1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một nét về phái võ Nhất Nam - Võ cổ truyền của dân tộc VN

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi John_Pham, 17/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. John_Pham

    John_Pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Các võ sư Nhất Nam từ xưa đến nay quan niệm võ thuật không phải bạo lực mà là đạo tu thân. Rộng hơn, võ thuật, di sản phi vật thể, là văn hoá. Ở hệ quy chiếu ấy, Nhất Nam mang bản sắc đặc dị, thuần Việt chứ tuyệt nhiên không phải môn phái mang danh "võ thuật cổ truyền" nào khác.

    Lập luận võ thuật là văn hoá đã va ngay phải một định kiến: Người Việt vốn trọng Văn hơn Võ. Tuy nhiên, trong cách tiếp cận mới, cởi mở hơn, thật ra đúng đắn hơn, võ thuật là một di sản văn hoá phi vật thể. Sự hình thành của nó mang lại cho người Việt một công cụ tự vệ và mở cõi, một ngôn ngữ riêng. Hiện giờ, dù chưa chính thức được lựa chọn, nhưng võ thuật (mà công lớn là võ phái Nhất Nam) đã và đang góp những viên gạch đầu tiên trong quảng bá văn hoá Việt.


    [​IMG]
    Màn biểu diễn võ Nhất Nam của các môn sinh tỉnh Yên Bái

    1. Từ cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên hoang dã, từ những cuộc chiến chống ngoại xâm suốt hàng nghìn năm lập nước, giữ nước, võ thuật cổ truyền Việt Nam đã ra đời. Thế kỷ XIX trở về trước, quyết định thành bại trận mạc không phụ thuộc vào súng đạn, các nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt coi trọng võ thuật. Thậm chí, võ quan triều đình còn toả vào trong dân gian để mở lớp dạy võ phòng khi nước có hoạ binh đao thì có thể huy động được lính ngay mà không cần huấn luyện nhiều. Những võ ban được mở ra bên cạnh văn ban. Những kỳ thi võ ở địa phương rồi ở kinh kì được tổ chức để tuyển chọn nhân tài cho quân đội… Không biết bao nhiêu môn phái đã ra đời và vẫn tồn tại đến ngày nay.

    Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều môn phái võ thuật như Bình Định gia, Hoa quyền, Nam Tông, Tân Khánh Bà Trà, Sa Long Cương, Thanh Long võ đạo, Lam Sơn căn bản… Trong đó, hầu hết gốc gác từ Trung Quốc, dần dà tích hợp, dung hòa với võ Việt. Tuy nhiên, vẫn có những môn phái thuần Việt phát triển cùng, tồn tại trong các làng quê, dòng họ. Ở đó, người ta học võ không để tiến thân mà để rèn luyện cơ thể, góp vui khi lễ hội, làm việc nghĩa và cao hơn cả là để giúp nước. Theo dòng thời gian, võ thuần Việt với các môn phái mà hạt nhân là các gia phái luôn tiềm ẩn sức sống dai dẳng, bất chấp biến động. Chẳng hạn, khi lên ngôi, Gia Long đã truy sát những người từng phò nhà Tây Sơn. Hậu quả là nhiều võ đường đã bị đóng cửa. Hàng nghìn võ sư, môn đồ bị giết hại. Nhiều dòng võ tạm lắng xuống, toả vào trong dân, tồn tại dưới dạng các gia phái. Trong số này, có Nhất Nam.


    [​IMG]
    Nhất Nam thu hút đông đảo các lứa tuổi tham gia

    2. Nằm trên vùng đất tối cổ châu Hoan, châu Ái, nay là các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, từ xa xưa đã tồn tại một dòng võ đặc dị của người Việt. Đời nối đời, dòng võ này đã trở thành một môn phái võ thuật ngày nay mang tên Nhất Nam. Người xưa còn gọi dòng võ này là võ Hét, hoặc Héc (theo khẩu âm địa phương). Lớp trước truyền lại lớp sau, kế thừa và sáng tạo, môn quyền thuật tiền thân của Nhất Nam dần trở thành một dòng võ đặc dị, có tính quy mô và tổ chức cao, với hệ thống môn công đồ sộ, hệ thống lí luận phong phú, chặt chẽ về tâm pháp, yếu pháp, kĩ pháp, toàn diện từ quyền cước, binh khí đến công phu luyện nội, ngoại, dưỡng sinh… làm nền tảng cho người theo võ học tu thân, luyện tài.


