ngược theo mẫu các xiên ngược của SVD và PK , nhưng xu thế chung là các Galil chuyển sang tiết lưu, Gali ACE chuyển sang xiên ngược bằng đạn NATO 5,56x45 khi AK bắn đạn NATO xuất hiện để lấy mẫu nhái. Cũng Pindad đến đời sau SS2 lại xiên ngược, đây là điểm quan trọng nhất để phân biệt 2 đời, và xiên ngược này cũng xuất hiện được theo các AK xuất khẩu bắn đạn NATO.

    Nhìn xa hơn. Nước Đức thần sầu về súng bộ binh phải học SVT y nguyên cái trích khí ngay trong chiến tranh khốc liệt G43, G41 chỉ khác G43 điểm đó và đó là chìa khoá để súng được chấp nhận. G41 và nhiều súng Đức khác trước đó dùng Bang, trích khí kiểu Đức có piston đặt ở đầu nòng cho khí thuốc đẩy về trước, đạn đi qua lỗ giữa piston, chuyển động về trước kéo qua đòn bẩy thành nẩy sau đẩy bệ khoá nòng. SVT là trích khí tiết lưu lừng danh thiên địa cho đến nay vẫn được đại bộ phận các nước phương Tây dùng như FN FAL và FN FNC, G36.... bất cứ súng nào của Tây muốn được coi là tốt, là hiện đại phải thoát khỏi trích khí trực tiếp của M16. Như đã nói, M16/AR-15 là tập hợp của những ngu xuẩn nhất đặc trưng cho tính chó điên nhà Mèo Hoang, Ag42 Thuỵ Điển đã dùng trích khi này, AG42 là bản copy rất giống SVT, chỉ khác trích khí, người Thuỵ Điển đã dấu nhẹm những nhược điểm của trích khí đó để Pháp và sau là M16 ăn bả. Trích khí trực tiếp được Pháp chế ra 1901, nó quảng cái điêu toa đĩ thoã như chất truyền thống Pháp và không ít chó lợn cảm điều đó, như BAR cảm dúng trường xung phong 10kg Chauchat. Sau đó, Thuỵ Điển chuyển sang FN FAL trước khi chuyển sang FN FNC, FAL giống hệt Ag42 chỉ khác mỗi cái là bê nốt trích khí SVT.

    Nói như thế, để thấy, chỉ riêng cái trích khí đó đã là đỉnh cao của thế giới súng bộ binh, mà phần còn lại của thế giới đều phải bằng lòng với đời SVT trước AK. Nước Đức trong WW2 cũng bằng lòng với các loại máy lùi như MG42, MP45 và sau này là G3.



    Khoá nòng cũng vậy, khoá nòng quay kiểu Đức bắt đầu từ bản Straight Pull Boll Action kiểu Schmidt-Rubin Thuỵ Sỹ. Như đã nói, các Straight Pull Boll Action=súng kéo cò tay kéo thẳng có nguyên lý máy rất giống súng tự động, nhưng lúc bấy giờ thiết kế thể hiện nguyên lý này còn chưa trơn tru tin cậy để máy chạy thông thoáng, cũng như chưa hoàn thiện các động cơ máy súng như trích khí hay là lùi. Cùng với Schmidt-Rubin Thuỵ Sỹ dùng khoá nòng quay, thì Malicher M1886 Áo-Hung dùng khoá nòng chèn nghiêng cho Straight-pull bolt action, nhưng đến M1895 đổi sang kiểu Thuỵ Sỹ. Các cường quốc thật sự về súng ống Nga Đức đều tôn trọng tính rẻ tiền cho quân đội đông như kiến của họ và mặt khác họ cũng đánh giá quá cao độ tin cậy trơn tru, nên không dùng Straight-pull bolt action. Sau đó, Đức dùng kiểu khoá nòng rất giống Straight Pull Boll Action kiểu Schmidt-Rubin Thuỵ Sỹ và thêm trích khí làm động cơ đẩy cho ra súng trường xung phong/súng trung liên lính dù FG42, Mỹ nhai lại thiết kế này thành đại liên M60.

    Vậy thì AK cũng là khoá nòng quay 2 tai, hơn gì ?
    À, với khoá nòng quay 2 tai thì yêu cầu đầu tiên về nguyên lý thiết kế là góc quay nhỏ, giảm được chiều dài chuyển động của bệ khoá nòng mà tai khoá phải to, khoẻ. Nếu như bỏ đi tính to khoẻ thì dễ dàng có khoá nòng nhiều tai M16, bắt đầu là Mondragon Mexico (súng trường tự động đầu tiên của thế giới), rồi đến súng trường Thompson Mỹ và M16, nhưng nhược điểm của nó đến nay chỉ trừ những xứ ngu như lợn điên như chó thì học sinh cũng nhìn thấy, nó vi phạm nguyên tắc 3 điểm chân kiềng, nên cần có độ kín khít rất lớn để tránh chuyện chỉ có 3 tai trong số rừng tai đó chịu lực, khoá nòng nhiều tai kiểu La To đến nay không được phép lắp lẫn khoá-bệ đã dùng rồi. Kiểu khoá nhiều tai đó hết sức ngu xuẩn và người Đức dùng cho G36 chỉ là để hướng đến một súng trường La To thống nhất, mà điều ngu hơn lợn là súng đó chưa hề có, tất cả vì độ lợn quá khủng của ngành súng đạn Mỹ.

