1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một món quà của cuộc sống ... rau đắng ...

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Quí Đôn' bởi kisskid82, 17/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Ờ ... chả biết có nên đưa câu chuyện này vào đây hay không , hay nhét nó vào topic chuyện ngắn nhỉ ... , nhưng dù sao ... cũng có một chút gì hay hay nên thể hiên nơi này .... Mọi người xem một tẹo cho vui vậy ... hì hì ..
    Mối tình đầu của tôi
    Trên đời này có lẽ không có quán cà phê nào ngon hơn quán cà phê ấy và trên đời này có lẽ cũng không có ai xinh đẹp bằng nhỏ ấy.Tương tự như vậy, trên đời này có lẽ không có ai ái mộ nhỏ ấy bằng tôi. Ðó là 3 điều ?onhất trên đời? mà dường như không một ai trong lớp học lại chẳng đồng ý với tôi được.
    Bởi thế cho nên suốt 3 niên học vừa qua ở bậc Ðại học tôi cứ mang tai tiếng là một tay nghiện cà phê thứ thiệt. Ừ! Mà thà rằng cứ ?onghiện? đi, nghe nó còn đỡ chướng tai hơn là ?otông si?, ?olý tình tang? và còn tệ hơn nữa là ?ochà bóng?, ?okhô keo?. Tôi đã và đang trở thành một đề tài rất gợi hứng cho đám bạn ác mồm ác miệng có máu sáng tạo từ ngữ, bóp méo văn học và sát thủ thơ ca, chẳng hạn như:
    ?oHôm qua uống nước đầu làng
    Cái quần rách đít mà chàng không hay
    Có may thì đưa em may
    Hay là chàng để giả ngây giả khờ?
    Ðúng là nhất quỷ nhì ma thứ ba? tụi nó! Nhưng lùi bước trước dư luận là một hành động ngốc nghếch, nhất là trong trường hợp này sẽ thua trắng, sẽ trúng kế ?okhích tướng? của bọn ? ?otiểu nhân?. Bởi vì chỉ cần tôi nhích ra một mi li mét thôi là sẽ tuột đi một dặm không vé khứ hồi. Tại sao vậy? Ắt rằng một tên nào đó sẽ ngay lập tức hộc tốc nện mông vào chỗ trống ấy ngay chớ còn sao nữa. Xời ơi! Mấy cái ghế mòn lẳn ở quán ấy đâu phải chỉ có mùi của mỗi mình tôi. Có đứa nào mà không ?ochà bóng?, có đứa nào mà chả ?okhô keo?. Cho nên đều đặn mỗi chiều - sau giờ ngồi mài đũng quần ở giảng đường - tôi lại tỏ ra bình thường , hản nhiên vác cây đàn guitar đến quán nhỏ ấy, thản nhiên ?odu ca từ thiện? và sau buổi ?oxướng ca vô hại? ấy tôi cũng thản nhiên chi ?ocà phê phí? một cách hào phóng hơn bất cứ nghệ sĩ nào trên cõi đời này. Thật ra thì buộc phải hào phóng thôi, bởi vì chung quanh tôi bao giờ cũng có một tá ?ocổ động viên? ăn theo. Tôi rất cần sự cổ võ khí thế còn chúng nó thì cần? giải khát. Sát cánh nhất mà cũng ?osát thủ? nhất trong đám bạn có lẽ chính là thằng Hưng Khủng Minh. Gọi biệt danh ?oKhủng Minh? vì nó lắm mưu nhiều kế, quỷ khóc thần sầu, và đang đảm đương nhiệm vụ ?ocố vấn? cho tôi. Nó thường tỉnh queo Number One, Red Bull, Pepsi, Coca Cola, cà phê sữa đá trong khi tôi chỉ dám nhấm nháp đỡ một tách đen. Nó cũng hay tỉnh queo bánh ngọt, bánh phồng, snack, khoai tây chiên? trong khi tôi phải ?ogiữ bụng rỗng để gìn hơi?. Nhưng cái nhiệt tình ăn uống của nó không làm tôi lo lắng bằng cái nhiệt tình ?ocố vấn?. Lắm khi tôi có cảm tưởng rằng nó đang ?ocố quấn? thì đúng hơn. Nhưng mặc! Muốn:
    Qua sông phải bắc cầu kiều
    Muốn quen? nhỏ ấy phải chiều Khủng Minh.
