1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một hạt cát trong sa mạc có tên Tôn Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Camis_ba, 18/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Một hạt cát trong sa mạc có tên Tôn Giáo

    Anghen đã nói: Tôn giáo còn tồn tại là do khoa học chưa phải là câu trả lời của mọi câu hỏi. Câu hỏi tiêu biểu mà cũng có lẽ là câu hỏi lớn nhất của nhân loại: Ý nghĩa của cuộc sống là gì.

    Chỉ 7 chữ trên đây mà đã đã có bao người phải lao tâm khổ trí dằn vặt mãi không thôi. Tất cả các triết gia trên đời này từ cổ chí kim từ thế kỷ này và những thế kỷ sau có đáng là "bao nhiêu người" đó không.

    Mọi tôn giáo đều trả lời câu hỏi đó bằng một cách. Họ khẳng định rằng có một cuộc sống sau cái chết. Tuy rằng cuộc sống ấy như thế nào thì môi người nói một kiểu.

    Chúa nói rằng, cuộc sống trên trần gian chỉ là tạm bợ. Sau khi chết, con người sẽ được chúa phán xét. Vô tội, con chiên được lên thiên đa`ng hưởng cuộc sống vĩnh cửu. Có tội, con chiên xuống địa ngục. Còn thế nào là có tội còn thế nào là vô tội thì xin được miễn bàn.

    Thích ca thì nói. Ta tin mọi vật đều bình đẳng. Mọi việc đều có nhân quả. Nếu con người sống ở kiếp này khổ, kiếp sau sẽ sướng và ngược lại. Còn nhưng ai tu luyện phật pháp thì sẽ thành phật, được đến cõi niết bàn.

    Riêng đời sống kiếp sau Ala nói thế nào thì tôi chưa rõ. (ai có kinh coran thì cho tôi mượn. Tôi rất quan tâm đến hồi giáo).

    Nghe sao thấy tôn giáo đơn giản quá vậy. Chẳng có cơ sở gì cả. làm sao con người ta tin được. Bất kỳ ai suy nghĩ về tôn giáo một cách đơn giản thì nên suy nghĩ lại. Kiến thức tôn giáo là kiến thức vô cùng sâu sắc. Một tôn giáo là một trường phái triết học. Trong bài viết này. Tôi sẽ chỉ đề cập đến một vài mắc xích trong tư tưởng của nhưng tôn giáo được nhắc đến.

    Hãy xem chúa tạo ra sự sống như thế nào. Ngày thứ nhất, người tạo không gian, ngày thứ 2, người sinh ra ánh sáng, ngày thứ 3, người tạo ra các vì tinh tú, ngày thứ 4, người tạo ra đất trời, ngày thứ 5, người tạo ra đồi, núi, biển hồ, ngày thứ sáu người tạo ra các loài thực vật động vật, và ngày thứ 7, người tạo ra ông Adam và bà Eve. Các nhà khoa học đã chứng minh như sau. Cách đây 14 tỷ năm, vụ nổ bigbang sinh ra vũ trụ-tương đương ngày thứ nhất trong trong tuần lễ sáng tạo của chúa. 2oo triệu năm sau, ánh sáng mới bát đầu xuất hiện từ trong tâm của vụ nổ. Ánh sáng bắt đầu tràn ngập vũ trụ và các vì sao xuất hiện, thời điểm này được xác định nhưng tôi không nhớ-tương đương với ngày thứ 3. trái đất được hình thành cách đây 5 tỷ năm được xem là ngày thứ 4. Ngày thứ 5 được tính sau kỷ băng hà. ngày thứ 6 tôi không nhớ tính vào kỷ nào, ngày thứ 7 được tính từ khi có con người vượn cổ, cách đây 8 hay 9 triệu năm gì đó. Tôi không cho rằng lời sấm về tuần lễ sáng tạo của chúa được ghi trong kinh thánh là vô tình đúng với những gì khoa học tìm kiếm được. Rõ ràng, suy nghĩ của đạo thiên chúa về Vũ trụ và sự sống có một lôgic nào đó. Điều này cho thấy những tư tưởng cơ đốc giáo xơ khai rất đáng được tìm hiểu và nghiên cứu.