    Để có 2 tai to tướng và góc quay nhỏ, M1 Garand đã phóng to đầu khoá nòng, nhờ thế tai có kích thước lớn về mm nhưng vẫn nhỏ về độ. Tai/khe quay được đặt trên cái đầu khoá nòng to đó, có bán kính đòn bẩy lớn, nên lực quay rất khoẻ. Tuy vậy, người Mỹ dù có thông minh làm được M1 Garand thì vẫn là hạng loài lợn. M1 Garand chưa có bệ khoá nòng, bệ khoá nòng là nơi tích năng lượng của súng như bánh đà của động cơ, thiếu nó thì trích khí có tốn đến mấy súng vẫn yếu đuối. Khi triển khai bệ khoá nòng lên cái đầu khoá to của M1 Garand, AK vấp phải khó khăn lớn về gia công, gây tranh cãi giữa hai khẩu vào chung kết là AK và Bulkin. Cuối cùng AK thắng bằng phương án bộ giá chuyên dụng cho máy phay. Bulkin có tai quay ở trên đuôi khoá nòng nhỏ dễ gia công hơn nhưng lực quay yếu hơn, sẽ là mẫu của FN FNC , sau này là QBZ-95 Tầu Khựa ngu xuẩn và các đời sau nó. Tính chó lợn thối nát đã ngập ngụa nước Tầu trước khi nó phát triển, chiêu thức đổi kiểu khoá nòng sau 81 thức đã làm Norinco độc quyền sản xuất máy CNC cho loại này, bóp chết cả rừng các nhà máy khác bên Tầu Khựa, và biến súng Tầu Khựa thành hàng nhái.


    Vậy thì sau AK-49 nguyên thuỷ, AK có thay đổi gì về máy. Đây là nói về máy, chứ không nói về các son phấn hiện đại hoá bên goài như đồ nhựa và các ray cắm đồ điện. AKM có nhiều thay đổi nhất về máy và AK-74 về đạn chúng ta biết rồi.

    AKM chuyển từ vỏ máy súng cắt gọt truyền thống sang vỏ máy gia công áp lực nóng (rèn), rèn rất giống dập và các liệt não hay nhầm do tiếng Anh ngu xuẩn mình đã nói, vỏ máy AKM được làm từ tôn mỏng ép tạo hình bằng phôi nóng, loại tôn này có độ cứng cao, không thể làm nguội như các AK Mỹ lởm đời, cho súng rẻ mà rất bền. AKM giảm từ 4,3kg xuống 3,14kg chúng ta biết rồi, nhẹ hơn tất cả các súng Tây ngày nay. Ngoài ra, AKM cũng "hiện đại hoá", tức son phấn bề ngoài bằng báng nhựa băng nhựa.

    Một điểm nhỏ là chỉ ngay sau những năm đầu tiên, AK đã bỏ bộ ren vặn nòng vào vỏ máy súng truyền thống, AK chốt nòng vào máy, điều mà cho đến nay các súng khác rất ít kiểu theo được (trừ cấu tạo nòng thay nhanh nặng hơn và cồng kềnh hơn, cấu tạo AK là nòng cố định).

    Điểm quan trọng nhất trong nguyên lý chuyển động của AKM là bộ điều hoà tốc độ bắn. Một quả lắc sẽ hãm búa không văng ra quá nhanh, cho phép làm lò xo búa thoải mái mà vẫn điều hoà tốc độ bắn. M16 cho đến nay vẫn chỉ điều hoà tốc độ bắn bằng lò xo đẩy về, nên M16 ngu nhất quả đất mới có cái nút trợ lực đẩy về, vì lò xo yếu gây kẹt, nếu lò xo mạnh hơn thì tốc độ bắn quá cao. Điều hoà tốc độ bắn bằng đẩy về chỉ dùng trên súng phát một, AK nguyên thuỷ điều hoà bằng búa và AKM tiến thêm lớp nữa là con lắc búa. Nhược điểm kinh điền này tồn tại đến AR-18 các đời và G36 khắc phục bằng bộ cò thay nhanh.

    Điểm nhỏ nữa về nguyên lý chuyển động cuả AKM là đầu nòng bù nẩy , ban đầu là hình chém vát (AK nhà ta) và sau đó là tuye phản lực.


    Những cải tiến tiếp theo thời hiện đại hoá quan trọng là “balanced action”=chuyển động cân bằng, ra đời 196x và được áp dụng trên các AK-1xx đời cuối cùng là AK-107/108 (bắn đạn 5,45x39 và la to 5,56x45). “balanced action” phải bỏ trích khí xiên ngược hoặc chưa ai nghĩ ra xiên ngược cho nó, hệ thống này đẩy một phần máy súng tiến về trước để bù nẩy bệ khoá nòng. Ở tư thế đứng bắn, AK-107/108 cho cả băng vào bia số 4 100-200 mét. Súng cũng có bộ cò hiện đại hoá thêm nấc 3 viên. Đến 2011, thì mẫu súng này trở thành cơ sở để phát triển AK hiện đại hoá, AK-2xx.
    [​IMG]



    Như vậy bạn ạ, cái bóng của AK là như thế, cấu trúc quý của khẩu súng là đường đạn và máy truyền thống. Trong suốt 60 năm qua, AK thay son phấn rất nhiều nhưg máy móc của nó thay đổi rất chậm bạn ạ. Và không bao giờ có khẩu AK nào thoát được cái bóng đó bạn ạ.



