1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một đề xuất để có mẫu súng bộ binh việt nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ongtrumk1, 17/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Vì đã gọi là đề xuất từ Ak 74 - An 94 đều lần lượt được các bác hvb show ra, do vậy ko lý do gì mà ko đề xuất các thể loại súng vs đạn khác :)


    HK416 - xứng danh gia đình G,M,AR :)
    Sau các phiên bản của chương trình OICW Block 1 / XM8, công ty Heckler & Koch(HK) đã quyết định thâm nhập vào quân đội Mỹ và các thị trường thực thi pháp luật với các thiết kế thay thế rất hứa hẹn. Dựa trên kinh nghiệm đã đạt được trong chương trình nâng cấp thành công SA 80 / L85A1 của Anh, HK quyết định sửa lại các súng trường M16 và M4 carbin với hầu hết các vấn đề còn tồn tại của chúng, vốn có thiết kế đã hơn 40 năm. Cải tiến mới đó là: đưa hệ thống trích khí từ G36 sang. Hệ thống này thay thế các hệ thống khí đốt trực tiếp của súng trường M16 tiêu chuẩn, nó làm cho thuốc súng không sót lại bên trong ngay cả khi phải bắn nhiều và liên tục. Hệ thống trích khí mới làm việc rất tốt với tất cả các cỡ nòng. Cải tiến khác bao gồm lắp ráp bộ đệm mới, chốt được cải thiện và kim hỏa bằng thép luyện cũng như ốp lót tay kiểu Picatinny có rãnh gắn thêm phụ kiện. Những mẫu hiện tại (2005) bao gồm loại carbine với nòng dài 10.5 inch và 14.5 inch, loại carbine 16,5 inch và súng trường 20 inch sẽ ra mắt sau.

    Thông số kỹ thuật:

    Cỡ đạn:
    5.56x45mm NATO
    Cơ chế hoạt động: Trích khí, chốt xoay 7 tai
    Tổng chiều dài: Nòng
    10 inch: 686mm, nòng 14 inch: 785 mm
    Chiều dài nòng:
    10.5 inch / 267mm; 14.5 inch / 368mm; 16.5" inch / 419mm và 20 inch / 508mm
    Cân nặng:
    3.31 kg với nòng 10.5 inch, 3.5kg với nòng 14.5 inch
    Tốc độ bắn:
    700-900 viên / phút
    Băng đạn:
    30 viên, hộp 60 viên và hộp đôi 120 viên.

    [​IMG]
    HK416 với nòng dài 10,5 inch (267mm)
    [​IMG]

    HK416 với nòng dài 14,5 inch (360mm)
    Các mẫu cải tiến thu hút khác, cũng dựa trên những cải tiến của HK, là HK417- Loại súng trường 7.62x51NATO kết hợp những yếu tố của AR15/M16, được tích hợp những cải tiến của HK và hệ thống trích khí mới, có lẽ nó sẽ sử dụng băng đạn của súng G3. Nếu những lời đồn đại về HG417 là sự thật, thì khẩu 5.56mm HK416 và 7.62mm HK417 sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc cạnh tranh với hệ thống FN SCAR mới nhất của Bỉ.

    [​IMG][​IMG]
    Súng trường HK417


    [​IMG]

    [​IMG]

    Hk417 Sniper
    HK416 hoạt động theo cơ chế trích khí, chốt xoay 7 tai. Nút chỉnh chế độ bắn cho phép bắn từng viên hay bắn liên thanh. HK416 giữ lại tất cả những cách thức điều khiển của M16, bao gồm nút tròn thả băng đạn ra, nằm phía bên phải súng. Rãnh gắn phụ kiện tiêu chuẩn của HK416 là loại Picatiny, có thể gắn bất kì thiết bị ngắm nào trên loại mấu STANAG-1913. Nó cũng gắn được ống phóng lựu HK AG36/AG-C 40mm dưới nòng súng và các kiểu ông ngắm cơ bản của M4.

    [​IMG]
    HK416 với ống phóng lựu HK AG36/AG-C 40mm

    [​IMG]
    [​IMG]
    HK416 tháo rời các bộ phận

    HK416 đã và đang được sử dụng trong nhiều lực lượng đặc nhiệm của Mỹ cũng như của NATO. Rất được ưa chuộng vì khả năng ngắm bắn tốt, ít tắc đạn hơn M4 và gắn được rất nhiều phụ kiện đi kèm, dễ dàng chuyển đổi thành súng máy hoặc súng bắn tỉa.

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    "Đã sống là phải mơ", dĩ nhiên thực tế có thể ko được như là mơ, dưng mà cứ mơ đi đã :), vì trước đây có ai từng mơ nhà ta có TAR21 đâu nào :D
  2. tolorado

    tolorado Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    nhưng em nghe đâu MP7 hơi bị mắc bác ạ
  3. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
  4. apachai2223n10208e

    apachai2223n10208e Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Chu
    http://ttvnol.com/gdqp/p-21049079#post21049079
    http://ttvnol.com/gdqp/p-21067717#post21067717(hoặc link bị lặp http://ttvnol.com/gdqp/p-21067720#post21067720)
    http://ttvnol.com/gdqp/p-21067723#post21067723

    Phân biệt các loại ACR
    http://ttvnol.com/gdqp/p-21070422#post21070422

    Khóa nòng và trích khí trước đây
    http://ttvnol.com/gdqp/p-21098263#post21098263
    http://ttvnol.com/gdqp/p-21099109#post21099109



    Có thể xem ví dụ điển hình về AK nhái qua bản súng Thụy Sỹ SiG-550, súng được quân đội Thụy Sỹ dùng với tên biên chế Stg.90= Súng bộ binh xung phong thập niên 199x.
    Swiss Arms/Sig 550 disassembly and reassembly Part 1 of 2
    Swiss Arms/Sig 550 disassembly and reassembly Part 2 of 2
    SIG SG 550
    Gunpic ảnh đẹp
    http://world.guns.ru/assault/switch/sig-550--551--552-e.html

    Gọi súng này là điển hình vì nó nối tiếp FN FNC đã nói trên. FN FNC là bản AK nhái của Bỉ Thị Lì. StG.90 Thụy Sỹ cùng hàng với AR-90 Ý, có những cải tiến sau FNC và bắt đầu phục vụ 199x, bắn đạn NATO 5,56x45mm (tiêu chuẩn La To này được Mỹ hóa, đổi từ mm sang inch là M855, xuất phát từ FN SS109). Trong khi La To tồn tại 60 năm không có lấy một khẩu súng trường thống nhất, bất chấp sự hy sinh lớn lao của Đức, thì các nước La To hiện đại nhất về súng ống dùng AK cho lành =)):))[:D]. Tất nhiên, chắc các bạn đã biết, rất ít chó điên lợn đần biết được điều đó, vì không liệt não thì làm sao mà ngu được như lợn và điên được như chó. Thật ra, thì Ý Đại Lợi gần đây, 2008, có ra một bản theo mẫu AR-18 nhưng hiện đại hóa (như đường đi của G36 Đức Ý Chí), đó là bản Beretta ARX-160. Dưng cơ mừ có 3 điều. Một là, nó chỉ dùng hệ khóa nòng nhiều tai M16 để có thể mua giúp Colt dăm ba cái máy cắt khóa nòng, chứ các bộ phận khác của nó lai khác xa. Hai là, nó vẫn đang trong thời kỳ mẫu thử, quân đội cảnh sát Ý đến nay vẫn dùng AK nhái AR-90. Ba là, chỉ có ngần ấy đã góp phần làm TTg theo Mỹ Béo Lú Ni Cô đổ rồi. Chúng ta đã biết, nước Đức hy sinh một chút, cúi mình cải tiến AR-18 thành G36 để hướng tới một súng trường NATO thống nhất, điều ngu như lợn và điên như chó là đến nay điều đó vẫn chưa có và mọi sự ngu điên đều do Mèo Hoang mà ra. Hai là, nếu như quá chán cái tính chó lợn trong NATO, thì Đức đã có dự phòng mẫu G11 thế hệ mới và họ chỉ cần cải tiến quân đội một chút để ứng dụng súng đó cùng cả thế hệ vũ khí mới đi kèm. và thêm nữa, các nước bé hơn Đức, quân đội ít tiền hơn Đức do tỷ lệ ngân sách quân sự thấp, hay ít có khả năng chế ra niều loại súng với nhiều loại quân đội như Đức, chỉ có thể dùng mẫu truyền thống... thì những nước có trình độ khoa học cao trong tình huống như thế là Thụy Sỹ, Bỉ, Ý, Phần Lan... dùng AK cho lành. Đan Mạch trước cũng dùng AK nhưng gần đây bị nhồi sọ M16 chính hãng cùng một bản với Na Uy, điều đó không quan trọng lắm vì xu thế theo Mỹ đã nhạt rồi. Xu thế này bùng lên 199x-200x, cùng với sự bùng nổ của Internet và truyền hình số, ở đâu đâu cũng xuất hiện lớp chính trị gia sống bám vào một nửa số cử tri là những người nội trợ lười biếng nghiện TV để con cái liệt não nối đời. Những trính chị gia kiêu dâm các bà nội trợ nghiện TV điển hình có thể kể đến béo lú ni cô trên và sát cô dì bên Pháp, hay đám chinh trị miết man xúc giác đám đàn bà sồn sồn nghiện TV liều cao hàn xẻng... Tuy nhiên, nước Đan Mạch quá bé nhỏ trước hàng tỷ người dùng AK bắn đạn NATO, ngoài các nước kể trên còn có Ấn Độ, Indonexia và hàng tỷ nước khác.


