1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một mình giữa đại dương

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 23/02/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    cái đói bị đánh thức
    Hỡi ôi, còn những sáu trăm hải lý nữa cơ. Nhưng tinh thần anh phấn chấn. Anh biết chính xác tọa độ của mình. Gia đình anh hẳn yên tâm vì được báo tin. Anh đă lấy lại giờ đúng cho đồng hồ. Lại được biếu cả một bộ pin mới để nghe đài. Vì sao anh đã nhầm khi tính kinh độ? ấy là bởi hôm rời quần đảo Ca-na-ri, một ngày có sóng lớn, anh nhầm, lấy đầu một ngọn sóng làm đường chân trời. Chẳng qua do ngẫu nhiên mà vĩ độ anh tính không sai nhưng giờ thì sai mất 45 phút, tương ứng với mười độ kinh. Bây giờ điều chỉnh, tọa độ đúng của anh không phải là 60o mà là 50o. Có nghĩa là phải đi hơn một nghìn ki-lô-mét nữa. Anh sẽ cố gắng hướng mũi xuồng sao cho tốt nhất là cập bờ đảo Mác-ti-ních. Nếu có gió bắc mạnh thì vào đảo Bác-bát, và nhỡ có bị hụt, không cập bờ được cả đảo này nữa thì sẽ phải đi thêm năm trăm ki-lô-mét, ắt chạm lục địa châu Mỹ. Ngày Thứ ba tính từ hôm gặp tàu A-ra-ka-ka, anh phải chống chọi một cơn bão to, đúng vào một giờ khuya. Xuồng Ngược đời đă chịu hai mươi ngày có bão, nhưng chỉ bị nước tràn vào có hai lần. ấy thế mà trong mười hai ngày tới, nó sẽ bị tràn tới bốn lần. Nhưng anh đã có kinh nghiệm tát nước, cho nên cũng không đến nỗi quá vất vả như lần đầu. Điều sung sướng nhất là cuối cùng, nhìn thấy cánh buồm căng phồng và nghe tiếng không khí hút bên tai: gió đã lên. Chiếc Ngược đời đang lướt với tốc độ lớn nhất của nó, khoảng bảy ki-lô-mét một giờ. Một hôm, anh đang ngủ, hoàn toàn yên tâm, chợt giật mình thức giấc, với cảm giác có một chuyện gì bất thường xảy ra. Anh ngồi dậy.
    Mặt biển sau anh ánh lên những vệt lân tinh do đường bơi của một con vật to tướng tạo nên. Một con cá kiếm hay lại một con cá mập? Lần này, con vật có vẻ "cao cường" hơn nhiều so với những loài anh đã gặp. Nó đâm bổ vào anh, rồi ngụp xuống, sát đến nỗi sống lưng chạm đáy xuồng. Thần kinh căng thẳng, anh định chủ động tấn công trước thì bỗng dưng nó biến mất, cũng đột ngột như khi xuất hiện. Sáng hôm sau thức dậy, anh thấy mình ướt sũng, mặc dù đêm qua không có ngọn sóng nào ập vào xuồng. Có lẽ vây lưng con vật còn cọ mòn đáy xuồng ở một chỗ nào đó, khiến nước rò vào.. May sao, các ngăn phao vẫn nguyên lành, áp lực hơi vẫn căng như trước. Không có cách nào sửa chữa vì không tìm ra lỗ rò. Thành thử cứ sau năm giờ, nước trong xuồng lại dâng lên mấp mé tấm ván lát. Và từ hôm ấy trở đi, suốt mười ngày ròng, anh phải thường xuyên làm công việc khổ sai là tát nước. Suýt nữa thì xảy ra tai họa tồi tệ nhất vào một ngày đẹp trời. Hôm đó, quay mặt về sau, anh chợt nhìn thấy một đám đen dčn dẹt đang di động.