    Thằng Hưng đã tuyên bố chắc như ?ođanh đóng gỗ lim? như vậy.
    Thế rồi vào một ngày chủ nhật đẹp trời nọ, những sáng tác tuyệt vĩ đại của tôi đã làm nhỏ ấy rung động. Nhỏ bật cười không giấu được trong lúc tôi đang nức nở gào thét một bài tình ca thiết tha. Thấy vậy Hưng Khủng Minh toát mồ hôi lạnh ngửa mặt than ?oMưu sự tại đàn mà hỏng sự tại nàng?.
    Hôm sau, trong giờ nghỉ giữa tiết học, tôi và ?ocố vấn? thảo luận sôi nổi:
    ?oCố vấn?:
    - Hỏng! Hình như cô bé chỉ rung động có? đôi vai.
    Tôi:
    - Không! Khi con tim rung động thì đôi vai ắt phải rung động. Ta vẫn biết rằng cái nắp nồi rung leng keng thì chắc rằng ta cũng biết nước trong nồi đang sôi.
    ?oCố vấn? cãi:
    - Nhưng khi đôi môi bật ra tiếng hô hố ta biết người ấy đang? nhột chớ không phải xúc động.
    Tôi cự:
    - Người ta sẽ khóc khi cảm xúc dâng trào trước một đoạn nhạc nhưng sẽ cười khi cảm xúc dâng trào trước một nhạc sĩ tài hoa? tương lai.
    ?oCố vấn? khoát tay:
    - Nhưng hình như cô bé ấy có thói quen cười nhe cả lợi.
    Tôi giậm chân:
    - Thì thây kệ cái hàm răng cởi mở của người ta!
    Cuối cùng ?ocố vấn? đành chịu thua. Sau đó Khủng Minh lại đề ra kế hoạch:
    - Chúng mình chơi kế nghi binh đã lâu, túi đã hao, tiền đã cạn? Bây giờ phải tiến công. Mày phải làm bộ ?obỏ quên cây đàn?.
    - Ðiên hay sao Khủng Minh ? Mày không nhầm lẫn giữa quán cà phê và tiệm cầm đồ đó chớ?
    - Tao rất tỉnh táo là đàng khác. Nghe tao nói nè : Ðây là kế ?oTâm ẩn mộc cầm? nghĩa là trong cây đàn gỗ có trái tim chì. Mày viết thư ?ogiao cảm? cho nàng, sau đó bỏ vào cây đàn còn cây đàn bỏ quên lại quán.
    - Nhưng?
    - Không nhưng nhị gì hết trọi. Thời cơ đã đến, đã chín muồi như? mít rụng. Cô bé đã cười. Hãy nhảy ngay vào nụ cười ấy trước khi hai hàm răng của nàng ta cắn lại.
    - Nhưng làm sao cô bé biết được có thư trong cây đàn guitar bây giờ?
    - Dễ ẹc! Cột cái lục lạc vào lá thư. Tiếng lục lạc reo leng keng khi nhấc cây đàn lên sẽ gợi tính tò mò của cô bé.
    - Nhưng kiếm đâu ra cái lục lạc bây giờ hả?
    - Càng dễ ẹc! Trên cổ con chó của chú Năm bảo vệ trường.
    - Nhưng làm sao?? Tao sợ? Nó sẽ cắn?
    - Chuyện ấy tao lo cho. Mày chỉ cần chi cho tao ba gói khô mực cán sẵn và ?ocây đàn sinh viên? để tao thiết kế ?obộ phận rung cảm?.
    - Nhưng khô mực cán sẵn dùng để làm gì vậy Khủng Minh?
    - Ðể chinh phục con chó Ki của chú Năm bảo vệ chớ tao? chẳng lẽ tính công với mày à? Thôi vậy nha! OK, coi như xong!
    Và rồi mọi việc đều tốt đẹp. Bài thơ tình yêu đầu tiên đã được tôi nắn nót suốt đêm không ngủ. Con Ki của chú Năm bảo vệ trường cũng ngoan ngoãn đóng góp chiếc lục lạc. Thằng Hưng cũng lo xong ?obộ phận rung cảm? và cuối cùng cây đàn guitar nọ cũng được ?obỏ quên? đúng lúc, đúng vị trí quy định theo kế hoạch ?ochinh phục trái tim người đẹp? của Khủng Minh vạch ra.
    Mấy ngày sau ?
