1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một ngày chủ nhật - Nguyễn Huy Tưởng

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hanoiborn, 02/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    ...tiếp
    Nguyễn Huy Tưởng đọc đi đọc lại đoạn về cô Điều và rưng rưng nước mắt. Cô chính là nhân vật đã được ông mượn tên thân mẫu để đặt cho. Mẹ ông ?" cụ Đỗ Thị Điều ?" là một bậc hiền mẫu có tiếng trong vùng! Kể từ khi xác định cho mình quyết tâm trở thành văn sĩ, ông lấy hiệu là Điều Tử ?" con của mẹ Điều ?" để phấn đấu viết sao cho xứng với mẹ hiền. Mượn tên thân mẫu đặt cho cô thôn nữ vừa đẹp nết đẹp người, ông thấy thật hài lòng. Cô Điều, ông Điều, bà Điều, những nhân vật trong truyện do chính ông tạo nên, lúc này lại như dẫn lối ông về với thú vui gia đình, với cảnh điền viên...
    Mải đọc lúc nào đã hết câu chuyện. Mắt ông dừng lại ở ba chữ nguyễn-huy-tưởng đề ở cuối sách. Tên ông ?" tác giả cuốn sách! Đơn giản thế thôi mà lúc gửi bản thảo đi in, ông đã cân nhắc mãi. Ông sẽ lấy tên gì đặt cho cuốn sách đầu tay này, và có thể, cho cả những cuốn tiếp theo nữa. Một bút danh như nhiều người vẫn làm? Ông nghĩ đến cái tên Nhạc Hoa mà ông đã từng chọn làm bút danh cho mình, bởi ông vốn thích cái vẻ điều hoà của nhạc, và muốn tôn cái tính mỹ thuật của hoa. Một cái tên cũng hay hay! Nhưng ông lại nghĩ đến mẹ cha. Cha mẹ đã sinh ra ông, đã cho ông một cái tên. Cái tên mang dòng họ Nguyễn Huy, một dòng họ lâu đời ở đất Dục Tú xứ Kinh Bắc mà ai nấy tự hào. Cái tên mà mẹ ông vẫn âu yếm gọi kèm theo tiếng ?ochú?. Cha ông mất sớm, ông lớn lên trong sự chăm sóc của mẹ hiền. Cụ thường gọi ông là chú Tưởng, và ông rất thích được nghe mẹ gọi thế. Vậy thì làm gì phải lo tên nào khác nữa! Ba chữ Nguyễn-Huy-Tưởng bỗng nhoà đi trong phút chốc rồi lại hiện ra rành rẽ khi ông định thần trở lại...
    *******
  2. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    ...tiếp
    Cách mạng tháng Tám thành công. Lúc này Nguyễn Huy Tưởng đã là một nhà văn có tên tuổi. Ông là tác giả của các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, An Tư được nhiều người biết đến, của vở kịch Vũ Như Tô được không ít người khen. Ông còn là một người ?otai mắt? trong xã hội mới, xã hội dân chủ nhân dân vừa được mở ra: một nhà cách mạng danh tiếng, một trong những nhân vật chủ chốt của Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, rồi còn nào là Tổng thư ký Ban Vận động Đời sống mới Trung ương, Tổng thư ký Đoàn báo chí Việt Nam... Thôi thì đủ việc lu bù, nhưng ông vẫn quyết dành thời gian cho sáng tác. Trên các số báo Tiên phong, cơ quan của Hội Văn hoá cứu quốc ra công khai ngay sau khi Cách mạng thành công, người ta thường xuyên thấy cái tên Nguyễn Huy Tưởng ký dưới các truyện ngắn, ký sự, đoản kịch, tùy bút, tiểu luận... Tất cả cho thấy một văn phong mới mẻ, một bút lực dồi dào. Không những thế, ông còn là tác giả của vở kịch Bắc Sơn vừa mới công diễn đã thu được tiếng vang lớn. Các báo đương thời phần lớn đều khen ngợi hết lời: ?oBắc Sơn xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay?, ?oBắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian của những kịch tuyên truyền hạng ba xu. Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới?... Còn công chúng cũng cho ông những cảm xúc thật mãn nguyện. Có lần, đi xem vở diễn, ông được nhiều phụ nữ chỉ trỏ, kháo nhau về tác giả. Lần khác, ông đi qua Việt Nam ấn thư cục, có người chỉ Nguyễn Huy Tưởng đầy kính phục. Dẫu vẫn biết sự nổi tiếng là con dao hai lưỡi, ông không khỏi thấy tự hào.