    Đám đen ấy đến gần, anh phân biệt r' những đốm trắng trên nền đen. Và khi nó chỉ còn cách chiếc xuồng chừng mười lăm mét, anh nhận ra đấy là một con cá đuối khổng lồ đang đuổi theo mình. Không lo lắng nhiều, vì đây là một loài cá mà thịt của nó "người ăn được". Anh bình thản chụp ảnh, không mảy may nghĩ rằng lúc này mình đang trải qua nguy cơ bị cá ăn. Con cá lẽo đẽo theo sau chiếc xuồng chừng hai giờ. Rồi có lẽ đâm chán, cái đám dèn dẹt ấy từ từ chìm xuống và mất tăm, như thể nó bị đáy sâu hút xuống vậy. Về sau, một người đánh cá từng trải ở cảng Đa-ca cho hay: đó chính là lúc anh trải qua cơn nguy hiểm lớn nhất cuộc hành trình, hơn cả nguy cơ bị cá mập ăn thịt hoặc cá kiếm đâm thủng xuồng. Chỉ cần con cá đuối ấy quẫy mạnh đuôi là chiếc xuồng bị lật úp và thêm một động tác rướn tới nữa là anh bị nó đớp luôn. Càng đi càng gặp nhiều chim chóc. Và cuối cùng, ngày 13-12, xuất hiện một con hải âu. Cũng ngày hôm đó, anh quan sát được cảnh chim "tàu buồm" bắt cá một cách tài tình. Đã nhiều lần anh tự hỏi, không hiểu sao loại chim này lại có thể rình các con cá chuồn từ dưới nước bay lên để vồ mồi đúng lúc. Bao giờ cũng vậy, cứ mỗi lần một con chim từ trên không bổ nhào xuống là y như có một chú cá chuồn bị nó cắp vào mỏ. Hóa ra loài chim này phối hợp với đồng minh là cá đô-rát. Cá đô-rát hay nhào vào giữa đàn cá chuồn, khiến những con cá bé bỏng này hoảng hốt vọt lung tung.
    Chim "tàu buồm" ta chờ dịp này. Hễ trông thấy cá đô-rát nhào vào đàn chuồn thì nó từ trên cao bổ xuống. Và khi nó lấy đà để bay trở lên thì đã có một con mồi nằm ngang mỏ. Lên tới một độ cao nào đấy, nó buông cho cá rơi tự do, rồi với một tốc độ lớn hơn nó lại bổ xuống theo đúng đường rơi của cá chuồn. Trong nháy mắt cá lọt gọn vào cái mỏ há hốc của chim. Bằng cách ấy, chim "tàu buồm" vừa bay vừa bắt cá vừa ăn mồi. Anh ghi được cảnh kỳ thú ấy vào phim. Bữa ăn nhẹ nhàng dùng trên tàu A-ra-ka-ka có hậu quả đáng ngạc nhiên. Ngay hôm sau, chứng đau bụng khỏi hẳn. Anh tưởng mình sẽ đi ngoài nhiều hơn, vì rau quả là thức ăn nhuận tràng. Điều đáng ngạc nhiên nữa là bữa ăn ấy làm cho anh từ bấy trở đi cứ cảm thấy thòm thèm. Bụng thường xuyên cồn cào. Mặc dù bữa nào cũng ăn nhiều cá sống hơn những ngày trước đó, anh vẫn cứ ngáp luôn miệng đúng hệt như một người háu đói, điều chưa từng xảy ra suốt năm mươi ngày qua. Đêm mơ toàn những món ăn ngon, và -không hiểu tại sao -lặp đi lặp lại giấc mơ thấy mình ăn món gà hầm. Ra dạ dày có thói quen của nó. Do ăn cá sống một thời gian dài, dạ dày anh tạm quên rằng nó từng có thời sống theo chế độ khác. Quả trứng lập là và mẩu gan bê đánh thức dậy thói quen cũ. Thế là dạ dày kêu gào, đòi hỏi được trở lại chế độ chính đáng của nó. Như những tấm ảnh chụp chứng minh, mười hai ngày cuối, kể từ khi gặp tàu A-ra-ka-ka cho đến lúc cập bờ, anh gầy xọp hẳn đi, gầy hơn nhiều so với năm mươi ba ngày trước đó.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    ánh sáng hải đăng
    Đă gần tới đích. Anh cất tấm hải đồ khái quát toàn Đại Tây Dương, để dùng một bản đồ chi tiết, với thước tỉ lệ lớn hơn, về vùng biển Ăng-ti. Để kỷ niệm sự kiện này, anh ném xuống biển một thông báo bỏ trong cái lọ gắn kín. Thông báo viết:
    ?oCuộc thử nghiệm đă thành công. Chuyến đi trên thực tế đã hoàn thành. Yêu cầu những ai bắt được thông báo này, vui lòng chuyển tiếp đến đến địa chỉ v.v..." Anh muốn thử xem một "thông điệp" gửi bằng đường biển thế này có bao giờ tới địa chỉ của nó hay không. Ngày 21-12, gặp một chiếc tàu nữa trên đường. Đánh dấu chính xác tọa độ đă được xác nhận trên bản đồ, anh vui mừng nhận ra chỉ còn phải đi chừng bảy mươi hải lý nữa thôi, theo hướng tây nam, thì sẽ gặp bờ bắc đảo Bác-bát. Gió đang thổi mạnh. Dựa vào tốc độ ước lượng của xuồng, anh nhẩm tính cứ đà này, khoảng từ nửa đêm đến hai giờ sáng mai sẽ trông thấy ánh sáng ngọn hải đăng ở mũi cực bắc đảo. (Cuốn sách chỉ dẫn ghi cụ thể đặc điểm của ngọn đčn biển này: ánh sáng trắng, nhấp nháy kép, cách nhau mười giây một, tầm chiếu xa hai mươi hải lý). Ngày hôm ấy khá mệt. Tuy vẫn biết lúc này chưa nhìn thấy gì đâu, anh vẫn cứ trương mắt ra chằm chằm dò xét chân trời, như hy vọng một sự thần kỳ sẽ xảy ra. Ngủ đến nửa đêm, anh thức dậy bắt đầu "phiên trực". Đến mười hai giờ rưỡi, bầu trời bỗng lóe lên một tia chớp, tiếp sau đó ngay lập tức một tia thứ hai.