    Các súng AR-70 Ý, FN FNC Bỉ đều ban đầu là súng bắn đạn to NATO 7,62x51 , loại đạn này là đạn súng trường đối kháng battle riffle như Mauser-Mosin. Tiêu chuẩn NATO này có sơ tốc vươn lên cỡ Mosin và cỡ khối lượng đầu đạn, cấu tạo đầu đạn cũng như Mosin, sơ tốc cao hơn Mauser truyền thống một chút, nhưng lại dùng vỏ đạn tiện cho súng liên thanh kiểu Mauser, có thể coi là vỏ Mauser đầu Mosin. Hiện nay Nga chỉ còn dùng loại đạn súng trường này cho PK và các súng tương tự, tuy nhiên vỏ Mosin là sự hy sinh lớn lao của Mosin cho Tula ngày đó, vẫn cản trở các PK dùng băng hộp lò xo ngày nay. Loại đạn này được format trong thời đạn dược còn đắt, súng bắn từng viên, ngắm kỹ càng nổ phát một, nên nó to mạnh chút, chứ không cần giảm giật để bắn liên thanh trên tay như súng trường xung phong. Chúng ta đã biết, các nước NATO châu Âu đã làm nhục tập thể M16A1 trong thời AK-7,62mm, họ dùng loại đạn to này rồi cắt ngắn nòng đi mà xung phong, hay làm thân súng nặng hơn chút (cỡ trên 4kg) cũng có tác dụng giảm giật đôi chút, chứ nhất định không dùng đạn Mỹ của M16A1. Đến 198x thì chúng ta cũng biết, NATO đã thống nhất được cỡ đạn 5,56x45mm, FN thiết kế FN SS109 và được chấp nhận làm tiêu chuẩn này, với sự cùng ngu cực xuẩn là nhà Mèo bắt đạn có cùng cỡ đường kính với M16A1 và vì thế phải dùng đường đạn lớp nửa sau tk19, bỏ thuật đường đạn ngoài "chống trên mũi nhọn" có từ Mauser G98 1898 và Mosin M1910.

    Có thể dễ dàng quan sát SiG-550 trong các link trên.
    Khung thân súng có cấu tạo truyền thống như từ thời DP, PPSh, tức là bản lề phía trước gập phần cổ băng và cò xuống tách súng làm 2 khi tháo lắp, nhưng đã dùng nhiều rèn/dập. Cấu tạo này trước đây dùng khi sắt rèn/dập còn kém cần cắt gọt nhiều, nhưng dễ thấy SiG-550 cũng tận dụng rèn/dập hiện đại gần như cấu tạo vỏ ngoài của AK mặc dù vẫn dùng bản lề. AK, SVT, SKS... khác ở chỗ chúng tháo nắp hộp khoá nòng rồi lò xo đẩy về, rồi bệ-khóa nòng, còn phần thân vỏ máy súng gắn liền với cổ súng và nòng, và vì gắn liền nên đơn giản chắc chắn. Có thể hiểu rõ hoan thế này, cả AK và SiG-550 đều kéo bệ khóa nòng về sau để tháo bệ ra, nhưng AK làm điều đó bằng cách tháo lò xo đẩy về ra sau khi đã tháo nắp trên hộp khóa nòng (hộp vỏ máy), khi đã tháo cần đẩy về (operating rod) có gắn lò xo đẩy về thì bệ mới có chỗ trống để lùi về sau đến mức nhấc lên tháo ra được. Còn SiG kéo bệ về được sau khi đã mở bản lề súng ra, cái bản lề này có thể coi là AK đã thu gọn thành điểm gài trước của nắp hộp khóa nòng. Thêm nữa, chỉ có AK đời đầu còn vặn ren để lắp nòng vào thân máy như truyền thống, chưa đến AKM, chỉ sau đợt sản xuất đầu tiên chút, thì ren này đã được thay bằng chốt đóng. Như thế, cấu trúc súng Nga đã biến đổi thành một nhánh riêng so với các hãng súng lừng lẫy châu Âu vào thời điểm SVT và SKS, sau các cấu tạo bản lề truyền thống DP và PPSh.

    Một số điểm lẻ nữa thì như truyền thống Nga-Đức. SiG-550 đương nhiên có ốp lót súng trường và không thần kinh, tức là nó dùng băng gài kiểu AK chứ không dùng băng cắm cổ dài của súng không có ốp lót để lắp trên súng có ốp lót như M16 lấy cổ băng của MP Đức. SiG-55x ngày nay cũng có báng nhựa đặc như AK-74M, đã qua thời cái khung như như AK-74 đời đầu và G36 ngày nay, trước đây SiG-550 đời đầu cũng báng nhựa khung như thế. Báng của SiG-550 gập bên phải với tay kéo khóa nòng bên phải. Đương nhiên, nó không lai căng ngu xuẩn cái gập bên phải như Remington ACR mà các bạn đã tham khảo, nó gập báng xuống thấp né xa đường thoát vỏ và đường chạy tay kéo khóa nòng. Chắc các bạn đã biết, tại sao Nga-Đức lại hoán cải hướng gập ngang báng cho nhau, Nga tay kéo phải trước gập trái nay gập phải, Đức tay kéo trái vẫn đang gập phải nhưng ngâm kíu gập trái. Đó là, khi thay băng gập báng thì Nga cầm ốp lót tay trái, Đức cầm cò tay phải, trước họ gập ngược né đường chạy tay kéo, nay họ gập thuận nhưng hơi thấp xuống để cùng bên tay tự do dễ thay băng gập báng. SiG-550 theo kiểu Nga khi thay băng gập báng cầm ốp lót, cũng như tay kéo khóa nòng và khe thoát vỏ cùng một bên. SiG-5xx/4xx cũng có những bản dùng băng cắm, đương nhiên để làm thức ăn cho loài chó giống lợn. Hài hước là cảnh sát Thụy Sỹ cũng dùng một bản băng cắm như thế, để dùng "băng tiêu chuẩn cảnh sát châu Âu" mặc dù cho đến nay vẫn chưa thể đạt được một thỏa thuận như thế, dĩ nhiên là cái hài hước này rất nhỏ so với G36 chưa kiếm được bản súng trường thống nhất châu Âu.

