1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một họ bất tử - K.Si-mô-nốp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi RungBachDuong, 19/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Một họ bất tử - K.Si-mô-nốp

    Một họ bất tử
    Mùa thu năm ngoái, hồi còn ở sông Đê-xna, khi chúng tôi đi xe ôtô dọc theo bờ trái, thì chiếc ?ovin-lít? của chúng tôi bị xẹp bánh; và trong khi người tài xế bơm nó, chúng tôi đành phải nằm chờ khoảng nửa giờ hầu như ở ngay bên bờ sông. Thường hay xảy như thế, bánh xe xì hơi đúng ngay vào chỗ bất tiện nhất; chúng tôi bị kẹt gần một cái cầu tạm đang bắc qua sông.
    Trong nửa giờ mà chúng tôi ngồi ở đấy, may bay Đức hai lần xuất hiện, mỗi lần ba, bốn chiếc, và ném những quả bom nhỏ quanh chỗ qua sông. Lần ném bom đầu tiên thì bình thường, nghĩa là như mọi khi, các chiến sĩ công binh làm việc ở chỗ qua sông, người nào tiện đâu nằm đấy và chờ đợi trận nắm bom kết thúc. Nhưng trong lần thứ hai, khi chiếc máy bay Đức cuối cùng còn lại một mình tiếp tục bay lượn mãi trên sông và kêu vù vù một cách khó chịu, thì thiếu tá công binh nhỏ nhắn, tóc đen, chỉ huy việc xây dựng, đứng phắt dậy và chửi rủa bọn Đức:
    - Chúng nó sẽ bay lượn như thế suốt ngày đấy ?" ông quát, - mà các cậu cũng sẽ nằm mãi như thế, cầu cầu thì chẳng làm xong! Sau chiến tranh, chúng ta sẽ xây dựng đường sắt ở dây. Ai về chỗ nấy!
    Các chiến sĩ công binh, người này đến người khác đứng lên và tiếp tục làm việc, thỉnh thoảng ngước nhìn lên trời.
    Chiếc máy bay Đức còn bay lượn hồi lâu trong không trung, nhưng rồi thấy là chỉ độc tiếng kêu vù vù của nó chẳng có hiệu lực gì, nó ném hai quả bom nhỏ còn lại cuối cùng và bay đi.
    - Đấy, nó cút rồi - thiếu tá vui vẻ nói to và nhảy nhót trên mép cầu gần nước đến nỗi có cảm giác hình như anh ta sắp ngã xuống nước.
    Chắc là tôi sẽ quên hoàn toàn chi tiết nhỏ nhặt ấy, nếu không có vài sự việc tiếp theo làm tôi nhớ lại. Cuối thu tôi lại đến mặt trận, áng chừng cũng theo hướng ấy, lúc đầu trên bờ sông Đơ-nhi-ép, rồi qua sông Đơ-nhi-ép. Tôi phải đuổi theo một quân đoàn đã đi xa về phía trước. Trên đường, có một họ thường xuyên đập vào mắt tôi, khi ở chỗ này, khi ở chỗ kia, họ ấy cứ nhắc đi nhắc lại mãi, hình như nó là bạn đường bất di bất dịch trên con đường này. Khi thì họ ấy được viết trên một mảnh gỗ dán đóng vào cột dây thép, khi thì trên tường nhà, khi thì kẻ bắng phấn trên vỏ sắt của một chiếc xe tăng Đức bị phá huỷ: ?oKhông có mìn. Ác-tê-mi-ép? hay ?oĐường đã dò mìn rồi. Ác-tê-mi-ép?, hay ?oĐi vòng về bên trái. Ác-tê-mi-ép?, hay ?oCầu đã bắc xong. Ác-tê-mi-ép?, hay cuối cùgn, chỉ là ?oÁc-tê-mi-ép? và một mũi tên chỉ về phía trước.