    Anh vội vàng dán mắt vào đồng hồ đeo tay. Chưa đến mười giây, bầu trời lại lóe lên hai ánh chớp nữa. Đúng là ánh sáng hải đăng, gặp mây phản chiếu xuống biển. Lần đầu tiên từ 65 ngày, anh tiếp cận đất. Lúc này chiếc Ngược đời ở cách điểm cực bắc của đảo Bác-bát khoảng mười sáu hải lý. Như vậy, anh còn mười hai giờ để chuẩn bị việc cập bờ sao cho an toàn. Thật ra, anh có thể đi ngủ tiếp. Nhưng anh vẫn cứ ngồi yên như phỗng suốt hai tiếng đồng hồ, đếm từng ánh chớp, sau đó mới hoàn toàn tin chắc không phải mình đang mơ. Bờ phía đông của đảo Bác-bát rất khó ghé đối với những ai chưa quen thuộc. Phần bắc của bờ đông này là những ghềnh đá thẳng đứng. Xế về phía nam, cách bờ chừng một hải lý, có một chuỗi đá ngầm và cồn nổi, tạo thành một rào cản. Giữa các mỏm đá ngầm có lạch, thuyền bè đi lại được. Nhưng phải là người rất thông thuộc thì mới dám mạo hiểm cập bờ bằng lối này. Thời xưa, khoảng đầu thế kỷ 18, một viên chúa đảo đă lợi dụng địa hình ấy để đánh bẫy tàu nước ngoài. Hắn cho trồng hai dãy dừa song song, treo đèn đỏ đčn trắng trên ngọn, làm như thể đấy là lối vào cảng. Tàu lạ vào húc phải đá ngầm. Thế là tên chúa đảo xua những nô lệ của hắn ra cướp bóc, tàn sát, không cho bất kỳ ai sống sót, để khỏi bại lộ hành vi tàn bạo. Nô lệ nào trở về mà không mang theo ít nhất một đầu người, sẽ bị hắn ra lệnh hành hình ngay tức khắc. Nhờ những vụ cướp bóc này, tên chúa đảo ấy giàu không thể nào tưởng tượng nổi. Như vậy, đối với anh, chỉ còn hai lối: hoặc là cố gắng cập bờ ở đoạn ngắn ngủi nơi cực bắc (dài chừng bảy ki-lô-mét), hoặc vượt sang bên kia, neo xuồng gần bờ, rồi dùng gương phản chiếu, đánh tín hiệu gọi hoa tiêu của cảng ra giúp. Trời sáng. Xuồng đã vào gần bờ hơn ước lượng của anh, chỉ còn cách chừng bốn, năm hải lý. Lần đầu tiên kể từ khi khởi hành, anh buông bánh lái phụ để điều khiển chiếc xuồng tránh va vào bờ đá. Những lời vị đô đốc dặn dò lúc anh ghé lại Ca-da-blăng-ca thật cực kỳ bổ ích. Người bị nạn chớ nên bao giờ quên rằng 90% tai nạn xảy ra là vào lúc sắp đến bờ. Nôn nóng lúc này là hỏng việc. Hãy kiên nhẫn. Hãy dừng lại, quan sát và lựa chọn. Phải tìm ra nơi sóng nhẹ hơn cả, chỗ ấy sẽ là bãi cát dài, chứ không phải là một mỏm đá ngầm tai hại. Hãy quan sát kỹ mặt biển. Gần bờ mà có sóng bạc đầu , có nghĩa chỗ ấy sóng gặp vật cản, hãy tránh xa. Chỉ nên ghé vào những nơi thoáng và sóng vỗ nhịp nhàng. Vượt quá được điểm cực bắc, anh bắt đầu dùng gương phản chiếu báo hiệu cho những trang trại và lò sản xuất đường rải rác ven bờ. Đến một băi ngang thấy có bốn năm người dân địa phương đang bắt nhum, anh quyết định cập bờ ở đây. Bây giờ chẳng còn gì đáng lo cho tính mạng của anh cũng như an toàn của chiếc xuồng và mọi thứ mang theo. Những điều ghi chép được rất bổ ích. Anh quyết định giữ gìn nó bằng bất cứ giá nào. Việc cập bờ tuy vậy cũng không đơn giản đối với