1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một góc thương yêu !

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi tinyeu99, 22/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinyeu99

    tinyeu99 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/08/2008
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    4
    Ha ha ha....
    [​IMG]
    Liêu xiêu nắng-ngiêng nghiêng ngắm!
    Dzạ ngổn ngang-bụi vàng,nắng phủ!
    Cơn mưa đổ,lộ bàn tay!
    Sài Gòn say-say mưa mãi....
    Chồng chất bao điều Sài Gòn liêu xiêu!
    Cánh dzó trở chiều,hàng mi cong vút,
    Hàng cây hum hút,bẽn lẽn nép mình,
    Đường rộng mẫn thinh,mưa đùa lũ trẻ!
    (TINYEU99)
  2. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    QUÊ HƯƠNG ƠI!
    Quê hương ơi sao mà nhớ thế!
    Nắng trời xa vàng biếc tâm Người!
    Dzọt mưa lạ hờ hững đổi dzời,
    Rơi gờ má ngỡ Người! Thương!.... quê hương đó!
  3. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    SAU CÁNH BAY!
    Sau cánh bay,khấp khởi cơn say,
    Cánh dzó lặng hồn, trong, se lại,
    Nắng oằn mình,hồn nhiên lặng lẽ,
    Mây lững lờ tĩnh lặng bông mơ!
    Sau lưng đó, quê Mẹ đẹp thơ,
    Cơn khát vọng trải dzài theo gót,
    Miền quê lạ ồn ào náo nhiệt,
    Khẽ nhẹ rung đưa gợi những đợi chờ.
    Sau cánh bay là những cơn say,
    Sao yêu thế non sông gấm vóc,
    Chỉ 1 thoáng lòng ơi! trống rỗng...
    Bước qua nhiều, nhiều nỗi thương yêu!
    Đâu cồn cỏ liêu xiêu trở chiều!?
    Đâu khúc hát tráng bi dzựng nước!?
    Đâu cơn dzó khô hanh cùng kiệt!?
    Đâu sải chân...dzăng dziết vượt đèo!?
    Đâu tiếng nói-tiếng hát bao điều!?
    Mình đã chót nhấn chìm trong ký ức!
    Tiếng đạn xa,gầm gào,buồn bực...
    Bao đắng cay...vùi lấp hết...bao điều!
    Dzá mùa xuân đừng nở theo chiều,
    Từng gót lặng hành quân theo dzấu!
    Để ngàn năm dzân tộc Mình nung nấu,
    Bước hành quân...bước-mét-khoảng dzời...
    Để ngàn năm,sâu sắc mặn mòi,
    Ca khúc ca hay,thượng đài,bất dziệt...
    Để không quên ngàn năm thêu dzệt,
    Non sông gấm hoa-sông núi mượt mà...
    Để lại nơi những khám phá la đà,
    Say trong dzó vui cùng cỏ dzại,
    Chìm đắm mãi trong từng hoang dzại,
    Sau cánh bay....Mình đã được dzì!?...
    Sau cánh bay rộn rạo phân bì!
    Sau cánh bay trời quay,tâm rộng,
    Sau cánh bay phù hoa bạo mộng,
    Sau cánh bay...nâng chí Trai say!
    (DINHLEHUNG)
  4. iwcotte

    iwcotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0

    Muốn gần mà lại phải xa
    Bắt xa mà thấy như là gần đây
    Ví dầu muôn kiếp chân mây
    Người đi, ta ở, vơi đầy nhớ nhung...!
    Ờ há...đâu có phải cái gì ta muốn là được
    Ờ ....há đâu có phải cái gì ta làm là điều ta muốn
    Vậy nên...mong người hiểu ta...
    Vậy nên...mong ta hiểu...mình...ờ ..há!
  5. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    NHỚ QUÊ!...Ờ! HÁ!...MUỐN DZÌA MÀ KHÔNG NỔI!?........Ờ! HÁ!....
  6. iwcotte

    iwcotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    ....................................................................................
    GIỮA HAI CHIỀU QUÊN- NHỚ
    ( haiyentran_159)
    Giữa hai bờ sáng tối
    Giữa hai bờ yêu- thương
    Em như một chú nhện
    Mắc vào nỗi tơ vương
    Em làm sao gỡ được
    Anh đã giăng kín hồn
    Muốn lặng mình bỏ trốn
    Mà bóng anh mênh mông
    Nên thôi đành nhớ mong
    Và cũng đành xa cách
    Bởi tình duyên trắc trở
    Rơi nhẹ vào hư không
    Anh giờ thôi ngóng trông
    Em giờ giữ chặt lòng
    Chỉ còn miền kỉ niệm
    Vẫn mãi là.. của chung!!!
    Từ ngày người nói thích màu xanh...ta cũng....
  7. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜI XƯA VÀ NAY.
    Con người hôm nay và con người hôm qua con người của ngàn xưa, dường như không khác nhau là mấy. Rũ bỏ lớp bọc văn minh vật chất, con người trần truồng ấy, dẫu hình hài có thanh tú mỹ lệ hơn con người ban sơ, nhưng nỗi khắc khoải về đau khổ và hạnh phúc, về ý nghĩa cuộc đời vẫn còn nguyên vẹn. Vẫn còn đó niềm băn khoăn muôn thuở!
    Hãy thử nhìn lại mình, dù muốn dù không ta cũng phải nhận rằng con người vốn dĩ là con vật, một con vật thượng đẳng biết tư duy, mà người Đông phương chúng ta gọi là ?olinh ư vạn vật?. Con vật ấy có tính xã hội, vì vậy trong cuộc cộng sinh, con vật ấy đã biết thích ứng với nhau, biết chế ngự bản năng cầm thú, để được tiến hóa thành con người văn minh hiện nay. Thế nhưng, con người thực sự đã thuần hóa được cái con thú man rợ luôn chực nhe răng gầm gừ trong cõi lòng mình không?
    Non 2.500 năm trước, Khổng Tử - người được mệnh danh là Vạn Thế Sư Biểu (khuôn mẫu cho vạn đời sau bắt chước) - đã từng quan niệm về cái con người xã hội ấy. Trong xã hội, có những hạng người sống thuần bằng bản năng như loài cầm thú. Đó là những hạng người phàm phu tục tử, hạ cấp, xét về phương diện đạo đức phẩm cách. Những kẻ này theo Nho giáo, đều gọi là tiểu nhân, dù rằng kẻ ấy có chiếm giữ địa vị cao và giàu có trong xã hội đi chăng nữa. Nếu tiểu nhân là người thô lậu, sống thuần vào bản năng, thì ngược lại quân tử là người tiến hóa, biết khắc phục bản thân, hiểu mệnh trời, hiểu đạo lý và định mệnh con người là gì. Tiểu nhân và quân tử không phải là hai mặt đối lập nhau, không phải là hai cực, mà quân tử là giai đoạn tiến hóa của tiểu nhân. Không có tiểu nhân thì không có quân tử.
    Quân tử và tiểu nhân có sự tương đồng, ấy là họ đều có cái thiên tính trong người. Cái tính ấy trọn sáng trọn lành, nó hướng đạo con người làm điều thiện điều phải. Con người bị vật dục che khuất lương tri nên mới có phân biệt kẻ ác người thiện. Khổng Tử nói: ?oNgười ta ai cũng giống nhau vì có bản tính lành, nhưng do tập nhiễm thói xấu nên họ mới khác xa nhau?. Còn Mạnh Tử thì bảo: ?oCái chỗ con người khác với cầm thú thật không xa mấy. Kẻ thứ dân thì bỏ mất sự sai biệt ấy, còn người quân tử thì biết bảo tồn nó?. Rõ ràng giữa con người và cầm thú phải có sự phân định khu biệt, nhưng kẻ tiểu nhân đã bỏ mất sự sai biệt ấy, cho nên còn đồng hóa mình với cầm thú và cư xử theo bản năng thấp hèn. Người quân tử thì biết bảo tồn sự sai biệt ấy, để vượt lên trên loài cầm thú, để khắc phục bản năng cầm thú.