    Buổi sáng của những ngày cuối đông ấy thật lạnh, tôi và Khủng Minh co ro bước vào quán. Cô bé vẫn ngồi sau quầy nhưng nét mặt dễ thương hôm nay sao bỗng hình như lạnh hơn mùa đông. Tôi chợt thấy mất bình tĩnh đến phát rét. Quay qua Khủng Minh, tôi định nhờ nó ?ocứu bồ? nhưng ô kìa, mặt nó cũng đang tái xanh, môi run run, mặt gằm xuống đất. Khủng Minh hôm nay cũng ?orét? đến vậy ư? Tôi dậm mạnh vào chân nó dưới gầm bàn ngầm nhắc nhở. Như chợt tỉnh, nó ngước lên nói nhỏ, giọng như tiếng muỗi kêu:
    - Có lẽ hôm nay? thời tiết xấu? Mày hỏi? hỏi cây đàn lẹ đi rồi chuồn!
    Trời ơi! Cái tài mồm mép của ?ocố vấn? đâu rồi?
    Tôi đành phải liều vậy, bởi vì cây đàn là của tôi mà! Không quen được nàng thì cũng không thể mất được cây đàn guitar. Tôi thu hết can đảm:
    - Nhỏ?ơ?Thảo ơi!
    Cô bé đáp nhưng mặt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ:
    - Xin lỗi, các anh đến quá sớm nên nước chưa sôi, chờ tí nhé!
    Thật là lạnh lùng! Thật là băng giá! Tôi khều thằng Hưng:
    - Mày hỏi đi, Khủng Minh.
    Hưng nhún vai đáp nhỏ:
    - Thua! Khủng Minh không bằng ? Khủng Long.
    Tôi lại phải lên tiếng:
    - Ơ?ơ!?Cây đàn của tôi? hôm nọ.
    Tôi chưa nói dứt câu, cô bé đã đáp gọn lỏn:
    - Nó bị bể rồi!
    Trời đất! Tôi muốn té xỉu. Khủng Long? Thằng Hưng nói đúng. Ðây quả là một cô ? Khủng Long xinh đẹp. Tôi thừ người ra, chân tay như tê cứng. Ngay lúc ấy tôi nghe tiếng Khủng Minh gọi nhỏ:
    - Quang! ?oTẩu vi thượng sách?.
    Và nó vụt ra khỏi quán nhanh như cơn gió. Tôi muốn vụt chạy theo nó nhưng vẫn còn chìm trong trạng thái bàng hoàng chưa tỉnh. Tôi mơ hồ thấy những khúc nhạc bay bảng lảng trên không rồi rơi xuống vỡ nát thành những giọt sương li ti giá lạnh.
    Nhưng tôi chợt nghe giọng cô bé gọi bên tai:
    - Anh Quang nè!
    Cô bé đã ngồi đối diện tôi tự lúc nào.
    - Thảo? xin lỗi? Thảo sẽ đền cho anh Quang cây đàn khác nghen, được hông ?
    Tôi muốn hét lên: Thôi đi, đồ? Khủng Long! Ðừng vờ lỗi phải nữa. Bắt đền à? Ðền bằng chính cô ư? Tôi không dám khảy cô đâu. Mà cô làm gì có tình ca mà khảy cơ chứ.
    Nhưng tiếng lục lạc leng keng làm tôi giật bắn người lên. Cô bé để lên bàn chiếc lục lạc và mảnh giấy học trò xếp nhỏ:
    - Xin lỗi?Thảo rất mến anh nhưng không thể làm theo những yêu cầu của anh được?
    Tôi ngớ người ra hỏi:
    - Giấy gì vậy? Giấy? yêu cầu à? Tôi có? giấy yêu cầu gì đâu?
    Cô bé cười rất tươi:
    - Thì đây là lá thư của anh chớ còn gì nữa!
    Tôi bỗng tỉnh hẳn người ra. Cái gì vậy? Sao có chuyện thay hình đổi dạng kỳ cục vậy. Tôi còn nhớ như in ?olá thư? của tôi là một cuộn to tướng gồm 12 tờ giấy màu hồng ghi 10 bài nhạc và 2 bài thơ ký tặng riêng cho cô bé mà thôi, bởi tôi định viết thư nhưng cuối cùng cũng chả biết viết gì. Tôi chộp lấy mảnh giấy thô kệch ấy, đọc nghiến ngấu mấy dòng như sau:
    ?oThảo ơi ! Thảo biết không, thằng Hưng hay đi uống cà phê với tôi thực tình nó yêu cô lắm! Những bài tình ca tuyệt vời ấy là của Hưng sáng tác hết. Tôi chỉ là tên ?ocố vấn? suốt mấy năm nay mượn tiếng hát tạm xài đỡ của mình để diễn cảm nhạc của Hưng với mong ước được làm nhịp cầu giao cảm giữa cô và nó? Hưng yêu cô đến bỏ ăn bỏ ngủ cả tuần nay? Tôi lo cho nó quá nên viết thư cho cô rõ, hãy viết thư cho Hưng cô bé nhé!??