một người đă kiệt sức như anh. Những người dân đánh cá trông thấy chiếc Ngược đời. Ba, bốn chiếc thuyền xúm lại. Mấy chú bé da đen nhảy đại lên xuồng cao su, lục lọi mọi thứ. Điều cực kỳ quan trọng đối với anh lúc này là phải bảo vệ cho nguyên vẹn số lương thực dự phòng, cùng với bộ đồ câu cá nhà nghề mà anh đă kiên quyết không động tới, qua đó chứng minh những người đắm tàu có khả năng tự xoay xở để sống còn. Bởi vì, nếu đắm tàu thật sự, thì làm sao có những thứ dự phòng mang theo? Vào cách bờ chừng hai mươi mét, anh nhảy ào xuống nước, vừa bơi vừa nắm sợi dây kéo chiếc xuồng cao su vào bờ. Lúc này đã có thêm nhiều dân địa phương đến xem. Họ tiếp tay giúp anh lôi hẳn chiếc xuồng lên bãi. Cát trên bờ thụt, khó đi, nhưng anh vẫn bước được.
    Người bàng hoàng, sung sướng đến quên cả đói. ấy cũng là một điều hay, vì lúc này không cẩn thận, ăn ngay thức ăn đặc, có thể chết ngay lập tức. Anh hỏi từ đây đến đồn cảnh sát gần nhất bao xa. Một viên cảnh sát lúc ấy cũng vừa có mặt, cho biết cách ba ki-lô-mét. Anh hiểu từ đây đến đồn, mình không thể nào mang theo các thức ăn dự phòng. Mà cũng chẳng có cách gì bảo vệ nguyên vẹn những thứ đó trước sự tò mò của các em bé. Vì vậy anh yêu cầu dân địa phương xác nhận các túi đựng thức ăn còn nguyên dấu niêm phong như lúc mới ra đi. Hai người có học thức hơn cả, tức là viên cảnh sát và cô giáo trường làng, được cử ra ký biên bản. Làm xong thủ tục, anh mở thức ăn chia cho các em bé đứng quanh. Anh cũng không hiểu làm sao mình có thể lê tới được đồn cảnh sát. Viên đồn trưởng lộ vẻ phân vân ra mặt: Không r' người đến trình diện đây thật đúng là một nhà đi biển cực kỳ dũng cảm, hay chỉ là một tên cướp biển sa cơ. Khoảng mười một giờ trưa, có điện thoại của ngài đại tá chỉ huy biên phòng toàn bộ quần đảo Ăng-ti (lúc bấy giờ là thuộc địa của Anh) đích thân nói chuyện. ạng ta báo tin, một chiếc xe hơi đă lên đường, lát nữa sẽ đón anh về thủ phủ Brít-tao. Xe đến thành phố này khoảng hai giờ chiều. Đại tá chỉ huy cùng viên lãnh sự Pháp tại quần đảo đang chờ. Bác sĩ trưởng của thành phố cũng có mặt. Anh yêu cầu bác sĩ kiểm tra và xác nhận thể trạng của anh, để sau này công bố cho mọi người cùng rõ. Mặc dù sụt hai mươi lăm ki-lô-gam so với lúc khởi hành, người anh còn tươi tỉnh lắm. Anh còn đi lại thoải mái và tự mình lên thang gác được, không cần có người giúp. Mấy ngày sau, thể lực anh mới suy sút rõ rệt, mới xuất hiện thật sự hậu quả của hai tháng sinh hoạt không bình thường. Vừa làm xong thủ tục nhập cảnh thì có ba người vừa reo hò vừa chạy đến ôm choàng lấy anh. Thật 185 186 hết sức bất ngờ! Đó là ba trong số các nhà thể thao đi một chiếc du thuyền đă gặp anh trước lúc anh rời châu Phi. Họ mời anh, trong thời gian chờ đợi trở về Pháp, đến nghỉ tại du thuyền. Trước mắt, ít nhất là trong thời gian tám ngày, anh còn phải ăn toàn thức ăn lỏng.