    Toát lên qua đường quyền, ngọn cước của Nhất Nam là tinh thần "nhại công" (chữ Công ở đây được hiểu là bậc hoá công, tức thiên nhiên, tự nhiên...). Chưởng môn phái Nhất Nam, võ sư Ngô Xuân Bính giải thích: - Thuật biến tạo cái tinh của trời đất là Quyền. Muôn sinh mạnh bởi cái riêng. Tính hấp lực và chi tồn ở tại cái riêng, muôn vật hoá tồn cũng chính nhờ cái riêng. Từ cái ý ấy mà tinh thần của Nhất Nam bắt nhại cái mềm dai của giống dây rừng, sắc bén của cật tre nứa, xù cứng gân guốc của cội mai, nhanh nhẹn khéo léo của loài khỉ, hùng dũng vũ bão của hổ, voi, nét uyển chuyển mềm mại của báo, mèo… Với đặc điểm nhỏ bé của người Việt, khi phải đối đầu với người phương Bắc to khoẻ, thể lực vượt trội, Nhất Nam lấy tránh né, kéo tì, triệt lực, hấp lực để phản đòn vào các huyệt đạo trên người đối thủ như cổ, mắt… và không chủ trương đối lực, đối đòn, đối chiêu... Võ sinh ta không tập theo lối cương cứng mà tập trung vào luyện công, môn công để khắc chế võ Tàu. Bài quyền Nhất Nam là một chuỗi động tác, có công, có thủ nhưng không chỉ là thế, là dũng mà phải là cái biến, cái khoáng đạt, tuỳ lúc. Nguyên lí này sau trở thành tinh diệu trong nghệ thuật quân sự người Việt: Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Các kĩ thuật vuốt tì nhãn, văng cột tấn, vả hà bàn của vùng võ Yên Thế, gồng, bốc, vét vùng vật Hà Tây, nơm úp của đất võ Thái Bình… là kết quả có được của bao đời chống lại các thế đánh trường đao, trường thương, trường quyền… của người Trung Quốc.


    [​IMG]
    Biểu diễn võ Nhất Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, HN

    Võ Nhất Nam có nguyên tắc nhưng không câu nệ, hướng về hiệu quả chứ không bị khuôn thức trói buộc, vươn đến cá tính với giá trị nhân bản riêng. Các thế tấn của Nhất Nam thường lấy động làm gốc, không chủ trương bám đất. Thế võ thường là giả công, dùng đòn liên thủ để khắc công, chống công. Cơ thể bé, chân tay ngắn nên thế thủ, thế công của Nhất Nam thường dùng kĩ thuật đánh đoản đòn, không vươn cao, vươn xa. Chưởng môn Ngô Xuân Bính, cũng như giới võ học đều thống nhất rằng Nhất Nam và những dòng võ chính của người Trung Quốc khác nhau ở hai điểm căn bản: Đó là thể chất và ý tưởng. Một đằng là lối cách của người nhỏ bé, không thể khuếch trương, lấy cái thực lực của kẻ yếu làm chính nên không có lề luật. Một đằng là lối cách của kẻ mạnh, cơ thể to lớn, có phép tắc, có lề luật. Đòn công Nhất Nam thường ít hơn đòn thủ.


    [​IMG]
    Các môn sinh Nhất Nam người nước ngoài tại Hà Nội

    Thời nhà Hồ, bởi hiệu quả sát thương cao nên võ Hét được sử dụng ở chốn cung đình để bảo vệ vua chúa... Nhiều tay kiệt hiệt Nhất Nam đã gia nhập đội quân của hoàng đế Quang Trung khi ông hành binh qua Thanh- Nghệ, tiến ra đại phá quân Thanh. Nhiều võ sĩ của môn phái trong những trận huyết chiến đã hy sinh vì nghiệp lớn để rồi sau này võ phái lấy ngày 5 tháng Giêng, ngày Nguyễn Huệ mặt sạm đen khói súng, oai hùng trên lưng voi tiến vào Thăng Long thành sau khi phá tan 28 vạn quân Thanh, làm ngày giỗ Tổ môn...