    Xét theo nội dung của những dòng chữ ấy, thì chẳng khó khăn gì mà không đoán ra được đó là họ của một thủ trưởng công binh nào đấy đã cùgn với những đơn vị đi trước để dọn đường cho quân đoàn. Nhưng lần này, những dòng chữ thường gặp luôn, viết cụ thể và cái chính là bao giờ cũng đúng với thực tế.
    Sau khi đã đi qua trên hai trưăm cây số có những dòng chữ ấy, đến dòng chữ thứ hai mươi hay ba mươi gì đấy, thì tôi sực nhớ đến ?othiếu tá nhỏ nhắn? tóc đen đã chỉ huy việc xây dựng cầu dưới làn bom trên sông Đe-xna, và bỗng tôi cảm thấy hình như chính anh ta là Ác-tê-mi-ép bỉ ẩn kia làm nhiệm vụ thần hộ mệnh công binh đi trước các đơn vị bộ đội.
    Vào mùa đông, trên bờ sông Bu-gơ, vì đường xấu chúng tôi phải ngủ lại trong một làng, nơi bệnh viện dã chiến đóng. Buổi tối chúng tôi ngồi quây quần quanh lò sưởi cùng với các bác sĩ, uống nước trà. Tôi không nhớ vì sao tôi lại bắt đầu nói về những dòng chữ ấy.
    - Đúng, đúng, - giám đốc bệnh viện nói. ?" Chúng ta đi gần năm trăm cây số theo những dòng chữ ấy. Một họ nổi tiếng. Nổi tiếng đến nỗi thậm chí một số phụ nữ mê tít thò lò. Thôi, thôi, đừng giận đấy chị Vê-ra Ni-cô-la-ép-na, tôi nói đùa cơ mà!
    Giám đốc bệnh viện quay về phía chị bác sĩ trẻ vừa mới đưa tay làm cử chỉ giận dữ phản đối.
    - Ở đây không có gì đáng đùa cả, - chị nói và quay lại phía tôi: - Còn đồng chí thì sẽ đi xa về phía trước nữa chứ??
    - Vâng.
    - Họ cười tôi vì cái mà họ gọi là linh cảm dị đoan của tôi, nhưng chính tôi cũng có họ Ác-tê-mi-ép-va, và tôi cảm thấy hình như những dòng chữ ấy trên đường là do anh tôi viết.
    - Anh à?
    - Vâng. Tôi mất biệt tin tức của anh tôi từ đấu chiến tranh cơ, tôi đã chia tay với anh hồi còn ở Min-xcơ. Trước chiến tranh anh tôi làm kĩ sư cầu đường, và vì thế chẳng hiểu vì sao tôi luôn luôn cảm thấy rằng chính là anh tôi. Không những thế, mà tôi tin là chính anh tôi.
    - Đúng chị ta tin như thế, - giám đốc bênh viện ngắt lời chị, - và còn giận người viết những dòng chữ ấy nữa vì đã không viết thêm mấy chữ tắt của tên mình.
    - Đúng thế, - Vê-ra Ni-cô-lai-ép-na đồng ý, - thật là bực mình. Giá mà viết thêm ?oA.N. Ác-tê-mi-ép? ?" A-lếch-xăng Ni-cô-lai-ê-vích thì tôi hoàn toàn tin rồi.
    - Đồng chí có biết thậm chí chị đã làm thế nào không? ?" giám đốc bênh viện lại ngắt lời chị, - Có một bận chị viết thêm phía dưới dòng chữ: ?oÁc-tê-mi-ép nào đấy? Có phải anh A-lếch-xăng Ni-cô-lai-ê-vích không? Em Ác-tê-mi-ép-va đang tìm anh, hòm thư không ba chín mươi ?oB?.
    - Thật chị viết thế cơ à? ?" tôi hỏi.
    - Đúng, tôi đã viết thế. Thế là người ta cười tôi mãi và nói rằng người nào khác kia, chứ công binh thì ít khi đi trở lại theo những dấu hiệu của chính mình. Đúng là như thế, nhưng tôi cứ viết... Khi nào đồng chí đi lên phía trước, - chị nói tiếp, - ở các sư đoàn dù sao đồng chí cứ hỏi giúp cho, may ra bỗng gặp được. Còn bây giờ tôi sẽ viết cho đồng chí số hòm thư của chúng tôi. Nếu đồng chí biết được thì xin làm ơn viết cho tôi vài dòng. Được chứ?