    "Súng có đủ uy lực nhưng thiết kế lại sai học thuyết xây dựng quân đội của Nga."
    Bạn lại nhai lại cám lợn tầm bậy ở đâu rồi. Thưa với bạn, con lợn bao giờ cũng thích tru treo những lời sáo rỗng mà nó tưởng là bác học lắm.
    AK-12 là phiên bản hướng đến AK hiện đại hoá nhưng chưa được công nhận. Như trên, việc hiện đại hoá chỉ là son phấn bề ngoài, còn bản chất bên trong của AK mới là chính. Súng AK-7,62mm của chúng ta cho đến hôm nay vẫn hơn chán vạn NATO 5,56x45, kể cả "siêu phẩm" G36, chưa nói đến đường đạn, chỉ nói đến khối lượng kích thước, lính của chúng ta mang khẩu súng gọn hơn, khối lượng cả súng lẫn đạn nhẹ hơn, tiêu thụ đạn chậm hơn và đương nhiên là chưa nói đến sát thương gấp đôi tầm bắn gấp rưỡi. Súng của chúng ta không có nhiều ray cắm đồ điện, nhưng không khó để lắp một kính nhìn đêm và cũng chỉ cần một ông thợ sắt như các bạn nói là thêm đủ thức ray cắm. Tính chấn của hiện đại hoá chỉ là son phấn như vậy. AK luôn đi đầu trong các trào lưu chuyển sang đồ nhựa (AKM) hay báng gập ngang như G36 học theo ngày nay (AKM đời cuối và AK-74 đời đầu).

    AK hiện đại hoá đang được nhà nước Nga đánh giá là AK-2xxx, cũng đầy đủ các loại như AK-201/2/3/4/5/6/7/8 như AK-101/2/3/4/5/6/7/8... Trong đó đầu đủ các bản AK-7,62mm, AK-5,45mm, la to 5,56mm, có AK-207 dùng chuyển động cân bằng cũng như có đầu nòng bù nẩy... Việc đanh giá này chưa xong, nhưng không còn bao lâu, vì BQP đã dừng các đơn hàng AK-1xx, như vậy Izhmash chỉ còn vài năm nữa là hết việc nếu như không chọn lựa thiết kế xong.

    Như thế, AK-12 không phải là thiết kế sai học thuyết như chó lợn sủa. Đó là bản AK-2xx chưa được công nhận, còn đang thử nghiệm. Súng chưa là tiêu chuẩn, nhưng việc sử dụng thực tế là điều hay hơn cho thử nghiệm, và các đơn vị cũng háo hức dùng súng mới, nên việc sản xuất một lượng vừa phải trước khi được công nhận, rồi giao cho các đơn vị có điều kiện chiến đấu thật.... là điều không có gì phải bàn cãi đánh giá, nếu như không muyốn ngu như lợn và điên như chó. Số lượng AK-12 cũng không nhiều là điều đương nhiên, vì nếu như thay đổi tiêu chuẩn các ray cắm, thì súng lại vứt đi. AK-12 có thể hiểu là trên đường đi từ 1xx đến 2xx.







    =========================

    Quảng cáo ác nhỉ, chỉ mới nghe đã biến là sản phẩm do các đại lý cám buôn về và chỉ dành cho lợn với chó. Không có súng nào chạy bằng khí nén cả, khí nén chỉ dùng cho súng khoan phá bê tông thôi, truyền lại cho các đại lý cám ngu xuẩn hơn cả cho lợn như thế. Súng đạn chạy bằng năng lượng của phát bắn, có hai cách, là lấy phản lực đẩy lùi máy và trích khí thuốc từ nòng đẩy máy, gọi là phản lực-trích khí, khí ở đây là khí thuốc, nó có nén, nhưng không phải khí nén mà là khí thuốc vì nó không phải toàn bộ là khí, mà là hỗn hợp của thuốc rắn đang cháy và khí sản phẩm cháy. Cũng không có cái nào là thoi nạp xoay cả, TAR là khoá nòng quay nhiều tai kiểu M16. Thoi đẩy là cái truyền động từ bộ piston-cylinder về bệ khoá nòng, TAR-21 dùng thoi đẩy hành trình dài gắn liền vào bệ khoá nòng ên cái thoi đẩy này không quay được. Thoi đẩy hay được tiêng Anh ngu xuẩn gọi là piston, khi AR-18 và LWRC bê nguyên bộ trích khí SVT thì chúng dùng piston cố định trên nòng và cylinder chạy đẩy máy, vì không gọi cái đó là thoi đẩy nên giống lợn mới đẻ ra từ piston hình cốc chỉ cái xi lanh và xi lanh hĩnh mũi chỉ cái piston. Cup piston và nozzle cylinder.


    TAR là khẩu súng chết yểu trong trào lưu theo đuôi M16 để bán các li xăng của khẩu súng lởm này 200x. Chỉ cần một cái search nhỏ đủ biết chẳng thằng lính do thái nào cầm khẩu dở người này. Israel không dùng, thế súng có tiếng tăm bởi sao, đương nhiên không có động lực nào ngoài các chó các lợn. Nhìn các ảnh trên đủ biết, hầu như toàn bộ lính Israel vẫn dùng Galil tức là bản AK nhái rất giống theo mẫu súng Phần Lan, hoặc là bản cải tiến Galil ACE.

    Quân đặc nhiệm nào của Ấn Độ dùng súng này. Ấn Độ mua về 5 ngàn khẩu dùng thử. Các súng có nhiều tiếng tăm đều được các nước mạnh mua về số lượng kha khá để đánh giá, họ có thể cho quân đội dùng thật để biết thật chi tiết các súng đó, đặc biệt là Ấn Độ chưa bao giờ có bulpup. Hay là một nước 1 tỷ dân chỉ có 5 ngàn đặc nhiệm ? Hay là súng tiêu chuẩn cho đặc nhiệm ở Ấn Độ là cứ 10-100 lính có một khẩu.