    Người quân tử thì chú trọng vào nghĩa, kẻ tiểu nhân chú trọng vào lợi (quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ lợi, LN). Tiểu nhân chỉ lo trau chuốt bề ngoài, trọng hư danh, lời lẽ xảo trá. Sở dĩ như vậy vì họ mong dối gạt người, họ sợ người khác phê phán nên phải tạo cái vỏ bọc. Còn quân tử hiểu giá trị của mình (dù không ai biết, không hiểu mình cũng không sao) nên trông cậy vào chính mình. Tiểu nhân thường kiêu căng hợm hĩnh, nhưng trong lòng không bao giờ thư thái, còn quân tử lòng dạ thư thái mà không kiêu ngạo. Kinh điển Nho giáo dạy ta con đường tiến hóa từ tiểu nhân thành bậc quân tử.
    Quân tử là người biết mục đích cao cả của kiếp người, biết cái Thiên Mệnh mà trời trao cho con người, nghĩa là biết cái viễn đích tối hậu của nhân sinh. Người quân tử có thể tóm tắt ở mấy chữ: Nhân, Trí, Dũng, Lễ, Nghĩa, Trung, Tín, Thành, Hiếu Đễ, Khoan thứ, Hiếu học,?
    Vì Nhân (bác ái ) nên lòng yêu người tỏa khắp, mong muốn người khác cũng được hạnh phúc. Vì yêu thương thiên hạ nhân, nên lòng khoan dung, độ lượng, tha thứ thiên hạ. Không nhớ lỗi lầm của người khác, mà giáo họ nên người.
    Vì Trí, nên biết khôn ngoan suy xét điều phải điều trái, biết minh triết bảo thân trong cảnh nguy nan, biết biện biệt kẻ xấu người tốt trong vấn đề xử lý tiếp vật. Nếu lỡ giao du với kẻ xấu thì phải tuyệt giao với họ, nhưng không nói xấu họ (Quân tử giao tuyệt, bất xuất ác thanh).
    Vì Dũng, nên không biết sợ sệt là gì. Thấy việc nghĩa bèn ra tay hành động. Nếu đã hành động thì phải thiết thực chứ không chỉ ở lời nói suông.
    Vì Lễ, nên giữ được hòa khí. Giữ được lễ, nên trong việc giao tiếp với người tránh được sỗ sàng, dù giao du đã lâu. Trong việc lễ, quý nhất là ở lòng thành chứ không phải hình thức xa hoa, lòe loẹt.
    Vì Nghĩa, nên luôn giữ sự công chánh, chẳng hơn thua với ai. Nghĩa là gì? Chẳng qua là công ích và lẽ phải, cho nên quân tử không từ nan làm việc gì dù lớn dù nhỏ, miễn là việc ấy hợp nghĩa. Người quân tử dù nghèo vẫn an vui cảnh nghèo, không vì cùng khốn mà phạm điều phi nghĩa.
    Vì Trung, nên giao du với bằng hữu thì hết lòng, làm việc cho người thì hết dạ. Vì trung nên làm việc cho ai hoặc phụng sự ai thì hết lòng, không phản bội. Nhưng cái trung đó không phải là lòng trung máy móc và thiển cận (ngu trung). Bậc quân tử ngay cả lúc phụng sự vua đâu phải vì cá nhân nhà vua, mà chính vì lẽ đạo. Nếu vua mà vô đạo thì trung làm gì.
    Bậc quân tử vì chữ Tín mà hành xử. Tín là tin mình, tin người. Nhờ chữ tín đó mà thành người. Vì tự tin vào mình nên dù ai không biết tài đức của mình, mình cũng không buồn oán. Vì có tin nhau nên việc mới thành tựu, người mà không tín thì không biết ra thế nào?
    Người quân tử cốt yếu ở Lòng thành. Nhờ lòng thành ấy mà người khác mới tin tưởng mình. Những lễ lạt cũng chủ yếu ở lòng thành chứ không phải hình thức xa hoa.
    Quân tử đã Hiếu lại còn Đễ. Hiếu là cái đạo đối với phụ mẫu. Đễ là cái đạo đối với anh chị em. Đó là kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết cũng như sống, lúc cha mẹ mất mà tưởng như hãy còn, ấy là chí hiếu vậy. Cái đạo đối với anh chị em là mỗi người phải ăn ở đúng phận mình, anh ra anh em ra em. Đễ là gì? Chẳng qua là đạo phụng sự huynh trưởng. Theo Nho giáo, Hiếu Đễ là đầu mối của lòng nhân (bác ái ). Nếu ta chẳng yêu cha mẹ ta, chẳng tôn kính anh em ta, mà ta bảo rằng yêu mến tôn kính người và cha mẹ người, đó là lừa bịp vậy.