    Các võ sư Nhất Nam xưa quan niệm võ thuật không phải là bạo lực mà là đạo tu thân. Nhờ luyện võ mà người học đạt đến cái tĩnh trong tâm, bình đẳng và hoà đồng cùng thiên nhiên, vạn vật.
    3. Họ Ngô Xuân ở thành Vinh (Nghệ An) là một trong những hậu duệ gia phái Nhất Nam ngày ấy. Nhất Nam là tên gọi được đặt bởi chưởng môn Ngô Xuân Bính sau khi thống nhất các chi phái, cùng hướng về cội nguồn võ Hét, hàm ý đây là môn võ thuần nhất của người Việt, không pha tạp, lai căng. Cũng chính bởi thế, nó xứng đáng được gọi là võ phái Việt Nam cổ truyền thuần khiết.


    [​IMG]
    Võ phái Nhất Nam diễn tập chuẩn bị cho ngày biểu diễn 11/9, kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội

    Võ sư Ngô Xuân Bính sinh ra ở Vinh nhưng lại truyền dạy Nhất Nam ở Hà Nội. Dạo ấy là cuối những năm 1970. Nhiều người theo đuổi Nhất Nam đã chọn thời điểm tập võ là… 3h sáng. Họ tập đến khi gà gáy. Lễ ra mắt làng võ của Nhất Nam diễn ra vào ngày 23-10-1983. Người theo tập Nhất Nam đông, có lúc lên tới 3 vạn, ở hầu khắp các tỉnh thành phía Bắc. Đầu năm 1990, chưởng môn Ngô Xuân Bính và một số võ sư các môn phái khác sang Liên Xô cũ theo một chương trình trao đổi văn hóa giữa hai nước. Nhất Nam nhanh chóng được tiếp nhận bởi những nét thuần Việt, không lẫn vào đâu. Thậm chí, kể cả những biến động chính trị những năm 1990 cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của Nhất Nam. Số môn sinh Nhất Nam ở Nga giờ lên đến vài nghìn người, đủ lứa tuổi, nghề nghiệp, trong đó tập trung tại Mát-xcơ-va và một số thành phố lớn. Môn võ này được đưa vào chương trình huấn luyện đội cận vệ Tổng thống Nga.

    Danh tiếng võ sư Ngô Xuân Bính được biết đến không chỉ như một chưởng môn phái võ thuần Việt mà còn với vai trò của một bác sĩ Đông y có tài. Sự quan tâm đến võ y Nhất Nam tại Nga đã lên tới cấp lãnh đạo cao nhất. Hiện chưởng môn Ngô Xuân Bính chữa bệnh tại Nga hoàn toàn do Văn phòng phủ Tổng thống sắp xếp. Khi các chính khách cấp cao của Nga cần được chẩn đoán, võ sư Ngô Xuân Bính nằm trong số những bác sĩ được mời. Khí công Nhất Nam là một trong bốn môn được chọn cho chương trình toàn dân rèn luyện sức khỏe ở Nga. Tại Hà Nội, Đại sứ quán Nga chọn Nhất Nam làm chương trình rèn luyện cho cán bộ, nhân viên và gia đình. Từ Nga, Nhất Nam toả U- crai- na, Lít- va, Bê- la- rút và đang đặt những nền móng ban đầu ở Ba Lan, Séc, Pháp, Ô- xtrây- li- a... Riêng Nga, Lít- va, Bê- la- rut, U- crai- na đã có Liên đoàn Nhất Nam quốc gia.
    Người Việt chậm hơn người Trung Quốc. Trong chiến lược tiếp thị mới của họ, võ học được xem là một đại sứ. Thiếu Lâm, võ phái nổi tiếng Trung Hoa, mở "chi nhánh", "văn phòng đại diện" khắp thế giới, tiếp nhận học viên nước ngoài tại Trung Quốc. Họ có cả "võ đường mạng"… Định kiến thường dai dẳng. Nhưng Nhất Nam ẩn chứa đời sống tinh thần người Việt. May mắn thay, bây giờ, chưa chính thức nhưng ta cũng đã xem võ thuật là một đại sứ thiện chí văn hoá. Nhất Nam đang làm một phần nhiệm vụ ấy. Với bản sắc không lẫn vào đâu.
    Định vị và khu biệt bản sắc người Việt trong võ thuật, trong một môn phái cụ thể là Nhất Nam, là câu chuyện thú vị. Trong những ngày Thủ đô cùng cả nước náo nức kỷ niệm 1000 Thăng Long- Hà Nội, Nhất Nam là môn phái duy nhất được lựa chọn biểu diễn. Chương trình có tên gọi "Khí phách Thăng Long", quy tụ 1000 môn sinh Nhất Nam từ khắp các võ đường sẽ chính thức được công diễn vào sáng 11/9 tới đây tại Hà Nội./.