    Về cấu hình chung, TAR là súng cải tiến từ AR-18 khắc phục những nhược điểm ngu hơn lợn của AR-15/M16, như là trích khí trực tiếp hoặc đỉnh cao về độ ngu xuẩn là búa để ấn chứ không để đập. Đức cho ra G36 cũng là một bản cải từ AR-18, đó là sự hy sinh của Đức để cố nỗ lực khắc phục điểm ngu xuẩn nhất của la to cho đến nay, là chưa có một khẩu súng trường thống nhất. Thế nhưng, ngành vũ khí Mỹ càng ngu xuẩn hơn nữa, thay vì một khẩu súng trường thống nhất thì la to và các nước gần gũi có hàng tỷ các loại súng khác nhau theo hướng AR-18. Tất cả đều theo những hướng của G36, như thiết kế modul, có bộ cò điều hoà tốc độ, bệ khoá nòng vuông và trích khí gián tiếp kiểu SVT. TAR có piston hành trình dài không như G36 cần đẩy lùi rời kiểu SVT. TAR cugx là súng hiện đại hoá có các ray cắm đồ lăng nhăng.

    Thập niên 200x đánh dấu sự xuất hiện nhiều khẩu súng kiểu AR-18 như thế. Nhưng hầu hết các nỗ lực đổi sang loại súng khác từ những nước đang dùng AK nhái đều dẫn đến những thê thảm về chính trị vì điều đó luôn gắn liền với sự thối nát quỹ công và đoàn quân của nó là đám lợn đần chó dại. Ví dụ, đang dùng AK nhái AR-90, Ý cũng nỗ lực đổi sang kiểu AR-18 là ARX-160, và liền đó là vỡ nợ quỹ cộng , Béo Lú Ni Cô đổ. Chúng ta biết rằng, trong những thời điểm kỹ thuật thông tin thay đổi chóng mặt, như là xuất hiện radio hay internet, thì đám chó điên lợn đần đống lên như kiến cỏ. Đương nhiên ai cũng biết rằng đó là các hồng vệ binh liệt não xực thức ăn công nghiệp của các đại lý cám lợn và tự tưởng mình là bác học. Những chính trị kiểu Béo Lú Ni Cô, Sát Cô Dì.... sống bằng quá nửa số cử tri mà các chính trị lành mạnh không dám động đến, đó là những bà nội trợ nghiện ngập các cảm giác tự sướng hay hoá daị trên TV, để con cái liệt não nối đời, cả hai ông đều là đặc trưng cho kiểu chính trị miết man xúc giác các bà nội trợ sồn sồn liệt não như vậy, nhắc lại là, đó là một nửa số phiếu bầu của xã hội.


    Cấu hình bulpup đã ra đời từ lâu và bất cứ ở đâu, nếu áp dụng cho súng trường, nó cũng sớm thất bại hoặc trở thành một trào lưu ngu dân liệt não dẫn đến phá sản quỹ công. Bulpup là loại súng có máy thụt vào báng, điều này làm súng ngắn lại. Bulpup ban đầu được dùng thử trên các súng phát một của Pháp WW1, nhưng cũng chính ở đây người ta bỏ nó vì đơn giản nhất là không giáp lá cà được, đâm lê rất kém và hầu như không thể táng bằng báng. Chúng ta biết rằng, tính xung phong, tức gia tăng sức chiến đấu vọt lên ở tầm gần, là nguyên tắc cơ bản để súng trở thành vũ khí chủ lực, gươm giáo về hưu hoàn toàn , ở châu Âu đầu tk18 như Phú Lãng Sa mô đơ lê 1717, Anh 1747, trước đó là Ottoman và Thuỵ Điển, Nga... Lúc bấy giờ và cho đến thời súng cầm tay liên thanh như snlt hay stxf, thì sức xung phong dựa vào lê. Mấu chốt của kỹ thuật là khoan thay cho đúc nòng, để được nòng dài và nhẹ, làm cán lê, cả lê và súng dài 2 mét đủ cho giáo về hưu. Khoan có từ tk16 nhưng rất lâu sau đó lê mới hoàn thiện.

    Tuy không hợp với súng trường, nhưng bulpup rất hợp với súng ngắn liên thanh snlt, bắt đầu từ khẩu súng Tiệp Khắc Sa. 23 / Sa. 24 / Sa. 25 / Sa. 26. UZI Do Thái học theo kiểu này và ngay nay hầu hết các snlt đều có cấu hình cơ bản là bulpup.

    Lẽ dĩ nhiên là, đến thời stxf liên thanh thì người ta có thể nghĩ đến việc bỏ lê. Thế nhưng, AK không dám bỏ lê lúc nào cả. Mặt khác, bulpup làm giảm bán kính tay cầm trước, cùng một lính sẽ làm giảm độ chính xác khi bắn xa. Bulpup xuất hiện trong phong trào thiết kế AK và sớm bị loại. Sau đó, 1962-1965, một khẩu súng TKB-22 có thiết kế rất tốt dự tính bán làm cạc bin tăng pháo, nhưng nó cũng bị loại do xuất hiện những khó khăn về hậu cần vì nó quá khác AK. Các bulpup hiện đại của Tây hiện nay đều phải cúi đầu ngả mũ trước khả năng thiết kế của TKB-22, nó chưa có các ray cắm đồ hiện đại, nhưng chỉ dài có 525mm, nặng 2,4-2,8 kg tuỳ đời. Khẩu này rất thích hợp với ta trong vai trò cạc bin tăng pháo, gọi là cạc bin, nhưng nó vẫn dùng nòng súng trường AK 415mm không thiếu một mm nào, súng được làm bằng nhựa còn hơn chán vạn những bulpup hiện đại, một số cải tiến khác nhau rất đơn giản sẽ cho phép súng dùng chung càng nhiều đồ càng tốt với AK, như nòng, băng, kính ngắm, phóng lựu nếu có.... chỉ có khoá nòng và bệ khoá nòng, vỏ máy súng là phải khác. Bên Liên Xô và Nga dùng AKU để chung đồ tối đa với AK, nhưng lại phải cắt ngắn nòng. Bản thân Nga cũng luôn để ngỏ trường hợp thay AKU bằng TKB, trong khi đó, nhiều ý kiến khác cho rẳng một khẩu AK nòng thường nhưng báng xếp là quá đủ cho tăng pháo, bên quân ta cũng thấy như thế, nó đủ gọn nhẹ để ngồi trong xe và hoàn toàn tương thích đồ. Một khẩu AK báng xếp khi xếp báng dài 680-704 mm tuỳ đời


