1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một mình giữa đại dương

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 23/02/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Điều bí ẩn ở Cô-lum-brét
    Chiều 30 tháng năm, hai chàng hết sức mừng rỡ. Sau bảy mươi hai giờ kể từ khi tầm mắt không còn trông thấy bờ biển nước Pháp, bắt đầu xuất hiện giữa bầu trời hoàng hôn đỉnh núi Tô-rô, điểm cao nhất trên đảo Mi-noóc. Từ trưa, Giắc đă dự kiến việc này, sau khi xác định tọa độ của xuồng. Ngay trong những điều kiện bình thường, dựa vào độ cao mặt trời lúc đứng bóng để xác định tọa độ, đối với A-lanh đă là việc khó hiểu nổi. Trong hoàn cảnh dập dềnh trên chiếc mảng cao su đầu ngọn sóng, làm được việc đó, anh cho là một kỳ tích tuyệt vời. Anh càng mừng là mình có một bạn đồng hành dồi dào kinh nghiệm.
    -Đảo Mi-noóc đấy! Đất đấy!
    Niềm vui thấy đất nhói lên trong tim những người đắm tàu, gần như một cảm giác đau đớn. Có lẽ cũng đă đến lúc cập bờ, vì đă hai ngày hai người đến bữa chỉ có nuốt vẻn vẹn mấy thìa tảo vào bụng. Than ôi, đâu đă đến lúc hết gian nan như hai chàng vội tưởng. Nhìn thấy đất, tưởng như nó đă trong tầm tay, ấy thế mà còn phải mất mười hai ngày đêm ròng rã nữa, tức là gấp đôi thời gian kể từ khi xuất phát cho đến lúc này, chiếc xuồng mới vào được tới bờ. Đắm tàu là như vậy đó. Giá biết trước, có lẽ lúc này họ tuyệt vọng chứ không mừng vui. Nhưng họ đâu đă ý thức được hết khó khăn. Mỗi người còn nhẩm tính trước những việc mình sẽ làm khi đặt chân lên bờ. Sẽ đánh những bức điện cho ai, nội dung ra sao. Bữa ăn đầu tiên trong một quán ăn đầy vẻ thôn dă ven bờ biển lạ, được hình dung với những chi tiết mê ly. Giữa lúc viễn cảnh tươi đẹp đang được vẽ nên thì bỗng dưng gió lặng, cũng đột ngột như khi gió nổi lên. Mảnh vải buồm ủ rũ. Hai người ngó quanh. Bầu trời sập tối. Phía đông nam, mây đen vần vụ: sắp có cơn giông. Hai người vội vă chuẩn bị đón những thử thách đầu tiên.
    Hạ buồm. Buông neo nổi. Kéo tấm bạt che xuồng. Rồi ngồi nghỉ, chờ cho giông tố tan. Giông tố cùng với đêm đen lúc này cũng vừa xộc tới. A-lanh và Giắc ngồi sát vào nhau, chân co lại, một tư thế không lấy gì thoải mái song tránh được những cơn gió quật thẳng vào người. Sóng lớn thi nhau ập xuống chiếc Ngược đời. Ngồi trong xuồng, hai người nghe biển gào thét không phải bên cạnh mà ngay trên đầu. Chiếc xuồng cao su vẫn bám được mặt biển. Qua những giờ phút này, mới thật sự tin tưởng về sự đằm ổn tuyệt vời của nó. Sóng to, song trong xuồng không vật gì bị lay động, thậm chí A-lanh có thể mở sổ ghi nhật ký. Trong khi đó, bên ngoài sóng vẫn điên cuồng. Suốt thời gian dài dằng dặc chờ đợi cơn giông tan, hai người bạn không nói nhiều với nhau, nhưng đều nhẩm tính xem cơn giông này sẽ giạt chiếc xuồng đến tận đâu. Giắc lấy một tờ giấy, tính tính toán toán, rồi tuyên bố:
    -Chắc chắn chúng ta sẽ giạt vào bên trong vịnh Va-lăng-xơ. A-lanh mở cuốn Chỉ dẫn hàng hải ra, tham khảo về vùng này. Vịnh Va-lăng-xơ là một vùng khá nguy hiểm, ở đó có nhiều hướng gió mạnh và lộn xộn. Hai người vốn biết rõ điều đó, cho nên cố hướng hành trình của mình sao cho khỏi bị giạt vào vịnh này. Nhưng, trước giông bão, với thân phận những kẻ đắm tàu, họ còn biết làm gì hơn lúc này. Chỉ còn một cách là bình tĩnh đương đầu với rủi may, hơn nữa cũng còn phải giữ cho thần kinh thanh thản để hồi phục sức khỏe đă giảm sút ít nhiều. Thời gian trôi qua trong sự thấp thỏm mong chờ, trong khi chiếc xuồng vô tình có lẽ đang tiếp tục đưa hai nhà du hành càng chệch xa mục tiêu ban đầu. Đến sáng, biển vẫn động. Sương mù dày đặc, tới mức ngồi đằng lái không nhìn rõ mũi xuồng. Cũng may dần dần nó mỏng bớt. Hai người giật mình nhìn theo một chiếc tàu lớn, cách Ngược đời có mấy trăm mét, đang mở hết tốc lực chạy về phía cảng Bác-xơ-lon. Đúng trưa, mặt trời ló. Giắc đo tọa độ, hy vọng biết chính xác vị trí của chiếc xuồng, nhưng không đạt kết quả. Anh cho rằng nó đă vào bên trong vịnh, ở một vùng có cơ man là đảo nhỏ, gọi là quần đảo Cô-lum-brét. Như vậy có nghĩa là đang giăng ra trước hai người không chỉ một, mà là hai cái bẫy: gió dữ và đá ngầm. Đột nhiên, một âm thanh lạ tai vọng tới. A-lanh và Giắc vội ra khỏi nơi đang ngồi tránh gió, sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc.
    Cả hai chợt lặng người trước một nỗi lo sợ bất thần. Cách chiếc xuồng khoảng một trăm mét, về mạn trái, một khối trắng phau trông tưởng như mơ hồ nhưng lại hiển hiện, thân hình đồ sộ của một động vật thời tiền sử đang lừ đừ tiến đến. Bất giác, A-lanh với khẩu súng chuyên bắn dưới nước và nạp đạn. Lúc này, cái khối trắng đã tới gần hơn, hai người kinh hoàng nhận rõ đó là một con cá voi trắng, thuộc loại hiếm thấy ở Địa Trung Hải, dài đến ba mươi mét. Sau phút thảng thốt, A-lanh vứt súng, chộp máy quay phim, cố thu vào ống kính hình ảnh con vật khổng lồ đang tiếp tục bơi tới. Hai người nín thở, chờ đợi điều không may có thể xảy ra. A-lanh chăm chăm hướng ống kính vào đôi mắt đỏ ngầu của con vật, trong khi Giắc lo lắng theo d'i từng động tác của đuôi nó. Chỉ cần con vật cáu tiết, cái đuôi ấy sẽ. quét khỏi mặt biển chiếc xuồng tí tẹo. Hai người động viên lẫn nhau: đă từng gặp cả một đàn cá voi, mà có điều gì không may xảy ra đâu. ấy thế mà vẫn chẳng làm sao yên tâm được trước con vật đơn độc khổng lồ. Nhưng, tới sát chiếc xuồng, nó hiền lành ngụp xuống rồi lại ngoi lên và lượn quanh một vòng, như muốn khoe với hai chàng làn da bụng trắng phau. Thế rồi, nó rẽ quặt và chậm rãi khuất dần trong sương mù. Chưa hết xúc động, A-lanh và Giắc đang bàn tán về con vật hiếm thấy, thì bỗng dưng cả hai cùng vểnh tai nghe ngóng. Phải chăng con cá voi là vật báo hiệu nhiều hiện tượng quái dị sẽ diễn ra, hai là chỉ vì nó đã tác động quá mạnh vào thần kinh hai người? Khoảng một lát sau khi cá voi đi khuất, qua sương mù, hai người nghe rõ mồn một tiếng rúc còi báo động.
    Tiếng rúc làm hai người cùng đứng phắt dậy. Thật ra, trước đó nhiều lần tai A-lanh đă nghe, nhưng lúc ấy tiếng rúc còn xa xôi, mơ hồ. Không tin hẳn thính giác của mình, anh chưa nói cho Giắc rõ. Có lúc anh suy nghĩ: hay là chiếc xuồng bị giạt đến một nơi nào đó gần bờ? Song anh tự bác bỏ ý kiến của mình ngay. Anh cho vì lúc này quá trông mong được tới bờ, cho nên liên tưởng như vậy. Bây giờ thì tiếng rúc ấy rõ quá, không có gì đáng hoài nghi nữa. Hai người cùng nghe. Và đương nhiên tiếng rúc ấy chỉ có thể phát ra từ một nơi có người, có lúc nó lớn tới mức át cả tiếng hai người trao đổi với nhau. Trong sương mù, rất khó xác định vị trí xuất phát của một tiếng còi. A-lanh cho rằng tiếng rúc từ tây nam vọng đến. Giắc lại nghĩ nó từ hướng tây bắc. Hai người cố bình tĩnh mở bản đồ ra xem. Theo dự đoán của Giắc về vị trí của chiếc xuồng lúc này, thì điểm đất gần nhất là một hòn đảo nhỏ xíu, thuộc nhóm Cô-lum-brét, cách đây chừng mươi hải lý về phía nam. Bỗng dưng, không hiểu sao, cả hai người đều cùng có chung một cảm giác là đang bị một tai họa đe dọa: đột ngột dội lên tiếng máy nổ ầm ầm, át cả tiếng còi lúc này vẫn tiếp tục rúc. Chết rồi, chắc là một con tàu đồ sộ nào đó sắp bổ nhào vào chiếc Ngược đời. Gần tới mức này thì khó có cách nào tránh khỏi tai họa.
