1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một học thuyết như thế nào sẽ đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại .

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 07/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VoDanh01

    VoDanh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    To daovh: Còn một điều này nữa tôi cũng muốn nói với bác, như một ai đó đã nói lúc trước, chủ đề này nên chăng để ở box học thuật. Vì tôi thấy nếu chủ đề về lịch sử-văn hoá thì chỉ nên bàn về những vấn đề của lịch sử là những sự kiện đã xảy ra, gắn với mỗi chặng đường lịch sử lại có những nét văn hoá riêng của nó. Nhưng ở đây học thuyết chỉ có thể mang tính lịch sử mà thôi.



    Phải chăng ta đã hy vọng quá nhiều nơi thế gian này?

  2. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Gửi VoDanh01 : Rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề này. Quả thực khi bạn nêu ra những học thuyết của các nhà tư tưởng tiền bối tôi mới biết rằng những gì mình viết ra đã từng có người đề cập đến trong lịch sử vì quả thật tôi chưa bao giờ đọc kinh thánh, chưa đọc một tác phẩm nào của Khổng tử trừ một số phần trong Kinh dịch mà có người cho rằng do Khổng tử viết thêm về sau. Còn Tôn Trung Sơn tôi cũng chưa đọc một tác phẩm nào của ông. Chỉ có Mac là tôi có đọc, nhưng chủ yếu là các sách dạy triết học Mac được dạy trong các trường đại học và duy nhất một lần tôi có đọc một tập trong Mac - Ang ghen toàn tập từ hồi học đại học (cách đây hơn chục năm).
    Nhưng theo tôi triết học bắt nguồn từ cuộc sống và các tri thức do con người sáng tạo ra qua việc nhận thức cuộc sống. Và đây mới chỉ là phần mở đầu trong dòng nhận thức của tôi về thế giới.
    Chủ đề này đặt ở box LSVH là hoàn toàn hợp lý vì Hiện tại hôm nay là quá khứ của ngày mai. Những gì xẩy ra hôm nay sẽ thành lịch sử đối với ngày mai cho nên lịch sử hiểu theo nghĩa đầy đủ thực chất phải bao gồm cả quá khứ hiện tại và tương lai.
  3. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Vật chất và ý thức luôn có hai xu hướng trái ngược nhau : tách rời và hợp nhất. Hai xu hướng này luôn ở trạng thái cân bằng động. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng ý thức có thể tồn tại chủ yếu cùng với các vật mang có tính vật chất còn ý thức phát triển cao ( siêu ý thức ) có thể tồn tại độc lập một mình nhưng hình thức vận động của nó là phải chuyển vào các vật mang vật chất mới phát huy được tác dụng tức là làm biến đổi thế giới vật chất.
    Ta có thể tìm thấy một dạng của siêu ý thức được thể hiện ra trong các ý tưởng , phát minh của các nhà bác học lớn và ngay cả của những tên phát xít như Hít Le. Bản thân siêu ý thức sẽ có tác động lớn đến lịch sử nhân loại nhưng tác động theo chiều hướng nào còn phụ thuộc vào định hướng của đạo đức và hoàn cảnh lịch sử khách quan.Chính vì vậy người ta thường nói "cần có cả tài năng và đạo đức".
  4. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Trí thông minh được coi như là động lực còn đạo đức có tác dụng định hướng để trí thông minh ấy mang lại lợi ích cho xã hội. Khái niệm đạo đức được hiểu như một tập hợp các quan niệm về thế giới và con người được coi là chuẩn mực. Có hai khái niệm quan trọng liên quan đến đạo đức là lương tâm và các chuẩn mực đạo đức.
    Lương tâm có thể được coi là những tiêu chuẩn về hành vi và suy nghĩ mang tính chuẩn mực được con người cho là đúng đắn dùng để so sánh với các hành vi và suy nghĩ hàng ngày của con người có tác dụng điều chỉnh các suy ngĩ và hành vi ấy. Lương tâm được hình thành trong quá trình con người nhận thưc thế giới và chịu rất nhiều ảnh hưởng của giáo dục. Nhưng bên cạnh đó còn có những yếu tố cơ sở vốn có trong mỗi người để cấu thành nên khái niệm lương tâm. Đó là khát vọng hạnh phúc mang tính thiên bẩm của con người. Thực ra tự vấn lương tâm cũng là để thoả mãn những nhu cầu của con người về mặt tinh thần.
    Các chuẩn mực đạo đức có thể được coi là những cái đích mà con người cần hướng tới trong các suy nghĩ và hành vi hàng ngày. Các chuẩn mực đạo đức vừa mang tính phổ biến vừa mang tính riêng lẻ. Các chuẩn mực đạo đức phổ biến được hình thành chủ yếu trong quá trình giáo dục của xã hội, nhà trường, gia đình đối với cá nhân còn các chuẩn mực đạo đức mang tính riêng lẻ chủ yếu hình thành trong quá trình nhận thức thế giới của cá nhân ấy.
  5. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Cơ sở của đạo đức là lợi ích, bao gồm cả lợi ích về vật chất và lợi ích về tinh thần cũng như sự tương tác giữa lợi ích của các nhân và lợi ích tập thể . Đạo đức có tác dụng như một nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi ,tư duy và tình cảm của con người. Đạo đức đích thực là sự cân bằng giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần cũng như giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Như vậy đạo đức chỉ có giá trị khi nó làm tăng giá trị đích thực của cá nhân hay góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Người có tư duy thông minh mà không có quan niệm đạo đức đúng đắn sẽ có nhiều nguy cơ làm hại đến xã hội hoặc cản trở sự phát triển của xã hội. Người thông minh và có quan niệm đạo đức đúng đắn sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy việc xây dựng quan niệm đúng đắn về đạo đức cũng quan trọng không kém việc phát triển trí thông minh của con người .
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 12:53 ngày 08/12/2003
  6. firewire