    Tuy nhiên, ở nhiều nước khác nhau, bulpup vẫn được tung ra thử nghiệm đi kèm với những chiến dịch nhồi sọ và đương nhiên tất cả đều dựa vào đám chó điên liệt não cùng căn bệnh thối quỹ công. Vào thời AK-7,62mm thì tất cả các nước châu Âu làm nhục Mỹ bằng cách thà dùng đạn to NATO 7,62x51 rồi cắt nòng đi xung phong, mà không dùng đạn M16 rất nhẹ. Đạn NATO 7,62mmx51 25 gram, đạn M16 lúc đó 13-14 gram, đạn AK 7,62x39 16 gram, đạn Mosin 7,62x54R 22 gram. (đạn Mosin nhẹ hơn vì không có đế dầy của kiểu đạn không gờ móc, AK thì làm vỏ đạn bằng thép, sau đó Mosin cũng vỏ thép nhẹ hơn rất nhiều so với vỏ đồng). Sau này, Âu Mỹ mặc cả dùng đạn FN SS109 nhưng trước khi mặc cả thì có nhiều phương án. Anh Quốc liên doanh với Bỉ là một của xuất khẩu kỹ thuật Đức lúc đó đang là tù binh, format cỡ súng đạn mới là các súng EM1/EM2. EM2 là bulpup được thử nghiệm khá nhiều rồi sau đó nó ám chỉ không được dùng chỉ bởi sức ép từ Mỹ. Đương nhiên, căn bệnh cảm quảng cáo như BAR cảm Chauchat làm ra súng trường xung phong 10kg thì còn nhiều. Pháp quyết chí đem bulpup siêu hiện đại làm tiêu chuẩn FAMAS.

    Tầu Khựa cũng thối nát như thế mặc dù chưa phát triển, QBZ-95 là một nỗ lực của tài phiệt kinh tế-quân sự-chính trị bên Khưạ thâu tóm quyền hành sản xuất súng cho Norinco, súng có các cải tiến đáng kể là bulpup và khoá nòng, đổi từ khoá nòng AK truyền thống sang kiểu FN FNC, điều này khi được chấp nhận làm tiêu chuẩn đã thâu tóm các li xăng của hàng tỷ nhà máy khắp trung quốc vào tay Norinco. Nhưng nhanh hơn Pháp, thì Tầu Khựa sớm bỏ bulpup ví như QBZ-03, nhưng cái khoá nòng vẫn nằm trong tay Norinco.






    Đương nhiên là tất cả các súng trên đều không thể nào sánh với TKB-22. Với súng dài, thì các điểm khác còn có thể đọ, chứ với bulpup thì đương nhiên con số đầu tiên là gọn nhẹ nếu như nó vẫn giữ chiều dài nòng. Và đương nhiên, các bulpup này chỉ dành cho đám liệt não chó điên và các thành trì của chúng là các quỹ công thối nát. Chúng ta có thể so sánh.

    TKB-22 dài 525mm, nặng 2,4-2,8 kg tuỳ đời
    AK báng xếp khi xếp báng dài 680-704mm, nặng 2,97kg - 3,4 kg
    QBZ-95 dài 760mm và nặng 3,4kg

    Các súng bắn đạn NATO 5,56x45 có chiều dài nòng của M16A2 là 508mm, G36 là 480mm, đưa ra các con số chiều dài nòng này để phân biệt tính chất ăn bớt chiều dài nòng khi thu gọn súng
    TAR-21 bản cỡ nòng 460mm có chiều dài 720mm nặng 3,27 kg
    TAR-21 bản cỡ nòng 330mm có chiều dài 590mm nặng 2,95kg
    FAMAS nòng dài 488, cả dúng dài 757mm, nặng 3,61kg

    Những con số đó là sự thật của căn bệnh liệt não chó điên. Các bulpup đó hy sinh quá nhiều mà vẫn không ngắn gọn nhẹ được bằng khẩu súng AK thông thường. Và chúng còn khướt mới phấn đấu đến TKB-22 năm 1962-1965. Tầu Khựa đã bỏ các 86/88/95, còn điểm thấp nhất chính là bác đĩ điếm FAMAS, nó vừa nặng, vừa cồng kềnh lại vừa yếu. Đương nhiên, quân ta đeo khẩu AK báng xếp cũ kỹ cũng hiện đại bằng chán vạn các bulpup trên và chức năng duy nhất của các bupup trên là thức ăn cho chó, lợn, cùng những quỹ công thối nát.






    TKB-022 nặng 2,4-2,8 kg, dài 525mm và vẫn giữ nguyên si nòng súng trường AK 415mm không bớt xén mm nào. Các bulpup của các lợn đương nhiên là tự chúng minh chúng là chó lợn khi đứng trước khẩu này.

    1962
    [​IMG]



    dưới là 1965
    [​IMG]
    [​IMG]
    LarvaNH thích bài này.
  8. cuong7vu

    cuong7vu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/11/2010
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    59

    Về rail cho súng AK, mấy trang trước có nói đến. Cái này ta làm được. Tuy nhiên, rail trên súng AK là kẹp rail, bắt gián tiếp lên súng nhờ một thiết bị nâng (như ông ngắm SVD), không giống như rail trực tiếp trên các dòng súng NATO.
    Khó gì làm cái ray. Cái gián tiếp đó là cho ohép chỉnh khi gia công chưa chính xác và súng bắn tỉa cần chính xác lớn. Còn ray cố định là không cho phép chỉnh hoặc chỉnh ngay bằng các vít trên ống ngắm.