    Bàn về phật giáo. Thật sự là một tư tưởng vĩ đại của tiền nhân. Tôi chỉ đề cập đến một vài cái rất nhỏ và dễ hiểu. Trong tư tưởng của mình thích ca luôn ca ngợi cái đẹp, cái thiện và đưa ra con đường giải thoát cho chúng sinh. Thích ca giải thích thế giới bằng tứ diệu đế, cho rằng đời là bể khổ. Ngài dạy con người giải thoát bằng bát chính kiến. Riêng các nhà tu hành, thiền công là con đường đưa họ đến cõi niết bàn. Thiền công có nguồn gốc từ Yoga. Khi luyện Yoga, người ta dần trở nên mất nhận thức sự vật xung quanh. Đến độ cuối cùng trong thiền học ( đạt đến tứ thiền) con người ko còn nhận biết được bất cứ cái gì xung quanh. Chính lúc đó, phật cho rằng, chẳng phải linh hồn đã tách rời khỏi thể xác sao. Con người ta không nghe thấy gì, ko có cảm giác gì thậm chí có đánh họ cũng chẳng biết đau, chỉ có linh hồn tồn tại thôi. Cảm giác lúc bấy giờ rất phiêu diêu tự tại, bồng bềnh hư ảo. Các nhà khoa học cũng đã có một số kiểm chứng. Họ đo điện não của một nhà tu hành. người bình thường có bước sóng bình thường là 7 Mh, còn nhà tu hành khi hành công (ngồi thiền) thì bước sóng này giảm dần. Ở mức 6-5Mh, nhà tu hành ko còn thấy nóng lạnh, ở mức 4-3Mh nhà tu hành ko còn nghe thấy gì cả, ở mức 2-1Mh nhà tu hành ko biết đau, và ông ta nói, ở trạng thái này, linh hồn tách rời cơ thể, phiêu du trong không trung và ông có thể thấy được các vị thần linh (Thích ca nói: lúc này, con người đã đắc đạo thành phật). Phải mất 20 năm, một người bình thường tu luyện thiền học mới có thể đạt được cảnh giới trên. (đây là chương trình phóng sự các nhà tu hành ở dãy núi hymalaya đã được chiếu trên tivi cách đây vài năm). Rõ ràng, phật giáo cũng có cơ sở minh chứng cho sự tồn tại của nó.

    Riêng về hồi giáo, tôi biết rất ít như cũng đủ để các bạn thấy rằng niềm tin của con người vào Ala ko phải là ko có lý do. Thánh Ala nói rằng, con người ta vẫn đang sống trong thiên đàng ấy. Đó là lúc mà người đàn ông và đàn bà kết hợp thành một bản thể duy nhất. Ala cho rằng, hành động ******** của con người là thiêng liêng, là con đường dẫn đến thiêng đàng. Các bạn hay nghĩ xem, giả sử có thiên đàng, con người ta sẽ cảm thấy thế nào. lúc nào cũng cảm thấy phiêu diêu khoái lạc, lúc nào cũng cảm thấy sung sướng. Đó chẳng phải là cảm giác con người có được khi người đàn ông và người đàn bà là một đó sao (những ai ko có khả năng ******** được xem là báng bổ hồi giáo, là có tội với thánh Ala). Thiên đường của đấng Ala cũng đáng tin đấy chứ. Không phải ngẫu nhiên mà hồi giáo trở thành một tôn giáo hùng mạnh ngày nay đâu.

    Tư tưởng tôn giáo quả là cao siêu. Trên đây chỉ là một vài tư tưởng có thể nói là vô cùng nhỏ nói về tôn giáo mà thôi. Riêng bản thân, tôi thấy tư tưởng phật giáo là uyên thâm nhất.