    Cuối thư nó mạo chữ ký của tôi. Thằng xỏ lá! Ðúng nét chữ của Khủng Minh. Tôi xé nát tờ giấy ném vào một góc, cô bé hốt hoảng:
    - Ơ kìa! Ðừng giận Thảo. Thảo biết anh rất mến bạn nên muốn giúp bạn. Anh tốt lắm. Nhưng yêu cầu Thảo như thế là không nên. Tuổi của chúng ta còn nhỏ lắm mà anh cũng còn phải học cho xong Ðại học thì chớ nên sớm nghĩ đến chuyện yêu đương, phải thế không? Anh nhớ chuyển lời Thảo đến anh Hưng như vậy nghen!
    Tôi gật đầu và nhìn vào mắt cô bé, nãy giờ tôi đã thật bình tĩnh để khẳng định thêm một điều nữa là trên đời này không có nhỏ nào thông minh hơn nhỏ ấy. Ngừng lại một chút cô bé nói tiếp, giọng trở nên ngọt ngào kỳ lạ!
    - Mà Thảo nói thật lòng nghe, Thảo không tài nào thưởng thức nổi những bài nhạc rên ư ử như đám ma, lời lẽ lại lẩm cẩm vụng về của anh ấy. Nếu anh thương bạn anh nên khuyên anh Hưng đừng sáng tác kiểu nhạc như vậy nữa, nghe chán muốn chết!? Riêng anh, Thảo rất mến tính hào phóng với bạn bè của anh, giọng hát và cái dáng cầm đàn nghiêng nghiêng đó. Thỉnh thoảng anh hãy đến hát cho Thảo nghe và dạy Thảo đàn với nhé?
    Tôi như từ cung trăng rơi xuống, ngơ ngẩn buồn vui. Chợt nhớ tới cây đàn tôi hỏi:
    - Nhưng tại sao Thảo lại đập bể cây đàn của tôi?
    Cô bé bỗng cười khúc khích. Tiếng cười hồn nhiên thân thiện mà tôi chưa được nghe bao giờ:
    - Ai dám đập cây đàn guitar của anh đâu? Tại anh vô ý để sát kẹt cửa, ai mà thấy được! Lúc dẹp quán Thảo cũng vô tình đóng mạnh cánh cửa thế là? Thảo hứa sẽ đền anh một cây guitar khác mà!
    Những giọt sương cuối cùng của buổi sáng mùa đông đã tan biến. Tia nắng ấm đầu tiên đang dần trở lại từ bên kia địa cầu. Mùa xuân dần đến. Rồi sau đó các bạn biết thế nào không? Chuyện gì đến rồi cũng đã đến. Tôi thường xuyên lui tới quán cà phê của Thảo hơn, nhưng từ lần ấy chỉ có một mình. Và tranh thủ những tối rãnh rổi không phải làm nhiều bài tập để tới dạy đàn cho Thảo. Hết mấy năm Ðại học, cuối năm đó tôi tốt nghiệp ra trường. Tôi nhớ nhất mình đã thiếu nợ quán của Thảo một khoản tiền cà phê khá bộn nhưng Thảo cũng không thèm đòi. Ðơn giản thôi : tôi và Thảo đã yêu nhau sau cái kỷ niệm buồn cười ấy và bây giờ Thảo cũng chính là vị hôn thê của tôi đó.
    BC
    Somewhere in my broken heart ... Never fall in love ... but i lie ...
    Сой,и с fма ...!!!
  2. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Ăn ma?y trúng số
    Một con sông rộng, cầu sắt bắt ngang. Người qua kẻ lại trong cái buổi sớm mai nầy kể có hằng chục, hằng trăm mà không ai để ý lão ăn mày kia đang dựa mình vào lan can vừa cúi đầu suy nghĩ. Không một ai để ý đến lão, mà chẳng dè lão là người đóng vai tuồng trong chuyện này. Không một ai tưởng rằng lão mừng lão vui mà chẳng ai dè lão đương mừng vui hơn cả mấy trăm người đã qua lại trước mặt lão từ sớm mai cho đến bây giờ.