    SiG-550 có trích khí kiểu FN FAL, đây là cải tiến dễ tháo lắp lau từ trích khí SVT, nó có cần đẩy lùi dùng lò xo đẩy về riêng, nhờ thế cần đẩy lùi tách khỏi bệ khóa nòng, tạo đường đi thông thoáng cho vỏ thoát ra, dùng tiện cho những khóa nòng-vỏ đạn bất tiện như đạn Mosin có gờ móc hay khóa nòng đẩy vỏ lò xo kiểu M16. Trích khí này có cylinder cố định gắn với trích khí, dễ vặn tháo ra về phía trước. Sau khi tháo cyliner thì dễ dàng tháo cả thoi đẩy, lò xo đẩy về riêng của thoi đẩy và ống dẫn thoi, piston nằm ở đầu thoi đẩy. Trên đỉnh trích khí này SiG-550 đặt đầu ruồi, nhưng một số súng dùng trích khí này có vít chỉnh trích khí trên đó. Cũng đã biết, trong mẫu FN FAL lần trước tham khảo, thì nó có phóng lựu từ nòng chính, thước ngắm lựu gắn với cái cylinder tháo phía trước, khi lật thước ngắm lựu lên thì đồng thời cũng chỉnh trích khí sang chế độ bắn lựu, còn khẩu SiG-550 ở đây không phóng lựu từ nòng chính, nên chỉ có chức năng tháo bộ trích khí/thoi đẩy/ống dẫn thoi từ việc tháo cylinder về phía trước. Cũng đã biết G36 cải tiên ưu hóa cái trích khí kiểu này như thế nào. SiG-4xx và 5xx cũng có nhiều biến thể trong đó có cần đẩy lùi liền như AK, điều đó đương nhiên là thuận lợi vì khóa nòng kiểu AK giữ vỏ đạn và văng vỏ đều chắc đều chính xác, cần đẩy lùi liền đường nhiên là chắc chắn đơn giản, nó lắp lỏng với bệ để súng làm việc "dẻo" hơn, piston-cylinder cắm vào nhau sướng hơn không bị bệ đẩy xiên xẹo như là khi cần đẩy lùi lắp cứng với bệ khóa nòng bolt carrier.

    SiG-550 có khóa nòng/bệ khóa nòng kiểu AK nhưng cái chốt tháo hơi khác hợp với cấu tạo thân khung. Để tháo bệ, sau khi mở khớp gập, người ta ấn nẫy tháo tay kéo bệ ra và đổ bệ trượt về sau, giống như FAL hay FNC. Cấu tạo này không thể đơn giản như AK vì toàn bộ bệ AK là một cục không tháo lắp gì cả. Bệ của SiG-550 khá giống bệ của SVD có đẩy lùi rời, nhưng AR-70/90 mới thật là cả bệ và khóa giống SVD. SiG-550 có bệ/khóa hơi khác, tai quay không nằm trên phần trán to nhất của khóa nòng quay hai tai đầu to như hệ AK, mà nằm ở phần sau chút trên cái cổ, cấu tạo này giống FN FNC nhiều hơn. Như chúng ta đã biết, kiểu khóa nòng AK nhưng lùi tai quay về này giúp dễ làm hơn trên các máy gia công cắt gọt điều khiển số CNC, AK thì gia công trên các máy cắt gọt có trang bị hành trình cứng cơ khí, điều này giúp FN FNC dễ dàng dùng máy đa năng gia công những lô hàng không lớn lắm xen kẽ nhiều loại súng khác nhau chỉ cần đổi chương trình số, còn AK thì thích hợp với những nhà máy chuyên dụng cho súng trường tiêu chuẩn toàn quân. Tất nhiên, giá thành và năng suất máy của kiểu FNC thấp hơn nhiều kiểu AK, nhưng thích hợp với những hãng như FN, SiG ... xuất khẩu nhiều loại súng cho nhiều nước, mà quân đội của chính họ lại chỉ có một mẩu.

    Mình cũng đã làm so sánh kiểu khung gập và tai quay ở đây, đáng tiếc là mấy con chó dở điên ở đó khó chịu quá http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=18965.420. Các bạn có thể nhận thấy, ưu và nhược điểm của vị trí tai quay AK thể hiện trên các đời AK, FN FNC và SiG-550. Vị trí tai quay AK đặt trên đầu to của khóa nòng, có bán kính tay đòn lớn nhất, lớn hơn cả tai chịu lực, nên người ta dễ dàng hiệu chỉnh lực quay, khi giật vỏ đạn đã bắn rồi ra với nguy cơ tắc chặt cao nhất thì lực quay mạnh, sau đó lực giảm và đổi sang đường đi, cũng như đường lấy đà của bệ thì cơ cấu hiệu chỉnh lực-đường đi này thực hiện bằng khe quay chữ S với việc điều chỉnh độ nghiêng quay, giống như bạn nhẩy số khi lái xe. Khe quay của AK rất nông so với kích thước của phần bệ chứa nó và do đó không hề ảnh hưởng đến độ bền của bệ. Khe quay lùi về sau của FNC có bán kính tay đòn nhỏ, lực yếu nhưng lợi đường đi của bệ khóa nòng, vì vậy độ dã chiến của FNC không thể như AK (đương nhiên ở đây chỉ tính phần khóa-bệ) nhưng có thể làm máy súng ngắn đi một vài mm. SiG-550 thì có tai quay trên khóa nòng nằm trên ổ, không lùi quá về sau chuôi bé như FNC, điều này đương nhiên gây ra việc gia công chậm hơn, không khỏe như AK nhưng khỏe hơn FNC.

    Chúng ta đã biết, cái đầu to của AK cùng cái khe quay trên cổ bệ là lấy từ M1 Garand nhà Mèo Hoang. Thật buồn cười, từ cái wiki ăn cắp vặt não quy mô lớn, ăn cắp nhỏ nhưng ăn cắp mọi nơi mọi chỗ, ăn cắp vặt nhưng ăn cắp liên miên, có hàng đoàn hàng lũ chó điên và lợn liệt não. Một đợt, chúng ra sức chứng minh MP44 là súng trường bất chấp người chế ra nó, người dùng nó dập lên vỏ nó chữ MP là súng ngắn liên thanh. Chúng cố chứng minh MP là súng trường để chứng minh MP44 là bố đẻ AK. =))=)):))[:D]. Không một con chó hóa dại, con lợn liệt não biết rằng, AK được thiết kế lại từ chính niềm tự hào của chủ chó chúa lợn là M1 Garand. Chết cười những tính chất của đàn súc vật ngu hơn lợn và điên hơn chó. Thật ra, như chúng ta đã bàn, M1 Garand có nguyên lý sơ khai đến những đặc điểm như ruột để ngoài da và chưa có bánh đà, tức bệ khóa nòng. Cái khe quay đó tạc trên cái thanh trượt bằng đường ray bên ngoài vỏ máy súng và nối với piston/cylinder sơ khai bằng cần đẩy lùi cong như cấu tạo của các súng sơ khai Mondragon Mexico, FSA Mle 1917 Phú Lãng Sa. Cấu tạo đó đương nhiên là sơ khai với đầy đủ những thuộc tính cuả tính sơ khai, nó yếu, dễ hỏng, kín khít dễ tắc trong khi đó lại quá đắt vì những tư thế yếu đuối mảnh dẻ cần vật liệu đắt đỏ. Và vì không có bệ, tức bánh đà của máy súng, thì dù có cố đến mấy súng vẫn hết sức yêu đuối hơi tí là mất tính tự động, tất nhiên khả năng súng kẹt hoàn toàn thấp hơn chút nhưng chút đó cũng không phải là khoảng cách quá xa. Chúng ta cũng đã biết, từ thời còn Nga Hoàng, tiền thân của DP đã được trình lên như một bản thiết kế sơ cua cho Fedorov Avtomat, cũng như thế, năm 1944 bản cạc bin dùng kiểu khóa nòng của AK đã được thử nghiệm. Tất nhiên là cả DP và AK đều có bệ khóa nòng, cần đẩy lùi, đường thoát vỏ.... thông thường cũng như thừa kế và phát triển nhưng ưu hóa trong trích khí và máy súng. Vào thời chiến tranh khốc liệt, bản vẽ nham nhở như FSA Mle 1917 Phú Lãng Sa còn có thể chấp nhận được. Nhưng xin thưa, FSA Mle 1917 còn có bệ khóa nòng đấy ạ, sau đó M1 Garand mới bỏ cái bánh đà vô dụng của động cơ đi, trong khi thừa kế cái cần đẩy lùi cong với ray ngoài ruột để ngoài da, cái mà FSA Mle 1917 học vội Mondragon = súng trường phát một lên đạn tự động đầu tiên của thế giới, cũng là súng trích khí đầu tiên được chấp nhận.