    Không ai bảo ai, hai người vội vớ lấy bất cứ vật gì trong tầm tay có thể phát nên tiếng. A-lanh cầm một cái đinh sắt -nó vốn là ốc vít của dụng cụ ép hoa quả, được mang theo để rút nước trong thân cá -g' vào một cái nồi. Giắc thì dùng một nắp hộp đập vào chiếc cà mèn. Như lên cơn sốt, hai người đập, gõ liên hồi, tạo nên những tiếng chát chúa giữa tiếng máy nổ và còi rúc liên hồi. Những âm thanh kỳ dị đang hòa lẫn hoặc đối chọi nhau ấy bỗng dưng im bặt. Im lặng đến se lòng. Im lặng đến bất ngờ làm cho cả A-lanh và Giắc đều sửng sốt khó chịu. Hai người cùng ngừng tay. Đột nhiên, tiếng động cơ, rồi tiếp ngay sau đó là giọng rền rĩ của chiếc còi một lần nữa lại dội vang. A-lanh ý thức, nếu hiện tượng này cứ tiếp tục một hồi nữa, dễ thường anh đến phát điên mất. Tuy vậy, anh vẫn còn đủ tỉnh táo để theo d'i và suy xét. Nhìn đồng hồ: mười phút. Đă được mười phút, mười phút dài chưa từng có trong đời anh, kể từ khi những tiếng động kỳ dị vang lên thì tất cả cùng tắt đột ngột. Im lặng.
    Im lặng trở lại cũng bất thần như khi các tiếng động cất lên. Đúng vào lúc ấy, như có phép thần, một làn gió xua tan hẳn sương mù, mặt biển lúc này quang đến tận chân trời hiện ra mồn một mênh mông, vắng lặng. Không có gì, tuyệt đối không có một vật gì trong vòng bán kính ba mươi ki-lô-mét. Hai người tưng hửng. Không, không thể nào giác quan của hai anh đã rối loạn tới mức cùng sinh ra ảo giác. Nhưng, giữa lúc đầu óc đang rối bòng bong, thần kinh căng thẳng, thật khó dùng lý trí phân tích hiện tượng mà từ đó trở đi hai người mỗi lần nhắc đến lại gọi là "điều bí ẩn ở Cô-lum-brét". Hai người nhất trí, ngay sau phút thảng thốt ấy, hăy cố quên đi cơn ác mộng vừa xảy ra, cho dù nó có thực, để trong đêm tới, khỏi bị ám ảnh một lần nữa. Việc cấp bách lúc này là phải giữ cho thể lực đừng sút kém thêm. Về sau, đối chiếu cảm giác của từng người lúc đấy, hai người nghĩ đến khả năng có một chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước lấy không khí. Nhưng tàu ngầm không trang bị loại còi rúc để báo hiệu khi có sương mù, như các tàu đi biển thông thường. Và do đó, điều bí ẩn vẫn còn là bí ẩn. Có lẽ ở thời đại nào cũng vậy thôi, những người đắm tàu vẫn chịu mọi sự trớ trêu ma quái của biển làm tội ********.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đói
    A-lanh gặp một chuyện không may. Lợi của anh có dấu hiệu bị viêm và có khả năng làm mủ, chắc là do xây xát lúc ăn cá sống. Thức ăn chỉ có thế, các vết lở lâu đâm da non, vết xước lâu liền và dễ mưng mủ. Đương nhiên, có thể điều trị bằng pê-ni-xi-lin, nhưng anh chưa muốn dùng tới loại kháng sinh này. Cơn đau dội lên, có lúc tưởng như không chịu nổi, làm Giắc cũng đâm lo. Anh phải lấy mũi dao díp nung lên ngọn đèn dầu hỏa để khử trùng, chích chỗ bị viêm và nhét thuốc sul-fa-mít vào. Một lát, cơn đau dịu bớt. Đàn cá voi thỉnh thoảng đến lượn quanh xuồng. Gió vẫn mạnh. Sóng ập xuống đầu mũi xuồng với tiếng ầm ầm thường lệ. Trên nền âm thanh nặng nề, đơn điệu ấy, tai con người vẫn phân biệt được hơi thở phì phò và tiếng khụt khịt của những con vật đồ sộ bơi quanh chiếc mảng.
    Có lẽ yên tâm nhờ đêm tối và thái độ thụ động của hai nguời, bầy cá voi tiến sát chiếc xuồng. Dĩ nhiên việc đó chẳng làm cho hai chàng trai yên tâm nếu chẳng may con vật đang lặn qua bên dưới chiếc xuồng kia ngóc đầu lên hơi sớm... Luồng ánh sáng phát ra từ chiếc Ngược đời có sức thu hút hải cẩu và cá các loại đua nhau nhào tới gần vùng sáng. Đột nhiên, từ dưới sâu, hai đốm xanh xuất hiện rồi lừ lừ tiến đến, giống như đôi mắt mčo rừng đóng đčn pha xe hơi. Đó là mắt một con cá đuối không lớn lắm. Nó cũng bị luồng ánh sáng bất thường thu hút. A-lanh bắn trượt. Cũng là một điều may, vì thịt loại cá này chứa quá nhiều chất mặn, ăn sống trong hoàn cảnh cơ thể đang thiếu nước ngọt, có thể hại thận. Đêm ấy, do sơ ý, A-lanh đánh rơi một mái chčo xuống biển. Tai họa thật sự. Xuồng chỉ có hai mái chèo, thiếu mất một thì làm sao chèo chống. Hai người bấm đèn pin tìm hồi lâu không có kết quả. Thế là từ đây, nếu không gặp gió thuận, thì chẳng có cách gì đưa xuồng cập bờ, cho dù có đến rất gần chăng nữa. Sáng hôm sau, 3 tháng sau, trời quang hơn, nhưng gió hăy còn rất mạnh, dù chuyển sang hướng tây nam. Giá có cách nào chững lại, dừng để bị giạt gần hơn nữa về phía vịnh Lê-ông là một nơi còn ẩn giấu nhiều tai họa cho những người đi biển hơn cả vịnh Va-lăng-xơ. Giắc ước lượng chiếc Ngược đời đang giạt với tốc độ năm mươi hải lý m?t ngày.
    Đă năm hôm rồi, hai anh không được một miếng ăn. Cái đói ngày càng gay gắt, hay đúng hơn, hai anh mỗi lúc mỗi khổ sở hơn vì đói. Không còn cảm giác cồn cào hoặc co thắt ở dạ dày như những ngày đầu. Thay vào đó là một sự mệt mỏi lan tràn khắp cơ thể. Con người không muốn động chân tay để làm bất cứ một việc gì. Người hốc hác. Cảm giác trội hơn hết là buồn ngủ. ý nghĩ cứ chập chờn trong đầu. Chao ôi! Giá được ngủ, ngủ r' nhiều, ngủ thật lâu thì sung sướng biết bao nhiêu!
    -A-lanh, cá!
    Giắc đang ngồi giữ lái, chợt hét lên. Ra khỏi cơn mơ màng. A-lanh chồm dậy. Đúng là một con mê-ru óng ả, mượt mà đang bơi lội nhởn nhơ ở chỗ lặng sóng phía sau xuồng. Một con cá khá to, ít ra cũng nặng tới bốn ki-lô-gam. Nó gí mũi vào chiếc chèo lái, thỉnh thoảng còn cọ lưng vào đấy một cách thú vị như bò cọ lưng vào tường đất. Phải cố làm sao đừng để trượt mất con mồi này. A-lanh vớ khẩu súng, nạp đạn và ngắm. Viên đạn, hay đúng hơn là mũi tên, cắm sâu vào đầu cá đến gần một gang tay, làm nó chết ngay tức khắc. Một vệt máu hồng loang ra mặt nước. Mừng rỡ đến thảng thốt, hai anh chàng kéo con cá lên. Giá có thể, hai chàng đã ăn ngấu nghiến. Nhưng còn phải ép lấy nước. Phút chờ đợi này có tác dụng tốt. Nó giúp cho hai cái dạ dày lép kẹp có đủ thời giờ tiết dịch vị cần thiết để đón nhận và tiêu hóa món ăn độc đáo. Nước uống vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Bởi vậy, trước hết, xẻ một rạch theo chiều dọc thân cá, song song với xương sống, hứng nước chảy ra, như cách người ta hứng nhựa thông. Sau những ngày dùng nước biển, thật không có gì thú vị bằng được uống thứ nước mát ngọt này. Cũng như sau trận đói trước, bữa ăn đầu khó tiêu. Dạ dày chưa quen với chế độ ăn uống khác thường; nhịn đói mấy ngày rồi ăn cá sống, sau đó lại nhịn đói mấy ngày... Dù sao trước mắt cũng đã có đủ thức ăn dự trữ mấy bữa. Bữa ăn, và nhất là ý nghĩ này, làm tinh thần hai anh phấn chấn hẳn lên, mặc dù sóng vẫn còn to, nắng vẫn gay gắt, và nhiều nỗi hiểm nguy vẫn đang rình mò. Thêm ba ngày nữa trôi qua. Ba ngày không có việc gì làm. Chỉ biết khoanh tay nhìn trời, nhìn biển và chờ đợi. Ăn hết con cá mê-ru, lại bắt đầu đợt đói khác. Phải chăng Địa Trung Hải không đủ điều kiện cho con người sống sót?