    kiến thức về tôn giáo của tôi còn rất hạn hẹp vì chỉ chắp nối, ai có cái gi` hay giới thiệu chơi
  2. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    tư tưởng của nó cũng có cái cần để học tập nếu ko nó đã bị chủ nghĩa duy vật đánh bại rồi
    nhưng nếu chúng ta ko có nó vẫn tồn tại tốt , còn khi tôi học nó chắc chỉ khi cần lợi dụng tôn giáo để giúp sức cho bản thân
    mà bạn thích đạo phật vậy có biết phật ở đâu ko
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  3. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    để phúc đáp reply của bạn, tôi xin trích dẫn một câu nói tôi đã được nghe. "Thế nào là người trí thức? người ta vẫn thường hay lầm lẫn giữa người trí thức và những lực lượng lao động tinh thần. Có 2 loại người quan tâm đến tri thức. một loại sống vì tri thức còn loại kia sống bằng tri thức. Loại đầu tiên là trí thức, loại thứ 2 chỉ là chuyên gia"
    Nếu như bạn nói rằng, tư tưởng nó cũng có những cái "đáng để học tập" hay "còn khi tôi học nó chắc chỉ khi cần lợi dụng tôn giáo để giúp sức cho bản thân". thiết nghĩ, nói như thế chưa phải là trí thức đâu kenetic ạ. Nếu là một người tri thức nói thế, tôi sẽ phê bình. rằng nói thế là chưa đủ. "tôn giáo đáng để ta nghiên cứu, suy ngẫm và học tập hoặc tôi sẽ không nói rằng "nếu chúng ta ko có nó vẫn tồn tại tốt " mà sẽ nói rằng "tôn giáo đã làm phong phú cho tư tưởng loài người biết bao nhiêu, đã làm cho tri thức đạt đến những cảnh giới cao nhất".
    Còn để trả lời câu hỏi của bạn rằng. Phật ở đâu. Tôi xin khẳng định rằng phật ở khắp mọi nơi, trong những ngôi chùa xá lợi nhưng chỉ còn là tro tàn. Còn thì cái vật chất của "cõi niết bàn" hay "địa ngục" hay gì gì khác nữa thì tôi không quan tâm. tôi thích đạo phật ở tư tưởng của nó chứ không phải những câu chuyện của nó nhưng những sáng tạo "cõi niết bàn" và "địa ngục" cũng là tri thức đấy.
    Thân gởi kenetic.
  4. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    Camis_ba phúc đáp tôi thì tôi cũng phúc đáp lại
    mà bạn có thể sang bên
    box thông báo , ý kiến
    để xem bài của tôi ko ,tôi cần rất nhiều người góp ý , và sang đấy bạn sẽ hiểu một phần về con người tôi
    nay vào bài đề chính
    "tôn giáo đã làm phong phú cho tư tưởng loài người biết bao nhiêu, đã làm cho tri thức đạt đến những cảnh giới cao nhất"
    có phải bạn nói thế ko , tôi ko có ý phê bình gì cả nhưng mượn đây tôi nói , nó cao siêu quá , ko phải vì tôi ko hiểu mà vì tôi hiểu một điều mà theo tôi còn cao hơn :
    có được bao nhiêu trí thức thì phải dùng được bấy nhiêu , nếu ko dùng được thì nó ko bằng một bụi cỏ ngoài đường giúp ta ăn khi ko còn gì
    còn bạn sợ nói hớ cũng chia nhiều trường hợp quá : bạn bảo nếu tôi là người tri thức nói thế thì chưa đủ
    có 2 điều phải nói ở đây :
    ------- thế nào là người tri thức , nó có ranh rới hả , nêu bạn coi kẻ khác là người có tri thức nhưng kẻ đó gặp một người trình độ cao hơn rất nhiều và nhận ra mình thực ra vẫn chưa có tri thức , bạn nghĩ sao đây
    ----- 2 thế nào là chưa đủ , nó cũng ko có đường biên đâu , có câu nói [ có thể liệt vào huyền thoại, ko hiểu bạn nghe chưa] là :
    " Đúng mà chưa đủ"
    tôi nói cho bạn biết ý nghĩa của nó nhé: bạn nói chuyện với 1 người bạn , thấy người bạn này còn nhiều điều trong cách sống đáng phải thay đổi , trong buổi nói chuyện bạn cố gắng thuyết phục , và người đó công nhân rằng nói thứ bạn nói đều đúng , nhưng rồi sao , nguời này ko làm theo những lời bạn nói , hắn vẫn sống như hắn đã từng sống ./ Vậy cuối cùng là gì vậy, bạn bảo với mình là "Đất nước dễ đổi bản tính khó dời " ư, tôi chỉ bảo với bạn là bạn nói "đúng mà chưa đủ", bản tính khó dời nhưng ko thể ko thay đổi , sao bạn ko có cái tài lay động quỷ thần để thuyết phục người khác, chỉ tự trách mình tài sơ học thiển thôi .