    Bác xem lại, vì sao ta cần súng bắn tỉa cỡ nòng lớn, trong trang này và vài trang trước em có đề cập đến tư duy chiến thuật, mục đích sử dụng của nó. Vì bắn tỉa là bắn phát một, phương thức đối kháng. Đạn nhỏ dễ bắn liên thanh và liên thanh khi đang chạy hơn. Súng phát một nhyư súng trường tiêu chuẩn Mauser Mosin cũng cần di chuyển nhiều nên cần nhẹ hơn. Một khẩu súng bắn tỉa cho phép nặng cả hơn chục kg, do đó người ta làm đạn to hơn. Đạn to hơn đi xa hơn, xuyên giáp tốt hơn... Vơiú bắn tiar thì xuyên giáp là yêu cầu hết sức quan trọng ví như bắn xuyên tường khi xạ thủ địch bắn qua cái lỗ gạch bé tí hhay ô cửa bắn súng trên BMP-BTR, người ta không thể bắn trúng cái lỗ đó và chọn cách bắn xuyên tường.

    Tuy nhiên, với súng bắn tỉa cần cân đối khá nhiều thứ. Đạn to nặng xuyên giáp tốt hơn nhưng lại không căng như đạn có vận tốc lớn. Vận tốc lớn làm đường đạn chính xác hơn do buồng chân không bao quanh đạn sạch hơn, đảm bảo "chống trên mũi nhọn"-tức là chỉ có mũi nhọn được tiếp xúc với không khí- tốt hơn. Đường đạn căng làm giảm độ cong đường đạn và thời gian mục tiêu đang đi như người chạy ngang...

    Mặt khác, khi độ chính xác quá cao so với khả năng của con người thì độ chính xác ấy chỉ dùng làm cảnh trên các giá bắn chuyện dụng.

    Với quân ta thì đạn Mosin thông dụng hoặc phiên bản đạn Mosin bắn đầu thể thao-bắn tỉa là đủ. Thực chất, cứ so sánh thế này, các súng bắn tỉa siêu phầm mà các lợn đần chó dại hay phồng mang trợn mắt sủa đó, đều không dùng trong thể thao, đủ để biết lợn kêu chó sủa những cái gì.


    Đạn 338 Lapua Magnum hiện đang là thời thượng ở châu Âu và Nga cũng như vậy. Nó có thể chụm vào vòng 10 ở 300 mét. Nhưng điều đó bắt buộc phải thực hiện bằng giá bắn và thực chất là không xạ thủ nào làm nổi dù súng có chính xác tuyệt đối. Như thế, chuyện cãi vã đòi thay đạn đó bằng đạn xuyên giáp 9,3x64mm không phải là không có lý. Tuy nhiên, do những khúc khắc về chính trị nên BQP Nga thiên về 338 Lapua Magnum. Cái lý của BQP Nga là mẫu súng dùng cho an ninh chống khủng bố, chứ không phải là súng chiến trên tiền duyên. Khi đó, như cầu bắn bể sọ khủng bố đang dí dao vào cổ con tin sẽ cao hơn là nhu cầu bắn xuyên tường diệt xạ thủ địch sau lỗ châu mai.

    Thực chất, đến nay, thì người Nga cũng đã đi đến kết luận hợp lý, đó là sản xuất rất nhiều loại súng bắn tỉa và súng ngắn xung phong cho các đơn vị an ninh, mỗi lính được huấn luyện đủ loại đó, và tuỳ nhiệm vụ mà chọn súng. Ví như súng ngắn liên thanh cần đến những loại có tốc độ bắn rất cao diệt gọnu mục tiêu, hoặc loại chiến đấu dền dứ không tốn đạn. Súng bắn tỉa thì có 3 loại, một là đường đạn căng, sơ tốc trên 1000m/s như 338 Lapua Magnum để bắn bể đầu khủng bố như trên, hai là đạn xuyên giáp dùng 12,7mm, ba là đạn dưới âm giảm thanh triệt để cho nhu cầu ám sát. Như thế, đạn xuyên giáp 9,3x64mm mà SVD hiện đang theo sẽ tự nhiên nhỡ cỡ, nó định theo đuổi cả hai mục tiêu chính xác kèm xuyên giáp, nên xuyên giáp không bằng 12,7mm và chính xác kém 338 Lapua Magnum. Tất cả các súng đạn này đều là loại dễ làm, không gặp những vẫn đề nhiệt độ mài mòn như súng liên thanh, chẳng hạn như AK thông thường, điểm khó không phải là nhà chế súng, mà là các tướng các tốt chỉ ra được hướng huấn luyện và chiến lược phát triển các chiến thuật.

    Thật ra, làm ra các súng trên không khó, nhưng sự thối nát khoa học bên ta ngăn cản những điểm không khó đó trở thành hiện thực. Khi không tự làm được súng, thì tốt nhất là vẫn dùng Mosin. Đường đạn này lệch trong vòng 12cm ở 300 met, quá thừa đủ với khả năng ngắm bắn của các xạ thủ giỏi và vẫn dùng cho thể thao. Thực chất là đạn 338 Lapua Magnum quá thừa điểm chính xác, đổi lại nòng nhanh hỏng (do nhồi quá áp và vận tốc xoáy lớn), tuy là thời trang nhưng trong thực tế không hơn Mosin đáng kể. Cả hai loại đạn này đều khó giảm âm triệt để và xuyên giáp không đủ, 338 Lapua Magnum xuyên tốt hơn Mosin gấp rưỡi.



