Một góc nhìn... Tin từ Tuổi Trẻ: 7-8 học sinh Việt Nam bị chính quyền New Zealand trục xuất về nước trong số 600 học sinh quốc tế vi phạm luật VISA của nước này Du học đã từng là ý nghĩ thiên đường trong suy nghĩ của nhiều bạn ?" thiên đường của môi trường học tập và đời sống, thiên đường của cơ hội và thành công, nhưng cho đến khi tha hương bắt đầu cuộc sống mới, đa số nhận ra rằng du học cũng có những ?ođịa ngục? ẩn nấp đằng sau! Bên cạnh một vài quốc gia như Úc, Pháp, Nhật Bản có chính sách cởi mở, cho phép sinh viên quốc tế làm thêm khỏang 20h/tuần, đa số các cường quốc du học còn lại như Mỹ, Canada, Anh có những quy định chế tài chặt chẽ đối với việc làm thêm của du học sinh. Việc làm thêm ở những đất nước này, ngòai cái ?omệt? dĩ nhiên là phải làm việc quần quật, những giây phút sức lao động mồ hôi tuôn ra ướt đẫm cả lưng áo, sinh viên Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều cái ?omệt? khác nữa. ?oLàm thêm? ?" một khái niệm thật vô cùng đáng trân trọng nếu như áp dụng cho đời sống sinh viên ở Việt Nam, vừa học vừa làm để trang trải đời sống riêng của mình. Khi đã đi du học, việc làm thêm dường như chỉ tòan là bi kịch nhiều mùi vị khác nhau cho mỗi bạn. Với một câu hỏi : ?oTại sao bạn đi làm thêm??, tôi nhận được rất nhiều câu trả lời, có người bảo vì cảm thấy đồng tiền kiếm được ở đây dễ dàng, người thì nói muốn giết thời gian và có thêm tiền tiêu vặt, số đông khác lại xem việc làm thêm là kế sinh nhai chính, đỡ đần cho gia đình phần lớn sinh họat phí (có khi cả học phí). Đối với Nam (hiện đang học Purdue University tại Indiana, Hoa Kỳ thì ?otiền mình đi làm cashier kiếm được trả cho các khỏan thuê nhà, tiền ăn, tiền xăng dầu đi lại rồi bảo hiểm, còn dư một ít sắm sửa linh tinh cho nhu cầu cá nhân. Nói thật, nếu không đi làm mà chỉ chờ tiền bên nhà thì cũng xấu hổ và kẹt lắm!? ?oNghề? của sinh viên Việt Nam ở các nước rất đa dạng, từ ?osăn bắt hái lượm? đến ?olao động chân tay?, kể cả công nghệ giải trí và làm đẹp. Ở Canada, các bạn sinh viên Việt Nam tại Toronto truyền tai nhau nghề ?obắt trùn? (cho chim ăn). Mới nghe qua cảm thấy thật bần nông và xa lạ, nhưng đấy quả thật là một nghề ?ohái ra tiền?. Theo lời kể của một ?odũng sĩ diệt trùn?, công việc bắt đầu vào 3h sáng mùa hè, có một chiếc xe lớn chở đòan người đi ra một cánh đồng. Các bạn phải mặc những bộ quần áo nặng trịch vừa để đối phó với cái lạnh của Canada, vừa để lội xuống bùn lầy. Trên đầu mỗi người có một chiếc đèn pin nho nhỏ để soi đường, hai bên ống chân là hai ống bơ to bằng mấy lon sữa bò dùng để bỏ trùn vào. Mỗi một ống bơ vừa kín 300 con được trả 15 đô-la. Có sinh viên đã từng kiếm được 10 ngàn đô la sau một mùa hè lặn lội đi bắt trùn. Một bạn từng làm nghề này cho biết : ?oĐi làm xong sáng về thân thể như rã ra từng khúc. Nghe kiếm được tiền nhiều thì ham nhưng hoang phí sức khỏe kiểu thế, không biết bao giờ ngã gục trên lớp??. Ngòai bắt trùn, sinh viên Việt Nam còn vén ống quần lăn xả vào cả công việc ở các nông trang của nông dân Canada canh tác theo mùa vụ, công việc này mỗi giờ các bạn được trả 8 đô-la nhưng đòi hỏi sự chịu khó và áp lực rất dồn dập. Làm nail (móng tay, móng chân) cũng là nghề của nhiều bạn. Công việc này bao gồm nhiều công đọan phức tạp như một nhà nghệ sĩ: dũa xù, gắn móng