  2. John_Pham

    John_Pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Môn phái NHẤT NAM với tiêu chí " rèn đức " : " tu thân "; " dạy người " ; " cảm hoá "... Do đó có một kỷ luật hết sức chặt chẽ , tạo được quan hệ trên kính dưới nhường ; tình thầy trò, tình bạn đồng môn mật thiết. Người học trò trau dồi được đức tính khiêm nhường , điềm tĩnh, có chí, có nghị lực hơn người.
    Một số điểm cơ bản trong quy môn của phái Nhất nam như:
    - Thu tấn: Là tư thế đứng bình ổn, vững vàng, người vươn thẳng, hai tay quyền bắt khum hình núi tượng trưng có sự uy vũ mà vẫn có kỷ cương. H.9 là hình minh hoạ giới thiệu thế thu tấn. Đó là thế yêu cầu người học NHẤT NAM phải thể được trước thầy , từ đó mới chuyển tấn chào.
    - Nhập định đứng: là tư thế ngưng nghỉ định " thần " , dưỡng " khí " trước hoắc sau khi tập quyền, luyện nội.
    H.10 là hình minh hoạ với yêu cầu người thực hiện phải đứng thẳng , đầu hơi cúi, mắt nhắm hờ, mặt trước hai tay quyền áp chặt vào nhau để hờ vào hõm lưng, sao cho lòng bàn tay hướng ra phía ngoài.
    - Nhập định ngồi: là tư thế " tĩnh tọa " vận công luyện khí - một hình thức điều hoà hơi thở , thư giãn cơ bắp, hồi phục sự căng thẳng các cơ quan nội tạng và các chức năng vận động một cách hợp lý nhanh nhất do các võ sư, y sư trước kia tổng kết, tinh chế sáng tạo nên.
    [​IMG]
    H.11 là hình giới thiệu minh hoạ thế " nhập đinh ngồi " . Yêu cầu căn bản của tư thế này là diện tiếp chạm của chân với mặt bằng ( nơi ngồi ) phải lớn nhất, trục lưng thẳng, đầu hơi cúi ( cằm hơi đưa vào trong , hơi kéo lên phía trên, cần dùng ý không dụng lực, cơ thể thả lỏng ) , bụng thả lỏng, hậu môn hơi co lên, thế ngồi thoải mái, mắt nhắm " hờ " tinh thần phải thư thái, lưỡi cong lên đầu lưỡi đặt nhẹ lên nóc họng ( từ chân răng kéo vào khoảng hơn 1cm ).
    - Chào Thầy: Để chào Thầy đệ tử phái Nhất nam dùng nghi lễ trước buổi học chào đứng sau buổi học và trước khi đi một bài quyền trước Thầy thì chào quỳ, chứng tỏ hàm ơn mang nghĩa nặng của người trò đối với người Thầy. Đó là tinh thần đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo của cha ông chúng ta: " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ".
    + Khi chào đứng người học trò đứng trung bình tấn dùng tay phải là tay quyền, tay trái là tay đao đưa từ 2 bên tới ngang mặt đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, đầu cúi xuống
    [​IMG]
    + Khi chào quỳ người học trò bước chân phải lên trước chân trái và quỳ xuống tay phải là là tay quyền, tay trái là tay đao đưa từ 2 bên tới ngang mặt đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, đầu cúi xuống
    Tay quyền tay đao là biểu hiện của âm dương, đó là sự hài hòa nhu thuận của trời đất , của nước và lửa theo quan niệm tinh thần cũng như triết học của người phương Đông . Chắp tay quyền và đao, người học trò nói với thầy lòng mong muốn theo học đạo trời đất, thuận theo lý tạo hoá và trí hướng của mình. Vì vậy, thế chào này vừa đủ lệ , vừa nghiêm minh vững vàng, mang cốt cách riêng của con nhà võ.
    Trong biểu diễn và thi đấu đệ tử phái Nhất nam cũng dùng thế chào này để chào Trọng tài, người cầm cân nảy mực, người đại diện cho sự công bằng chân lý .
    - Chào bạn đồng môn: Cũng gần giống như thế chào đứng nhưng tấn cao hơn, tay đưa từ ngoài vào tới ngang ngực và gật đầu tỏ ý tôn trọng kính nhường nhưng cũng rất bình đẳng đường hoàng của anh em đồng môn với nhau: Tôi lấy đạo để tiếp anh, quý anh chính là vậy.
    [​IMG]
    - Chào người khác môn phái: Khi chào người khác môn phái hoặc người không tập võ người đệ tử phái Nhất nam cần bộc lộ một thái độ bình đẳng, mối giao cảm chan hoà kính mến; nên thao tác gần giống như kiểu chào bạn đồng môn chỉ khác là 2 tay áp âm dương để trước ngực đưa sang phải rồi sang trái mỗi bên một lần
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
  3. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Mấy bạn gái mặc đồng phục của Nhất Nam dễ bị "áo trong dài hơn áo ngoài" lém. [:P]
  4. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa cũng từng học võ Nhất Nam
    nhưng ko có duyên với môn phái nên đành chuyển sang môn khác
    giờ môn Nhất Nam đã trở lại, nhiều võ đường hơn, nhiều người học hơn!
    ngày xưa học ở Đại Học Sư Phạm
    thầy ko dạy mấy, học chay là chính
    theo được hơn 1 năm thi sang môn khác!
    mà hình như là mấy võ đường khác không thấy có bài BỐN CHIÊU ÂM DƯƠNG nhỉ!
    ngày xưa bài đầu tiên học là bài này !
  5. John_Pham