    firewire Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Những cái bác nói cao xa quá và có lẽ...em không hiểu ý bác nói gì, mặc dù thấy nó...đúng a. :D. Em thì thấy cái ý tưởng " toàn cầu " [ em ko dám nói là học thuyết] của bọn Mẽo cũng hay đấy chứ ạ [ eo, các bác đừng chửi em, em vẫn là 1 người yêu nước, máu em vẫn đỏ đấy ạ ] .
    Chẳng có lý gì loài người lại không cùng đứng dưới một ngọn cờ.
    Chẳng có lý gì lại cứ đánh nhau liên miên, khi máu chúng ta đều đỏ, và chúng ta cùng mang một hình hài.
    Chẳng có lý gì những người con ưu tú nhất của loài người lại phải ngã xuống để bảo vệ những đường biên giới- thiêng liêng- nhưng là vô nghĩa với trái đất này.
    "Tan lâu rồi hợp "- một ngày nào đó chăng ? Có thể là một dấu mốc quan trọng thay đổi cuộc sống loài người .
    -Loạn ngôn trong lúc điên, mong các bác thông cảm, ( hihi)-
  7. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    To bác daovh,
    Tôi đã cố gắng đọc lắm rồi mà vẫn chưa hiểu được bác nói về cái gì? Các bài bác viết tôi càng đọc có một số cảm tưởng như sau (xin nói thẳng không quanh co và mong rằng bác đừng cho rằng tôi xúc phạm):
    1. Tôi không hiểu cách bác đặt vấn đề. Ở trang 1, bài thứ 3 của bác bác định nghĩa (hoặc giải thích) học thuyết bằng câu: ?ztôi cho rằng ...?o như vậy thì tôi hiểu rằng bác yêu cầu thảo luận theo quan điểm của bác hay chúng ta thảo luận theo cái nghĩa mà học thuyết được định nghĩa trong sách giáo khoa?
    2. Các bài bác viết xin vui lòng cho biết là bác muốn hướng đến cái gì? Tôi cảm nhận là bác đang đi loanh quanh và chưa vào chủ đề chính. Hoặc có lẽ là tôi không đủ khả năng để hiểu được những gì bác viết hoặc là có lẽ bác viết chưa hết ý chăng?
    3. Cá nhân tôi cũng muốn tham gia thảo luận về vấn đề này nhưng thấy e ngại quá (vì tính tui hơi nhút nhát). Vì tôi cho rằng nội dung mà bác muốn hướng tới không khác gì cuộc tranh luận trong ?zcon đường đau khổ?o cả (xin bác thứ lỗi cho nếu không đúng vì dầu sao đây cũng là ý kiến cảm nhận của cá nhân tôi).
    4. Topic mới có 5 trang thôi nhưng đã có nhiều ý kiến ?zrất nóng?o thiên về xúc phạm các cá nhân và có khuynh hướng ?znói xa nói gần?o mà thật ra ?zthì không cần nói ra người ta cũng biết?o đó là cái gì.
    5. Tôi rất trân trọng những gì bác đã viết để giải thích về vấn đề mình đặt ra nhưng tôi đề nghị là bác nên đi rõ vào vấn đề một cách cụ thể hơn, ít nhất cá nhân tôi không thể tham gia được thì cũng hi vọng có thêm được một ít kiến thức nào khi viếng thăm vào topic này.
    Chúc bác khoẻ và các bác khác nhiều sức khoẻ cùng tham gia vào topic.