    Điều đáng nói là. Ngoài chuyện đường đạn chính xác thì súng bắn tỉa ngày nay đi kèm nhiều đồ điện mới có, như đo xa, quang và hồng ngoại.... Những đồ mới này làm xuất hiện thị trường lừa đảo mới và chính vì thế súng bắn tỉa được bán với giá trên trời đi kèm đút lót tham nhũng cũng trên trời. Như nói trên, không có súng bắn tiả thần thánh nào bắn đến 2400 mét cả, thậm chí 800 mét đã là bắn tìm chim với xác suất trúng rất kém, thế nhưng không gian tràn ngập những nhồi sọ kiểu đó. Mấy năm nay, đạm chó điên lợn dại tung hoành các chiến mọi nơi mọi chỗ. Thực thất thì khẩu súng bắn tỉa khai thác tối đa khả năng con người không có gì khó làm, một nòng đạn Mosin hay 12,7mm là quá thừa khai thác khả năng ngắm bắn của con người cũng như xuyên giáp, hay một nòng đạn 338 Lapua Magnum có thể lắp trên các giá súng đặc biệt như giá thử súng ở trường bắn, như là đặt trên xe cơ giới, để bắn tỉa bằng máy.... và chúng dùng các phương tiện quang-hồng ngoại thông thường đi kèm với xe hay lính. Ở 2400 mét như chó sủa chẳng hạn, thì cũng chỉ ngu như lợn và điên như chó mới không lấy BMP-BTR ra phụt cho loạt pháo hoặc nguyên cả cục ATGM, ít ra cũng là loạt 12,7mm liên thanh.








    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
    Nhân đây. mìh nói chuyện đến một phương pháp bắn tỉa rất hữu dụng, là bắn tỉa đêm.

    Trước tiên là nói chung về bắn tỉa. Bắn tỉa thật ra khác xa các cái cách mà các súng bắn tỉa phương Tây thường nhồi sọ. Chiến thuật bắn tỉa đúng đắn chỉ bắn trong tầm 300 mét và đến 800 mét đã là bắn rất hú hoạ, chỉ bắn trong những điều kiện đặc biệt và hiếm gặp, như gió lặng, mục tiêu hoàn toàn đứng yên và quân ta hoàn toàn được che kín ví như bắn trong rừng ra. Thật ra, súng bắn tỉa là loại súng bắn du kích, có sức chiến đấu rất kém so với các vũ khí khác. Ví dụ, nếu như bị lộ, thì xạ thủ rất khó sống trước những hoả lực khác của địch như súng máy đại liên, trọng liên, pháo của xe BMP như pháo 30mm liên thanh hoặc pháo 75mm bắn nhanh. Thậm chí, quâ địch tương luôn một ảu ATGM có tầm bắn 4--6km từ các xe BMP, BTR hoặc công sự là đi đời xạ thủ.

    Như thế, bắn tỉa là chiến thuật phải tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc du kích, ẩn thật kín, bắn chắc chắn chết địch và vì thế không nên bắn xa. Các kiểu bắn xa hàng km trong thực tế là quân Mỹ ở trên các chòi canh bắn trâu bò hay nông dân ngoài đồng, những điều này chúng ta không lạ, những loại lính yếu đuôi ngu xuẩn và hèn nhát đó là sản phẩm của các công ty sống bằng nghề giun sán giòi bọ và đội quân liệt não chó đên, chúng cười hô hô lên khi bắn đổ em bé chăn trâu ngãn xuống ruọng hay con trâu lăn đùng ra giãy.

    Quân dã tuy không có những thiên tài đặc sắc như Nga và Đức cầm Mauser Mosin WW2 với hàng trăm chiến công (chỉ tính số chiến công được confirm), nhưng cũng có nhưng đợt bắn tỉa không tồi như Cồn Tiên Dốc Miếu quấy rối hàng rào McNamara, cũng đủ để xây dựng nên kho kinh nghiệm chiến thuật.

    Nhìn chung, người lính bắn tỉa là thợ săn, anh ta ẩn mình thật kỹ, tính được đường tháo lui và kiên nhẫn chờ địch vào điểm có xác suất bắn trúng đích nhất: tầm dưới 300 mét, mục tiêu đứng yên hay đi dọc đường đạn-không đi ngang, ngắm bắn thật kỹ. Quân ta thì cũng nhiều cái... không được đàng hoàng, ví như nhằm thằng địch đi tè, chỉ bắn thằng đầu bị thương đợi bắn tiếp thằng ra cứu... tất nhiên, ngoài trận thì không tính chuyện quân tử khi giết nhau. Thôig thường là dù chưa phát hiện ra xạ thủ định đã bắn loạn tùng bậy, nên lúc đó bị lộ là chắc chết, hàng tỷ khẩu súng máy súng cối, súng phóng lựu liên thanh và pháo bắn nhanh cày cho cả vùng xung quanh anh nát như tương, nên cần tính đúng đường tháo. Có nhiều cách, như dùng rất nhiều xạ thủ ở Điện Biên Phủ để địch không đi ... ị được , hay đơn giản hơn là các súng bắn tỉa chạy ra tít xa, ven rừng.... nghi binh để súng ở rất gần diệt địch.

