1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một học thuyết như thế nào sẽ đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại .

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 07/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Một học thuyết như thế nào sẽ đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại .

    Trong lịch sử nhân loại đã có một số học thuyết ra đời nhằm tạo ra cho con người những phương pháp luận và kim chỉ nam trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trong số đó có những học thuyết nhanh chóng trở thành một hiện vật của lịch sử nhưng cũng có học thuyết đã có những tác động to lớn lâu dài đến lịch sử nhân loại. Và một bước ngoặt lớn trong lịch sử đòi hỏi phải có một nền tảng tư tưởng vững chắc để đưa nhân loại đến bến bờ hạnh phúc. Một học thuyết tiến bộ ra đời là sự kết hợp những tinh hoa văn hoá của nhân loại được soi rọi bằng ánh sáng của thời đại mới sẽ vạch ra con đường đi tới tương lai cho nhân loại. Nhưng ta có thể hình dung về nó như thế nào ?
  2. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có hình dung thế nào cả. Mỗi thời có một học thuyết và các hình dung về học thuyết đó cũng khác nhau. Bác thử viết cái học thuyết đó đi. Tôi chỉ cho cách hình dung
    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  3. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Cách Mạng Pháp 1789 đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mói với những giá trị phổ quát, bất hủ : Nhân Quyền và Quyền Công Dân .
    Hai nguyên tắc này được thiết lập trên nền tảng của Pháp Lý và Đạo Lý .
    Đối vói Con Người nói chung, đó là Nhân Quyền (, tức các quyền Tự Do cá nhân cơ bản bất khả xâm phạm như tự do thân thể, tự do tư tưỏng và ngôn luận, tự do sở hữu tài sản ... và bình đẳng với các thành viên khác về quyền và nghĩa vụ...
    Đối với thiết chế xã hội , đó là Dân Quyền : quyền tối cao của Nhân Dân làm chủ xã hội và các thiết chế chính trị, trên cơ sở một nhà nước Dân Chủ - Pháp Quyền . Tách Giáo Hội khỏi Nhà Nước, Ba Quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp độc lập với nhau ...Nhà nước đóng vai trò trọng tài, trung lập , điều hành hoạt động chung và đứng ngoài quyền lợi các tập đoàn người . Nnững người điều hành nhà nước phi giai cấp , thông qua cơ chế bầu cử tự do, bình đẳng và luân phiên để lựa chọn theo chu kỳ hiến định.
    Đối với Đạo Lý đó là tình thương yêu đồng loại không phân biệt giới tính , chủng tộc , gia cấp, tôn giáo và văn hoá, tư tưởng v.v....
    Tóm gọn lại những lý tưởng này trong 6 chữ :
    Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái ..
    Những tư tưởng nhân bản và tiến bộ này đã bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân văn Hy Lạp cổ đại và phát huy ở thời đại Phục Hưng thế kỷ 16. Đặc biệt nó được hoàn thiện qua một loạt các triết gia của kỷ nguyên Ánh Sáng , tức thế kỷ 17 - 18 .Đó là những tên tuổi như Montesquieu ( 1689 - 1755 ) với "L''Esprit des Loi" ( Tinh thần Luật Pháp) , Voltaire ( 11694-1778) Triết gia hàng đầu của kỷ nguyên Ánh Sáng, Rouseau ( 1712-1778) với " Le Contrat Social" ( Khế Ước Xã Hội ) v.v....Và được cổ vũ bởi cuộc cách mạng Mỹ 1776 với những lời bất hủ của Jefferson( 1743 -1826) trong Tuyên Ngôn Độc Lập : " Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng . Tạo Hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền Sống, quyền Tự Do và quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc "
    NHân Quyền và Dân Quyền, trải qua hơn 200 năm tranh đấu với bao thăng trầm của nhân loại, nó vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt và là chân lý bất hủ , là cái đích tiến tới của loài người ....
  4. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Dưng mà bác lại lạc đề
    Chưa thấy bác nói về HỌC THUYẾT nào cả....
    Còn về Tự do, bình đẳng, bác ái là khái niệm tư tưởng, hay nói đúng hơn là tiêu chí mới phát sinh, như bác nói, 200 năm
    Nó trẻ hơn tiêu chí lâu đời, rất lâu đời của loài người (có lẽ bằng tuổi với loài người): Đó là THIỆN
    Sau Thiện, có lẽ tiêu chí Nhân Đạo (đạo làm người - do TQ định nghĩa) là tiêu chí phấn đấu cũng của muôn đời và của cả TG này.
    Mà em hỏi bác chút, nhân tiện nói về CM Pháp, bác có ủng hộ hình thức bạo lực của cuộc CM này không???? Tương tự với công cuộc giành độc lập của Mỹ????
  5. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Tôi có trình bày những tiền đề của một học thuyết tiên tiến và cách mạng :
    http://ttvnol.com/forum/t_171974

    http://ttvnol.com/forum/t_262745
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 09/10/2003
  6. VoDanh01