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Một vòng quanh quẩn
    Mãi tới ngày 5 tháng sáu, tức là ngày thứ mười một của chuyến đi, gió mới lặng hẳn. Rất đói, mệt đến ră rời nhưng vẫn tự tin, hai chàng trai quyết định tiếp tục cuộc thử thách, bất chấp khó khăn. Lúc này ta đang ở đâu? Câu hỏi đầu tiên đặt ra. Trưa hôm đó, lần đầu sau sáu ngày gián đoạn vì sóng gió, Giắc xác định tọa độ: chiếc xuồng đang ở một nơi cách đảo Mi-noóc 150 hải lý về bắc đông bắc. Như vậy là mấy ngày qua, nó đã giạt đúng một vòng, và trở lại đúng vào điểm hôm bắt đầu gặp băo. Mấy hôm vừa qua, sóng to gió lớn bao nhiêu thì bây giờ trời yên biển lặng bấy nhiêu. Quanh xuồng, không biết cơ man nào là cá tông và hải cẩu bơi lội. Thức ăn đầy dẫy. Trông cá mà thèm rỏ dãi.
    Phải làm sao kiếm cho được một ít để ăn và dự trữ. Có lẽ do cái đói thôi thúc. A-lanh nảy ra ý bắn một con cá tông. Về sau, anh cứ tự chế giễu mình về việc đó. Bắn trúng một tông là việc dễ, song kéo cho được con vật ấy lên chiếc xuồng nhỏ này là điều bất cứ ai có kinh nghiệm cũng không làm. Nhưng lúc này anh không kịp suy tính. Anh đeo kính, nhảy xuống nước, và đón khẩu súng đă nạp đạn từ tay Giắc đang ngồi đằng lái. Veo! Mũi tên có buộc dây phóng ra xuyên sâu vào thân một con cá. Hôm ấy suýt nữa thì cá bắt người chứ không phải người đánh cá. Quả vậy, con cá bị thương lặn xuống và bơi trốn, kéo theo A-lanh đang không chịu buông khẩu súng của mình. May sao, sức bền của dây có hạn, dù là dây ni-lông. Nếu không, có lẽ anh đã bị cá lôi xuống đáy biển. Vất vả lắm anh mới trèo được lên xuồng, chịu mất toi một mũi tên cùng với ý nghĩ ngông cuồng bắn cá tông. Cũng mừng là lần ấy có Giắc. Quả vậy, nếu không có bạn tiếp tay, có lẽ một mình A-lanh không đủ sức lên xuồng vì đói, mệt và nhất là thất vọng. Ba ngày nữa trôi qua, đơn điệu, nhàm chán. Vẫn không có gì ăn, ngoài món tảo, ngán tới mức không thể nuốt trôi. Thức uống cũng chỉ còn nước biển. Mọi hoạt động nhỏ nhặt nhất đều đòi hỏi một sức cố gắng phi thường của cơ thể, gây nên cảm giác đau đớn thật sự.
    Đói dữ dội chuyển sang đói triền miên. Cơ thể bắt đầu sử dụng prô-tít dự trữ: quá trình tự huỷ hoại khởi sự rồi đây. Đầu óc không biết suy nghĩ. Ba phần tư thời gian trong ngày, hai anh ngủ hoặc mơ màng nửa tỉnh nửa mơ. May sao, cuộc thực nghiệm cũng sắp đạt được yêu cầu. Chiều 6 tháng sáu, sau khi bàn bạc, hai anh quyết định phát tín hiệu cấp cứu. Cần chặn một con tàu gặp trên đường, để hỏi xem người ta có nhìn thấy chiếc xuồng bị nạn không, hay là có thấy mà lờ đi. Hơn nữa, cũng cần nhờ đánh điện báo tin cho bạn bč và những người thân chắc lúc này đang hết sức nóng lòng. Như đã nói, yêu cầu chính của chuyến đi này chỉ nhằm kiểm tra vật liệu và con người. Vấn đề cố sống sót thật lâu để chờ cấp cứu không đặt ra ở Địa Trung Hải, nơi tàu bè thường xuyên qua lại, người bị nạn dễ được cứu trong một thời gian tương đối ngắn. Nơi cần tiến hành đề tài thực nghiệm này phải mênh mông vắng vẻ như Đại Tây Dương kia. Cuộc kiểm tra tiến hành đến đây cung tàm tạm. Hai anh muốn mau chuyển đến Tăng-giê hoặc Gin-bra-ta, để từ đó kịp khởi đầu cuộc hành trình qua Đại Tây Dương trước tháng chín.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng ít ai muốn cứu những người gặp nạn?
    18 giờ. Xuất hiện một chiếc tàu về mạn trái. Giắc phóng hai pháo hiệu. Dường như chiếc tàu không trông thấy. A-lanh cầm tấm gương, và theo cách các em nhỏ nghịch ngợm vẫn dùng hắt ánh mặt trời làm chói mắt người đi đường, anh hướng về phía tàu, phát tín hiệu S.O.S. Chiếc tàu vẫn bình thản tiếp tục cuộc hành trình. ạ hay, lẽ nào không ai nhận ra có những người đang cần được cấp cứu? Song thực tế phũ phàng là như vậy. Vì chỉ cần một hành khách đi trên tàu trông thấy tín hiệu, thế nào các bạn đồng hành và đội thủy thủ cũng sẽ biết. Con tàu khuất ở chân trời. Biển lại vắng. Nếu con người dửng dưng thì các con vật, ngược lại, có vẻ quan tâm hơn đến cảnh ngộ hai chàng.
    Chiều hôm ấy diễn ra một cảnh tượng đẹp lạ lùng. Trong khi hai người đang ngắm cảnh mặt trời lặn, thì mặt biển chợt lóe lên muôn nghìn mảnh ánh sáng. Nhìn kỹ, hai chàng cực kỳ ngạc nhiên nhận ra một đàn cả trăm con rùa biển, chúng bơi sát nhau đến nỗi các mai như gắn liền một mảng. Thỉnh thoảng giữa cái mảng ấy, một cái đầu xinh xắn nhô lên, giương đôi mắt ngại ngùng nhìn hai người đi trên xuồng. A-lanh định bắn một con. Nhưng trong động tác vụng về của anh gây kinh động, khiến cả tấm mảng ấy cùng một lúc ngụp xuống và biến mất dưới sâu, chỉ để lại một chút lung linh như tấm kim loại đặt trên mặt nước chao đảo khi bị nhấn chìm. Ngày 7 tháng sáu. Mặt trời chưa mọc. Giắc còn ngủ, A-lanh trực, nhè nhẹ đánh thức bạn:
    -Này, Giắc ơi, cách ta hai hải lý có một chiếc tàu. Anh bắn liền ba chiếc pháo hiệu, sáng rực bầu trời bình minh. Con tàu này cũng dường như vẫn tiếp tục đường đi của nó. Làm sao đây? Quá xa để dùng gương phát tín hiệu còn mỗi một phương tiện cuối cùng. Đó là một quả lựu đạn mù. Giắc tung ra biển. Khỏi màu da cam bùng lên và tỏa rộng như một đám mây phủ kín chiếc xuồng hồi lâu. Và đó cũng là những giây phút hai người thấp thỏm chờ đợi. Khói tan. A-lanh vui mừng nhận thấy chiếc tàu đã đổi hướng và đang từ từ tiến lại phía mình. Khi tới tầm đủ nghe tiếng nói, thuyền trưởng -một người Pháp -đứng vịn lan can hỏi vọng: -Các ông có việc gì cần? Một câu hỏi ngớ ngẩn. Lẽ nào quấy rầy một chiếc tàu lớn đang làm nhiệm vụ mà không có việc gì cần. Thái độ lạnh lùng của thuyền trưởng làm A-lanh bất bình. Anh nén giận đáp:
    -Yêu cầu thông báo giúp cho mọi người biết tọa độ hiện nay của chúng tôi, và giúp cho một ít thức ăn. Tàu dừng lái. Mặc dù kiệt sức, A-lanh vẫn cố cầm mái chèo cho chiếc Ngược đời áp sát mạn tàu. Hành khách ùa ra, tò mò hỏi chuyện. Viên thuyền phó cho đưa xuống một ít thức ăn và nước ngọt. Chưa chi thuyền trưởng đă lại xuất hiện, mặt hằm hằm:
    -Thôi, các ông đi đi. Chúng tôi không có thời giờ làm thực nghiệm. Giắc sa sầm mặt. Đă năm ngày rồi anh hết thuốc lá, hy vọng được mời, cho nên chưa ngỏ lời xin. Cũng chẳng có ai có ý kiến mời hai người gặp nạn lên tàu. Chiếc xuồng lùi ra. Chiếc tàu chở khách tiếp tục cuộc hành trình, mang theo vị thuyền trưởng "đáng mến" của nó.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Cập bờ
    Vì chút ít thức ăn ấy mà hai anh phải chịu bao nhiêu lời mỉa mai chế giễu. Một hộp sữa đặc, bốn hộp thịt, ít bánh bích quy. Dường như người ta quên rằng hai chàng đã nhịn thức ăn thông thường, mười bốn ngày đêm ròng rã. Với nước ngọt và cả rượu nho mang theo, chỉ sau mười hai ngày, những người bị nạn của chiếc La Mê-đuy-dơ đi trên chiếc bè cấp cứu đều đă chết hết. Thành tích của hai anh chưa đủ cho họ kính trọng hay sao? Dù sao thì cũng được uống một ít nước ngọt. Và gia đình, người thân đă được báo tin. Và cũng đỡ phải đấu tranh để chống lại sự cám dỗ nếu thuyền trưởng có nhă ý mời hai anh lên tàu. Ngày hôm ấy nắng đẹp, gió to, đúng theo hướng mong muốn: nam-tây nam. Đảo Mi-noóc xích lại dần dần. Đến trưa, đỉnh núi Tô-rô hiện ra, r' hơn nhiều so với tám ngày trước. Quần đảo Ba-lê-a gồm sáu đảo, ba cái lớn nhất là Mi-noóc, Ma-gioóc và I-bi-đa. Mi-noóc là đảo xa nhất về phía đông. Có thể cập đảo này ở hai chỗ : Ma-hông, thủ phủ của đảo có nhiều gềnh đá hiểm trở, tàu bè rất khó ghé. ở đây đã từng xảy ra nhiều tai nạn, được biết nhiều nhất là vụ đắm chiếc tàu Tướng Săng-dy xảy ra năm 1910.
