1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một kiểu PR thơ lố bịch

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi canhcungxanh, 15/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. canhcungxanh

    canhcungxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Một kiểu PR thơ lố bịch

    Nhìn cái ?otít? hơi bị ?ohot?: Thơ trẻ: Lạm phát và những ảnh hưởng đến nó trên website Thơ trẻ (www.thotre.com), tôi cứ nghĩ đó là một bài nhận xét về thơ trẻ của một nhà phê bình văn học nào đó. Càng đọc càng thấy buồn vì người ta dùng quá nhiều ngôn từ rất to tát để trù dập những người làm thơ trẻ, những người đang cố tìm ra cái mới, cái sáng tạo (chính là cái đích cần đến của những người làm nghệ thuật). Càng buồn hơn, mục đích chính của người viết không phải là để đóng góp, xây dựng cho một thế hệ trẻ đang cầm bút mà là để tự quảng cáo, khuếch trương cho tập thơ của mình. Hóa ra cái bật lên sau cùng của bài viết tưởng chừng như phê bình lại là tiếng leng keng của một tập thơ mới toanh, ráo hoảnh. Sau khi cất giọng chê bai hàng loạt cây bút trẻ, người viết chuyển hướng đột ngột khi thòng vào một câu thế này: ?oNhân bài này, tôi xin mạn phép được PR tập thơ mới của mình, tập ?oRock không em? ?" NXB Văn nghệ trẻ 2006. Mong các bạn đón đọc, xem đó có phải là thơ không??. Thử hỏi câu ?okết luận? này nó ăn nhập gì với bài viết có nhan đề: ?oThơ trẻ: lạm phát và những ảnh hưởng của nó??! Ơ hay! Thế mới biết ở cái thời này, chỉ vì người ta muốn PR cho tập thơ của mình là có thể đạp đổ tất cả những gì mà bao người khác đang gầy dựng. Một hành động mà theo tôi là thiếu tử tế, vin cớ (phê bình), mượn danh để gây sốc (va chạm gây hấn vào các cây bút có tiếng để gây sự chú ý, chuyện này rất phổ biến trong làng ca sĩ) nhằm đánh bóng cho bằng được thơ mình. Có thể xem đây là việc làm hơi bẩn thỉu, nhất là đối với môi trường thi ca? Vậy cụ thể bài viết này ra sao?
    Để mở đầu bài viết cho ấn tượng, nhà thơ này phóng bút đặt ra một trường phái ?othơ nhảy xổng? để gán cho loại thơ ?oquá tự do, không niêm luật, không vần điệu của một bộ phận lớp trẻ (7X, 8X) cũng làm cho thơ càng ngày càng đi xa cái quy chuẩn vốn có của nó ?" nguyên văn bài viết. Hàng loạt nhà thơ trẻ dưới mắt của nhà thơ này đều chỉ là ?ongười học việc trẻ tuổi?. Vì thế nên nhà thơ này mới dạy dỗ họ như sau: ?o Ngay cả những ?ongười học việc trẻ tuổi? này cũng cần phải xác định tư tưởng: làm thơ không phải là cuộc dạo chơi. Làm thơ là công việc nghiêm túc. Là sứ mạng của cả một thời đại. Lối viết của thơ trẻ hiện nay có tùy tiện lắm không? khi mà dòng suy nghĩ đến chảy đến đâu, viết đến đó, bỏ qua các quy chuẩn cơ bản nhất của thơ. Những tập ?oNằm nghiêng?, ?oRỗng ngực? của Phan Huyền Thư, ?oKhát?, ?oĐồng tử? cuả Vi Thùy Linh, ?oTôi đang lớn? của Trương Quế Chi, ngay đến cây viết gạo cội như Ly Hoàng Ly cũng cho ra tập thơ ?oLô Lô? (tập thơ được đánh giá cao),... với lối viết chung là quá phóng túng về câu chữ. Họ mãi mê viết theo dòng suy nghĩ của mình và rũ bỏ đi tính nhạc trong thơ, yếu tố đặc trưng của thơ. Chính sự ruồng rẫy này, đa phần làm cho người đọc khó tiếp cận với thơ. Độc giả đến nhà sách, cầm một tập thơ lên, dở ra và đọc thử vài câu. Nhưng thật tình, tôi cũng không thể hấp thụ nổi những ?othể thơ trình diễn? như vậy. Từ câu cú cho đến ý tưởng thơ dường như bị bẻ vụn, khiến cho nhịp điệu ngắc nga ngắc ngư, người đọc khó hình dung ra ý nghĩa chuyển tải trong thơ. Mà điều này là tối quan trọng?. Về vấn đề này, với tư cách là một kẻ yêu thơ, xin được khẳng định một lần nữa (mà theo tôi nghĩ nó gần gũi với quan điểm của nhiều nhà thơ trẻ) như sau:
    Ở thời dại này không thiếu chỗ để dạo chơi. Thế nhưng xin hiểu cho rằng, những người làm thơ trẻ hôm nay thì thơ đối với họ là lẽ sống và họ xem đó là sứ mệnh của cuộc đời mình chứ chả ai dại đến nỗi đâm đầu vào thơ để dạo chơi như cách nói của vị thi sĩ trên. Mà nếu như ai đó đã chọn chốn thi ca để dạo chơi thì cũng là điều đáng quý (Hay ít ra là thơ vẫn bổ béo hơn Võ Lâm Truyền Kỳ). Tôi không hiểu dụng ý của nhà thơ này là gì khi dẫn dắt ra hàng loạt cây bút như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Trương Quế Chi, Ly Hoàng Ly? để minh họa cho cái suy nghĩ chủ quan đến nực cười của người viết. Chả nhẽ Vi Thùy Linh ?ođờ đẫn? đến nỗi bỏ ra đến tận 12 năm trời (cho đến thời điểm này và chưa dừng lại