    AK cải lại cái đầu to của M1 Garand và lắp trên bệ khóa nòng như truyền thống châu Âu, vận hành cơ cấu bệ-khóa. Trong đó, bệ thì nặng đảm nhiệm chức năng trữ năng, khóa nòng thì khéo nhẹ đảm nhiệm chức năng quay lắc đánh võng. Cũng như các súng châu Âu khác, AK đương nhiên là điều hòa tốc độ bắn bằng bộ cò-búa, không lo lò xo đẩy về ảnh hưởng đến tốc độ bắn và cứ làm lò xo cùng bệ khỏe nặng đến mức độ lính gấy tay thì thôi. Tuy nhiên, sau này AKM sửa lại bộ cò búa, thêm cái nẫy có tác dụng như con lắc điều hòa tốc độ văng búa, thì các súng nhái AK vẫn dừng ở mức độ AK đời đầu, tức điều hòa tốc độ bắn bằng tốc độ văng búa, điều này đến nay nhà M16 vãn dek hiểu được nên mới có cái nút trợ lực đẩy về trứ danh mà cả thế giới này chỉ mình nó có. AK cũng không phải là thằng đầu tiên điều hòa tốc độ bắn bằng búa, mà đó là kinh nghiệm của cả châu Âu khi dùng búa quay trong liên thanh. Có nhiều súng phát một lên đạn tự động và đương nhiên chúng không cần điều hòa tốc độ bắn liên thanh, Đức lợi dụng điều đó để làm búa thẳng như G41/43, búa thẳng không chuyển động ngang đứng ít rung khi bắn tỉa. DP và PK dek cần điều hòa tốc độ bắn bằng búa, chúng điều hòa tốc độ bắn như M16, bằng lò xo đẩy về và khối lượng bệ-khóa, dưng cơ mừ chúng là súng to nặng chứ không nhẹ như M16, lò xo đẩy về thoải mái làm thật khỏe, duy nhất trên đời có M16 là yêu cầu lò xo đẩy về "yếu đi", nhất qủa đất, chết cười các đặc tính của giống chó loài lợn, thứ lợn được lên ngôi trong tiếng tung hô vỡ địa cầu của giống chó dại.


    Chúng ta cũng đã biết, vào chung kết cùng AK là Bulkin. Bulkin về đại thể như AK, thậm chí, Bulkin đã truyền cho AK nhiều đặc điểm quan trong trong đó có cấu tạo khung thân. Bulkin cũng là khóa nòng quay 2 tai đầu to, nhưng hậu duệ của nó là FN FNC và các SiG-550 mà chúng ta đang nói đến, tức tai quay đặt trên đuôi nhỏ của khóa nòng. Điều này làm cho việc gia công bệ khóa nòng không cần thợ quá lành nghề hoặc chương trình chạy dao cơ khí. Chúng ta cũng đã thấy, khe quay của AK ban đầu được gia công bằng phay từ mũi dao tương tự như mũi khoan, chạy theo một chương trình cơ khí lắp trên máy chuyên dụng, điều này làm chuyên nghiệp hóa cái máy, ngoài làm AK nó chẳng làm được gì nếu như không mất thời gian tháo lắp khối lượng đáng kể. Kiểu Bulkin và FN FNC được thử nghiệm bằng thợ lành nghề, mà sau này được thay bằng số CNC. Nhược điểm lớn nhất của kiểu tai quay trên chuôi là cái khe quay làm ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của bệ khóa nòng vốn va đập mạnh liên tục.


    Trong hai kiểu FN FNC và FN FAL, chúng ta đã biết thủy tổ của FNC. FAL thì có khóa nòng như SVT mà Nga và Đức không bao giờ dùng chèn nghiêng cho súng liên thanh, trừ các bản đặc biệt là ZB-26/MP44 và AS-44. FAL có khóa nòng như là Sg42 Thụy Điển với các ưu hóa làm nhẹ khóa nòng bằng khoét khoáy các phần không chịu lực, nhẹ thì ít rung, các khét khoáy này thực hiện trên khung thiết kế của SVT, tức một trong hai hướng phát triển chèn nghiêng trên SVT và SKS xê ca xê. Có thể AG42 là súng đầu tiên thực hiện các khoét khoáy đó, tạo ra khóa nòng kiểu SVT nhưng eo ót xinh gái. Cũng có thể Ag42 đi theo một bản vẽ nào đó sẽ được áp dụng trên các AS-44 và AT-45 sau đó, vào thời đó các nhà khoa học châu Âu thường xuyên trao đổi thư từ để cùng nhau đưa ra những tích hợp tốt nhất của các giải pháp, ngành súng đạn lúc đó còn mang tính chất khoa học cơ bản. Chúng ta không cần biết ai đi trước trong các eo ót đó, nó cũng không quan trọng lắm, vì cái eo ót đó cũng chỉ là cải tiến nhỏ. Một đặc điểm nữa là các súng Ag42 và FAL thực hiện kiểu máy này trên khung gập bản lề truyền thống và đến nay họ vẫn giữ, còn SVT và SKS xê ca xê đã dùng kiểu khung vỏ tháo lắp như AK sau này. Đại thể, FAL là một phát triển liên thanh hóa từ SVT. FAL rất giống bản đời sau của SVT là AT-45 đua cùng AK nhưng văng ngay từ vòng đầu. Còn MP44 chỉ là thuốc liều tiêm cho lính Đức đang choáng các SVT và PPSh, cũng là chèn nghiêng nhưng khóa nòng của nó vẫn là kiểu ZB-26, nặng và quá rung, MP44 nặng như trung liên PK sau này, hơn 5kg, nhưng vẫn là súng ngắn. ZB-26 là súng trung liên Tiệp Khắc sau này cả trời tây dùng, như Anh Quốc mua li xăng Bren tức ZB-30, quân Đức sát nhập Tiệp Khắc và đổi tên là ZB26(t), t là Tiệp Khắc trong tiếng Đức, viết thường tỏ ý miệt thị, giữa 2 thế chiến ngành súng đạn Đức rối loạn bởi Hitler đì phái bác học già Mauser, đến khi va với Liên Xô mới công nhận các phát triển của phái Mauser như MG42 và sau đó là MP45, như thế, ZB26(t) có vai trò không nhỏ trước khi MG42 được chấp nhận năm 1942, nhưng lại không thể coi là người Đức đanh giá cao nó. AS-44 là súng của Sudaev phát triển dùng đạn M43 mới được format năm 1943, không may sau đó Sudaev ốm chết. AS-44 vì giống y SVT và AT-45 nên chẳng có khó khăn khi thực hiện các mẫu thử và có vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm chiến trường loại đạn súng trường xung phong, nó có đủ các mẫu đã ra trận: súng trường phát một lên đạn tự động, súng trường xung phong và trung liên. Một súng nữa dùng máy chèn nghiêng nhưng hướng khác SVT là súng trường to chống tanưg PTRS-41 và sau đó là SKS xê ca xê, không dùng 2 tai 2 bên nhu họ SVT/FAL mà dùng đuôi khóa nòng bẹp ra để thấp đi, và mỗi Tầu Khựa làm liên thanh cho hệ này ở K63, tức xê ca xê kiểu Tầu, Tầu nay ngu điên thế nào thì có xem anh Mèo Hoang ngày nay và anh Tây Phú nửa đầu tk20 hất về tk19 là biết đủ.