    Bởi vậy cần phải đi vòng, bỏ qua bờ bắc. Hai người cho chiếc Ngược đời hướng về mũi tây bắc của đảo, hy vọng đến đêm thì vào được thủ phủ Ma-hông. Gió không chiều lòng họ. Xuồng bị giạt quá về phía tây. Sáng hôm sau, họ đến gần bờ bắc đảo, cách chừng dăm trăm mét. Tiếc thay, không thể cập bến ở đây, vì chỉ bờ nam của đảo mới có các băi cát thuận tiện cho loại xuồng cao su này ghé vào. Chỉ cách bờ có một quãng, ấy thế mà họ còn phải đi quanh đi quẩn, chịu đựng gian khổ suốt ba ngày đêm nữa, mới đặt được chân lên bờ. Ngày 9 tháng sáu, xuồng giạt ngược trở lại về phía mũi tây bắc đảo. Có lúc nó vào sát bờ đến nỗi A-lanh trông rõ một con thỏ rừng chạy. Bây giờ thì không nhịn đói nữa vì vùng này lắm cá. Ngày nào A-lanh cũng câu. Cũng như thời gian sẽ lưu lại trên đảo này sau đó mỗi ngày anh đi câu chừng một giờ, và chưa lần nào trở về với ít hơn sáu ki-lô-gam cá. A-lanh cũng như Giắc đều sốt ruột. Hai anh muốn ghé đảo càng sớm càng tốt. Cuộc tập dượt ở Địa Trung Hải thế là đã đạt mục tiêu. Phải mau mau kết thúc cuộc kiểm tra này, và chuyển tới cảng Ma-la-ga hoặc Tăng-giê, tức là vùng phụ cận eo biển Gin-bra-ta, để từ đó làm nốt công việc chuẩn bị và xuất phát ra Đại Tây Dương. Hôm sau, vào lúc mặt trời sắp lặn, chiếc Ngược đời chỉ cách mũi tây bắc của đảo mấy chục mét. Gió dù rất nhẹ nó vẫn giạt được tới đây. Song lúc chiếc xuồng sắp vượt qua mũi thì gió lặng hẳn. Không có một nơi nào khả dĩ buông neo. Và khốn nạn thay, hai anh đang loay hoay thì gió từ đất lại nổi lên, đe dọa hắt chiếc xuồng trở lại khơi. Mi-noóc, mảnh đất hứa hẹn này, lại tuột khỏi tầm tay hai anh một lần nữa chăng? Lại rơi vào cái vòng quanh quẩn như tám ngày trước đây trong vịnh Va-lăng-xơ này chăng? A-lanh buông neo nổi, hy vọng hạn chế bớt tốc độ giạt về bắc. Nhưng oái oăm thay, ngoài gió, còn gặp một dòng chảy cuốn chiếc xuồng đi. Sáng hôm sau, 11 tháng sáu, hai chàng trai thất vọng nhìn nhau : xuồng của họ đã xa bờ đến mười lăm hải lý. Nhưng chẳng bao lâu sau, gió hướng biển -đất nổi lên, mang lại cho họ hy vọng và nghị lực. Chậm chạp nhưng đúng hướng, chiếc Ngược đời nhích vào bờ. Hai anh tin chắc vượt qua được mũi đầu tiên -trên hải đồ ghi là mũi Mi-noóc, -thì chỉ đi thêm một hải lý nữa thôi, sẽ gặp cảng Xiu-đa-đê-la. Còn nỗi vui nào lớn hơn khi họ trông thấy mươi chiếc thuyền đánh cá của dân địa phương từ bờ tỏa ra. Lúc này vào khoảng mười giờ sáng. Những người đánh cá cũng đă trông thấy chiếc xuồng cao su. Lúc xuồng cách bờ chừng mấy chục mét, một chiếc thuyền tiến đến, móc dây giúp kéo vào bãi. Trên bờ, khá nhiều dân đảo tụ tập đến xem. Một sĩ quan Tây Ban Nha đă đứng tuổi chờ ở hàng đầu. Trông thấy chiếc cờ cắm ở mũi xuồng, ông hỏi A-lanh, lúc này nhờ hai người giúp đang cố bước đi:
    -Các ông từ đâu đến?
    -Từ nước Pháp. Viên sĩ quan đưa mắt nhìn chiếc xuồng cao su:
    -Trên cái kia ư?
    -Vâng.
    -Từ cảng nào?
    -Từ Mon-tơ Các-lô.
    -Về chuyện ấy thì, thưa ngài thân mến, tôi không thể nào tin... A-lanh đưa cho ông xem một mẩu báo cắt, có bài tường thuật cảnh đoàn du hành chuẩn bị khởi hành. Viên sĩ quan già đứng nghiêm, chào theo lối nhà binh, và thốt lên:
    -Hoan hô! A-lanh và Giắc yêu cầu ông xác nhận những thức ăn dự phòng hai anh mang theo vẫn nguyên dấu niêm phong. Việc đầu tiên là đánh điện báo tin cho bạn bè biết: Ngược đời đă cập bến. Và tiếp đó, hạnh phúc sao, nhấp một cốc bia ướp lạnh trong cái quán nhỏ, ven bờ biển, ngon lành hơn mọi nước thần.
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Lần này họ đắm tàu thật sự
    Những ngày tạm trú trên đảo nhỏ cực kỳ thú vị. Những người chủ, những bạn bè mới quen, giúp hai anh mọi tiện nghi cần thiết. Họ đưa hai anh đi xem các cảnh đẹp, nếm những món ăn đặc sản của địa phương. Biết A-lanh là người mê âm nhạc, người ta mời anh đến thăm nghệ sĩ chơi dương cầm nổi tiếng nhất đảo... Nhưng lẽ nào nấn ná ở đây. Mây hôm sau, được viên sĩ quan và các thủy thủ -những người bạn mới quen -giúp đỡ, A-lanh và Giắc lại lên đường giữa tiếng vỗ tay nồng nhiệt tiễn đưa. Một tàu đánh cá nhỏ kéo chiếc Ngược đời ra xa bờ chừng dăm hải lý và từ biệt. Hai người đắm tàu trở lại cuộc sống thiếu thốn và cô đơn. Nhưng họ đă quen với nếp sống này rồi. Hơn nữa, chặng đường sắp đi ngắn: từ đây đến cảng An-cu-đi-a của đảo Ma-gioóc có bốn mươi hải lý. Hy vọng có thể cập bến vào tảng sáng hôm sau. Miễn là đừng để bị giạt về bắc: việc này không phải không khó khăn, vì hai bánh lái phụ đă xộc xệch nhiều. Chặng đường khởi đầu có vẻ thuận buồm xuôi gió. Dọc đường gặp nhiều thuyền đánh cá trích. Hai anh lại có mang theo một ít thức ăn. Chỉ còn một đoạn đường, cũng chẳng cần phải thật sắm cho đúng vai những kẻ đắm tàu. Đến sáu giờ chiều, đảo nhỏ Mi-noóc với bao kỷ niệm thân yêu khuất sau chân mây, trong khi đảo Ma-gioóc hùng vĩ và kiêu hãnh hiện ra rõ nét dần. Mọi việc trôi chảy. Đã trông thấy ánh đèn cảng An-cu-đi-a kia rồi. Đột nhiên, nhà đi biển giàu kinh nghiệm Giắc lên tiếng:
    -A-lanh à, chúng ta đang bị giạt nhanh về hướng bắc. Gió đang thổi từ chính nam. Sẽ gay go đấy vì hai ngọn gió nam và bắc gặp nhau ở eo biển này thường gây nên những cơn lốc khủng khiếp. Than ôi, còn có cách nào tránh gió?