    Thế rồi, theo yêu cầu của cách mạng, ông chuyển sang làm báo Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 1-1-1946, ngày mở đầu năm dân quốc đầu tiên, ông đã được kết nạp Đảng. Với một nhà văn, nhà báo như ông, còn gì vinh dự hơn là được phục vụ tờ báo của Đảng mình. Nhưng bấy giờ, vì lợi ích của dân tộc, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút vào bí mật. Vậy nên những đảng viên như ông cũng không nên lộ diện trên mặt báo. Ông sẽ phải dùng đến bút danh!
    Vấn đề là bút danh như thế nào? Một cái tên thể hiện tính cấp tiến? Một cái tên mang tính chất đấu tranh? Một cái tên khẳng định được sức mạnh của quần chúng? Hay đơn giản chỉ là một cái tên gợi tiếng nói của cần lao? Chợt ông nhớ đến những nhân vật Hoàng Ba, cô Điều ngày nào và liên tưởng đến mẫu thân. Ông nghĩ đến đức độ của mẹ hiền mà bà con làng xóm ai nấy kính trọng. Ông nhớ đến bóng dáng tảo tần của cụ, quanh năm đi ngược về xuôi, lo toan đồng ruộng, cửi canh, cửa nhà. Ông nhớ mẹ ông hiền lắm, cả đời chẳng hề nghe tiếng cụ mắng mỏ ai bao giờ. Thế nhưng những khi ông gặp khó khăn, lúng túng trên đường đời, được cụ khuyên bảo sao mà chí lí! Những lời giản đơn mà rõ ràng, từ tốn mà thấm thía! Những lời thật khiến yên lòng! Thế là, mỗi khi viết xong một bài cho báo Đảng, ông lại xem đi xem lại. Đến khi cảm thấy mọi ý đều đã sáng tỏ cả rồi, ông mới yên tâm ký hai chữ Điều Tử dưới bài để đưa in...
    *****
  3. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    ...tiếp
    Cách mạng tháng Tám thành công. Lúc này Nguyễn Huy Tưởng đã là một nhà văn có tên tuổi. Ông là tác giả của các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, An Tư được nhiều người biết đến, của vở kịch Vũ Như Tô được không ít người khen. Ông còn là một người ?otai mắt? trong xã hội mới, xã hội dân chủ nhân dân vừa được mở ra: một nhà cách mạng danh tiếng, một trong những nhân vật chủ chốt của Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, rồi còn nào là Tổng thư ký Ban Vận động Đời sống mới Trung ương, Tổng thư ký Đoàn báo chí Việt Nam... Thôi thì đủ việc lu bù, nhưng ông vẫn quyết dành thời gian cho sáng tác. Trên các số báo Tiên phong, cơ quan của Hội Văn hoá cứu quốc ra công khai ngay sau khi Cách mạng thành công, người ta thường xuyên thấy cái tên Nguyễn Huy Tưởng ký dưới các truyện ngắn, ký sự, đoản kịch, tùy bút, tiểu luận... Tất cả cho thấy một văn phong mới mẻ, một bút lực dồi dào. Không những thế, ông còn là tác giả của vở kịch Bắc Sơn vừa mới công diễn đã thu được tiếng vang lớn. Các báo đương thời phần lớn đều khen ngợi hết lời: ?oBắc Sơn xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay?, ?oBắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian của những kịch tuyên truyền hạng ba xu. Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới?... Còn công chúng cũng cho ông những cảm xúc thật mãn nguyện. Có lần, đi xem vở diễn, ông được nhiều phụ nữ chỉ trỏ, kháo nhau về tác giả. Lần khác, ông đi qua Việt Nam ấn thư cục, có người chỉ Nguyễn Huy Tưởng đầy kính phục. Dẫu vẫn biết sự nổi tiếng là con dao hai lưỡi, ông không khỏi thấy tự hào.
  4. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    ...tiếp
    Thế rồi, theo yêu cầu của cách mạng, ông chuyển sang làm báo Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 1-1-1946, ngày mở đầu năm dân quốc đầu tiên, ông đã được kết nạp Đảng. Với một nhà văn, nhà báo như ông, còn gì vinh dự hơn là được phục vụ tờ báo của Đảng mình. Nhưng bấy giờ, vì lợi ích của dân tộc, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút vào bí mật. Vậy nên những đảng viên như ông cũng không nên lộ diện trên mặt báo. Ông sẽ phải dùng đến bút danh!