    Chân lý và học thức là vô cùng , đỉnh cao muôn vạn trượng càng lên cao thấy càng cao, ko có bờ có bến
    nói đến đây thôi , nếu so từng chữ mà viết thì đến cả đời ko hết
    bạn xem thử bài
    "Thế nào là Master đi" cùng ở box học thuật
    nếu bạn có được 3 kỹ năng đâu tiên trong đó thì tôi khâm phục bạn đó
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  5. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn đọc không kỹ những gì tôi viết rồi, trước khi tôi góp ý phê bình, tôi đã đưa ra những cơ sở cho lời phê bình đó. Tôi đã định nghĩa thế nào là trí thức rồi mà. như vậy sao bạn bảo là "không có đường biên" được. Và tôi cũng đã phân biệt luôn trí thức với các chuyên gia. giống cái điều mà bạn đã nói.
    "có được bao nhiêu trí thức thì phải dùng được bấy nhiêu , nếu ko dùng được thì nó ko bằng một bụi cỏ ngoài đường giúp ta ăn khi ko còn gì". Trước hết, tôi xin phép sửa lỗi chính tả vì có thể bạn type lộn để có thể tiếp tục. Tri thức chứ không phải trí thức bạn ạ. Tôi đã định nghĩa thế nào là các chuyên gia nhỉ. đó là những người sống bằng tri thức. nghĩa là áp dụng những tri thức đó cho sự nghiệp của mình, cho cuộc sống của mình. Nếu chỉ có thế thì tôi xin khẳng định lại rằng, người đó không phải là trí thức. Bạn có thể hỏi tôi rằng. cái định nghĩa về người trí thức mà tôi đưa ra ở trên dựa trên cơ sở nào.
    Tôi xin phép được đưa ra một kiến thức cơ bản của triết học. Triết học là gì. theo nguyên văn của tiếng la tinh cổ, triết học có nghĩa là yêu mến sự thông thái, yêu mến trí tuệ.
    Platon thì phân chia con người thành 9 loại khác nhau mà tiêu chí của sự phân loại này là trí tuệ và tư cách. đứng đầu là những người sống vì tư tưởng, các triết gia. thứ nhì là vua chúa, thứ 3 là các quan văn trong triều, rồi võ tướng, rồi thợ thủ công, rồi thương gia, rồi nông dân..cho đến bọn ăn mày xếp cuối cùng. tôi không nhớ rằng bọn tội phạm có trong này không nữa nhưng nếu có chắc chúng cũng được xếp trên bọn ăn mày. và theo Platon, 3 loại người đầu tiên được xếp vào các trí thức. Vì Platon theo chủ nghĩa duy tâm nên sự phân loại trí thức này mang nhiều màu sắc duy tâm. những triết gia là trí thức thì không phải bàn rồi nhưng thật ra, có khối vua chúa tướng lĩnh hèn hạ, nhân cách và trí tuệ không có gì là cao quý cả. nhưng có những kẻ chăn dê, suốt đời lang bạt trên những cánh đồng cỏ, thổi sáo, thả diều lại là biểu hiện của một nhân cách cao quý, một nhà thông thái của tự nhiên. Thật ra, vào thời gian này, các vua chúa và các quan văn (những thành viên của hội đồng dân chủ) được lưa chọn từ những người tài đức nên sự phân loại của Platon là chấp nhận được song nó vẫn không thoát ra được sự hạn chế về mặt tư tưởng và từ điển học.
    Vậy khái niệm người trí thức của tôi (có nghĩa là khái niệm tôi chép của người khác) dường như đưa ta đến một điều. trí thức cũng là một triết gia. họ sống vì tư tưởng, họ yêu mến sự thông thái. Không biết là một định nghĩa về trí thức hay người trí thức đó có được bạn tán thành không.
    Ttrong những ý mà bạn phát biểu, có một ý mà tôi cảm thấy không thỏa đáng.
    Bạn có nói rằng "có được bao nhiêu trí thức thì phải dùng được bấy nhiêu , nếu ko dùng được thì nó ko bằng một bụi cỏ ngoài đường giúp ta ăn khi ko còn gì"