giả, đắp bột, dũa mịn, lấy shape, đánh bóng, sơn nền, rồi tái tạo khôi phục sửa sang theo yêu cầu của khách. Các bạn nam cũng làm Nail như điều bình thường vì đây có thể xem như nghề tương đối nhàn hạ và có thu nhập. Điều nguy hiểm là các bạn phải tiếp xúc với môi trường đầy hóa chất (hơi axêton) suốt ngày, phải nhẫn nhục tỉ mẩn từng li từng tí. Thịnh Vũ (ở Waterloo) cho biết : ?oNhiều khi suốt ngày cứ gắm mặt vào bàn chân phụ nữ để moi móc ra những thứ dơ bẩn của họ, xấu hổ muốn rớt nước mắt. Ok thì thôi, nhỡ có gì sai sót, họ mắng cho té tát không còn thấy đường về nhà?. Đấy là chưa nói đến nhiều thành phần xã hội phức tạp ra vào các tiệm Nail. Sinh viên Việt Nam còn làm công việc bồi bàn, bán hàng hoặc thu ngân. Những công việc này thu nhập ít hơn bắt trùn hay làm nail nhưng thời gian có thể co giãn để không quá ảnh hưởng đến việc học. ?oĐịa ngục? của những nghề này chính là các chủ kinh doanh người châu Á. ?oHọ biết sinh viên mình sang đây làm chui không có giấy tờ, thế là họ tha hồ bắt chẹt làm đủ việc, trả tiền công ba cọc ba đồng? ?" Kim Anh uất ức nói ?" ?oNhiều khi tức quá nói lại họ, họ đuổi đã đành, còn gọi điện báo cảnh sát mình làm chui (!!!)?.?oĐịa ngục? làm thêm còn cả nghề trông em bé mà ?olàm nó trầy da một tí thì làm cả năm trời cũng không đủ tiền đền?, làm quảng cáo viên qua điện thọai, công việc tay chân ở các hãng xưởng và đủ thứ nghề khác nữa, v..v.. Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, các bạn Sinh viên Việt Nam tại Canada thường có những buổi offline rất thú vị. Số phận của những sinh viên bị phát hiện làm chui ra sao? Hoặc sẽ bị trục xuất về nước hoặc bị những mức kỷ luật ra trò của chính quyền. Nhiều bạn nói vui : ?oLàm thêm ngòai kiếm tiền còn tập cả tính cảnh giác cao độ và thần kinh thép. Thấy bóng cảnh sát mà tay chân run cầm cập, mồ hôi mẹ mồ hôi con tuôn ra thì rất có thể bị? về chầu trời?. Làm thêm off-campus (ngòai nhà trường) là điều phạm pháp, vậy còn on-campus? Những công việc on-campus (trong nhà trường) là những công việc ?oquý phái? và hợp lệ cho sinh viên du học. Thế nhưng những công việc này lại không nhiều, vì phải tranh giành vị trí trống với sinh viên bản xứ và cả các nước khác. Công việc này thuộc lọai trả lương ?obèo? nhất để hàng ngày trực điện thọai, sắp xếp thư, làm vệ sinh trường hay phụ tá cho thư viện. Những bạn có học lực giỏi, chăm chỉ có thể được nhà trường cất nhắc làm TA/RA cho các giáo sư (trợ giảng hoặc phụ tá làm đề tài) có thu nhập tốt hơn. Làm thêm ?" nỗi cơ cực của du học sinh mà có trải qua mới hiểu và cảm được. Trên những mảnh đất mới chốn đô hội phồn hoa, đâu đó còn rơi hòai những giọt mồ hôi nước mắt của sinh viên Việt Nam. *Bài viết lấy tư liệu chính từ forum Canada (www.ttvnol.com/canada.ttvn) NGUYỄN TRƯỜNG AN(Theo SVVN)
Đúng là nhà văn nói láo nhà báo nói điêu, cái gì cũng nói quá lên ghét thế nhỉ? Mà tại sao vào đây đọc bài xong viết lên cứ như đúng rồi ý... HIc lần sau nói gì cẩn nhận có điệp viên nằm vùng nhá... bài báo này lên 1 cái chắc ngày hôm sau ở nhà những ai có con đi học Can lại có chuyện để bàn rồi... Hic mình đi làm thêm chưa bao giờ được cảm giác sợ cảnh sát soi để luyện thần kinh thép cả. À mà các bác nhà mình được lên báo online nhá!!! Thế này có được quyền kiện ăn cắp bản quyền chửa???