    Hôm nay gương mặt lão không thèm làm bộ đau đớn, thảm khổ; cái miệng của lão không thèm nói tiếng than vãn rên xiết. Ai đi ngang qua trước mặt lão thì mặc họ, lão cũng chẳng buồn đưa tay ra xin từng đồng xu lớn nhỏ như mọi bữa nữa.
    Một người ăn mày, quần áo lang thang thúi hôi rách rưới mà hôm qua xin từng đồng xu, lượm từng đồng điếu mà hôm nay đã thấy tánh ý đổi xa. Ai đi ngang qua trước mặt, lão cũng cho rằng người ấy là không bằng lão, lão tưởng như vậy là có lý lắm chớ chẳng phải không vì hôm nay lão chẳng còn phải như mọi bữa nữa, lão không còn ăn xin ăn mày nữa.
    Lão có mua một tấm giấy số mà tấm giấy số ấy lại trúng độc đắc mười ngàn đồng! Mười ngàn đồng bạc! Một triệu xu!
    Theo ý tưởng của lão và những người như lão thì mười ngàn đồng bạc là một số tiền to tát, một số tiền nhiều không biết là bao nhiêu mà kể. Lão đứng dựa lan can cầu tự hồi hừng đông cho tới bây giờ. Bụng lão suy, trí lão nghĩ, suy nghĩ nghĩ suy mãi mà không biết phải chi dùng số bạc 10.000 đ mà lão sẽ đặng lãnh vào việc gì?
    Lão đứng ngó mông lại đằng xa kia thì thấy một tòa nhà ngói, vách tường rất là đẹp mắt. Gương mặt của lão bổng lộ vẻ vui mừng. Lão nhìn ngay lại toà nhà ấy mãi. Lão đã thấy chỗ dùng số bạc 10.000 đ của lão rồi. Trước hết lão phải lo cho lão một chỗ ở. Lão muốn một cái nhà rộng, thật khéo, thật đẹp, chung quanh có vườn tược, có đủ thứ cây ăn trái và đủ thứ bông hoa kiểng vật. Bấy giờ đứng dựa lan can mà lão đã tưởng rằng đương đứng trong ngôi nhà tốt đẹp ấy rồi. Một chiếc xe mui kiến sơn láng bóng chạy ngang qua cầu, trước mặt lão làm cho lão chống hai con mắt ngó theo không nháy, mà bụng bảo dạ rằng: - Rồi đây mình cũng sẽ phải có một xe hơi cũng đẹp cũng tốt như cái xe đó, mới cho là sướng. Mình ở trong một cái nhà lớn tốt mà nếu như không có sắm xe hơi không khác gì là một người con gái lịch sự mà què chơn. Phải! Lão ăn mày ta trúng số độc đắc 10.000 đ thì thật là có trúng nhưng vậy tiền chưa lãnh đồng nào, nhà cửa chưa cất, xe hơi cũng chưa sắm, thế mà lão ta nghiễm nhiên làm bộ tịch như một bực giàu sang, phong lưu, quyền quí đâu tự mấy đời rồi. Dầu cho có lầu cao cửa rộng, xe hơi, ca nốt, thì cũng chưa đầy đủ cái lòng ham muốn của lão đâu. Lão cũng như ai, phải cây cỏ chi chi mà chẳng có tình. Ngoài những chuyện món ăn, nhà ở, xe đi, lão còn tính cần phải có một cô vợ vừa non vừa đẹp để cùng nhau trong lúc canh vắn chia cái buồn vui. Lão tính tới tính lui, tưởng xa tưởng gần rồi gục mặt xuống sông, nhấm xem hình bóng của mình dưới dòng nước chảy. Bộ tướng xấu xa, thân hình dơ dáy làm cho lão có một điểm buồn cho lão rồi. Nầy là cây gậy, nầy là cái bị, hôm nay lão cần giữ lấy nó mà làm gì đây nữa. Lão đã có 10.000 đ bạc là tấm giấy số trong mình thì lão đã thành một ông nhà giàu rồi, lão phải mau mau cổi cái lớp ăn mày đi.