    Khoan thứ, là lòng bao dung quảng đại của bậc quân tử. Bởi lẽ tiểu nhân là ?oQuân tử chưa thành và sẽ thành?, cho nên người quân tử chú trọng giáo hóa tha nhân hơn là ghét bỏ họ. Người ta phạm điều ác, vì không nhận ra cái ranh giới phân định giữa con người và cầm thú. Bậc quân tử không những nhìn ra cái ranh giới ấy mà còn giáo hóa thiên hạ nhân để họ phân biệt được cái ranh giới ấy và vươn lên cao hơn loài cầm thú. Quân tử lúc nào cũng phải quán xét để tu thân, nếu mình có lỗi phải can đảm hối. Việc tu thân đó luôn bền bĩ gắng công, không biết mệt mỏi.
    Quân tử muốn tu thân thì phải Hiếu học. Ham học hỏi nghiên cứu thì sẽ khôn ngoan hiểu biết. Nếu học thì phải thực hành. Cái việc học tập của người quân tử cũng giống như công việc của người thợ làm ngọc, luôn luôn mài dũa trau chuốt mới có ngọc quý.
    Cái học của người quân tử là để đem ra giúp đời, giúp dân giúp nước. Cho nên bậc lãnh đạo phải luôn tu thân mới đủ tư cách dẫn đạo dân chúng. Nhờ tu thân mà tâm hồn trong sạch, tác phong hợp lễ, đạo đức tràn đầy. Nhà lãnh đạo lẫn nhân dân đều phải lấy việc tu thân làm gốc. Như vậy Nho giáo quan niệm rất rõ ràng về con người xã hội. Mỗi cá nhân là phần tử bất khả phân của xã hội. Cho nên mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với xã hội trong việc tự cải tạo mình (tu thân). Mặt khác, con người phải cải tạo xã hội, bằng cách cải tạo lẫn nhau, sao cho những con người chỉ biết sống bằng bản năng (tiểu nhân) tiến hóa lên con người văn minh (quân tử). Nếu được vậy, thiên hạ thái bình.
    Trở lại vấn đề đã nêu ở trên, sự tiến hóa của con người rõ ràng trước mắt là làm cho xã hội hoàn thiện hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng sự tiến hóa ấy còn đi về đâu nữa? Sự tiến hóa ấy rõ ràng là có định hướng, vậy cái viễn đích xa xôi tối hậu ấy là gì?
    Theo quan niệm của Nho giáo, con người không chỉ là con người xã hội (tiểu nhân và quân tử) mà là con người siêu xuất xã hội. Con người siêu xuất ấy gọi là Thánh nhân. Thánh nhân cũng là con người như chúng ta (Thánh nhân dữ ngã đồng loại giả). Nhưng Thánh nhân cũng vượt ra khỏi đồng loại, siêu xuất trên xã hội người đời và là kẻ siêu quần bạt tụy. Thánh nhân là người đạt Đạo, là Trời được nhân cách hóa (Phối Thiên). Nho giáo không chỉ là cái nhân đạo thực tiễn, mà còn là cái đạo học siêu hình và điều này được nói rõ chủ yếu trong Trung Dung.
    Như vậy cái nhìn của Nho giáo, con người tiềm ẩn trong lòng cái Thiên Tánh cao đẹp, toàn thiện toàn mỹ. Nếu cái Thiên Tánh ấy chưa được nhận chân, con người vẫn tương đồng với cầm thú (tiểu nhân). Nhận ra cái Thiên Tánh ấy và tu tập để thành con người tiến hóa văn minh (quân tử). Nhưng định mệnh con người không dừng lại ở chỗ ngôi vị quân tử (dù vô cùng gian nan khó nhọc mới đạt được ngôi vị này), mà còn tiến hóa tới cái viễn đích là Phối Thiên. Đó là ngôi vị Thánh nhân, một con người siêu quần bạt tụy. Thành quân tử đã khó, thành Thánh nhân lại càng khó thay. Theo Mạnh Tử, cứ 500 năm mới có một Thánh nhân ra đời. Ta tạm gác lại quan niệm về con người siêu xuất xã hội này, mà hãy thử nhìn lại con người xã hội theo thời hiện đại.
    Cái con người cho thật con NGƯỜI, mà chúng ta đang ao ước và mệnh danh là con người hạnh phúc, văn minh, lịch sự, toàn thiện toàn mỹ, chẳng qua là con người quân tử mà 2.500 trước Khổng Tử đã nói. Tĩnh lặng một chút, tìm hiểu cái nhìn, cách sống của người xưa, có thể giúp giải quyết vấn đề cuộc sống sâu thẳm của con người thời nay. Xác định lại những niềm tin tôn giáo truyền thống, giúp nhận thức lại những giá trị tình cảm và lý tưởng của con người.
    C.T
    (Sưu Tầm)