    Nếu như điều đó là suy nghĩ của bạn thì thôi, tôi không nói làm gì. Còn thì người trí thức-như tôi đã định nghĩa-không bao giờ nghĩ như thế. khi có một tri thức mới nào mà họ tiếp thu được, họ sẽ mỉm cười vì vui thích, vì thú vị. Vì họ là những người yêu mến tri thức chứ không phải là những người nhìn xem, tri thức đó có phục vụ cho mình được hay không.
    Có một nhà toán học nổi tiếng đã nói rằng: những kiến thức toán học hay nhất, thường là vô dụng. Có ai tin được điều này không. Vậy nhà toán học này có phải là trí thức như tôi đã định nghĩa không. Chắc chăn rồi vì ông ta đã chẳng xem những gì ông ta nói vô dụng là hay nhất đó sao.
    tôi lại xin cụ thể hơn một chút, Cong ty intel đã trả lương cho một nhà toán học nổi tiếng liên tục trong vòng 20 năm. ông ta đã làm gì trong 20 năm đó vậy. Thích thì ông ta ăn, chán ăn thì ông ta ngủ, chán ngủ thì mời ông ta ra vườn ngắm hoa, và khi ông ta chán ăn, chán ngủ, chán ngắm hoa, ông ta phải làm một cái gì chứ. Ông ta nghiên cứu toán học và trong 20 năm đó, ông ta cho ra đời một công trình toán học. Một công trình vô cùng xuất sắc về mặt học thuật nhưng cũng nổi tiếng về sự vô dụng. Tôi chắc chăn rằng, ông ta vô cùng hài lòng về chất lượng của công trình toán học đó cũng như hài lòng về bản thân mình. Cái vô dụng của công trình toán học đó đâu có làm ông ta buồn. Ông ta là người yêu tri thức mà. Ông ta đã phát hiện một tri thức mới đẳng cấp khoa học và không gì làm hài lòng người trí thức bằng việc mình đã phát hiện một tri thức mới. Ông ta không mừng vì mình đã kiếm được tiền bằng tri thức đó đâu. vì tiền đó, trong 20 năm qua chỉ gjúp ông sống để có được niềm vui từ ánh sáng tri thức mà thôi.
    hơn nữa, với bản thân tôi, và tôi cho rằng nhiều người khác cũng nghĩ như tôi, rằng chẳng có tri thức nào là không dùng được cả. Bản thân từ tri thức đã phản ánh tính trí tuệ và chân lý.
    những công thức toán học mà chính những chuyên gia trong ngành bảo rằng vô dụng thì chắc là vô dụng thật rồi chứ còn gì nữa. 10 năm sau công trình đó. intel đã xử dụng nó để thiết kế vi mạch chạy nhanh hơn gâp ngàn lần con chip cũ. Một nhà phần mềm khác đã sử dụng cũng một công trình toán học được gọi là vô dụng để viết một chương trình phần mềm nổi tiếng mô tả sự hoạt động của các notron thần kinh. Công thức toán học đó, tri thức đó đã vô dụng vào hôm qua, những hôm nay thì không mặc dù, bản thân của tri thức đó không có gì thay đổi. Chẳng qua là con người đã biết cách sử dụng tri thức áp dụng vào công nghệ mà thôi. Tri thức là khách quan nên không thể phán xét nó là hữu dụng hay vô dụng được. chỉ khi người ta dùng nó vào một công việc cụ thể, nó sẽ hữu dụng.
    Lại thêm một điều thú vị của tri thức: có những tri thức đi trước sự tiến bộ của nhân loại hàng ngàn năm. Phật sống vào thời đạo nào nhĩ, vậy mà ông ta đã phát biểu rằng: vật chất là hư vô.
    cách khoảng trăm năm, thompson chứng minh được nguyên tử gồm electron và hạt nhân, những vật chất nhỏ nhất. Khoảng cách giữa electron và hạt nhân được so sánh thế này. Nếu ta chọn mặt trời là hạt nhân còn trái đất là electron thi đó chính xác là mô hình phóng to của một nguyên tử đó. hay xem khoảng cách từ trái đất đến mặt trời lớn hơn gấp mấy lần bản thân trái đất và mặt trời? Như vậy vật chất có là hư vô chưa. chưa các bạn ạ. cách đây chừng chục năm thôi, người ta lại tìm ra được một tri thức mới. rằng các cơ bản không phải là bất biến. Các hạt electron di chuyển quan hạt nhân không phải là bất biến. nó không hoàn toàn lúc nào cũng là hạt. Có những lúc, nó chuyển thành sóng. Và bây giờ, người ta không biết là nên coi electron là sóng hay là hạt. Vật chất đã là hư vô chưa. Không phải tư nhiên người ta coi marc là một thiên tài khi ông đưa ra khái niệm vật chất khác hẳn những người "tiền nhiệm" của ông. Vật chất là những hiện tượng sự vật, được chụp lại được sao lại và phản ánh trong nhận thức của con người.