    - Được.
    Chị xé một mảnh báo, viết địa chỉ của mình trên đó và chìa cho tôi. Khi tôi cất cái mẩu giấy ấy vào túi áo va-rơi, thì chị nhìn theo dường như cố nhìn vào trong túi và theo dõi để cái địa chỉ ấy có ở trong túi và không biến mất.
    Cuộc phản công vẫn tiếp tục. Qua sông Đơ-nhi-ép và trên sông Đơ-nhe-xtơ-rơ tôi vẫn gặp luôn luôn cái họ ?oÁc-tê-mi-ép?: ?oĐường đã dò mìn. Ác-tê-mi-ép?, ?oPhà qua sông đã lập lại. Ác-tê-mi-ép?, ?oMìn đã tháo ngòi nổ. Ác-tê-mi-ép?. Và lại chỉ đề ?oÁc-tê-mi-ép? và một mũi tên chỉ về phía trước.
    Mùa xuân ở Bét-xa-ra-bi, tôi đến một sư đoàn bộ binh của ta. Ở đấy, khi tôi hỏi về cái họ mà tôi muốn biết, thì bỗng tôi nghe được từ mồm đại tướng những lời nói bất ngờ:
    - Tất nhiên, đó chính là tiểu đoàn trưởng công binh của tôi đấy - thiếu tá Ác-tê-mi-ép. Một công binh nổi tiếng. Vì sao anh hỏi? Chắc là anh thường thấy cái họ ấy viết dọc đường phải không?
    - Vâng, rất thường.
    - Hừ, còn phải nói! Anh ta đi trinh sát dọn đường không phải chỉ cho sư đoàn, đại đoàn, mà cho cả quân đoàn nữa. Anh ta đi trước toàn bộ con đường tiến quân. Cái họ ấy nổi tiếng khắp toàn quân đoàn, dù ít người được tận mắt thấy anh ta, vì bao giờ anh ta cũng đi lên phía trước. Cái họ nổi tiếng, thậm chí có thể nói là bất tử nữa.
    - Tôi lại nhớ đến chỗ qua sông Đe-xna, nhớ đến thiếu tá công binh nhỏ nhắn, tóc đen và nói với đại tướng rằng tôi muốn được gặp Ác-tê-mi-ép.
    - Cái đó thì anh hãy đợi. Nếu chúng tôi sẽ tạm dừng tiến quân lúc nào đấy thì lúc đó hãy hay. Bây giờ anh chả gặp được anh ta đâu, vì anh ta đang ở dâu dấy ở phía trước với các đơn vị trinh sát.
    - Đồng chí đại tướng, nhân thể xin hỏi tên anh ta là gì? ?" tôi hỏi.
    - Tên à? Tên là A-lếch-xăng Ni-cô-lai-ê-vích. Thì sao?
    Tôi kể cho đại tướng nghe về cuộc gặp gỡ ở bệnh viện.
    - Đúng, đúng rồi, - ông xác nhận, - anh ta ở hậu bị đến. Dù như thế, anh ta là một người lính rất cừ, chẳng khác gì một cựu binh giàu kinh nghiệm. Chắc chắn là anh ta đấy rồi.
    Ban đêm, tôi lục túi áo va-rơi, tìm mẩu giấy báo có địa chỉ hòm thư bệnh viện và viết cho bác sĩ Ác-tê-mi-ép-va vài hàng nói rằng linh cảm của chị đã được xác nhận là đúng, đã gần một nghìn cây số chị đi theo dấu chân của anh mình.
    Một tuần sau, tôi lại tiếc vì đã viết bức thư ấy.