    Vấn đề là bút danh như thế nào? Một cái tên thể hiện tính cấp tiến? Một cái tên mang tính chất đấu tranh? Một cái tên khẳng định được sức mạnh của quần chúng? Hay đơn giản chỉ là một cái tên gợi tiếng nói của cần lao? Chợt ông nhớ đến những nhân vật Hoàng Ba, cô Điều ngày nào và liên tưởng đến mẫu thân. Ông nghĩ đến đức độ của mẹ hiền mà bà con làng xóm ai nấy kính trọng. Ông nhớ đến bóng dáng tảo tần của cụ, quanh năm đi ngược về xuôi, lo toan đồng ruộng, cửi canh, cửa nhà. Ông nhớ mẹ ông hiền lắm, cả đời chẳng hề nghe tiếng cụ mắng mỏ ai bao giờ. Thế nhưng những khi ông gặp khó khăn, lúng túng trên đường đời, được cụ khuyên bảo sao mà chí lí! Những lời giản đơn mà rõ ràng, từ tốn mà thấm thía! Những lời thật khiến yên lòng! Thế là, mỗi khi viết xong một bài cho báo Đảng, ông lại xem đi xem lại. Đến khi cảm thấy mọi ý đều đã sáng tỏ cả rồi, ông mới yên tâm ký hai chữ Điều Tử dưới bài để đưa in...
    ***
  5. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Những năm kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng ở Việt Bắc. Ông vẫn luôn là một cây bút sung mãn trên mặt trận văn nghệ. Ông viết bài cho các báo Văn nghệ, Cứu quốc, in sách ở Nhà xuất bản Văn nghệ... Thường thì ông vẫn giữ nguyên tên Nguyễn Huy Tưởng được cha mẹ đặt cho, nhưng đôi khi cũng dùng đến bút danh Thao Trường. Ấy là những khi ông muốn tránh tên mình xuất hiện quá nhiều trên sách báo, không có lợi cho phong trào văn nghệ nhân dân. Cái tên Thao Trường còn bộc bạch ý nguyện của ông muốn được đầu quân như một số văn nghệ sĩ khác. Nhưng nhiệm vụ đoàn thể giao cho trên mặt trận văn nghệ, ông cứ phải làm thôi.
    Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, ông bắt tay viết vở kịch Những người ở lại. Vở kịch là cả một nỗi niềm của ông nhớ về Hà Nội, về cuộc kháng chiến của thủ đô mà ông rất đỗi tự hào. Những người con Hà Nội, bất kể tầng lớp nào, đều hăng hái lao vào cuộc chiến đấu ?oquyết tử cho Tổ quốc quyết sinh?. Nhưng ông vốn am hiểu tầng lớp trí thức hơn cả, nên đã dành nhiều công sức để nói về họ, những bác sĩ Thành, chàng sinh viên Quảng, những cô cậu học sinh như Kính, Lan... Đó là những người có cuộc sống nội tâm phong phú, và cũng chính vì thế mà phức tạp, rắc rối, nhưng trong thâm tâm họ là những con người yêu nước thiết tha, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung. Họ là thế và ông chia sẻ đời sống tinh thần của họ, miễn sao nêu bật được lòng yêu nước và bước đường đến với kháng chiến của họ. Ông tưởng thế và ông viết thế. Nhưng sau khi ra đời, vở kịch đã bị không ít dị nghị. Rằng ông vuốt ve tiểu tư sản. Rằng vở kịch của ông chẳng qua chỉ là một thứ tình trường sướt mướt, lạc lõng với thời cuộc... Những dị nghị dần dần dẫn đến một sự phê bình công khai, trong các hội nghị đoàn thể cũng như trong văn nghệ. Nhưng người trách không bằng tự trách. Thật đau đớn cho ông khi ngộ ra, vở kịch mà ông tâm huyết hoá ra lại là một thứ phản tác dụng. Nếu như ông luôn tâm niệm: ?oGiúp đời, giúp cho cuộc chiến đấu, rút cục đấy vẫn là công việc chính của mọi người, của con người văn nghệ?, thì ông biết trả lời sao đây cái câu hỏi nhức nhối luôn trở đi trở lại với ông những ngày này: ?oNhững người ở lại thì nó giúp cái gì?? Nỗi bi quan đè nặng dẫn ông đến những ý nghĩ tiêu cực, khiến ông những muốn phủ định tất cả, từ tác phẩm cho đến chính bản thân mình, như người ta vẫn thường làm trong những năm tháng ấy. Ông ngao ngán lắc đầu, viết tiếp trong nhật ký: ?oTa muốn sống như một người bình thường. Ta không muốn là Nguyễn Huy Tưởng?. Đó là lần đầu tiên, nhưng may thay, cũng là lần duy nhất ông băn khoăn về sứ mệnh cầm bút của mình.
  6. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Tưởng trở mình trên giường bệnh. Những kỷ niệm vui buồn thời kháng chiến lại ùa về. Thế nào mà hồi ấy ông lại khắt khe với vở kịch của mình đến thế. Giờ đây, nghĩ lại, ông thấy cái vở Những người ở lại ấy mới thật đáng yêu. Cùng với Vũ Như Tô, nó có lẽ là tác phẩm đã cho ông có được những phút giây sáng tạo sung sướng nhất trong đời. Với ông, thế cũng là quá đủ. Còn dư luận thì biết sao cho hết được. Nhất là trong những năm kháng chiến ấu trĩ ấy!