    Không dính hoả lực đông, thì đối diện với súng bắn tỉa là các súng máy đại liên, trọng liên. Cũng khác với đại liên Tây bắn diện tích, đại liên Nga-Đức được thiết kế để điểm xạ loạt bắn mục tiêu điểm. Ví dụ điển hình là MG42 bắn tốc độ cao 1200 và giá súng rất cân, giảm rung ngang, chúng trùm một loạt đạn chụm cả không gian và thời gian xung quanh mục tiêu, nhờ đó tăng tầm bắn hiệu quả mỗi loạt lên nhiều lần so với bắn từng viên, cho phép bắn xa và nhanh hơn súng bắn tỉa cùng loại đạn. Các bạn có thể thây, MG42 (sau này là MG3) có bộ giá súng đàn hồi theo trục đường đạn/trục nòng, làm khẩu súng không đập mạnh vào các chân đế, đến súng trường G11 cũng vậy, trong loạt 3 viên tốc độ 2000, nó trôi trong ray có hướng dọc trục nòng không làm súng rung đổi hướng.



    Nếu như có đủ phương tiên thì việc bắn tỉa ban đêm có hiệu suất cao, địch khó phát hiện được ta và thường lơ là cảnh giác. Để nhìn đêm, ban đầu các súng có các kính nhìn đêm kiểu ống kính khếch đại sáng, rồi hồng ngoại hùng quang và sau là camera hồng ngoại.

    Kính nhìn đêm khếch đại sáng là kiểu đơn giản nhất tuy cồng kềnh. Nó cũng như các kính viễn vọng thường, nhưng có vật kính to, hội tụ nhiều ánh sáng tạo thành ảnh thật và mắt kính làm lúp để nhìn ảnh đó. Độ khếch đaị góc nhìn không lớn thậm chí là 1, nhưng thay vào đó là độ khếch đại sáng. Những khếch đại sáng này rất đắc dụng thời hồng ngoại điện tử chưa phát triển, chúng đảm bảo tầm bắn súng bộ binh 300 mét trong sáng trăng hoặc là chỉ có sao và bầu trời trong.

    Kính hồng ngoại huỳnh quang dùng các chất huỳnh quang biến đổi hồng ngoại thành ánh sáng nhìn thấy, lloại này cho ánh sáng yếu, thường phải dùng đèn chiếu hồng ngoại và không tiên cho bắn tỉa, quân ta dùng trên xe.

    Camera hồng ngoại khếch đại và biến đổi hồng ngoại từ phim lên màn hình bằng điện. Các cam này được Đức chú ý phát triển trong WW2 và hoàn thiện ở mức giá cao cuối 196x, ví như quân ta dùng trên đạn đối không SAM-7 A72. Phim bao gồm rất nhiều phần tử cảm nhiệt, sau lứa đầu của A72 thì các phim này được làm lạnh tiếp giáp đến gần 0 độ K nên rất nhậy, đến nay chúng có hàng triệu phần tử, các đạn không đối không Nga có đến 25 triệu, còn các kính nhìn đêm cá nhân nhỏ hơn và dùng kết hợp với hệ thống thấu kính. Hiện nay đã có phổ biến các máy có tầm súng bộ binh 300 mét gắn trên súng hoặc đeo trước mắt. Còn các máy có giá 3 chân đạt đến 1500 mét khi nhìn người. Các cam này ngày nay thường được dùng kết hợp 2 dải bước sóng, cho phép đo nhiệt độ chính xác bề mặt mục tiêu, phân biệt mục tiêu dễ dàng hơn với các nguồn hồng ngoại khác như đống lửa.

    Các kiểu kính nhìn đêm đã được áp dụng từ cuối 195x như NSP-3 (khếch đại sáng), NSP-2(IR hồng ngoại), NSPU, PGN-1 (II), IPN58(II) . Các kính này thiết kế cho các ray lắp đa năng trên B41 hay loại AK và súng trường bắn tỉa như Mosin, SVD...

    Những cảm biến camera hồng ngoại thụ động được ứng dụng rộng vào thời điện tử 198x-199x, ví như lúc đó có Parm-DM 12 Messerschrrtitt Tây Đức 198x có tầm phát hiện xe tăng 100 mét trong các điều kiện -35 độ +50 độ C, từ đó các ứng dụng này phát triển nhảy vọt đến nay. Đến 200x thì chúng đã đủ tốt và rẻ cho bắn tỉa. Ngày nay, các cam hồng ngoại nhỏ đặt trên thước ngắm thường của súng bộ binh đã có tầm nhìn đêm đạt 150 mét, hay dùng cho các snlt có tầm như thế. Một cái có tính năng cỡ đo nhưng to hơn được quân Mỹ đeo trên mũ, còn bên châu Âu thì các đeo trên mũ hay lắp như ống kính quang học đã đạt 300 mét đủ để bắn tỉa. Các cam hồng ngoại này cũng kết hợp luôn việc khếch đại ánh sáng nhìn thấy cũng bằng camera, mỗi máy thường có một vài ống kính và phim cho các bước sóng khác nhau hoạt động đồng bộ.

    Trong cuộc đấu bắn tỉa hiện đại, vì những cam đó xuất hiện như cầu làm tàng hình hồng ngoại khẩu súng. Tuy nhiên, điều này đến nay chưa được các nhà làm súng chú ý phát triển





    NSP-3, nhìn đêm khếch đại quang
    [​IMG]

    NSP-3M
    [​IMG]

    [​IMG]
    LarvaNH thích bài này.
  9. Minh_Huong

    Minh_Huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2010
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Mình có cái thắc mắc sao cái báng súng Ak ta có thể làm thụt ra thụt vô như cây Mp-5 có phải tốt hơn không mà cứ phải xêp vô xếp ra chi?
    Vừa tiết kiệm vật liệu mà độ thẩm mỹ cũng cao nữa :D
    [​IMG]
  10. cuong7vu

    cuong7vu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/11/2010
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    59
    Bạn bảo G36 cùng nhà với MP5 nó bỏ cái báng kiểu AK-74 đi mà dùng báng này trước đã.

    LarvaNH thích bài này.

Chia sẻ trang này