    Sáng hôm sau, 18 tháng sáu, khi gió ngừng, hai người buồn rầu nhận ra chiếc xuồng của mình đang ở vào điểm họ từng đến cách đây tám ngày, cũng vào buổi sáng, nghĩa là cách mũi Mi-noóc chừng hai mươi hải lý về đông bắc. Những vấn đề cũ, những khó khăn cũ lại đặt ra: vượt qua mũi, băng ngang vũng. Càng không may hơn, gió bắc chợt thổi lên rất mạnh. ở ngoài khơi, gió không đáng sợ lắm, nhưng đây gần bờ, có nhiều đá ngầm hiểm trở. Chỉ còn một cách an toàn: trở về Xiu-đa-đê-la, chờ đợi thời tiết tốt lên. Gió mạnh. Chỉ bốn giờ sau, chiếc xuồng đă sát bờ. Giữa lúc hai anh chàng loay hoay tìm cách ghé vào một cái vũng thì gặp một thuyền đánh cá. Chủ thuyền vui lòng kéo giúp. Lần này, việc cập bờ không trôi chảy như lần trước. Có quá nhiều ngọn sóng tạt ngang sườn. Sự việc xảy đúng hệt như Giắc dự kiến. Giữa lúc chiếc Ngược đời đang bám trên đầu ngọn sóng và sợi dây kéo đang lúc rất căng, thì một ngọn sóng xô ngang, lật úp nó. Đang bơi, A-lanh nghe tiếng Giắc hét:
    -Sợi dây, sợi dây, A-lanh! Rất ngạc nhiên, A-lanh định tìm một sợi dây ném cho bạn. Chả là Giắc vốn là một tay bơi cừ, Giắc giải thích:
    -Không, sợi dây vướng chân tớ kia. Ra anh chàng bị một sợi dây cuốn như trói chân lại, không thể nào bơi được. Chiếc thuyền đánh cá quay lại, vớt hai chàng lên. Những người Tây Ban Nha bất chấp nguy hiểm nhào xuống giúp. Những đồ đạc trong xuồng cao su, lúc đầu được tấm bạt che giữ lại, dần dần trôi ra. Cứ mỗi lần trông thấy một thứ, A-lanh lại nhào đến vớt lên: đầu tiên là lá buồm, tiếp đó là cái túi bằng vải nhựa đựng phim ảnh, rồi mái chèo, túi ngủ... Tiếc thay, kiểm kê lại, thiếu mất chiếc máy quay phim, các máy ảnh, dụng cụ vô tuyến điện, la bàn, ống nhòm: những thứ nặng đã chìm xuống đáy. Cột buồm 89 90 gãy. Vải bạt thì thủng mấy chỗ. Thiệt hại vật chất lớn quá. Dù sao chiếc xuồng còn nguyên vẹn. Tính mạng cũng như quyết tâm của hai chàng vẫn không suy suyển. Và đấy mới thật sự là những cái chính.
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    sơ kết cuộc kiểm tra
    Vừa lên tới bờ, A-lanh đánh ngay một bức điện về Pa-ri xin thay thế những dụng cụ mất trong vụ chiếc Ngược đời lật úp. Nhưng tình hình có vẻ như đang xấu đi. Nhà hảo tâm không muốn bỏ thêm tiền cho cuộc thí nghiệm. Từ sau khi báo chí tường thuật với những chi tiết bị bóp méo về cuộc gặp gỡ giữa hai anh với chiếc tàu chở khách để xin một tí nước ngọt và bánh khô, dư luận cho rằng cuộc thực nghiệm đă thất bại. Vẫn còn quá nhiều người hiểu không đúng mục đích việc hai anh làm. Những người có thiện ý thì không được thông tin đầy đủ. Cũng có những người cố tình không muốn cho cuộc thực nghiệm tiến hành có kết quả, vì những động cơ riêng. Từ Mi-noóc, A-lanh tức tốc về Pa-ri để thu xếp. Tuy cuối cùng rồi cũng xin được một ít vật liệu thay thế và bổ sung, anh cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản. Một mối lo nữa là không khéo có những người vận động các cơ quan thẩm quyền thu hồi giấy phép đi biển của anh. Và như vậy có nghĩa là chấm dứt một cách độc đoán mọi sự nghiên cứu, mọi cuộc thực nghiệm theo hướng đề ra từ đầu. Và sau đó người ta sẽ không ai nói:
    ?oAnh ta đă không được phép tiến hành cuộc thực nghiệm", mà ngược lại:
    "Anh chàng không làm được cuộc thực nghiệm, có nghĩa là lý thuyết của hắn ta sai". Mà anh thì anh tin tưởng rằng mình đúng. Chính nỗi băn khoăn ấy đă khuyến khích anh vượt mọi trở lực, tiến hành cho bằng được cuộc thực nghiệm ước mơ của đời mình. Dụng cụ thay thế được gửi tới bằng máy bay: cột buồm, bánh lái phụ, la bàn và một ít sách. Tất cả được gửi tạm ở Câu lạc bộ du thuyền, nơi anh tạm trú. Sáng
    Chủ nhật, mọi việc đâu vào đấy. Giắc quyết định sẽ xuất phát về đêm, vào giờ hơi muộn cũng được, để lợi dụng cơn gió đất -biển đẩy chiếc xuồng ra khỏi vịnh càng xa càng tốt. Cuộc khởi hành này xem chừng kém "trọng thể" nhiều so với chuyến tiễn đưa hôm nọ. Hai anh quyết định tự mình xoay xở để ra xa bờ và mau chóng tới bờ biển châu Phi, hoặc ít ra cũng là bờ biển Tây Ban Nha. Được hộ tống bởi vẻn vẹn một chiếc thuyền của Câu lạc bộ, hai anh kiên nhẫn đẩy mái chčo. Có gió đông. Giă từ Mi-noóc. Giã từ Ma-gioóc.
    Đi từng chặng một, chiếc Ngược đời cập bến I-bi-da. Không muốn quanh quẩn ở Địa Trung Hải, hai anh đáp tàu chở khách sang A-li-can-tê, một thị trấn bên bờ biển đông nam Tây Ban Nha. Dốc hết túi, hai anh mới đủ tiền mua hai chiếc vé hạng bét, chỉ được ngồi trên boong tàu, để tới Xê-u-ta. Lúc đầu, hai anh chàng đắm tàu còn bị hành khách nhìn ngó với những đôi mắt ngại ngùng. Dần dần, biết chuyện, mọi người hiểu ra và đối xử nhiệt tình. Thuyền trưởng tặng A-lanh một chiếc sơ mi, vì áo anh đã bị gió đánh rách. Người phụ trách vô tuyến điện biếu Giắc đôi bít tất. Còn bữa ăn trên tàu (vé hạng bét của hai anh không có bữa ăn do tàu phục vụ) thì đã có những người hầu bàn xoay xở giúp. Tranh thủ thời gian tương đối rỗi rãi, đội du hành kiểm điểm kết quả của cuộc thực nghiệm ở Địa Trung Hải. Về nước uống, từ 25 đến 28 tháng năm, A-lanh dùng nước biển ba ngày, Giắc hai. Trong thời gian ấy, nước tiểu họ vẫn bình thường. Cổ không thấy khát. Nói chung không nên chờ đến khi cơ thể mất nước mới bắt đầu dùng nước mặn. Có thể làm giảm khát bằng cách nhúng khăn tay vào nước, dấp lên mặt, hướng về phía nắng. Một con cá mê-ru đủ cung cấp thức ăn và nước ngọt cho hai người trong hai ngày. Tổng kết lại, qua 14 ngày, hai anh đã uống nước rút từ thân cá sống bốn ngày, uống nước biển mười ngày. Có một đợt uống nước biển liên tục sáu ngày, và như vậy đã tới điểm hết an toàn cho thận. Nhưng nhờ đến đấy thì kịp ngừng lại, cho nên chưa thấy xuất hiện triệu chứng đáng lo. Về thức ăn, cái đói biểu hiện như sau:
    -Ngày đầu và nửa ngày Thứ hai: xuất hiện những cơn co thắt dội lên đến ngực. Từ ngày Thứ ba, hết hiện tượng đau nhưng buồn ngủ và mệt mỏi triền miên. Để giảm bớt nhu cầu về năng lượng, nên giảm tới mức tối thiểu những hoạt động của cơ thể. áp huyết không thay đổi nhiều, song có lẽ thời gian theo d'i còn ngắn, chưa đủ để kết luận. Dễ có khả năng đau mắt vì chói nắng do mặt biển phản chiếu ánh mặt trời. Cả hai người đều không có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, như tháo dạ, nôn mửa, gây nên do việc uống nhiều nước biển. Ngược lại, bị táo bón, nhưng bụng không đau, không thấy khó chịu. Suốt mười hai ngày, miệng không hôi, lưỡi không trắng. Bụng thường đầy hơi. Không có dấu hiệu choáng váng. Từ ngày
    Thứ ba, da đă khô nhưng bị mẩn đỏ. Giắc là một người bạn đường tuyệt vời: dũng cảm, vô tư, không bao giờ tỏ ra chán nản, mất lòng tin, chưa từng hé một lời phàn nàn hoặc trách móc. Một nhà đi biển giàu kinh nghiệm! Chính nhờ học tập Giắc, mà sau này một mình A-lanh dám đương đầu với Đại Tây Dương.
    * * *
    Tàu đến Xê-u-ta vào chín giờ rưỡi tối. Chiếc Ngược đời lại được bơm hơi và thả xuống biển. Gió lúc này đang to. Thuyền trưởng tàu chở khách rất băn khoăn, sợ hai anh không cập bờ được, nhưng tàu của ông không được phép ghé Tăng-giê. Tàu rúc hồi còi tạm biệt. Từ mặt biển tối om, A-lanh và Giắc hướng về phía ánh sáng của thành phố cảng. Đến nửa đêm thì cập bến Tăng-giê. Địa Trung Hải đă lùi xa về sau họ. Trước mặt: Đại Tây Dương.