ở đó) chỉ để dạo chơi với thơ? Dạo chơi mà bán cả xe để in thơ chăng? Dạo chơi mà phải đau đớn, khổ hạnh với thơ như thế ư? Dạo chơi để có một ?oNhật thực? cực ?ođỉnh? như thế ư? Nếu dạo chơi mà được như thế thì cũng đáng lắm chứ! Hội Nhà Văn (dù còn lắm chuyện để bàn) nhưng không hẳn là vô lý cho chọn tập thơ của Ly Hoàng Ly để trao giải (dù tác giả không nhận). Như vậy, ít hay nhiều Hội Nhà Văn đã xem đó thực sự là thơ thì tôi nghĩ rằng cái quy tắc chuẩn (hay tính nhạc, yếu tố đặc trưng của thơ) cho đến thời điểm này đã trở thành ấu trĩ, lỗi thời và lạc lõng. Xét cho cùng, nghệ thuật cũng là để làm ra cái mới, nếu anh không làm ra được cái mới thì anh cứ làm theo cái ?othơ nhạc? cũ kỹ, sáo mòn của anh đi chứ đừng cao giọng dè bĩu kẻ khác là không nghiêm túc, tùy tiện?nghe cực vô duyên. Điều vô lý là, có không ít người trẻ hôm nay thiếu tài nhưng luôn mồm dạy đời kẻ khác và lớn giọng buộc người khác phải làm thơ giống mình. Cái đích cuối cùng của một nhà thơ là tác phẩm nó như thế nào chứ không phải là cách múa mép, khua môi nên tốt nhất là các nhà thơ nên dành thời gian cho thơ của mình hơn là đi dè bĩu kẻ khác bằng những lập luận méo mó, khiêng cưỡng. Xin nhớ cho rằng, thơ không phải là gạo, là thịt để ai cũng có thể cần, từ xưa đến nay, thơ vẫn là một mặt hàng khó bán chứ đừng đỗ cho các nhà thơ trẻ ruồng rẫy tính nhạc nên làm người đọc khó tiếp cận với thơ. Đó là lời quy chụp đầy ác ý và vô lý đến cực đoan khi môi trường nghệ thuật hiện nay khi biên độ của thơ mỗi ngày một mở rộng. Anh thích thơ truyền thống, thơ có nhạc, thơ chuẩn?gì đó thì anh cứ làm, chả ai ép và hãy để cho các nhà thơ trẻ được yên trong sự sáng tạo của mình.
    Chỉ vì muốn PR cho tập thơ mình, để khẳng định những gì mà mình viết là thơ, tác giả này đã không ngần ngại phủ nhận một dòng thơ đương đại. Quả là đáng khâm phục thật! Với sự PR thơ một cách lộ liễu như thế, tôi hoàn toàn có quyền nghi ngờ về tài năng, đạo đức của nhà thơ trên. Một nhà thơ có tài, có nhân cách không bao giờ PR thơ mình bằng cách dè bĩu kẻ khác một cách buồn cười đến như thế. Nói đến đây, tôi chợt nhớ ra rằng, tình hướng này không khác mấy chuyện của các ca sĩ nhà ta gây xì căng đan để gây sự chú ý cho mình. Họ tự tạo ra mâu thuẫn với những người đã nổi tiếng để được ?othơm? lây bằng những kỷ xão vô cùng màu mè, thô vụng. Họ cố tình tìm kiếm ai đó sang hơn mình rồi giở giọng khiêu khích, một cách làm theo tôi nó nằm ngoài vùng phủ sóng trong đầu của những kẻ yêu thơ. Ai cũng biết thời buổi này, PR cho thơ là một điều hết sức cần thiết, nhưng thi ca là bộ môn nghệ thuật hết sức đặc biệt, chỉ cần lệch đi một chút thì sự PR sẽ trở nên phản cảm và thay vào đó là sự kệch cỡm, lố bịch của người viết mà thôi.
  2. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc bài đó rồi. Có đêk giề đâu mà bức xúc ghê rợn vậy. Thấy vài câu em ấy viết:
    "Văn học trẻ nói chung và thơ trẻ nói riêng đang ỳ ạch, một phần là vì những người trẻ hiện nay ít được khích lệ, động viên, ít được sự quan tâm đúng mức của toàn xã hội.
    --->> Thằng này hâm roài! Sáng tạo mà cần phải có đứa đẩy đít và nói "mày sáng tạo đê, tao khen mày đới" thì sáng tạo *** giề!
    Chúng ta không có một hướng đi thật cụ thể, một việc làm thật quán triệt để ươm mầm các ?ocây thơ đang còn nằm trong hạt? này.
    --->> Ngu tiếp! Vì sáng tạo nghệ thuật mà phải theo "định hướng quán triệt và cụ thể" thì sáng tạo làm đêk giề. MK thằng ngu!
    Rồi với cơ chế thị trường, cơm áo gạo tiền, thì cái đam mê thuở nhỏ là được làm thơ cũng dần có hạn. Và sự thui chột là điều hẳn nhiên, đối với những ?ohạt mầm? nào yếu bóng vía.
    ---->> Thằng nào theo được thì theo, *** theo được thì thoai.
    Quay trở lại chuyện chữ nghĩa, việc tái thành lập trường viết văn Nguyễn Du, và những mô hình tương tự, vẫn đang là vấn đề gây tranh luận và rất nan giải. Ươm mầm văn chương, cần thiết những ?ocái nôi? như vậy? Có khi cứ nằm trong nôi mãi, người ta cũng chẳng thể lớn để bước chân ra khỏi cái nôi ấy nữa. Có khi nào như vậy không?
    ---->> Làm đêk giề có mầm mà ươm. MK! Toàn hạt rang và hạt luộc cả, đòi ươm.
    >>> Đại thể thằng này lý luận và trình còn non kém, mất thời gian EXK chửi. Đêk chửi nữa. Thằng nào ngu kệ mịa nó. Thằng nào bức xúc kệ mịa tiếp. Đây đi tán giai.
    Được EmXinhKhong sửa chữa / chuyển vào 14:42 ngày 15/12/2006
  3. auhailua