    Việc đó xảy ra ở phía bên kia sông Pơ-rút. Cầu còn chưa bắc, nhưng có hai chiếc phà cần cù làm việc đều đặn, đơn điệu và không ngững chạy từ bờ này đến bờ kia. Khi xe của tôi đi đến gần bờ trái sông Pơ-rút, thì tôi thấy dòng chữ quen thuộc viết trên lá chắn của một cỗ pháo tự hành Đức bị phá huỷ: ?oCó phà qua sông. Ác-tê-mi-ép?.
    Tôi qua sông trên một chiếc phà chậm chạp. Và khi đi lên bờ tôi nhìn quanh, bất giác đưa mắt nhìn dòng chữ quen thuộc ấy. Khoảng hai mươi bước ngay trên bờ dựng đứng tôi thấy một nấm đất còn mới tinh có một hình tháp bằng gỗ làm chu đáo, trên đó dưới ngôi sao bằng sắt tây có đóng một tấm biển hình vuông.
    Trên tấm biển viết: ?oỞ đây an táng thiếu tá A.N.Ác-tê-mi-ép, một chiến sĩ công binh đã anh dũng hy sinh khi qua sông Pơ-rút?. Ở bên dưới viết thêm dòng chữ to và đỏ: ?oHãy tiến lên, về phía tây!?.
    Trên hình tháp, có một tấm ảnh dặt dưới mặt kính hình vuông. Bức ảnh đã cũ, các mép đều bị nhầu, chắc là nằm lâu trong túi áo va-rơi, nhưng vẫn còn có thể nhận ra được: đó chính là thiếu tá nhỏ nhắn mà tôi đã thấy năm ngoái khi qua sông Đe-xna.
    Tôi đứng hồi lâu cạnh tấm bia ấy. Những tình cảm khác nhau làm tôi xúc động. Tôi thương người em gái đã lạc mất anh, chắc là chưa kịp nhận được thư cho biết là đã tìm được anh. Và sau đó, tôi cảm thấy cô đơn thế nào ấy. Hình như trên những con đường sắp tới, sẽ không còn có dòng chữ quen thuộc ?oÁc-tê-mi-ép? nữa và người bạn đường không quen biết, nhưng quý báu của tôi, đã bảo vệ tôi suót dọc đường, giờ đây đã mất. Nhưng làm sao được. Trong chiến tranh, dù muốn hay không cũng phải quen với các chết.
    Chúng tôi đợi cho đến khi các chiếc xe ôtô của chúng tôi rời khỏi chiếc phà lên bờ, và đi tiếp. Qua mười lăm cây số, ở đấy có những mương xói sâu nằm sát hai bên đường, chúng tôi thấy ở bên lề đường để cả một đống mìn chống tăng của Đức giống như những chiếc bánh chưng to, quả nọ chồng lên quả kia, còn trên cột dây thép có một tấm bản có dòng chữ: ?oĐường đã dò mìn. Ác-tê-mi-ép?.
    Tất nhiên, trong cái đó không có phép mầu nhiệm. Cũng như nhiều đơn vị khác trong đó đã lâu không thay người chỉ huy trưởng, tiểu đoàn công binh đã quen xưng mình là tiểu đoàn Ác-tê-mi-ép, và các chiến sĩ trong tiểu đoàn tưởng nhớ người đồng chí chỉ huy của mình đã tử trận, trong khi tiếp tục mở đường cho quân đoàn, đã ghi họ của anh ta ở những nơi họ đã đi qua. Và tiếp theo dòng chữ ấy, qua mười cây số nữa, qua ba mươi cây số nữa, qua bảy mươi cây số nữa, tôi lại vẫn gặp cái họ bất tử kia, thì tôi cảm thấy rằng có lúc nào đấy, trong tương lai không xa, ở các chỗ qua sông Nê-man, Ô-đe, Sơ-prê-e, tôi lại gặp các tấm gỗ dán với dòng chữ: ?oĐường đã dò mìn. Ác-tê-mi-ép?.



    I have lost the will to live
    [/blue][/size=4]

Chia sẻ trang này