    Vậy tri thức nên được đón nhận như thế nào đối với con người. Tri thức có vai trò như ánh sáng đối với sự ngu muội của con người, giúp con người hiểu biết bản chất của sự vật, hiện tượng.
    Hãy xem tri thức như là hằng số của sự thông thái, và chính sư thông thái là tinh hoa mà chúng ta-người trí thức-muốn đạt tới.
    Riêng cái master box, tôi thấy nó rất thú vị, tôi sẽ phúc đáp phần này sau.
    Gởi Kenetic
  6. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    nói chuyện với bạn vui thật , tôi cũng rất mong chờ ngày Away ra tù để xem bạn ấy ra sao
    mà vấn đề là cả 2 chúng ta cùng lạc đề thì phải, nhưng tôi cũng ko thích bị gò bó trong bất cứ cái gì đâu
    nếu ko ai vào đây phá ngang thì hay quá
    Vấn đề giữa 2 chúng ta có thể nói là lớn lao vô cùng hoặc trả là gì cả, chỉ là khác biệt về nhân sinh quan thôi ( nhân sinh quan trong bài viết này)
    trong bài viết của tôi ở trên thường sử dụng những thứ cường điệu hoá lên chỉ để thể hiện quan điểm bản thân thôi
    mà nhân sinh quan của bản thân tôi biến thiên lắm( tôi cũng ko biết mình có thể sử dụng kỹ năng điều khiển suy nghĩ được chưa nhưng trong cuộc sống tôi có thể tuỳ ý điều khiển được quan niệm sống của mình) nên bài viết này tôi có thể với bạn như 2 chiến tuyến nhưng 1 giờ sau là chiến hữu rồi
    nói ba hoa về bản thân một chút(cho bạn hiểu thêm tôi và biết lý do tại sao tôi lại tranh luận với bạn sau bài đầu tiên) :
    như tôi đã nói ở trên hình như tôi có một chút khả năng thao túng suy nghĩ của mình(thao túng ko phải điều khiển) , mà trong thực tế tôi có thể thao tứng tình cảm bản thân (ở nơi sâu thẳm nhất) , có thể tuỳ ý buồn vui. Tôi nhớ ko rõ lắm , hình như các tôn giáo cuối cùng cũng tới mức này thôi . Nên tôi bảo là tôi chưa cần học, tôi có thể điều khiển suy nghĩ nên bản thân mình luôn có một niềm tin mãnh liệt (cũng tự tạo ra thôi) vào cuộc sống , tôi luôn lạc quan với đời (như thế chắc cũng chưa cần tôn giáo giúp sức chứ ).
    Nhưng quả thất tôn giáo có nhiều triết lý hay đáng phải học tập , tôi đã xem qua một vài cái , nhưng thấy rằng nếu mà để tham thấu tất cả rất tốn thời gian , mà bây giờ tôi còn rất nhiều cái phải học và hoàn thiện , các kỹ năng của master , các kiến thức trên thế giới này . Nhưng (lại nhưng) tôi có bảo "còn khi tôi học nó chắc chỉ khi cần lợi dụng tôn giáo để giúp sức cho bản thân"
    Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống , mọi người xung quanh tôi đều thành đạt , ba tôi có nói với tôi một câu :" tài năng đi đôi với trách nhiệm" nên tôi ngay từ nhỏ đã có một khat vọng làm được điều đó gì lớn lao ,mà bạn biết rồi đó nếu có nhiều người giúp sức thì công việc sẽ dễ dàng hơn và có thể thành công lớn hơn , mà tôn giáo là một thứ có thể giúp con người xích lại gần nhau( tôi ko dùng từ lợi dụng) , vì nhưng điều trên tôi nói vậy
    tôi rất thích bạn , ko hiểu sao mới đọc có vài bài
    nhưng bạn ở TPHCM còn tôi ở HN nên khó lòng gặp mặt rồi
    hay là bao giờ bạn rỗi nhắn tin trước cho tôi và chúng ta vào chat