    đây là kiểu tai quay của FN FNC. FNC được dùng trong quân Thụy ĐIển với tên gọi Ak5. Ak4 là FN FAL, tức bản SVT liên thanh hóa.
    [​IMG]
    [​IMG]




    SiG có nhiều biến thể. Kiểu thân máy gập nhưng có cần đẩy liền lắp lỏng như AK. Bản SiG-55x 54x có cần đẩy lùi liền khóa nòng ít được dùng, nhưng ở hình này minh họa vị trí của tai quay khóa nòng, nó không ở chuôi như FNC, không ở trán như AK mà ở giữa, ở cổ
    [​IMG]




    AK Mỹ nhái, hình dáng khóa-bệ giống hệt AKM chỉ khác vật liệu và cách gia công, tai quay trên đầu to. Chúng ta có thể quan sát cái khe quay AK, nó được gia công bằng mũi phay quay tương tự như mũi khoan, phôi được đặt trên một cái giá quay như là máy tiện, chuyển động theo chương trình cơ khí, tức trượt trên các rãnh với tốc độ điều hòa bằng truyền động. Trong khi đó, khe quay kiểu FNC rất khó làm máy, ban đầu thực hiện bằng công nhân lành nghề và sau đó là máy gia công điều kiển số CNC. Điểm khác của 2 cách gia công là, AK cần máy chuyên dụng và thực hiện trong nhà máy súng trường thống nhất của quân đội, còn FNC thích hợp với một hãng bán súng cho nhiều nước, xuất khẩu nhièu loại súng, trong khi quân đội chính quốc thì chỉ có một dúm.
    [​IMG]





    88 thức nhà anh Béo
    Chúng ta đã thấy chốn di cư kế tiếp của đàn chó điên lợn liệt não, đó là nước Tầu Khựa, cuộc di cư đó đã bắt đầu diễn ra và phát triển thành ồ ạt khi nước Mèo Hoang đã bị chúng biến thành đống rác khổng lồ mang tên văn hóa kiểu Mỹ, hay là chính trị miết man xúc giác các bà nội trợ nghiện TV liều cao, liệt não lười biếng để con cái liệt não nối đời, chính trị TV số và chính trị internet, đánh tập hậu vào văn hóa qua back door là TV số và Internet. Chúng ta đã biết, không ai dại gì đổi đạn AM-7,62mm sang đạn nhỏ khi không sở hữu kỹ thuật gia công đầu đạn phức tạp, điều mà NATO còn chưa có nổi, hoặc ít là là Mèo Hoang chưa có để NATO thống nhất dùng đầu đạn kiểu đó. Không có đầu phức tạp, NATO 5,56x45 có tuổi thọ nòng rút xuống 2-3 ngàn viên, mất thuật đường đạn chính xác chống trên mũi nhọn, và đổi mỗi viên AK-7,62mm sang NATO 5,56x45mm là đổi từ 16 gram sang 13 gram, không đủ bù cho tăng khối lượng súng trong khi mất quá nhiều sức đạn.

    Anh Béo đã đổi sang đạn 5,8mm khi không có đầu đạn phức tạp như thế. Chưa nói đến sức đạn, chúng ta thấy anh Béo mất trích khí xiên ngược. Chúng ta đã biết chuyện, ngoài những người thiết kế AK thì không ai thực hiện được xiên ngược khi đổi đạn. Trích khí xiên ngược có ống trích ngắn, thẳng tưng và to tướng chứ không phải là cái khoang chứa 2 đầu có 2 lỗ tiết lưu xỏ kim không lọt. Kể cả súng đầu tiên dùng xiên ngược ZB-26 Tiệp Khắc cũng không làm nổi lại trích khí của nó khi đổi đạn.
    [​IMG]

    QBZ 03, cả thân súng, trích khí đều đã 100% FN. Cười bò ra cái bác tầu lẩm cẩm. Bác còn cách nào đâu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]





    INSAS Ấn Độ. Súngd này nhái AK rất giống, kể cả khung thân và hình dáng khóa nòng cũng như chu trình tháo lắp. Tuy vậy, súng bắn đạn NATO và do đó dùng trích khí FN FAL/FNC
    [​IMG]


    Phần Lan dễ dàng có xiên ngược vì nhái lại cả tiêu chuẩn đạn
    ndonexia chấp nhận Pindad SS1 là súng tiêu chuẩn, tức là FN FNC. Và SS2 là bản nhái có trích khí xiên ngược lấy từ AK 101/2/3.
    [​IMG]


    do thái Galil ACE, cả ba bản bắn NATO 7,62, NATO 5,56 và AK 7,62x39mm đều xiên ngược. CHúng ta thấy đời đầu của nó (thiết kế lại từ súng Phần Lan) chỉ hơi xiên xiên và sau đó nó vừa học lỏm các AK chính hãng bắn đạn NATO, vừa tự thử nghiệm. Súng Phần Lan Valmet Rk.62 là nguyên mẫu của Gali là AK có li xăng đàng hoàng, Galin là clone của Valmet Rk.62, như các bạn thấy, bản Galil ACE tuy hiện đại hóa nhưng vãn giữ khung thân kiểu AK. Đương nhiên là báng gài kiểu AK, gập ngang kiểu AK nhưng lại thêm cái thò thụt kiểu M16 "thay đổi độ dài báng".
    http://world.guns.ru/assault/isr/galil-ace-e.html
    [​IMG]


    Phiên bản bắn đạn M43 Phần Lan
    [​IMG]


    Chúng ta có thể tìm thấy thủy tổ của cái xiên ngược trong Galil. Madsen LAR M/62 ra cùng thời với bản nhái DP cũng dùng trong quân Đan Mạch. Phiên bản LAR M/62 Đan Mạch dùng bắn đạn to NATYO 7,62x51.

    Galil ACE dễ dàng thiết kế xiên ngược hơn khi mà PK, RPK và AK đã lần lượt có các phiên bản bắn đạn la to đủ kiểu, từ 7,62x51 đến 5,56x45. Chúng ta cũng biết, Ấn Độ nhập súng và đang hướng đến nhập li xăng AK chính hãng bắn đạn la to. Còn Indonexia thì thay trích khí tiết lưu bằng xiên ngược theo mẫu xiên ngược AK chính hãng , lắp trên FN FNC. Thế nhưng, nhưng Galil ban đầu lấy xiên ngược dâu ra ? chúng ta đã xem ảnh, Galil ban đầu chỉ hơi xiên xiên, lai giữ tiết lưu và xiên ngược ?. =)):)) Đây.