Hờ hờ, đúng là mấy bác nhà mình bị lên báo rồi... may mà hôm đấy mình ko đi, các bác kia thích thí lên báo rồi.Ko hiểu thằng ớ ẩn nào viết bài này thế nhở, đọc rồi viết ba lăng nhăng , mà chả liên quan đếch gì đến cái đoạn các chú ở New Zealand bị đuổi về nước cả, mà tớ thì nghĩ kể cả bắt được đi làm cash (mà chắc chả bao giờ bắt ), chắc là dính líu nặng đến pháp luật thôi nhỉ
Nói nhỏ anh đừng la lớn kẻo em bị đánh Hội đồng, em là tác giả bài báo đấy! Mà em có nói điêu gì ghê lắm ạ, nếu có mong các anh thứ tội vì tính chất của báo chí ngôn luận không bao giờ là vuông tròn sự thật, nhưng vẫn dựa trên các gì các anh chị đã kể lại. nếu các anh chị ko hài lòng lần sau em xin rút kinh nghiệm, xin chừa
hê thực ra cũng không may lắm đâu, hhe ông anh còn cái ảnh ở Subway thì phải hehhe trước sau gì cũng bị phát hiện thôi hêh. Chắc hôm đấy trốn đi làm ca 2 hả êhh!
Cảnh cáo chú Vietes về những điểm như sau: _ Khi bài viết về những mặt trái của xã hội, chú không được tự tiện quote hình ảnh của những thành viên một cách bừa bãi mà không xin phép ý kiến của họ. Một bài viết phản ánh chiều hướng negative, rồi chú post ảnh các thành viên khác lên minh hoạ, chẳng khác gì chú bôi tro vào mặt họ, Hay nói một cách nặng hơn có thể gọi là sỉ nhục danh dự. Lân này tôi chỉ nhắc nhở nên chưa treo ních của chú. Tôi đã xoá cái hình chú post lên trong bài viết của chú. Nếu chú thích post hình minh hoạ thì chú post hình của chú lên nhé. _Khi đăng tải thông tin, phải chính xác. Đề nghị chú để trên cùng của bài viết là "theo nhìn nhận bản thân chú " ...Du học sinh đi làm thêm, không phải tất cả là bất hợp pháp...Là chui lủi như con chó con mèo như chú nói...Nếu chú có thể thống kê chính xác bao nhiêu phần trăm...thì hãy đăng tải lên. Cũng có những học sinh có thể xin được working permit, làm việc hợp pháp. Chú nên biết điều đó. _ Chủ đề của chú mở ra thuộc về mặt thông tin, hay là đánh giá nhìn nhận việc đi làm thêm? 2 nội dung đó đã có chủ đề rồi. Chú không nên mở chủ đề bừa bãi như vậy! Sau đây là vài góp ý cá nhân của tôi. Đã là một xã hội, nơi nào cũng có mặt trái mặt phải. Nhưng người ta thích nêu ra những mặt có chiều hướng tích cực hơn là những mặt có hướng tiêu cực. Học sinh du học mỗi người một hoàn cảnh. Họ biết ý thức, tự lập lo cho cuộc sống là điều đáng quý, đáng trân trọng. Chẳng có gì phải xấu hổ cả. Những điều chú phản ảnh không hẳn là sai, tuy nhiên không nên nhấn mạnh quá. Chú có hiểu tại sao không? Suy nghĩ kỹ trước khi post bài. Nên lấy kinh nghiệm bản thân. Đây không phải quán nước vỉa hè. Lần trước tôi đã cảnh cáo chú về cách dùng từ ngữ, tránh dùng những từ ngữ nhạy cảm. Lần này tôi cảnh cáo chú lần 2. Lần thứ 3 nếu chú vi phạm sẽ treo nick.
