1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

một góc dành cho thơ............

Chủ đề trong 'Hà Giang' bởi BLACK_ROSE_new, 16/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ là sẽ rất mong manh
    Anh đừng hỏi vì sao em không nói
    Lời yêu anh,em sợ mình quá vội
    Lẽ nào dối anh như em đã dối mình?
  2. truyenthuyetrong2003

    truyenthuyetrong2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Anh không muốn trốn mình trong tháp ngà
    Xa lánh đời tung bão táp mưa sa
    Anh giang rộng vòng tay ôm tất cả
    Những ngọt bùi, cay đắng? khắp thiên hà
    Em chẳng cần phải đi tận đâu xa
    Buồn day rứt những điều không, điều có
    Chuyện tình ta phải chăng là lốc gió
    Cuốn hút nhau vào huyền bí bao la
    Anh vẫn khóc trước đời thường ,mộng mị
    Giọt nước mắt bi thương không vô lý
    Cứ đầm đìa ngập ý chí ,suy tư
    Ngập dối gian? ngập thân ái... nhân từ
    ....
  3. truyenthuyetrong2003

    truyenthuyetrong2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Cách LÀM THƠ *(Sưu Tầm)**
    Thơ Lục Bát
    Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách gieo vần tương đối đơn giản.
    Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng
    Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng
    x B x T x B (v1)
    x B x T x B (v1) x B (v2)
    x B x T x B (v2)
    x B x T x B (v2) x B (v3)
    Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)
    Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:
    Bốn câu được chia thành hai cặp:
    Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
    Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)
    Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.
    Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)
    Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:
    Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.
    Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.
    Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.
    Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
    Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)
    Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.
    Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.
    Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.
    Cách gieo vần tiếp
    x B x T (v1)
    x B x T (v1)
    x T x B (v2)
    x T x B (v2)
    Cách gieo vần tréo
    x B x T (v1)
    x T x B (v2)
    x B x T (v1)
    x T x B (v2)
    Cách gieo vần ba tiếng
    x B x T (v1)
    x T x B (v1)
    x B x T (tự do)
    x T x B (v2)
    Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)
    Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.
    Cách gieo vần ôm
    x B x T x (v1)
    x T x B x (v2)
    x B x T x (v2)
    x T x B x (v1)
    Cách gieo vần tréo
    x B x T x (v1)
    x T x B x (v2)
    x B x T x (v1)
    x T x B x (v2)
    Thơ Đường Luật
    Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.
    Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).
    cặp 1: gồm câu một và câu tám
    cặp 2: gồm câu hai và câu ba
    cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
    cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy
    Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).
    Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:
    câu 1: x T x B x T b (vần)
    câu 2: x B x T x B b (vần)
    câu 3: x B x T x B t
    câu 4: x T x B x T b (vần)
    câu 5: x T x B x T t
    câu 6: x B x T x B b (vần)
    câu 7: x B x T x B t
    câu 8: x T x B x T b (vần)
    Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:
    câu 1: x B x T x B b (vần)
    câu 2: x T x B x T b (vần)
    câu 3: x T x B x T t
    câu 4: x B x T x B b (vần)
    câu 5: x B x T x B t
    câu 6: x T x B x T b (vần)
    câu 7: x T x B x T t
    câu 8: x B x T x B b (vần)
    Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.
    Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.
    (Sưu tầm)
  4. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không
    Chỉ lá rụng dạt dào trên lối phố
    Dẫu biết răng anh cũng nhớ
    Nhưng lòng em đâu có phút nào nguôi
  5. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    tiếp chiêu motthoang
    nghe tiếng gọi trong lòng anh sao suyến
    nhưng hỡi em anh chẳng muốn thế đâu
    trên phố vắng anh hoá thân thành lá
    vương vấn trên mái tóc đẹp dịu dàng
    anh vẫn đây mà em đâu có thấy ......
    trên phố buồn chỉ có bóng một mình ta
    em nhớ anh hay nhớ cuộc tình xa
    một cuộc tình mà đẫ mai mai trôi xa
    anh nhớ em làm sao em có biết
    để bây giờ em mãi gọi tên anh
    em mãi tin và chỉ thế thôi sao ?
    hãy cho lòng thanh thản chút đi em !

    xin pà kon chỉ tự sáng tác và pót lên đây thôi nhé hic hic em thấy nhiều bài pà kon bê ở đâu về ấy đâu có phải tự mình sáng tác
  6. laxanhcodon

    laxanhcodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    Lời từ biệt
    Vì sao xưa không bao giờ thay đổi -
    Vẫn mỏi mòn vẫn chờ đợi ngóng trông