    Chúng ta cũng biết, cái tên Madsen là tên một ông bộ trưởng chiến tranh Đan Mạch cuối tk19. Nước Đan Mạch là vùng nói tiếng Đức cuối cùng ngoài Scandinavia và các nước "Song Ngữ" Đức Pháp, tức các nước Bỉ Thụy Sỹ Hà Lan Luých Xăm Buar......, Đan Mạch là vùng Đức không nằm trong nước Đức, phần còn lại của Liên Bang Bắc Đức mà Bismarck chưa chiếm được khi tẻo. Thương hiệu Madsen ra đời khi nước này cho ra mẫu trung liên Madsen đầu tk20, nó là súng máy đa năng đầu tiên của thế giới, cùng nguyên lý chuyển động máy với Maxim nhưng nguyên lý chiến đấu thì hoàn toàn khác, được phát triển thành các trung liên như DP và sau đó MG42 là súng máy đa năng như PK học lại và thọ đến ngày nay. Sau WW2, thì trung liên Madsen cổ truyền ngừng sản xuất, thay vào đó là bản copy có li xăng DP. Và đây là bản AK Đan Mạch, Madsen LAR M/62. Sự xuất hiện của các đặc tính bí truyền dòng AK bên trời Tây khá dài dòng, ban đầu Stg.57, Thụy Sỹ có máy MP45 và G3 sau này nhưng lại có phiên bản xuất khẩu sang Phần Lan, Phần Lan lại dùng li xăng đạn M43 Liên Xô, nên Stg.57 mở đường cho các súng sau này thử nghiệm các cấu tạo súng Nga. Sau đó, các hãng súng phương tây chuyển sang thiết kế AK khi gia công súng cho Phần Lan (Phần Lan là nước bé tị tẹo về số dân), từ đây, các đặc điểm cả súng đạn AK được thử nghiệm. Sau khi gia công cho Phần Lan thì Đan Mạch có bác AK NATO đầu tiên, súng bắn đạn NATO 7,62x51, có báng thằng như Stg.57 (AK đã bỏ trong chương trình thử nghiệm trước 1949 và sau đó các súng Âu cũng bỏ). Rõ ràng là AK Đan Mạch có xiên ngược. Tuy vậy, Galil là AK Do Thái lại không thích dùng xiên ngược kiểu này với tham vọng bắn nhiều loại đạn hơn trong đó cơ phóng lựu.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Phiên bản bắn đạn M43 Phần Lan mà Đan Mạch tham gia thiết kế, gia công và anh anh em một nhà với AK NATO đầu tiên mang tên Madsen trên. Súng này không gặp khó khăn gì khi copy xiên ngược AK chính hãng và từ đo dễ hơn khi chuỷen sang NATO 7,62x51.
    [​IMG]





    Dưới là phía trước trích khí của SiG-550 Stg.90 Thụy Sỹ, AK Thụy Sỹ. Súng này như đã nói, dùng trích khí kiểu FN FAL, ở đây mình thêm là, nó cải tiến lại cơ cấu thá lắp chút nhưng đại thể vẫn vậy. FN FAL cải tiến lại trích khí của SVT, SVT vốn mang tiếng oan là khó tháo trích khí, mặc dù FAL còn cần đến dụng cụ để tháo cái này mà SVT thì không. Tiếng oan đó có vì đây là súng trích khí đầu tiên mà Hồng Quân dùng phổ biến đến từng người. Thật ra, FAL có cylinder ngắn hơn dễ lau hơn cái ống dài của SVT, tuy vậy, SVT vẫn là súng dễ lau tháo trích khí.

    SVT được AR-18, LWRC, Remington ACR.... copy cái trích khí có cylinder đặt trên cần đẩy lùi. FAL thì đặt piston trên cần đẩy lùi như AK nhưng cần này rời với ệ khóa nòng như SVT. Cylinder của FAL vặn hoặc gài như trong hình vào phía trước trích khí, khi tháo cylinder ra thì piston gắn liền thoi đẩy lùi và lò xo phọt ra, đồng thời ống dẫn thoi đẩy cũng rời ra, thực hiện lau tháo. FAL có bản dùng phóng lựu từ nòng chính truyền thống, thì thước ngắm lựu gắn với cylinder này, khi dựng lên cylinder tự hiệu chỉnh trích khí sang chế độ bắn lựu.
    [​IMG]






    Đây là khe chịu lực tai khóa nòng của AK, chúng ta dễ thấy nó thông thoáng thế nào nếu so với cái hầm kín của M16.
    Khóa nòng quay AK nối tiếp sau các phát triển của Berdan, Mosin... Đương nhiên, chúng ta thấy Schmidt-Rubin 1889 Thụy Sỹ và các súng FG42 Đức, M60 Mỹ đã không hề cải tiến khóa nòng từ khóa quay tay sang kéo thẳng rồi tự động và không thể phát triển được. Ở súng tự động, cái khe quay-tai quay làm việc nhiều, cần bền khỏe bằng cái đầu khóa nòng to. Không hoàn thiện khóa nòng quay 2 tai thì Mondragon dùng nhiều tai để đạt mục đích góc quay nhỏ. Chúng ta đã biết, khóa nòng quay nhiều tai vi phạm nguyên tắc 3 điểm chịu lực của cái kiềng 3 chân, nếu 1 tai nào đó quá cao thì nó chịu toàn bộ lực bắn cho 6 tai khác của M16 7 tai, và gẫy. Để tránh điều đó, khóa nòng nhiều tai phải chính xác kín khít. Đồng thời, sau quá trình mòn thì cái khóa nòng nhiều tai hệ M16 không được lắp lẫn với cổ súng , vì mỗi bộ khóa nòng-cổ súng mòn một cách khác nhau, lắp lẫn là bị kiễng chân. Chiện này nghe lạ tai với hệ AK nhưng hệ M16 là như thế, vứt cả súng đi chăng ? điều đó không quan trọng với loại đường đạn có tuổi thọ nòng 2-3 ngàn viên.

    Chúng ta cũng đã biết, AR-15/M16 bị chính những người chế ra nó chán ghét. Những người ở lại Armalite chế ra AR-18 bỏ đi những tính chất quái thai dị hình của AR-15. Con Stonner sang Cadillac Gage chế ra bác Stoner 63 và sau này G36 thừa kế tính modul. Modul là tháo lắp hối nhanh, chữ triệt để bệnh nhanh mòn bằng thuốc ném nòng nhanh. Bệnh hay méo của kiểu bang MP lắp trên súng có ốp lót cũng thay nhanh =))=)). Bộ cò M16 không điều hòa tốc độ bắn nhưng rất nhiều chó lợn giữ rịt cũng thay nhanh =))=))=)), các chiến sỹ Mỹ bây giờ thoải mái dùng cò nhái AKM. Và cuối cùng, mọt thứ thay nhanh thì súng còn cái gì nhể =))=)) Thay khóa nòng phải thay cổ súng mà :-O:-O:-O[:D][:D]. Trời đất, còn mỗi cái marck có chữ HK G36 mới là khẩu súng đích thực. Thật ra, phiên bản súng đạn mà lính Đức dùng tuy vẫn là G36 nhưng khác hẳn các G36 NATO khác như XM8, chẳng cần phải thay nhiều nếu như lính Đức dùng. Chỉ có lính Đức lấy lại đồng đọi Mèo XM8 thì mới phải thay nhanh quá nhiều như thế.
    [​IMG]




    Con lắc điều hòa tốc độ bắn trên AKM.
    Từ thập niên 192x thì người ta đã hoàn thiện bộ cò có điều hòa tốc độ bắn liên thanh bằng tốc độ văng búa trên loại búa quay. Lò xo búa quấn vào trục búa theo một thế riêng, khi búa mới văng thì moment đẩy búa nhỏ, sau đó bán kính tay đòn tăng và tốc độ búa tăng vọt. Như thế, tốc độ văng búa ra chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn đầu khi bán kính tay đòn nhỏ, moment nhỏ. Thậm chí có thể dùng lò xo riêng cho giai đoạn đó, lò xo riêng hay một phần lò xo búa này không cần hoạt động nhiều nên bền và điều hòa tốc độ bắn ổn định. Khi điều hòa tốc độ bắn bằng tốc độ văng búa, thì lò xo chính của máy súng là lò xo đẩy về thoải mái tăng giảm lực đẩy, dùng lò xo rất khỏe cho nó hỏng dần đến khi nó yếu vẫn bắn điều hòa. Một số súng như DP hay PK điều hòa tốc độ bắn bằng lò xo đẩy về và khối lượng bệ khóa nòng như M16, nhưng chúng là các súng máy nặng không sợ bệ khóa nòng khủng. Các MP38 và Suomi điều hòa tốc độ bắn bằng đệm không khí. Đức có một số súng phát một lên đạn tự động không cần điều hòa tốc độ bắn liên thanh như G41/43, thì dùng búa thẳng, ít rung, bắn chính xác.