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    bản hòa tấu của bách và bức điện của ca-tơ
    Còn lại một mình trong phòng, anh hết sức xúc động, không sao ngủ được, mặc dù khá mệt. Anh lấy chiếc đài thu thanh ra khỏi túi ny-lông, lúi húi lau chùi, để đưa nó về Pa-ri nguyên vẹn. Khoảng mười giờ tối, anh bấm nút, tìm làn sóng một đài phát thanh nước ngoài, nghe tin tức. Anh cực kỳ sửng sốt khi nghe xướng ngôn viên của đài nói bằng tiếng Pháp:
    -Thưa bác sĩ Bôm-ba, chúng tôi đă nhận được bức thông điệp do thuyền trưởng tàu A-ra-ka-ka chuyển tới. Xin cám ơn công việc ông đang tiến hành giữa đại dương vì tính mạng của những người đắm tàu. Tối mai, đúng vào giờ này, đài chúng tôi sẽ trình bày hầu ông Bản hòa tấu Bran-đơ-buốc của Bách mà ông ưa thích, trên làn sóng... mét. Xin mời ông chú ý đón nghe. Sáng hôm sau, được tin anh đă cập bờ an toàn, chính đài phát thanh lại gửi trực tiếp một bức điện từ châu su, khẳng định với anh là bản hòa tấu sẽ được trình bày tối hôm ấy. Ngoài sự kiện ấy ra, còn hai việc khác làm anh xúc động: bức điện của vợ anh, và bức khác của thuyền trưởng tàu A-ra-ka-ka:
    "Chúc mừng người dũng sĩ đă vì niềm tin của mình có gan khước từ tiện nghi sang trọng mà tiếp tục cuộc thử thách gian nan". Ký tên CA-T?. lời khuyên bạn trẻ Kết thúc cuốn sách tường thuật chi tiết cuộc thực nghiệm lớn, A-lanh Bôm-ba viết những dòng sau đây:
    "Hy vọng là vươn tới một tình trạng tốt đẹp hơn. Sau khi tai biến xảy ra, không còn có gì trong tay nữa, người đắm tàu chỉ còn biết hy vọng nữa mà thôi. Và nhất thiết anh phải hy vọng. Vấn đề đặt ra một cách tàn bạo trước mặt anh lúc này là: sống hay chết. Muốn sống, anh phải huy động mọi tiềm năng, dồn tất cả niềm tin vào sự sống, để có đủ dũng cảm và quyết tâm đương đầu với tuyệt vọng". Anh viết tiếp:
    "Hỡi những thiếu niên, hỡi những bạn trẻ nào tưởng rằng mình có thể dễ dàng nổi tiếng, hoặc đơn giản nghĩ rằng có thể dùng một chiếc bè gỗ thô sơ sang thăm châu Mỹ hoặc đi đến một nơi nào đó không tốn tiền, thì tôi van các bạn, xin các bạn hãy suy nghĩ cho kỹ, và xin mời các bạn đến gặp tôi. Nếu để cho ảo vọng làm lóa mắt, nếu nông nổi cho rằng việc mình sắp làm chỉ là một cuộc du ngoạn đầy hứng thú, thì lúc vào cuộc, khi các bạn nhận rõ cuộc phấn đấu để giành giật cái sống gay gắt đến thế nào, lúc ấy mới vỡ nhẽ thì quá muộn rồi, các bạn sẽ không thể tập trung đủ dũng khí nữa. Nhất là khi nhận ra mình đã dấn thân một cách vô ích vào nguy nan, sự kinh hoàng của các bạn sẽ càng thêm lớn... Nếu các bạn có thừa nghị lực và nhiệt tình, trong cuộc đời này thiếu chi cơ hội cho các bạn xả thân vì những sự nghiệp cao cả".
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này