    John_Pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy bạn ah! Sau bao năm thăng trầm tưởng chừng Nhất Nam mai một. Nhưng bây giờ thì Nhất Nam đang rất phát triển trên khắp mọi miền. Nếu bạn còn yêu thích môn Võ Nhất Nam thì hãy tiếp tục đi tập tiếp nha! :)
  6. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    Thế Chỗ bác có bài 4 chiêu âm dương ko vậy?
    mà bác học ở đâu thế?
  7. John_Pham

    John_Pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Mình đang học ở CLB Thăng Long 306B Kim Mã do thầy Trịnh Hồng Minh làm chủ nhiệm bạn ah! Thế còn bạn trước học ở đâu :)
  8. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    Đại học sư phạm
    Thầy Cường
    Nhưng những bài quyền mình học mới sơ khai, nhưng khác so với các lớp khác học lắm!
    Có mỗi bài khởi môn quyền là giống thôi!
    hồi ấy thầy dạy không lấy tiền, nhưng thầy phải lo kiếm sống nên ko có nhiều thời gian
    sau khi tập 4 tháng ko thầy thi mình chuyển
    hồi ấy cũng hay, tập ko có quần áo, chỉ cởi trần quần đùi, cũng gần như đóng khố, hi hi
    Thấy mẫy anh trợ giáo múa đẹp!
    Bạn có biết bài DƯỠNG TÂM ko?
  9. John_Pham

    John_Pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nhớ T. Cường cả họ tên là j ko? Mình có bít bài dưỡng tâm. Trước bạn học bài đó ah! :-/
  10. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    Ko, thích bài ấy vì nó đẹp
    một anh trợ giáo đi bài ấy nhìn mê chết đi đc
    tiếc là chưa học đc vì ko có ai dạy!
    Thầy Cường, mình ko biết rõ tên họ
    thầy là giáo viên thể dục của DH Sư Phạm
    nhà cũng ở khu tập thể Sư Phạm luôn
    Hồi trước mình học thì
    đầu tiên là học bài 4 chiêu âm dương-> khởi môn quyền--> tay quyền 1, tay quyền 2, tay đao 1, tay đao 2, tay trảo 1, tay trảo2, tay xà.....
    hơi khác với mấy bài biểu diễn ở hội thi võ thuật (nói cách khác là khác với lớp ở CUng văn hóc chỗ Thầy Hà)
    khác về bài quyền, cách luyện khí

Chia sẻ trang này