Bác Mod sửa luôn lại cái tên topic hoặc xoá nó đi luôn đi. Nhìn cái tên topic là điên hết cả người chưa cần fải đọc
Tin từ Tuổi Trẻ: 7-8 học sinh Việt Nam bị chính quyền New Zealand trục xuất về nước trong số 600 học sinh quốc tế vi phạm luật VISA của nước này Tổng số 600 du học sinh bị trả về mà viêt nam có 7-8 người chiếm tỉ lệ chưa tới 2% thì có gì đáng nói đâu bởi môtl lẽ đâu phải cứ 100 người đi học là từng đó người ra trường và hoàn thành chương trình học đâu...chuyện học sinh bị trả về là chuyện hoàn toàn binh thường nước nào mà chẳng có hả em... Bài của Vietes nếu mà check từng câu thì cứ 10 chữ sai 7 rồi...Nhưng dù sao em ý cũng là một sự kiện , mà đã thành sự kiện rồi ắt sẽ nổi tiếng em hỉ kiểu này thì yenvi cũng chịu thua...(j/k) Em ý khá năng nổ nhưng còn bé lắm chưa va chạm nhiều , cũng chưa từng đi làm ...viết bài này là do em ý đọc trên box các anh chị hay nói đùa nên nghĩ thế với nghe kể thôi...Mục đích ban đầu là viết để có cái nhìn thông cảm cho sinh vien vn bị trả về , nên bài viết phải thống thiết như thế...rồi không hiểu múa máy thế nào ,lèo lái lọt xuống mương mất rồi thay vì thông cảm thành ác cảm luôn....Em ý biết sai rồi nhưng lại không sửa được ...thui cứ để bài của vietes vào mục chuyện khó tin nhưng có thật , hay giải trí cuối tuần ..tin giật giật chẳng hạn
Trường An ạ, anh luôn đánh giá cao khả năng viết bài của em. Nếu mà nói em còn nhỏ, ngông cuồng, tự tin...không nên chấp nhặt làm gì thì cũng không phải, vì khi em đã có khả năng viết bài thì nhận thức của em cũng đã khá hơn các bạn cùng trang lứa rồi. Nếu em đọc các bài viết về tâm sự vui buồn của các anh chị trong box Canada mà vẫn không hiểu được hết mà chỉ giúp lấy tư liệu viết bài theo hướng tiêu cực như vậy thì còn gì đáng trách hơn? Khi viết báo, phản ánh về những kinh nghiệm thật của đời thường, người ta cũng phải lăn lộn và thâm nhập vào thực tế để bài viết được hiệu quả. Một điều em không để ý là, báo chí tại Việtnam khi đưa bài về các vấn đề bên ngoài Việtnam thường không cần biết đó có là sự thật hay không, chỉ cần có bài đăng là được. Điều này dễ mang đến cho người Việtnam cái nhìn sai lệch. Một ví dụ về bài báo viết 60% lưu học sinh VN tại Canada kết hôn sau khi đến Canada 6 tháng của Vietnamnet và Thanhnien, làm cho ngay cả những người đang ở Canada đem ra tranh cãi ngay trong box Canada. Vì vậy, anh mong sau này Trường An có viết bài thì cố gắng hiểu và biết xác định đâu là những bài viết mang tính chất giải trí câu khách, đâu là những bài viết thiên về phóng sự, ký sự, xã hội, cuộc sống.