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    65 ngày trôi giạt giữa đại tây dương một mình lên đường
    Muốn vượt Đại Tây Dương, cần có một chiếc xuồng mới. Đây là điều quan hệ sống còn. Bởi vì chiếc xuồng cũ đã đi hơn một nghìn hải lý, mà trước đó, nó đă được sử dụng suốt ba năm. Người bạn tốt của anh đă cho thửa sẵn một chiếc mới. Vấn đề là làm sao nhận được nó. Từ Tăng-giê, A-lanh lại phải làm một chuyến bay trở về Pa-ri. Bầu không khí thủ đô lúc này đang rất không thuận lợi cho cuộc thực nghiệm. Anh phải kiên nhẫn trình bày với người bạn những kết quả đầu tiên, và nhấn mạnh những lý do vì sao phải tiếp tục. Sau một buổi trao đổi gay go, người bạn mới đồng ý giao cho anh chiếc xuồng mới, nhận thẳng từ xưởng chế tạo. Tiếc thay, những ngày ở Tăng-giê đă làm cho thái độ của Giắc dần dần đổi khác. Anh không còn hứng khởi như trước. Đất liền làm nguội lạnh nhiệt tình của người đi biển rồi chăng? Bù lại, A-lanh nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu. Câu lạc bộ hàng hải đón tiếp anh nồng hậu. Một người bạn biếu anh một bộ dụng cụ câu cá.
    Một người khác giúp anh liên hệ với một chuyên gia vô tuyến điện để xin một máy thu thanh. Một nhà buôn cho anh đôi ống nhòm... Điều làm anh không vui là Giắc luôn luôn tìm được lý do để hoăn ngày xuất phát. Nào là gió chưa lên, con nước chưa thuận, nào là khởi hành mùa này chưa có lợi, v.v... Biết làm sao! Giắc là nhà chuyên môn hàng hải, A-lanh buộc phải nghe lời. Một hôm tình cờ anh được một người lái xe tắc-xi cho hay một điều mà tất cả mọi người ở Tăng-giê đều đă rõ, trừ có anh. ấy là Giắc quyết định tìm đủ mọi cách ngăn không cho bạn tiếp tục làm thực nghiệm. Anh tin, không có anh, A-lanh sẽ không thể một mình vượt Đại Tây Dương. Thoạt nghe, A-lanh chán nản hết sức. Anh muốn bỏ cuộc. Nhưng rồi anh lại tự hỏi: vì sao anh tự nguyện làm cuộc thực nghiệm này? Có phải vì muốn góp phần đưa lại cuộc sống cho những người chẳng may gặp nạn hay sao? Hơn nữa, dư luận sẽ nghĩ thế nào nếu anh bỏ dở? Người ta sẽ nói:
    ?oĐấy, r' ràng việc ấy không thể nào thực hiện. Chả là tại lý thuyết của anh ta sai mà". Không, anh tin rằng lập luận của anh đúng. Cần phải chứng minh nó bằng thực tiễn. Phải tiếp tục cuộc thực nghiệm bất kỳ bằng giá nào. Bị bạn thúc ép, Giắc đành chấp nhận khởi hành, tuy chẳng lấy gì làm hứng thú. Giắc kiến nghị nên trở lại Địa Trung Hải. A-lanh kiên quyết phản đối. Viên sĩ quan tùy viên hải quân Mỹ ở Tăng-giê, trong tay lăm lăm tấm bản đồ đặc biệt do ngành hàng hải của hai nước Anh -Mỹ phối hợp xuất bản, miệng trích dẫn những sách hướng dẫn thật chi tiết về hướng gió thổi và dòng hải lưu, quả quyết rằng với chiếc xuồng này không thể nào đi từ đây đi Ca-da-blăng-ca, ngay chỉ đến quần đảo Ca-na-ri thôi cũng không thể nào thực hiện.
    Riêng A-lanh, anh tin là có thể được. Gần một năm ở Viện hải dương học Mô-na-cô, anh nghiên cứu kỹ các dòng hải lưu tại Đại Tây Dương. Mùa này ra biển cũng chưa phải là quá muộn. Hơn nữa, anh biết, tháng tới còn là tháng tối ưu cho việc khởi hành. Cuối cùng Giắc đồng ý, tuy vẻ mặt không vui, là sẽ xuất phát ngày Thứ hai 11 tháng tám. Thấy bạn thiếu phấn khởi, A-lanh cũng phân vân. Nhưng gió đă lên, và theo dự báo, nó sẽ tiếp tục thổi ba ngày liền theo hướng này. Đây là cơ hội quý báu để vượt ra khỏi eo biển Gi-bran-ta, eo này như một dòng sông lớn cuồn cuộn đưa nước Đại Tây Dương đổ vào Địa Trung Hải. Một chiếc thuyền Tây Ban Nha kéo chiếc Ngược đời ra khỏi bờ. A-lanh cực kỳ ngạc nhiên và lo âu nghe Giắc ra lệnh cho người lái thuyền:
    -Hướng: Mũi Ma-la-ba-ta.
    Từ Tăng-giê đi Ma-la-ba-ta, có nghĩa là đi về hướng đông, về Địa Trung Hải. Giắc viện cớ là phải ghé sang bên ấy chờ cho gió đỡ mạnh hơn một ít mới ra khơi được. Đúng là lúc ấy biển đang động mạnh. Nhưng, nếu không tranh thủ cơn gió to, sẽ khó ra tới được đại dương. Chiếc thuyền đánh cá vẫn đều đều kéo chiếc Ngược đời đi về hướng đông, rồi ghé vào một bãi nhỏ. Tối ấy và cả ngày hôm sau, hai anh nghỉ ở nhà một người bạn trên bờ biển. Sáng
    Thứ tư, gió vẫn mạnh. Khoảng chín giờ sáng, Giắc bảo có việc cần trở lại Tăng-giê. Anh hứa sẽ quay về ngay. Hôm nay là ngày cuối cùng có gió thuận. Nhất thiết phải xuất phát chậm nhất là sáu giờ chiều. Sáu giờ, vẫn chẳng thấy Giắc đâu. A-lanh hiểu, giờ phút này nếu anh do dự, mọi việc sẽ hỏng. Với nỗi chua chát trong lòng, anh viết một mẩu giấy để lại, nhờ người quen giao cho bạn, rồi một mình một xuồng hướng Đại Tây Dương xuất phát.
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Báo chí đưa tin:?oNgược đời" lâm nạn
    Mục tiêu đầu tiên của anh là nhanh chóng vượt qua eo biển, nhanh chóng ra được ngoài khơi để lợi dụng dòng hải lưu Ca-na-ri. Vốn không phải là một nhà đi biển thành thạo, anh rất sợ gặp những trắc trở ven bờ. Rời Địa Trung Hải vào Đại Tây Dương đâu phải chuyện đùa. Chỉ cần ra quá ngoài kia mươi hải lý nữa, ta sẽ đi vào một không gian khác, và thời gian ở đó cũng khác. ở đó không tính ngày mà tính tuần. Không đếm từng hải lý mà hàng trăm hải lý một. Hơn nữa, tất cả sự cô đơn... Sự thật lúc này A-lanh chưa có nhiều thời giờ để suy nghĩ về những cái đó. Anh chỉ mang máng biết rằng rồi đây chắc chắn mình sẽ phải đấu tranh quyết liệt để khắc phục cảm giác cô đơn. Lúc này đây, để vào được Đại Tây Dương, phải tập trung sức lực và trí tuệ vượt qua cho được một thử thách: dòng chảy của eo Gi-bran-ta ngược với hướng đi của chiếc Ngược đời. Nước ở eo biển này chảy với tốc độ nhanh như lũ. Để chống lại đối thủ nước, anh có bạn đồng minh: ấy là gió. Gió thổi theo hướng đông tây. Xuôi gió nhưng ngược nước, phải vượt qua thử thách trong những điều kiện ấy. Nhớ lại kinh nghiệm chơi thuyền hồi còn nhỏ tuổi: muốn đi ngược nước, phải đi sát bờ, có như vậy mới lợi dụng được dòng nước cuộn trở lại. Làn nước ngược đối với A-lanh thật sự là một cứu tinh. Nó giúp chiếc xuồng cao su thoát sức cuốn hút của cái eo tai ác, để tới nơi hò hẹn với đại dương. Đại Tây Dương đây rồi. Mệt lử, nhưng sung sướng. Và càng sung sướng, càng cảm thấy cô đơn.
    Thật ra, lúc này còn ở ven bờ. So sánh với những gì A-lanh sẽ chịu đựng sau này, chặng đường vừa qua chỉ là một cuộc dạo mát. Vấn đề đặt ra trước mắt: ghé vào đâu? Ca-da-blăng-ca hay quần đảo Ca-na-ri? Trong thâm tâm, anh muốn ghé vào Ca-da-blăng-ca hơn. Nhưng lại băn khoăn: không r' việc anh liều lĩnh ra đi một mình đang gây phản ứng như thế nào? Nếu dư luận cho anh là một thằng điên, thì anh ghé vào đấy có nguy cơ bị tịch thu mọi phương tiện, thu hồi giấy phép đi biển... Ngược lại, nếu được dư luận đồng tình thì ghé vào Ca-da-blăng-ca là cơ hội báo tin cho gia đình. Vợ anh lúc này chắc đang hết sức lo âu khi biết anh ra đi không có bạn đồng hành. Cũng còn một hy vọng thầm kín nữa: biết đâu Giắc chẳng nghĩ lại, và đã đến sẵn đấy chờ nhập bọn với anh? ại, giá có được một người như Giắc cùng đi thì quý hóa biết bao nhiêu! Gió bắc-đông bắc đang thổi mạnh về nam-tây nam. Nếu giữ được mũi thuyền theo đúng hướng gió thuận này, tức là anh đi đường dây cung của vòng cung Tăng-giê -Ca-da-blăng-ca. Đúng hướng rồi, chỉ còn thẳng tiến nữa mà thôi. Nhưng, việc hệ trọng lúc này là phải học cho thành thạo cách đi biển. Tham khảo những cuốn sách mang theo và nghiên cứu các sổ tay của Giắc, A-lanh mò mẫm tìm ra công thức đo vị trí của mặt trời so với đường chân trời để tính toán xác định tọa độ theo vĩ tuyến.