    lần sau tôi sẽ nói với bạn ở đây hoặc bên master box về hệ tư tưởng (to hơn tôn giáo nhiều)
    mà bạn có biết ai có khả năng viết một dự thảo luật ko , tôi đang rất muốn học cái nay
    chào bạn của tôi
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  7. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    ừ. tôi sẽ cho ý kiến vào cái master box. nó khá mới mẻ và thú vị. tôi rất quan tâm nhưng dạo này đang bận nên chưa có ý kiến cho nó.
    rất tiếc kenetic a. tôi chẳng biết ai làm luật cả.
    bạn muốn chat à. rất sẵn sàng đối thoại với bạn. YM ID của minh là jupitertearfall. tôi với bạn sẽ có nhiều điều để nói với nhau đấy. :)
    Thân gởi Kenetic.
  8. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    YM ID : keneticdcn
    tôi thì cũng ko rỗi cho lắm , nhưng thường làm việc với cái máy(học thôi ) nên nếu lúc nào rỗi bạn báo tôi
    định viết một bài về "ám thị" bên master box nhưng thôi để chờ mọi người trả lời vào đó rồi tôi mới viết , mà bạn có biết về vấn đề này ko?
    hôm nay có một người nói và tôi nghe được , bạn ấy nói về câu nói Edison : "Thiên tài chỉ có 1% là bẩm sinh, 99% còn lại là do mồ hôi và nước mắt" Một câu nói kinh điển mà ai cũng biết ý nghĩa của nó, nay tôi nói lên một cách lý giải khác ,ko hiểu bạn đã từng nghe đến chưa vì tôi mới chỉ nói với mấy người :
    ---- Thiên tài trong câu nói này có thể coi là master hoặc con người(năng lực)
    ---- bẩm sinh có thể coi là trí tuệ
    ---- mồ hôi và nước mắt có thể coi là nghị lực
    Ta sẽ có câu nói :
    "Năng lực của con người(master) 1% là trí tuệ , 99% là nghị lực"
    Về ý nghĩa nó ko khác với câu trên mà còn mở rộng hơn, từ đây lại hiểu nó theo một nghĩa khác (nó sẽ khác với ý nghĩa mà trong đầu bạn bây giờ suy nghĩ về câu nói đó) :
    năng lực còn người có 1% trí tuệ và 99% nghị lực , nếu nay bạn là một người thông minh và nghĩ mình có tài nhưng chưa có động lực để phấn đấu (chưa có nghị lực ) thì bạn còn có thể nâng năng lực của mình lên 100 lần với 99% là nghị lực
    câu nói này để dùng vào 2 trường hợp :
    ---- nói với 1 người như trên và cổ vũ họ rằng họ có một năng lực khổng lồ cần phát huy
    ---- thứ 2 là dùng trong tranh luận khi một người cổ vũ cho những con người thành công nhờ nghị lực phi thường , thì nhờ câu nói này bạn có thể chứng minh rằng nhưng người thông minh kia một ngày có thể làm được những thành công lớn hơn ( cái này lừa trẻ con được thôi , họ chỉ cần nói lại đúng ý của bạn "một ngày kia" là ngày nào đó , chỉ sợ cả đời ko chờ tới được)
    nhưng vấn đề quan trong hơn mà câu nói này đề cập đến là kỹ năng số 3 của master : "sử dụng nghị lực lúc nào mình muốn"( mức cao hơn là thao túng nghị lực) nhờ kỹ năng số 2 điều khiển suy nghĩ bản thân
    thêm một điều nữa là 1 trí tuệ(kỹ năng 2) -->99 nghị lực(kỹ năng 3) , vì thế chỉ cần kỹ năng 2 bạn có một sự tiến bộ nhỏ nhoi thì kỹ năng thứ 3 sẽ tiến một bước dài
    lúc khác gặp lại , mà bạn có thể cho tôi biết giờ bạn lên mạng ko
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  9. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Một điều thật kỳ lạ, hầu như tất cả các nhà khoa học lỗi lạc trên TG đều có đạo nào đó. Hằng ngày họ vẫn cầu nguyện và đi lễ mỗi tuần (tuỳ tôn giáo).
  10. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    pacpo thấy kỳ lạ à. hãy đọc kinh coran và kinh thánh hay nghiên cứu phật giáo đi. tôi cũng chưa đọc kinh coran nữa. Đọc mấy cái đó là thấy hết kỳ liền à.
    The Gallery

Chia sẻ trang này