1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một năm trên màn bạc

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi Angelique, 17/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Angelique

    Angelique Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    0
    Một năm trên màn bạc

    Cao Thanh Tùng

    Màn ảnh nào cũng có cái khung, cũng có đường viền giới hạn, phân chia đời sống bình thường bên ngoài và đời sống nghệ thuật trên màn bạc. Có khi những khía cạnh của ?ođời sống? trên màn ảnh lại ở nán trong trí nhớ khán giả chúng ta rất lâu, tuồng như những đường viền kia không giới hạn, đóng khung được gì những thực tại của nghệ thuật mà đạo diễn, nghệ sĩ cầm máy và các tác giả bộ phim nâng niu, đổ công thực hiện. Trong American Beauty có cái bao ny-lông bay lượn lờ trên hè phố Mỹ làm gợi nhớ cái lông chim cứ lãng vãng, phất phơ bay trên đời Forrest Gump khiến một sớm ngồi trên vỉa hè khác đợi búyt, nhân vật này phải tóm lấy nó nhốt vào cái xách tay đặt trên đùi. Hai phim này đều đoạt những giải thưởng cao quý nhất của điện ảnh Mỹ. Không thể nói vì có những sự vật nhẹ như lông hồng bay vất vưởng giữa đời mà cứ mô tả nó thì ắt đoạt Oscar như chơi, nhưng cứ mỗi lần nhắc tới hai phim ấy, không thể nào tôi quên được những hình ảnh cái bao ny-lông và cái lông chim. Một năm đi xem hát bóng trên thành phố Mỹ, hình ảnh nào, sự kiện nào, đời sống nào của nghệ thuật còn lưu lại trong trí nhớ?, tôi tự hỏi.

    Khi giới thiệu với bạn đọc phim The Road Home (Đường Về nhà) của Trương Nghệ Mưu, tôi viết những câu kết: ?oLâu lâu xem được một phim nhập từ phương Đông, trong đó có quê nghèo, gái quê thắt bính nấu thức ăn ngon nhất, hi vọng trao được cho người mình thương thầm nhớ trộm; ông lão hàn gắn tô chén bể gánh đồ nghề đi; rồi đến một đám tang thầy giáo mà học trò nay đã lớn hay tin tự động tụ về kê một phần vai vào hòm gỗ...? Trương Nghệ Mưu thu xếp những hình ảnh ấy đâu phải chỉ vì khán giả Việt Nam, nhưng xem những hình ảnh ấy, con người Việt Nam trong tôi gặp được cái gì quen thuộc, cảm động. Trong nghệ thuật. Làm sao quên được?

    Làm sao quên được nữ diễn viên trẻ Zhang Ziyi nét mặt phẳng lì, múa kiếm, phi thân vào cõi miên viễn của mối tình si trong Crouching Tiger, Hidden Dragon (Phục Hổ, Tàng Long) trở thành cô gái quê không biết đọc biết viết, thắt bính, bỏ lại người mẹ trong căn nhà tồi tàn, băng đi tìm người yêu trong tuyết, ngất đi giữa đường! Cũng không thể nào quên cái tiết tấu hình ảnh cố tình làm cho chậm chạp, ?ocầm hơi? của nghệ sĩ cầm máy Benoit Delhomme (cũng là nhà quay phim cho Mùi Đu Đủ Xanh của Trần Anh Hùng) khiến khán giả chúng ta như dài cổ, mệt nhoài với What Time Is it There? (Bên đó mấy giờ rồi?) với dăm ba nhân vật bơi ngược dòng thời gian như để đoàn tụ được với những ảo tưởng thân yêu. Những nhân vật đó sau rốt, như ?osờ? thấy được cái thân yêu ở bên cạnh mình, ngay trong hiện tại: anh con trai lầm lì, suốt ngày như ?omặt trời mặt trăng? với mẹ, dậy sớm trong đêm, kéo một mảnh chăn đắp lại thân thể mẹ mình. Cử chỉ đó mang ý nghĩa ấm áp hơn cả trong tương giao con người, so với cử chỉ văn ngược kim đồng hồ để được ?osống? với thời khắc của một không gian khác, xa vời.

    Một thế hệ mới của những nghệ sĩ tác giả những phim vừa kể như khẳng định một kiểu thức làm phim mới của phương Đông, so với những phim của phương Tây tốn hàng chục triệu, hàng trăm triệu đô la với xảo thuật điện ảnh ?okhủng khiếp.? Beijing Bicycle chiếu trong những ngày cuối năm ở Mỹ tốn không tới 1 triệu mỹ kim nhưng tác động xã hội và cảm xúc nhân bản thì thật sâu đậm. Trên một thành phố xã hội chủ nghĩa đang thay đổi chóng mặt với một ?ogiai cấp ô-tô? đang thành hình (như lời đạo diễn phim), một anh con trai chất phác, nhà quê lên tỉnh tìm việc làm, mang cái xe đạp lên vai ?" cái xe đạp bị đập phá, chà đạp cùng với thân thể anh cũng bị đánh đập chà đạp ?" đi bộ băng qua đường giữa dòng người và ô tô trùng điệp... hình ảnh cuối phim ấy là kết luận cho một cái nhìn sắc và lạnh của các tác giả làm phim? Tác giả chính: một đạo diễn 36 tuổi, sau thế hệ Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, làm năm phim thì hết ba từng bị cấm chiếu sau khi hoàn tất, ngay trên đất nước mình.