    Vì sao xưa không bao giờ thay đổi
    Vẫn mỏi mòn vẫn chờ đợi ngóng trông
    Sáo sang sông sáo chẳng muốn trở về
    Để ai đó não nề ngồi chờ đợi
    Người xưa ơi người xưa hỡi có hay
    Tay trong tay anh đã nói những gì
    Mà lặng lẽ ra đi không thương tiếc
    Nếu thương anh thật tình em phải biết
    Ở nơi này anh tha thiết nhớ em
    Nơi xa xôi với những mảnh trời xanh
    Chắc có lẽ anh quay lưng xa lạ
    Nhưng anh vẫn nhớ em luôn em ạ
    Nhớ ngày mình còn xa lạ với nhau
    Lúc quen em với nét mặt u sầu
    Anh yêu nhiều với đôi mắt hơi sâu
    Nhưng vĩnh viễn em ơi anh đau khổ
    Khi biết rằng em thật sự xa anh
    Xa kỉ niệm nơi chúng mình hò hẹn
    Xa mái trường còn bước chung đôi
    Thôi nghe em nước lại chảy rồi
    Anh chôn chặt tình này vào vĩnh viễn
    Chờ đợi em trong thất vọng nghẹn ngào
    Cuộc tình nào rồi cũng phải chia xa
    Tiếng ngân nga của những buổi chiều hè
    Cuối hôn em rồi chào em lần cuối
    Và chúc em hạnh phúc nơi xứ người
    Ở nơi đây anh sẽ mãi tươi cười
    Đem tình này vào giấc ngủ thiên thu.

  7. laxanhcodon

    laxanhcodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    Hương tình thơ

    Gió cứ thổi nghìn năm không mệt mỏi
    Mây vẫn theo gió cuốn bốn phương trời
    Trăng cứ soi nghìn đời không héo úa
    Giọt trăng vàng tắm mát vạn đời hoa
    Cánh hoa rụng làm trăng tàn ngơ ngẩn
    Một đời trăng phải khóc mấy đời hoa?
    Hoa tàn khuất cho dư hương còn đọng
    Ướp đời trăng thơm ngát bóng hồn hoa.
    Một cuộc thế nhân sinh bao nhiêu tuổi?
    Một đời người có mấy buổi mộng mơ?
    Cây mộng mơ đã bao giờ kết trái?
    Trái yêu đương ngọt lịm cả linh hồn
    Nụ hôn đầu thoảng nhẹ bay làn gió
    Dậy men lòng dư âm mãi không phai
    Để một mai khi trở về cát bụi
    Nguyện xin làm đá cuội mãi bên nhau.

  8. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Thêm một
    Trần Hoà Bình
    Thêm một chiếc lá rụng
    Thế là thành mùa thu
    Thêm một tiếng chim gù
    Thành ban mai tinh khiết
    Tất nhiên là tôi biết
    Thêm một - lắm điều hay
    Nhưng mà tôi không biết
    Thêm một - phiền toái thay
    Thêm một lời dại dột
    Tức là em bỏ đi
    Nhưng thêm chút lầm lỳ
    Thế nào em cũng khóc
    Thêm một người thứ ba
    Chuyện tình đâm dang dở
    Cứ thêm một lời hứa
    Lại một lần khả nghi
    Nhận thêm một thiệp cưới
    Thấy mình lẻ loi hơn
    Thêm một đêm trăng rằm
    Cảm thấy mình đang khuyết
    Tất nhiên là tôi biết
    Thêm một - lắm điều hay​
  9. laxanhcodon

    laxanhcodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    Nắng và Mưa
    Trời đang nắng ấm, chợt mưa
    Người đang đông đúc, chợt thưa thớt dần
    Chiều buồn dạo khắp quanh sân
    Lặng nghe chiếc lá dưới chân... thở dài
    Còn đâu - tiếng gọi cổng ngoài
    Còn đâu - áo trắng của ai ra vào
    Mỗi người đặt tự ái cao
    Bỗng dưng... tạo cái hàng rào, chắn ngang
    Đôi bên ngần ngại chẳng sang
    Trong lòng... mưa nắng chợt tan lúc nào.

  10. muadongkhongtrolai

    muadongkhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2004
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Dáng mẹ
    Mọt ngôi nhà đơn sơ
    Cheo leo trên sườn núi
    Dịu ngọt một lời ru
    Khoan nhặt và vô tư.
    Đá rủ nhau lên ngược
    Đất chia tay về xuôi
    Tóc mẹ đón tuyết rơi
    Lưng mẹ đội nắng trời.
    Cho cây ngô chắc hạt
    Cho cây đậu sai hoa
    Cho sợi lanh óng ánh
    Cho đời con bớt nghèo.
    Bàn chân con nhỏ nhoi
    Nghiêng nghiêng cùng dáng mẹ
    Bước trên đá vào đời
    Đá mòn theo chân mẹ.
    Nguyễn Hữu Ninh.

Chia sẻ trang này