    VoDanh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Các bác viết thì hay đấy nhưng đọc quá khó hiểu và trìu tượng. Không biết là trình độ nhận thức của các bác cao đến đâu chứ tôi không phải đến nỗi kém cỏi cho lắm mà nhiều khi đọc bài các bác viết xong thấy chẳng hiểu gì cả. Càng đọc lại càng thấy u mê đi. Có lẽ không phải tại trình độ viết của các bác làm cho người khác khó hiểu mà có lẽ tôi phải xem lại mình xem sao đã không lại đổ lỗi oan cho các bác.



    Phải chăng ta đã hy vọng quá nhiều nơi thế gian này?

  7. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Tôi cho rằng một học thuyết bao gồm hai phần : Phần một là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy từ đó đề ra phương pháp luận cho việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Phần hai là với thế giới quan và nhân sinh quan ấy áp dụng phương pháp luận đó vào việc giải quyết các vấn đề củ thể của cuộc sống. Và một cái mới ra đời không phải bao giờ cũng dễ hiểu ngay với tất cả mọi người nhưng sẽ có một bộ phận tiên tiến trong xã hội hiểu và tiếp thu nó và từ những người đi tiên phong ấy những tư tưởng của học thuyết sẽ lan toả vào cuộc sống.
  8. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi một học thuyết tiên tiến và cách mạng cần có những đặc điểm sau :
    - Kế thừa được những tinh hoa của tri thức nhân loại
    - Chứa đựng những quan điểm tiến bộ về các vấn đề cơ bản của cuộc sống
    - Vạch ra được những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
    - Mở ra những bước tiến mang tính cách mạng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại
    - Chứa đựng những hạt nhân mang giá trị vĩnh hằng đối với con người
    Và điều quan trọng nhất là nó phải vạch ra được con đường tốt nhất để xây dựng một xã hội tốt đẹp trong đó con người được sống hạnh phúc và phát triển toàn diện.
    Điều đầu tiên mà một học thuyết cần phải giải quyết là quan niệm của nó về thế giới, về con người. Như chúng ta đã biết toàn bộ thế giới mà chúng ta đang sống được bao gồm trong hai phạm trù triết học : vật chất và ý thức . Và vấn đề xuyên suốt trong lịch sử triết học là : vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất. Nhưng chúng ta cũng biết rằng không thể định nghĩa được vật chất và ý thức dựa vào bản chất của nó mà chỉ có thể định nghĩa chúng thông qua mối tương quan với nhau. Người ta đã tìm ra các quy luật vận động của thế giới tự nhiên được diễn đạt bằng các phạm trù và ngôn ngữ triết học mà có giá trị nhất là các quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mac. Đó là một thành tựu lớn của trí tuệ loài người. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng thế giới tự nhiên vận động vừa có tính quy luật vừa có tính ngẫu nhiên ( tất nhiên là sự ngẫu nhiên có tính quy luật) và chính những sự vận động ngẫu nhiên có tính quy luật đó đã làm cho quá trình nhận thức của con người là một quá trình tiệm cận chân lý. Lê Nin đã cho rằng có chân lý tuyệt đối nhưng con người không thể với tới được nó và cuộc sống của chúng ta là cuộc sống giữa các chân lý tương đối . Theo tôi chỉ khi nào con người nhận thức được quy luật của sự ngẫu nhiên thì lúc đó chân lý tuyệt đối sẽ tồn tại trong cuộc sống. Ý thức có thể chia theo các mức độ phát triển khác nhau từ những động vật cấp thấp cho đến con người và trong từng mức độ phát triển cũng có thể chia thành những tầng lớp khác nhau như ý thức của con người có thể chia thành vô thức, tư duy, tình cảm. Các tầng lớp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành đời sống tinh thần của con người.
  9. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Một điều mà tôi thấy các bạn khi viết về các tư tưởng thì luôn lấy hai ông "kẹ" Lê Nin và Mác. Thấy tội nghiệp thiệt, ngoài 2 ông này chắc hông được biết ai nữa đúng không? Just a question.
  10. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Hai ông "kẹ" đó và thêm một ông nữa của VN có mặt trong "Những con người làm nên thế kỷ 20" của phương Tây bình bầu. Họ được danh xưng là những vĩ nhân của loài người!!!

Chia sẻ trang này