    Việc này đối với anh lúc đầu tưởng phức tạp quá mức, song học măi rồi cũng lần ra. Thời giờ còn lại trong ngày, anh say sưa câu cá. Anh câu được nhiều cá lớn, nhờ vậy thừa nước uống và thức ăn. Gặp một chiếc tàu đánh cá trên đường đi, các thủy thủ ngạc nhiên sao một mình anh mà đánh được nhiều cá đến thế. Tiếc rằng lúc này không có Giắc, cho bõ những lúc đói khát. Nhiều máy bay chở khách vút qua trên không, cùng một hướng: dấu hiệu chiếc Ngược đời đang đi đúng đường, vì các máy bay ấy chắc chắn đáp xuống sân bay Ca-da-blăng-ca. Mọi việc trôi chảy. Nhưng lúc này anh mới đi men theo bờ đại dương thôi. Nhìn ra phía tây, anh kinh hoàng trước sự mênh mông. Thật thà mà nói, những gì Giắc và anh vừa làm được thời gian qua chẳng thấm tháp gì nếu đem ra so sánh với tầm cỡ của Đại Tây Dương.
    Thông thường gió bắc-đông bắc nổi lên vào cữ giữa trưa và thổi đến khoảng tám giờ tối thì lặng. Ban đêm cố định chèo lái và buộc thật chặt dây buồm xong, anh ngủ kỹ. Mỗi đêm chỉ thức dậy vài ba lần, để ghé mắt nhòm vào la bàn, kiểm tra dây buồm và quan sát bờ biển xem có gì bất thường chăng, rồi ngủ lại. Sáng 18 tháng tám, anh hơi giật mình khi tỉnh giấc, thấy mình bị vây bủa trong một làn sương mù dày đặc. Không thấy bờ đâu cả. May sao lúc ấy một chiếc tàu từ sau vượt lên, đi sát bên anh.
    -Có phải hướng này đi Ca-da- blăng-ca không?
    -anh hỏi.
    -Đúng rồi. Chúc thuận buồm xuôi gió!
    các thủy thủ hét to, đáp. Chế độ gió làm anh hơi sốt ruột. Mỗi ngày đêm chỉ được có tám giờ, còn lại là lặng hoặc có gió nhưng không thuận. Được cái, máy bay trông thấy mỗi lúc một dày chuyến hơn, chứng tỏ hướng đi không sai lệch. Cá vẫn câu được dồi dào. Tinh thần anh phấn chấn. Hai giờ rưỡi chiều 18 tháng tám, bắt đầu trông thấy những bể chứa dầu trên bờ biển. ánh kim loại lóe lên dưới ánh mặt trời, không thể nào lầm lẫn bể chứa dầu với gì khác. Tám giờ rưỡi tối, chiếc Ngược đời đến cách con đập chắn sóng bên ngoài cảng Ca-da-blăng-ca chừng một trăm mét. Tuy vậy, lúc này đă muộn. Sóng lại cao, che lấp các ngọn đčn tín hiệu trên bờ. Đành ngủ đêm trên biển. ở quá gần bờ, đêm nghe sóng vỗ ầm ầm vào thân đập, chẳng yên tâm chút nào. Ra đối với những người đi biển, gần đất liền đáng lo ngại hơn ở ngoài khơi. Sáng hôm sau, khi anh thức dậy thì biển đã lặng. Phấn khởi, anh vớ mái chèo, chèo thật lực, và ít lâu sau cập bến riêng của Câu lạc bộ du thuyền thành phố, trước sự sửng sốt của nhiều người. Một anh bạn đưa anh xem tờ báo địa phương vừa phát hành sáng nay. Báo nêu bật trên trang nhất, với đầu đề lớn, một tin sốt dẻo:
    ?oXuồng Ngược đời đang lâm nạn ở vịnh Ca-đi".
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Bằng bất cứ giá nào
    Dự định của A-lanh là chỉ ghé lại nghỉ mấy hôm ở Ca-da-blăng-ca, và sẽ rời cảng này đi tiếp vào sáng Chủ nhật 24 tháng tám, cho dù có việc gì xảy ra. Nhưng sự việc trên thực tế không diễn ra như anh mong muốn. Lại xảy ra bất đồng ý kiến giữa những người có trách nhiệm, có thẩm quyền. Hai người nồng nhiệt tán thành cuộc thực nghiệm lớn vượt Đại Tây Dương. Đó là tiến sĩ Phuya-ne-xtanh, Giám đốc Sở hải sản Ma-rốc, và một kỹ sư hàng hải. Ba người khác phản đối: chủ nhiệm Câu lạc bộ du thuyền, thuyền trưởng thuyền cấp cứu, và chủ chiếc tàu được giao nhiệm vụ kéo Ngược đời ra xa bờ, để từ đó nó tự lực đi sâu vào Đại Tây Dương. Các bạn bč khác khoanh tay im lặng. Vì phân vân, họ không muốn tác động đến quyết định của anh, một quyết định hệ trọng liên quan tới cái sống và cái chết của người ra đi. Một mình một chiếc xuồng con, không nước uống lương ăn, chưa có nhiều kinh nghiệm đi biển, lao vào Đại Tây Dương, đâu phải chuyện bình thường. Cũng không phải quá đáng khi có người gọi hành động của A-lanh là sự thách thức cái chết. Trong bầu không khí căng thẳng, chợt anh nghe hai nhà báo nói chuyện riêng với nhau:
    -Chúng ta về thôi, anh chàng chẳng đi đâu.
    -Ai bảo ông thế? Tôi đang chờ sương mù tan bớt để cho tàu kéo đi cơ mà
    -anh hỏi lại.
    -Không đâu. Chủ tàu từ chối. Và chẳng có ai chịu kéo ông ra xa bờ đâu. Hóa ra chủ nhiệm Câu lạc bộ vừa tuyên bố: thuyền nào nhận kéo chiếc Ngược đời ra khơi thì không được trương cờ của Câu lạc bộ. Tuyên bố ấy có nghĩa là: việc làm đó bất hợp pháp. Điên tiết, A-lanh chạy đến gặp chủ nhiệm, nói thẳng vào mặt:
    -Tự tôi sẽ tìm được người kéo tôi đi. May sao, ở bến có một người chơi du thuyền đồng ý giúp anh. Chiếc Ngược đời nhờ vậy rời được cảng Ca-da-blăng-ca, theo sau có một số thuyền nhẹ tiễn đưa. Từ biệt bạn bč, mình anh lại mất hút trong sương mù. Và anh biết, cuộc chia tay lần này còn lâu mới lại gặp nhau. Từ hôm ấy, anh bắt đầu ghi đều nhật ký.
    Chủ nhật 24-8. Chiếc tàu kéo rời tôi ở ngoài khơi En Hăng. Biển lặng. Ruột tôi co thắt nhưng không phải vì đói. Đêm: sương mù dày. Không có gió.
    Thứ hai 25-8. Xuồng vẫn ở nguyên vị trí của nó đêm hôm qua. Nhưng gió vừa lên, hướng tây bắc -đông nam. Mù vẫn dày đặc. Không có cách nào ước lượng mình đi cách bờ bao xa. 14 giờ. Nhìn thấy bờ biển ở hướng chính nam. Đấy là đâu nhỉ? 18 giờ. Có lẽ đó là A-dem-mua. Nếu đúng thì thật tuyệt vời. Câu được nhiều cá quá, chẳng biết dùng làm gì cho hết.. Chắc chỉ đi chừng mười lăm hải lý nữa sẽ thấy được ánh sáng đčn biển Xi-đi Bu A-phi. Thấy nó ở hướng tây nam thì đúng. 21 giờ. Tuyệt! Thấy ánh hải đăng kia rồi.
    Thứ ba 26-8. Sáng. Trời rất trong. Thời cơ tốt để vượt qua mũi Blăng. Nếu ta đi đúng thì phải thẳng tiến theo hướng 240 độ, và phải dong liền trong bảy ngày. Miễn là có đủ nghị lực. Đă làm quen được với dụng cụ xác định tọa độ rồi. Sẽ đánh dấu vào hải đồ. Đêm nay chắc sẽ thấy ánh hải đăng mũi Căng-tanh. Đó là lần cuối cùng ta còn nhìn thấy đất liền, trước khi tới quần đảo Ca-na-ri. Đêm. Có vẻ như tôi đang hướng thẳng vào bờ. Mà đường của mình thì đúng ra phải song song với bờ chứ. Không thấy mũi Căng-tanh. ánh hải đăng của nó chiếu xa tới ba mươi hải lý, như vậy có nghĩa là mình còn cách bờ khá xa. Câu cá vào lúc tranh tối tranh sáng thật tuyệt diệu. Một giờ sáng. ánh sáng đèn biển Căng-tanh kia, về nam -tây nam.