    PPSh không có điều hòa tốc độ bắn mà điều hòa chỉ bằng lực đẩy lò xo cũng như khối lượng khối lùi. Thứ nhất, nó là súng ngắn có tầm bắn thấp. Thứ 2, súng này điểm hỏa trên đường chạy, tức là khối lùi chưa đập vào nòng ở điểm cuối quãng đường đẩy về đã điểm hỏa, nên lò xo to đẩy về thoải mái súng vẫn không rung ở điểm đập đó. Tốc độ bắn của PPSh cũng thay đổi theo thời gian thọ của lò xo, ko seo, người ta làm lò xo dư dư ra cho nó thọ lâu và miễn là nó ít rung và rung ít ảnh hưởng là chấp nhận được. PPSh là súng có cấu tạo rất đơn giản so với súng cùng thời, sau khi lùi, nó chẳng cần đệm không khí mà đập vào đệm cao su-phíp, không nẩy và do đó góp phần đièu hòa tốc độ.

    AK cần nhẹ và ban đầu cũng điều hòa tốc độ bắn bằng tốc độ văng búa quay. Nhưng đến AKM, người ta làm thêm một con lắc như trong hình. Lúc mới mở búa, thì cái con lắc này hãm búa rất khỏe, khi nó đã đủ tốc độ thì nó mới mở nhanh búa ra. Nhờ thế, lò xo búa đên nay lại nhàn như lò xo đẩy về của các súng điều hòa tốc độ bắn bằng lò xo văng búa, có thể thay đổi lực đẩy búa AKM ở khoảng rộng mà tốc độ bắn vẫn điều hòa, và do đó bền hơn khỏe hơn tùy ý. Đặc điểm này cho đến nay cũng chỉ có dòng AK dám làm. Đương nhiên, với bộ cò búa thay nhanh, thì G36 tương lai gần chắc chẳng chê kỹ thuật này cũng như hàng loạt các kỹ thuật khác trong các bộ cò búa.

    M16, xin lỗi các con dại ngu như lợn và điên như chó, chưa đạt trình độ thiết kế 192x, vẫn điều hòa tốc độ bắn liên thanh bằng lò xo đẩy về cho súng nhẹ, và đương nhiên M16 có khóa nòng chứ không điểm hỏa trên đường chạy như PPSh. M16 không thể có bệ khóa nòng to nặng như DP và PK....=))=))=))=)). Thế nên, khi lò xo đẩy về mạnh quá thì súng bắn quá nhanh và cháy nòng. Tốc độ bắn thiết kế của M16 đã là 900 như PPSh, thế nhưng AK và PPSh đều có khí thuốc áp lực thấp chuyên dùng cho súng liên thanh bắn trên tay làm mát không khí nòng rẻ tiền, còn M16 là nhồi quá áp. Ban đầu, M16A1 đã nhồi quá vì thuốc tồi, cháy quá nhanh mà nhanh hết lực đẩy. Sau này, khi Mèo dòi NATO theo cỡ M16A1 thì lại phải nhồi quá nữa vì châu Âu cần đạn khỏe, chỉ có thể tăng khối lượng đầu, trong khi Mỹ không chấp nhận kỹ thuật gia công đầu đạn phức tạp. Đến nay, nòng M16 thọ 2-3 ngàn viên, mà bắn nhanh nữa thì thọ bi nhiu ?

    Vì vậy, kể cả mới, lò xo M16 không thể mạnh, và do đó, khi súng bẩn hay lò xo cũ thì nó triệu viện binh, đó là nút tợ lực đẩy về. Trên đời này duy nhất chỉ có M16 có cái thiết bị mang tên "nút trợ lực đẩy về", lò xo yếu không đủ đẩy bệ khóa nòng về đến nhà thì bấm. :)):)):)):)):)) Thật đúng là không có khẩu súng nào ngu ngang được với M16.

    http://www.youtube.com/watch?v=gKhpy7NNQgc
  5. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Vâng công nhận em cũng sai, mà bạn rên kia cũng chẳng đúng. Bác thấy có lý chứ nhể :-*
  6. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Về súng đạn thì tớ gần như không biết nên không dám nhảy vào vòng chiến với các pro nhưng có mấy điều sau
    - Về cơ bản nhà ta đã làm chủ được công nghệ đạn 7,62 li nên tương lai để trang bị đại trà cho quân đội một loại súng mới thì yêu cầu chắc là phải sử dụng được loại đạn này. Từ đó mà suy ra thì khả năng rất lớn là một loại AK thế hệ sau dùng cỡ đạn này. Còn nếu thêm công nghệ chắc chỉ là thêm hệ thống quang học, vật liệu mới cho súng, đạn nhẹ hơn thôi.
    -Về một số loại súng chuẩn Nato thì có lẽ nó chỉ được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm thôi chứ không phải đại trà.
    - Về cỡ đạn 5,45 của Ngố , nó là đồ gia bảo của nhà nó , bọn gấu chắc ko chuyển giao cho mình đâu các bác đừng mơ thế thôi.[:D]
  7. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Súng HK416 anh em vs M4/16 có thực sự "lởm" ! xem clip sau sẽ rõ. Vì sao nói là anh em vs họ nhà M đơn giản thôi tất cả đều dùng chung lower receive (phần tay cầm cò súng , lò xo và báng súng ) còn phần upper receiver ( phần trên bệ khóa nòng) thì có một chút thay đổi
    Khẩu thứ nhất là HK416 còn bài chủ chốt của hãng H&k tất cả mọi thứ đều giống M4A1 nhưng nó dùng gas piston chứ không trích khí như M16 và M4 (khắc phục được tình trạng "quả bóng nước" như các bạn sẽ xem trên xẽ ngộ)
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Em nà em chú ý, thấy các bác nhất là bác Hp thâm nho, tuyệt nhiên ko dám đả động gì đến Ak74 hơn Ak47 ở vài vài điểm :D. Này nhé: Xét về trâu bò thì AK47 là vô địch công phá thì khỏi bàn, M16 hay AK74 không phải là đối thủ. thế nhưng chính cái đó cũng chính là khuyết điểm của nó. Vì nồi đồng cối đá nên kém chính xác, kém thuận tiện. sử dụng đạn có đường kính lớn nên có độ giật lớn, hạn chế cơ số đạn mang theo,....ko dám lan man dễ xa đà tranh luận cũ rích

    Về AK74 thì nó là bản cải tiến khắc phục những nhược điểm của AK47 (dù đã có AKM nhưng bác Nga vẫn ko ưng ý), đi theo hướng của M16 (trong khi hình như Mẽo lại cưa nòng để M4 đi theo hướng Akm [:D]). Nhưng cũng chính vì vậy mà nó k
    hông còn trâu bò như AK47, các thông số lại không bằng M16 (Ak103 là ví dụ cụ thể).

    Sự cải tiến rồi cải lùi này, chúng ta 1 lần nữa lại gặp vấn đề với AEK971 và AN94, như các bác đã biết
    đạn M74 được cho là yếu hơn M43 nhưng hiện nay các phiên bản súng chuẩn mới nhất của Nga vẫn dùng !! Trong các phiên bản AK-1xx thì chỉ có mỗi Ak103 và Ak104 là dùng M43, còn lại Ak105, Ak107 và các phiên bản AEK971 và AN94 đều dùng đạn M74 (các dòng Ak101, Ak102 và Ak108 dùng cỡ đạn NATO). Kì lạ thay ! chắc phải nhờ bác Hp dạy cho vài bài học thì mấy nhợn như em mới ngộ ra được :(
  8. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Lần này phải cám ơn ngôn từ hoàn toàn lịch sử của bác apachai :D xin nhường lại sân khấu cho các bác chuyên môn, cũng ko quên đợi bạn Cầu Vồng vào trả bài
  9. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Bộ binh vẫn trung thành vs AK, đặc công biển thì đã có TAR, vui xuân Không quên đơn vị bắn tỉa nhà ta :)

    Huyền thoại Dragunov được 'độ' theo phong cách Mỹ
    Cập nhật lúc :2:40 PM, 28/03/2012
    SVD Dragunov, súng trường bắn tỉa huyền thoại từng sử dụng hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam bắt đầu trở lại thị trường vũ khí với một thiết kế hoàn toàn mới.