  8. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ngẫm đời hoa dzó thương yêu!
    Mây dzăng-dzó phủ-bặt điều nhớ nhung!
    Tha hương mấy dzặm trùng trùng,
    Hoa lau trắng biếc vạn trùng cơn mê!
  9. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Sắp xa Ông mãi phải không!?
    Sắp xa Ông mãi rũ lòng,xót thương!?
    Sắp xa dzạ dzạ vấn vương!
    Sắp xa tâm tận vạn đường Cháu kêu!
    Kêu cho vạn dzặm sơn kêu!
    Khóc cho tái tím thiếp chiều mê sâu!
    Hét cho khản dzọng khiếp sầu,
    Xé vầng mây trắng phau phau cướp Người!
    Run run cũng 1 tiếng đời!
    Miệng môi run rẩy 2 lời: ÔNG ƠI!
    [​IMG]


    MUỘN.
    Tuần rồi nắng lớn không hay!
    Mưa say ngõ vắng,Bắc quay hiên nhà,
    Ông ơi! Bụng dzạ la đà,
    Thương Ông cũng phận Người dzà....lão...sinh!
    Mắt mờ miệng cứ lặng thing,
    2 dzòng lệ ướt thấm tinh nhuệ sầu,
    Sinh cao-đời thếch 1 màu,
    Xa quê tranh đấu,Yêu màu quê hương!
    Đôi dzòng lệ thấm vấn vương,
    Phù binh-Trợ yếu chọn đường dzang san,
    Rũ Mình áo gấm-khăn quan,
    Liêu điêu theo Bắc-đánh Nam chí cùng,
    Mấy đơn côi-mấy hãi hùng,
    Chí thanh-lực mẫn-trí trung,sống đời!
    Dzạy con nuôi cháu ở đời!
    Dzĩ bình trị biến,chuyển dzời-chỉnh thân!
    Khóc Người bụng dzạ phân vân,
    Thương Người chẳng được,lòng-tâm bàng hoàng,
    86 rồi!...biết nhẹ nhàng!...
    Lặng thing!...thing lặng!....Buồn!...hàng lệ hoen!
    Xót xa lắm!...xót xa thêm!...
    Ông Buồn!...Buồn quá!...Buồn hơn...thì thầm!
    Mắt dzà trắng đục 2 dzòng,
    Xiết bao dzâu bể....tiếc mong....Sống-còn!?
    Lắt lay-lay lắt thân mòn,
    Lắt lay -lay lắt héo hon thân dzà!
    Miệng khô vẫn ấm la đà,
    Lạnh thâu-lạnh thấu-lạnh dza-lặng lòng!
    (DINHLEHUNG)
  10. iwcotte

    iwcotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    PHỦ XANH CÁI MÀU ĐEN TRẮNG ĐI...
    CÁI AVARTA TRƯỚC ĐẸP THÍA MÀ LẠI THAY....

Chia sẻ trang này