    Lão cầm cây gậy quăng ngay xuống sông, nó trôi lờ đờ trên mặt nước. Lão cầm cái bị mà quăng theo luôn cho nước chảy. Cây gậy trôi trước, cái bị trôi sau, lão đưa mắt nhìn theo mà lòng khoan khoái. Lão đưa tay lên xuống làm như muốn xô đuổi hai cái món vật ấy trôi đi cho mau, cho xa lão. Thình lình gương mặt lão vùng biến sắc, lão nhớ lại rằng tấm giấy số của lão đương nằm trong bị mà cái bị ấy đang lờ đờ đằng xa kia.
    Nóng quá mà quên rằng mình không biết lội nên lão vùng nhảy xuống sông ý muốn vớt cái bị lại, nhưng vậy không được, cái bị cứ trôi lần lần xa ra còn lão thì chìm lần lần xuống đáy.
    Than ôi! Nhà lầu, xe hơi, gái đẹp, những những đều thấy trôi theo dòng nước, còn lão ăn mày ta thì nằm dưới đáy sông làm cho giấy số mười ngàn không ai lãnh được.
    Công luận báo 2104 (28/6/1931)
    BC
    When the children cry ... Somewhere in my broken heart ... Only love ...
    Сой,и с fма ...!!!
  3. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Khoảng trống
    Một giáo sư triết đứng trước lớp học của mình và trên bàn ông có để vài món đồ đạc. Khi lớp học bắt đầu, ông cầm lấy một cái lọ thủy tinh rỗng và bỏ đá vào đó, những viên đá lớn bằng nắm tay. Sau đó viên giáo sư hỏi sinh viên của mình coi cái lọ đó đã đầy chưa? Họ đều trả lời cái lọ đã đầy.
    Sau đó, giáo sư nhặt một cái hộp chứa sỏi và đổ vào cái lọ thủy tinh. Ông ta lắc nhẹ cái lọ. Những viên sỏi, dĩ nhiên, lọt vào giữa những chổ trống của các viên đá. Giáo sư hỏi các sinh viên lần nữa nếu cái lọ đã đầy chưa. Họ đồng ý là lọ đã đầy. Các sinh viên đều cười.
    Viên giáo sư đó cầm một cái hộp đựng đầy cát và đổ vào trong lọ. Dĩ nhiên, những viên cát nhỏ lấp đầy mọi cái còn lại. "Bây giờ," giáo sư nói, "tôi muốn các bạn xem cái lọ này đây như cuộc đời của các bạn. Những viên đá là những gì quan trọng - gia đình, người bạn đời, sức khoẻ, con cái - những thứ mà nếu mọi cái đều bị mất mát và cái duy nhất mà bạn còn là họ thì cuộc đời của bạn vẫn đầy đủ. Viên sỏi là những cái khác mà các bạn xem trọng như công việc làm, căn nhà, xe. Cát là những gì còn lại, những chuyện nhỏ nhặt. Nếu bạn đổ cát vào trong lọ trước thì sẽ không còn chỗ trống cho những hòn đá hay viên sỏi nữa. Cuộc đời các bạn cũng như vậy.
    Nếu bạn dành cả thời giờ và công sức trên những chuyện nhỏ nhặt, bạn sẽ không còn khoảng trống cho những cái thật sự quan trọng với bạn. Hãy chú ý đến những gì có tính chất quyết định đến hạnh phúc của bạn.
    Hãy chơi đùa với trẻ nhỏ. Dành thời gian để đi khám bệnh. Dẫn bạn đời đi nhảy đầm. Bạn sẽ luôn luôn có thời gian để đi làm, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa tiệc, hay sữa chữa đồ đạc. Hãy quan tâm tới những viên đá trước - những cái thật sự quan trọng. Hãy sắp xếp lại vị trí ưu tiên trong đời sống. Những cái khác chỉ là cát bụi."
    Nhưng sau đó...
    Một sinh viên lấy cái lọ, mà viên giáo sư và các bạn sinh viên khác đồng ý là đã đầy, và tiếp tục đổ vào một ly bia. Dĩ nhiên bia tràn đầy những khoảng trống còn lại trong cái lọ và làm cái lọ thật sự đầy.
    Bài học của câu chuyện này: Cho dù cuộc sống bạn có bận rộn đến đâu đi nữa, bao giờ cũng có khoảng trống cho BIA!



    BC
    When the children cry ... Somewhere in my broken heart ... Only love ...
    Сой,и с fма ...!!!

Chia sẻ trang này