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Tôi thực lấy làm buồn cười khi bạn chỉ đọc có bấy nhiêu tài liệu về triết mà lại dám nói về triết ?
    Thành thử đợi mãi, tư tưởng của bạn chỉ loanh quanh với mấy khái niệm và thuật ngữ của Mác, vốn đã rất nghèo nàn lại chỉ ở mức mấy giáo trình trung câp.
    Nếu muốn suy nghĩ về những tư tưởng lớn, trước hết cần phải có kiến thức tối thiểu về lịch sử phát triển tư tửong và triết học của nhân loại đã.
    Vậy tôi gợi ý cho bạn cái sườn sau đây, để bạn có dịp thì tham khảo :
    A. Triết Học Trung Hoa :
    - Nho Gia ( Khổng Tử -Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hệ Từ )
    - Đạo Gia ( Đạo Đức Kinh- Lão Tử, Nam Hoa Kinh-Trang Tử, Liệt Tử )
    - Mặc Gia ( Mạc Tử )
    - Pháp Gia ( Thương Uởng, Thân Bất hại, Hàn Phi Tử, Thận Đáo..)
    - Danh Gia ( Huệ Thi, Công Tôn Long )
    - Âm Dương Ngũ hành Gia (Trần Diễn)
    - Tạp Gia ( Cáo Tử, Trần Trọng Tử, Hoai Nam Tử, Thận Đáo v.v...)
    - Hán Nho ( Đổng Trọng Thư )
    - Lý hoc Tống Nho ( Trình Di, Trình Hạo, Chu Hy )
    - Minh Nho Vương Dương Minh v.v....
    B. Triết Học Âu châu :
    1. Hy-La cổ đại : Socrate, Platon, Aristote, Epicure, Lucrèce, Epitere, Marc Aurèle
    2.Trung Cổ : Saint Augustin, Saint Thomas d''''Aquin
    3. Phục Hưng : Machiavel, Montaigne, Bacon
    4. Cổ điển : Hobbes, Descartes, Pascal, Spinoza, Locke, Malebranche, Leibniz
    5. Ánh Sáng : Montesquieu, Hume, Rouseau, Voltaire, Diderot,
    6. Cận đại :
    - Critique : Kant
    - Idéalisme : Fichte, Schelling, Hégel, Comte
    - Socialisme : Fouriern, Proudhon, Marx
    - Nihilisme ( hư vô): Schopenhauer, Kierkegaard, Nietzche
    7. Hiện đại :
    - Intuitionnisme ( lý hội trực giác): Bergson
    - Psychanalyse ( Phân Tâm học): Freud, Durkheim
    - Phénoménologie ( Hiên Tượng Học) : Husserl
    - Existence ( Hiện Sinh) : Jaspers, Marcel, Sartre, Camus
    - Structure ( Cấu trúc): Saussure, Strauss, Lacan
    - Analytique : Rusell, Wittenstein, Carnard, Austin
    8. Đương đại :
    Alain, Bachelard, Canguilhem, Popper, Morin, Foucault, Deleuze, Derrida
    9. Hậu Hiện Đại :
    Adorno, Habermas, Arendt, Rawls, Jankelévich, Ricoeur, Jonas .....
    vân vân và vân vân ....Đại khái thế ....
    Đấy là ta đã tạm bỏ qua triết học Ấn Độ, Arab , Thiền Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam v.v.......
    Vậy trong rừng tác giả kia, giữa một đại dương tư tưởng của nhân loại kia , bạn đã bơi được đến đâu, đã biết đến họ chưa ?chứ chưa nói bạn đã đọc họ , đã biết họ nghĩ, nói và viết những gì ? Huống chi là nói đến một thứ triết học vĩ đại " bước ngoặt của nhân loại " ?
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 10/12/2003
  9. denebplus