    (ĐVO) Gennady M. Kozhaev, chuyên gia sửa chữa súng đồng thời là Giám đốc của công ty OOO Skat mang "trường phái Mỹ" vào thiết kế súng bắn tỉa SVD Dragunov mới.

    Skat là công ty chuyên chế tạo lại những mẫu súng trường hiện đại của nước ngoài, có trụ sở tại Moscow, Nga.

    Kozhaev đã sử dụng một loạt các bộ phận thiết kế của Magpul để tạo nên một khẩu súng bắn tỉa hiện đại. Súng được thiết kế trên cơ sở sử dụng ống ngắm quang học Tigr và bộ phận nòng Lothar Walther của nhà máy Izhmash.

    Súng sử dụng tay cầm từ khẩu AR-15 A2 và báng súng Magpul PRS của Mỹ. Súng còn được thiết kế lại với một gá tích hợp bao quanh (handguard) khá dài từ vị trí tay cầm tới giá hai chân ở phía trên thân súng. Tay vịn ở hai bên có thể được gắn liền với các hanhguard.

    [​IMG]
    SVD Dragunov được hiện đại hóa với chi phí hợp lý nhưng lại có được sức mạnh ngang bằng với các loại súng bắn tỉa hiện đại.
    Khối trích khí đã được thiết kế lại và khác khá nhiều so với thiết kế của khối trích khí SVD nguyên bản.

    Nòng Lothar Walther có đường gen để lắp khối giảm giật hoặc lắp nòng giảm thanh, thay cho loa che lửa đầu nòng của SVD/Tigr. Cả hai đầu ngắm ở đầu nòng và trên nòng súng đã được gỡ bỏ.

    Ngoài ra, ông Kozhaev cũng phát triển một biến thể SVD hiện đại hóa nhỏ với nòng súng ngắn hơn, cấu hình khối trích khí được bố trí ở dưới để phù hợp với gá tích hợp, tay cầm và báng súng được thiết kế giống như khẩu SVD ban đầu.

    “Tôi hy vọng với các bộ phận và nòng súng được cải thiện tốt hơn, súng có được độ chính xác tốt hơn rất nhiều lần so với khẩu SVD ban đầu", tác giả súng mới hy vọng.

    Ông cho biết thêm: "Có một ý kiến hỏi tôi rằng, tại sao nước Nga lại không mua loại súng bắn tỉa AR-10 mới nhất của Mỹ thay cho việc hiện đại hóa SVD. Tôi sẽ hỏi lại tại sao Quân đội Mỹ lại hiện đại hóa súng M24 lên cỡ nòng .300 Win (7,62 mm) và Mag XM2010 thay cho việc mua súng bắn tỉa cỡ nòng chuẩn quốc tế .338 Lapua Magnum.

    "Câu trả lời ở đây là chi phí nâng cấp rẻ hơn nhiều lần so với việc mua súng mới, việc nâng cấp cũng dễ hơn so với một hệ thống vũ khí hoàn toàn mới”, ông Kozhaev bình luận.

    [​IMG]
    Phần báng, tay cầm cũng như ốp lót tay khá dài của súng được lấy cảm hứng từ những loại súng trường hiện đại của Mỹ.
    Việc nâng cấp Dragunov theo hướng này sẽ hấp dẫn hơn cho các quốc gia đang sử dụng loại vũ khí này nhưng không cần chi quá nhiều tiền, hoặc ngại giải quyết vấn đề phụ tùng khi chuyển đổi từ cỡ nòng 7,62 mm lên các cỡ nòng lớn hơn.

    Quân đội Nhân dân Việt Nam đang sử dụng một số lượng khá lớn loại súng bắn tỉa SVD Dragunov do Liên Xô viện trợ từ thời kháng chiến chống Mỹ. Số súng bắn tỉa này chủ yếu được biên chế cho các đơn vị đặc biệt, biệt đội bắn tỉa…của Quân đội và Công an.

    Cho tới nay, Dragunov của Việt Nam không có sự thay đổi cũng như chưa được hiện đại hóa mà giữ nguyên cấu hình ban đầu.

    [​IMG]
    Một bản hiện đại hóa của súng bắn tỉa SVD Dragunov khác không được Skat giới thiệu. Tuy nhiên quan sát thấy, mẫu hiện đại hóa này không có nhiều điểm mới, ngoài rãnh tích hợp, ống ngắm quang học mới và khối giảm thanh đầu nòng.

    [​IMG]

    Mẫu SVD hiện đại hóa tiêu chuẩn, trông khá bắt mắt với kiểu dáng Mỹ.

    [​IMG]

    Bản SVD Dragunov hiện đại hóa với cấu hình nhỏ gọn hơn bản tiêu chuẩn.

    [​IMG]
    Súng có gen đầu nòng để lắp loa che lửa, khối giảm giật hoặc nòng giảm thanh, phần báng súng có thanh tỳ má có thể điều chỉnh để phù hợp với tư thế bắn của xạ thủ.

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]

    Đây là SVU (SVD Bullpup) xa xưa, thêm rãnh riếc từ nhợn tây âu chứ gì đâu mà hiện đại hóa nhĩ !
  10. Capricon2000

    Capricon2000 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    2
    Đạn Lapua magnum nổi tiếng kh bắn bằng súng bán tự động dùng trích khí hành trình ngắn ở cự ly 400 yard cũng chỉ đạt độ tản ngang trung bình là 1,74 inch

    http://www.onlylongrange.com/_pdf/411_Gunroom2.pdf

    Hoàn toàn trùng khớp với nhận xét từ phía Nga:
    "По данным журнала «Schweizer Waffen Magasin» (N 9/1989), «нормы НАТО предполагают для снайперских винтовок поперечник не более 15 дюймов при стрельбе на 600 ярдов сериями по 10 выстрелов». Это соответствует поперечнику рассеивания в 21 см на дистанции 300 м. Винтовки же СВД при стрельбе валовыми патронами типа ЛПС сдаются на заводе по следующему нормативу: на 100 м тремя сериями по 20 выстрелов R100cp. не более 6,5 см, что соответствует на расстоянии 300 м Пср. не более 32 см."

    Tức là súng NATO khi bắn 10 phát ở cự ly 300 mét có độ tản ngang là 21 cm, cũng không hơn nhiều độ tản ngang của SVD là 32 cm khi bắn 20 phát ở cự ly 300m

    http://www.ada.ru/Guns/sf/sniper_cartrige.htm

    Lý do đạn chuyên dụng cho SVD không chỉ nhằm đến việc bắn chính xác mà còn có vai trò đạn xuyên giáp. Trong khi đạn Lapua .338 nổi tiếng chủ yếu dùng cho súng lên đạn bằng tay.

    Việc đạn Lapua được Nga nhập về và sản xuất cho một số súng tỉa cũng không nằm ngoài việc tham khảo để cải tiến đạn cho súng tỉa toàn quân .

    Súng cảnh sát với yêu cầu chính xác cao trong môi trường đô thị, có thể sẽ dùng đạn Lapua cho súng lên đạn bằng tay để thuận tiện cho việc mua bán quốc tế, giống AK có phiên bản 5,56 mm thôi..

    Như bài báo đã dẫn kết luận : súng SVD có thể thua sút một chút về độ chính xác so với mẫu tỉa tốt nhất của phương tây nhưng ở các đặc tính khác thì lại vượt

    Thuật ngữ độ tản đạn

    Theo trang http://www.shooting-ua.com/books/book_111.2.htm

    R100 là bán kính vòng tròn 100% số phát bắn lọt vào, R 50 là bán kính 50% số đạn tập trung. Độ tản đạn tính theo cm là đường kính của vòng tròn R100

    [​IMG]

Chia sẻ trang này