    Tuyệt!
    Thứ tư 27-8. Thấy rõ bờ biển. Tầm nhìn xa rất tốt. Chỉ bằng vào những chi tiết mô tả trong cuốn Chỉ dẫn hàng hải, đủ để biết đấy là đâu. Vậy là, không tính ngày
    Chủ nhật, ta đă đi được khoảng 60 hải lý một ngày. Từ lúc này trở đi, sẽ không còn nhìn thấy bờ nữa đâu. Phải theo hướng tây -tây nam sáu ngày liền nữa. Vững vàng nhé, chú mình ơi!
    Thứ sáu 29-8. Gió vẫn thuận. Có lúc mạnh đến nỗi phải cuộn bớt buồm. Chín giờ. Gặp một chiếc tàu chở hàng đi ngược, hẳn là từ Ca-na-ri tới. Vậy là ta đi đúng đường. Giá mà chẳng phải lo âu về chuyện sẽ cập bờ...
    Thứ bảy 30-8. Trời ơi! Suốt đêm qua không chợp mắt. Mệt nhoài. Khoảng bốn giờ chiều qua, sóng dữ. Phải thả neo nổi. Tôi tự hỏi: 1. Chiếc xuồng mong manh này có chịu nổi những đợt tiến công liên tiếp của biển cả hay không? 2. Tim mình có chịu nổi cuộc thử thách này không? Như vậy là tinh thần có dao động rồi đấy. Có lẽ đến Ca-na-ri phải dừng lại thôi. Mong đêm nay ngủ được một giấc.
    Chủ nhật 31-8. Hôm qua, xuồng bị giạt quá về nam hơn là ước lượng của mình. May sao, hồi ba giờ chiều gặp một chiếc tàu Bồ Đào Nha, họ xác nhận giúp tọa độ. Họ còn mời ăn. Tôi từ chối. Thật ra, việc ăn uống đang suôn sẻ. Ngày nào cũng câu được cá béo bự, và thật thà mà nói, tôi dùng món cá sống đã quen mùi. Nước Đại Tây Dương có vẻ ngon hơn so với nước Địa Trung Hải. Nó ít mặn hơn, giải khát tốt. Chẳng biết rồi mai đây tình hình có được tốt đẹp măi như thế này nữa hay không, khi phải kéo dài tuần này sang tuần khác nhịp sống không bình thường. Đang đi đúng đường. Hiện cách A-lê-grăng-da 70 hải lý về bắc -đông bắc. Phải cẩn thận đây. Ba mươi sáu giờ nữa thì đi vào vùng biển bên trong quần đảo. Lạy trời! Mong sao ta đừng lạc ra bên ngoài quá xa. Chiều nào cũng vậy, đúng bốn giờ, những con chim có bộ lông đen trắng rất đáng yêu lại đến làm bạn với tôi.
    Thứ hai 1 tháng chín. Đêm qua là đêm cực nhọc nhất kể từ hôm rời bến Mô-na-cô đến nay. Biển động quá chừng. Trước khi đi ngủ, tôi cố định chčo lái và tự nhủ:
    ?oNếu ta đi đúng đường thì sáng mai sẽ trông thấy hòn đảo đầu tiên, về phía trái". Sáng nay, thức dậy, nhìn thấy ở hướng nam, cách chừng hai mươi hải lý, về mé trái của chiếc xuồng, hai hòn đảo mang những tên mỹ miều: A-lê-grăng-da và Gra-xi-ô-da. Dấu hiệu thật sự đáng mừng. Bây giờ chỉ còn chuyện làm sao đừng để thất bại trong chuyện cập bờ. Lần thứ nhất đă thành công, thì lần thứ hai nhất định thành công chứ. Hãy tin như vậy.
    Thứ ba 2-9. Tôi phát hoảng lên khi nhìn thấy hai hòn đảo cách nhau xa quá, nhất là lúc nghĩ tới khoảng không gian ghê rợn mà rồi đây mình sẽ sa vào, nếu chẳng may không cập bờ được chỗ này. Bởi vì nếu để hụt và bị giạt quá đi thì chẳng còn mong gì quay trở lại. Phải ghi lòng tạc dạ điều này. Một khi mình đã bỏ xa quần đảo Ca-na-ri, không ghé vào được, thì chớ có hy vọng hão huyền quay trở lại. Lúc ấy quãng đường ngắn nhất phải vượt qua để ghé bờ là sáu nghìn cây số. Đương nhiên, trong trường hợp này, cũng tin là mình sẽ chịu đựng nổi, nhưng gia đình sẽ lo âu xiết bao, và những người đã quả quyết trước rằng chiếc Ngược đời sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy được Lát Pan-mát sẽ hớn hở đến đâu. Muốn thuyết phục, phải có thực tế để chứng minh. Đă hứa rằng sẽ cập bờ ở đảo Ca-na-ri Lớn, thì sống chết cũng phải đặt chân lên đây, chứ không phải bất kỳ một nơi nào khác.
    Cập bờ ngay những hòn đảo trông thấy đầu tiên thì dễ hơn. Nhưng tôi quyết chứng minh: hễ muốn tới đâu là đến được nơi đó. Đây là điều quan hệ hàng đầu đối với người đắm tàu; cũng như tôi, họ phải tới được nơi muốn đến. Chiều. Chiếc xuồng cao su cỏn con này, mà bất cứ ai cũng không cho rằng có thể dùng để lưu thông, càng ngày càng làm cho tôi kinh ngạc về tính năng của nó. Sáng nào cũng vậy, đến mười một giờ trưa tôi xì bớt hơi, đề phòng nắng đốt giăn không khí, có thể làm cho phao nổi. Tối đến lại phải bơm thêm hơi vào. Những đêm đầu, thật khó ngủ yên giấc. Thỉnh thoảng giật thót, rồi choàng dậy với cảm giác một tai họa nào đó vừa xảy ra. Dần dần mới yên tâm. ừ, tôi tự trấn an, ban ngày chiếc xuồng này chưa bao giờ bị lật úp, thì làm sao việc đó lại xảy ra vào ban đêm cơ chứ? Mà mình thì không thể nào suốt ngày suốt đêm giữ khư khư lấy đốc chèo. Theo dõi thấy, khi có gió thuận thổi từ phía sau, thì cho dù chèo lái có bị buộc chặt, xuồng cũng đi rất thẳng hướng. Bởi vậy, khi xuồng ở ngoài khơi, bao giờ mình cũng ngủ yên giấc hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi vào gần bờ? Có thể đi ngược gió không? Có thể đi ngang gió không?
    Thứ hai 3-9. Trời đất ơi, điều gì đang xảy ra thế này nhỉ? Suốt đêm mình thức chờ ánh hải đăng của Lát Pan-mát và đáng lẽ phải nhìn rõ rồi, thế mà cho đến bây giờ chưa nom thấy gì sất. Làm thế nào bây giờ? Dừng lại chờ sương mù loãng bớt chăng? Hay là, ngược lại, cứ tiếp tục thẳng tiến về nam?
    Đúng trưa. Cuối cùng, có một chiếc máy bay bay về phía bên phải. Nó chưa lên hết độ cao, chứng tỏ đất liền không xa; ta phải cập bờ về phía ấy. Ba giờ chiều. Thế là hết. Chẳng bao giờ ta đến được hòn đảo ấy. Hồi trưa, tưởng máy bay cất cánh từ phía bắc đảo. Bây giờ thấy bờ, mới ngă ngửa ra mình đã đi quá mất bốn mươi cây số. Lúc này nếu muốn cho xuồng cập bến, thì chỉ còn mươi cây số bờ nữa mà thôi. Thế mà một dòng hải lưu rất mạnh lại đang hộc tốc cuốn chiếc xuồng về nam cơ chứ. Ta sẽ đi sát bờ, cách vài ba hải lý, song chẳng mong gì ghé vào được đâu. Sáu giờ. May ra, may ra thì còn chút hy vọng. Có một dòng nước ngược đang nắn hướng giạt của chiếc Ngược đời. Hễ tuột qua khỏi mũi cực nam của đảo, là mênh mông Đại Tây Dương. Mênh mông... Nhưng hãy còn trông thấy mũi kia. May ra...
    * * *
    Anh đă không mơ ước hão huyền khi ghi những dòng nhật ký trên đây. Quả vậy, khoảng tám giờ tối, xuồng vào gần bờ, chỉ cách chừng một trăm mét. Quá lo âu, có lúc anh nghĩ tới chuyện bỏ chiếc xuồng và nhào xuống nước bơi vào. Vấn đề gay cấn giờ phút này là giữ sao cho đừng để các mũi đá ngầm chọc thủng xuồng. May sao, những người đánh cá trên bờ trông thấy, họ chỉ cho anh lạch để ghé vào bãi cát, len lỏi giữa những dãy đá nhọn hoắt. Xuồng đă cập bờ. Tai qua nạn khỏi! Anh đă đến được nơi muốn đến. Không những anh đă chứng minh có khả năng dùng chiếc xuồng cấp cứu này để đi xa ngoài biển, mà còn cho thấy có thể đi nhanh là khác. Từ Ca-da-blăng-ca tới quần đảo Ca-na-ri đi mất 11 ngày (từ 24-8 tới 3-9). Một thời gian không quá tồi nếu so sánh với thành tích những phương tiện không cơ giới khác, như du thuyền chẳng hạn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này