    Amélie của Pháp trrong năm qua mang đến những hình ảnh lạ của một cách làm phim lạ. Hình ảnh có khi tăng tốc lên như để rút ngắn câu chuyện theo thời gian và không gian, có khi nhũn xuống và loãng ra.. Nhân vật chính như bất kể cuộc sống riêng của mình, hạnh phúc riêng của mình, ngày tối loay hoay tìm cách mang trả cho kẻ khác những đồ vật kỷ niệm thời nhỏ của họ, rồi lẫn khuất đâu đó rình xem. Phim như nói lên một nội dung: Có một hạnh phúc làm vui kẻ khác, mang trả cho kẻ khác dấu vết của dĩ vãng đời họ.

    The Shipping News thì thể hiện một nội dung khác: Dấu vết của dĩ vãng đời mình là miền đất mà từ đó con người sinh ra và lớn lên. Đó là miền đất dĩ vãng của tội ác, cướp bóc, ngoại tình, loạn luân, hảm hiếp, cắt đầu, tự tử... lộ dần trên cái nền hoang sơ hiện ra trước tiên với những vẻ đẹp mênh mông, bát ngát, miền đất làm bối cảnh vây quanh con người trên phim với bờ biển, đá ghềnh, đất lạnh, thị trấn nhỏ bé buồn thiu, trơ trọi dưới mưa, tuyết, sương mù và gió lốc. Miền đất ấy chứng kiến cái tuổi nhỏ của một bé gái bị lạm bức ********, thương thay, nay bé gái ấy lớn lên thành một phụ nữ có tuổi, trơ trọi với hiện tại sống mà những bóng hình xưa đã khuất, vẫn gắn bó như ghì lấy mảnh đất quen thuộc nhưng là nơi khổ nạn riêng tư của phần số mình. Lại còn gọi người cháu ?" nay cũng tuổi tác ?" không hạnh phúc với nhà cửa và việc làm và một người vợ không đàng hoàng, ở một thành phố khác, một xứ khác, trở về sống chung với mình nơi thành phố cũ.

    The Shipping News dựa trên tác phẩm văn học của một nhà văn nữ E. Annie Proulx (Mỹ) đoạt giải Pulitzer với tác phẩm ấy. Văn học và điện ảnh, mỗi nghệ thuật đều có cách thể hiện riêng. Nội dung là một chuyện. Chính nghệ thuật thể hiện riêng của màn bạc có sức lôi cuốn riêng của nó. Làm khán giả đến từ một đất nước nghèo, nơi chứng kiến những khổ nạn riêng của phần số mình, xem một màn ảnh ghi lại những khổ nạn khác mà nạn nhân, trong thời gian, vẫn như ôm ghì lấy mảnh đất dĩ vãng đời mình, màn ảnh ấy làm sao không xúc động chúng ta, không lưu lại lâu dài trong trí nhớ chúng ta?

    Đạo diễn Việt Nam Trần Anh Hùng lìa tổ quốc khi mới lên 4 tuổi, nay quay lại mang lên tác phẩm màn bạc của mình hình ảnh những quả đu đủ xanh, chiếc xích lô. Năm qua, những hình ảnh ?oruột thịt? của ông trải dọc trên Chiều Thẳng Đứng của Mùa Hè. Bộ phim 1 giờ 52 phút chiếu của ông có máy quay hướng về ba người đàn bà, ba chị em, trong gia đình Việt Nam loay hoay với bếp núc, con cái, công việc mang đến cái ăn trong lúc chồng đi xa, có khi đi ra khỏi sự thừa nhận của đạo đức xã hội. Nghệ thuật thể hiện của ông đã ?onhìn? kỹ xuống những cơn mưa nhiệt đới tầm tã đội xuống đường phố, một góc đời bề ngoài phẳng lặng hoặc khúc khích tiếng cười, bề trong ngoại tình, đau khổ, hoang mang, xao xuyến dục tình mới lớn... ?oChủ tâm của tôi là nắm bắt cho được bản chất của những gì tôi cho là Việt Nam, tổ quốc mà tôi khám phá trở lại khi trưởng thành,? đạo diễn đã tâm sự. Đó cũng là ?otâm sự? của khán giả chúng ta, đi xa khỏi tố quốc mình, qua một màn ảnh như thế nhìn lại ?obản chất Việt Nam? của mình?

    Thật là hào hứng ý nghĩ nhìn qua sự năng động của nghệ thuật như điện ảnh để tìm thấy bản chất dân tộc mình, chẳng khác nào nhìn lại chính mình. Cái hứng thú của nghệ thuật mang đến cũng bắt đầu từ đó. Những phim tôi kể cùng bạn đọc trong bài viết cuối năm nầy ít nhiều chạm tới cái ?onỗi lòng? sâu xa mỗi chúng ta ?" tôi tin vậy.

    Cảm xúc nghệ thuật hào hứng bắt đầu từ đó, vang dội lớn mạnh cũng từ đó.

Chia sẻ trang này