    denebplus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Rất khâm phục tính khiêm tốn của bạn daovh. Tôi đoán là bạn còn biết ít nhất một môn nữa là môn Thiền học. Đấy là vì từ bài viết của bạn toát lên một vẻ... ung dung, tự tại. "Dù ai nói ngả nói nghiêng" bạn cũng chỉ dừng qua một chút để giải thích rồi sau đó "đường ta ta cứ bước" với điệp khúc quen thuộc "tôi xin được trình bày tiếp".
    Với ý kiến của bạn:
    Tôi cũng hoàn toàn đồng ý. Không những thế tôi đề nghị các mod trong TTVN copy thêm thành 3 bản. Một bản gửi sang box Những Người Thích Đùa và một bản gửi sang box Giáo Dục Giới Tính.
    Gửi sang NNTD là bởi vì: những bài viết của bạn là một kho tàng vô tận những ý tưởng kỳ thú để những người thích đùa có thể sử dụng và tận dụng tới những ý kiến nhỏ nhặt nhất.
    Gửi sang GDGT là bởi vì: từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ đọc được bài viết hấp dẫn, ***y như bài viết của bạn.
    Với lòng khiêm tốn sắn có của bạn, tôi nghĩ là bạn đã không ít hơn một lần tự hỏi - và có lẽ cũng đã tự tìm ra câu trả lời - "ai là người có đủ phẩm chất để viết nên học thuyết như thế?". Chúc bạn thành công!
    Em ơi! Buồn làm chi...
    Deneb+
  10. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Gửi firewere : Đúng là vô nghĩa thật khi những con người ưu tú lại phải ngã xuống vì chiến tranh. Nhưng như tôi đã có viết trong một bài của mình, điều đó chỉ chấm dứt khi các dân tộc có được các cơ hội cùng phát triển mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhau hay là những mâu thuẫn nảy sinh có thể được giải quyết bằng biện pháp hoà bình và những món nợ của lịch sử phải được giải quyết. Và để làm được điều đó thì một trong những điều quan trọng hàng đầu là phải có một hệ tư tưởng tiến bộ thâm nhập được vào quần chúng và biến thành lẽ sống của họ. Đó là điều mà chúng ta đang thiếu.
    Gửi nguyenthien2003 : Những gì tôi đã trình bày là phần cơ bản của một học thuyết liên quan đến quan điểm chung về tự nhiên, xã hội và tư duy.
    Tôi xin trích một câu mà tôi đã viết trong phần mở đầu để bạn rõ hơn :
    " Tôi cho rằng một học thuyết bao gồm hai phần : Phần một là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy từ đó đề ra phương pháp luận cho việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Phần hai là với thế giới quan và nhân sinh quan ấy áp dụng phương pháp luận đó vào việc giải quyết các vấn đề củ thể của cuộc sống. Và một cái mới ra đời không phải bao giờ cũng dễ hiểu ngay với tất cả mọi người nhưng sẽ có một bộ phận tiên tiến trong xã hội hiểu và tiếp thu nó và từ những người đi tiên phong ấy những tư tưởng của học thuyết sẽ lan toả vào cuộc sống "
    Gửi yuyu : Việc sử dụng các thuật ngữ triết học cơ bản như vật chất, ý thức, đạo đức v.v. thì mọi triết học đều sử dụng không phải riêng triết học Mac. Vấn đề là nội dung của những khái niệm ấy được trình bày như thế nào. Còn tại sao tôi chưa đọc hết đuwọc những tác giả mà bạn kể ra mà đã viết về triết thì tôi xin trả lời bằng một đoạn mà tôi đã viết :" theo tôi triết học bắt nguồn từ cuộc sống và các tri thức do con người sáng tạo ra qua việc nhận thức cuộc sống."

Chia sẻ trang này