    auhailua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bản thân tôi thì thấy rằng thơ của thế hệ trẻ đang có những bước tiến đáng khích lệ. Họ dám viết một cách chân thật dũng cảm cho chính thế hệ họ đang sống và tồn tại, và suy cho cùng thì thơ ca nghệ thuật cũng chỉ để phục vụ cuộc sống và phản ảnh một cách chân thực và tinh tế về cuộc sống... bàn về thơ trẻ tôi chỉ ấn tượng với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, còn lại thật ra đa số là không đáng để đọc và tức giận ... chúng ta cứ viết cho thế hệ của chúng ta đi... các cụ già rồi , lẫm cẩm rồi cho nghĩ hưu đi, để ý làm gì (thật ra họ cũng đã có một thời như chúng ta, một thời viết và cống hiến cho thời đại họ, nhưng sai lầm của họ là giử cái thời đó quá lâu với suy nghĩ nó là sự tuyệt đối), theo chủ quan của tôi thì mỗi thế hệ có một sứ mạng và hệ tư tưởng riêng, và người thành công là người nhận thức được sứ mạng lịch sử của mình.. để rút lui cho đúng lúc,. Và thời điểm này là thời điểm của thế hệ trẻ, Cờ đến tay anh em rồi... Phất đi anh em, còn ai nói gì thì tham khảo đi thôi....
  4. hoacucvang2110

    hoacucvang2110 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Phê bình là quyền của người ta, tiếp thu hay không là quyền của mình, cũng phải có ý kiến này, nọ .. nó mới thành diễn đàn, mới cần phải tranh luận. Họ nói vì họ chưa thấy hiểu, người yêu thơ thời nào cũng có, với những người viết trẻ tâm huyết chắc chắn họ cần tìm lối di riêng cho mình, để ghi được dấu ấn của mình trong thơ.
    Mỗi thời đại đều có dấu ấn riêng, văn thơ theo đó cũng ghi lại dấu ấn của mình ... tôi cũng cảm thấy rằng những bài thơ viết không niêm luật, viết theo cảm xúc, những câu thơ dài ngắn bất chợt đang xuất hiện rất nhiều ... theo hướng tích cực có thể nhìn nhận đó là một trào lưu. Bản thân tôi cũng hay viết như vậy, thực sự có những lúc cảm thấy rằng cảm xúc không thể đóng khung lại được, không gò ép được, những tác động nhiều khía cạnh của cuộc sống khiến cho những câu thơ cũng gồng mình lên ...
    vâng, ý kiến của họ là của họ, còn mình vẫn là mình cơ mà ...
  5. sangmua

    sangmua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Của một đồng - công một nén - mà văn chương bạc bẽo
  6. luctieuphung5112006

    luctieuphung5112006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Cái topíc này giống như chất vấn đại biểu Quốc hội ấy nhỉ? Hị...
  7. luctieuphung5112006

    luctieuphung5112006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Chửi hay lắm Vương ạ. Mịa. Đúng là mầm non bị ngắt trồi của trường viết văn Nguyễn Du. Hị...

Chia sẻ trang này