    Từ những kỷ niệm kháng chiến, dòng ký ức lại đưa ông về với những ngày sau hoà bình lập lại. Từ bấy đến nay thế mà đã sáu năm. Tính sổ với mình, ông thấy mình cũng đã làm được một số việc. Một tiểu thuyết về cải cách ruộng đất, một tiểu thuyết khác về công cuộc xây dựng lại Điện Biên đã được in ra, một tiểu thuyết còn đang dang dở về cuộc kháng chiến của Hà Nội Liên khu Một, và một kịch bản về cùng đề tài thì đã hoàn thành. Rồi còn một loạt truyện thiếu nhi ông viết cho nhà xuất bản Kim Đồng mới thành lập nữa. Ngay trước hôm vào bệnh viện đây thôi, ông còn kịp ghé qua nhà xuất bản đưa cái bản thảo Lá cờ thêu sáu chữ vàng còn chưa ráo mực... Như thế là nhiều hay ít? Nếu tính số trang, chỉ riêng tiểu thuyết Truyện anh Lục và truyện dài Bốn năm sau cũng đã trên nghìn trang. Nếu tính ?othành tích?, Truyện anh Lục từng được giải nhì văn xuôi Giải thưởng văn học 1954-1955, Bốn năm sau từng gây xôn xao dư luận một thời... Nhưng sao lúc này, ông chẳng muốn nghĩ đến chúng nữa! Miên man ông nghĩ đến một sáng tác khác của ông, tùy bút ?oMột ngày chủ nhật?. Bài tùy bút ấy chỉ ngót nghét chục trang, thế mà đã gây cho ông không ít sóng gió. Nó được ông viết ra giữa những ngày cuối năm 1956, khi mà lòng người và tiết đông như cùng trĩu nặng trước những vấn đề trong nước và quốc tế. Sai lầm trong cải cách ruộng đất, sự yếu kém trong quản lý xã hội, những khó khăn trong đời sống nhân dân, rồi nào là cuộc biến động ở nước bạn xã hội chủ nghĩa Hungari... bấy nhiêu vấn đề đòi ông lên tiếng. Và ông đã xúc tiến bài tùy bút ?oMột ngày chủ nhật? với một tinh thần phản biện, khác hẳn lối cảm hứng thiên về ngợi ca ở những tác phẩm trước đó. Hỏi ông có sợ không ư? Sợ chứ, sợ quá đi là khác! Ông còn nhớ hồi ấy ông đã phải viết ra trong nhật ký: ?oNói những cái sai lầm, mà bút run run, rồi sẽ bị đả kích đến thế nào?? Thế nhưng ngay đấy, ông liền tự động viên mình: ?oPhải dũng cảm mà phê bình xã hội. Tự hào, phải có cái tự hào của người cầm bút?. Nghĩ thì nghĩ vậy, thế nhưng những gì diễn ra sau đó thật quá sức tưởng tượng của ông, tưởng như có lúc ông không thể chịu đựng được hơn!
    Mệt quá, Nguyễn Huy Tưởng thiếp đi. Trong cơn mơ chập chờn, ông bỗng mê thấy mẹ trong một bữa cỗ. Những ngày sau khi mổ, ông vẫn thường hay mộng mị. Nhưng đây là lần đầu tiên ông mê thấy mẹ sau hàng chục năm giời. Lại còn đám tang, những vòng hoa! Không biết là điềm gì? Hay là ông sắp đi gặp mẹ. Từ khi biết mình bị ung thư gan, Nguyễn Huy Tưởng đã biết là bệnh chết. Nhưng ông vẫn hi vọng. Lúc này, điều ông quan tâm nhất là liệu mẹ có nhận ra ông không. Ông vội vã gọi: ?oU ơi! Con là Tưởng đây. Tưởng của u đây!? Đám cỗ đông quá, mẹ ông khó mà nghe được. Trong một cố gắng để mẹ nhận ra mình, ông những muốn nói thật to, thật rõ: ?oCon đây, con đây mà, con là Điều Tử Nguyễn Huy Tưởng!?
    Ông cố với tay về phía mẹ, miệng vẫn ú ớ liên tục. Liệu mẹ có nghe thấy ông không? Ông nhẹ người khi cảm thấy mẹ mỉm cười với mình, đầu gật gật. Mệt quá, ông lại thiếp đi...
    Chị y tá đẩy cửa nhìn vào. Chị ngạc nhiên thấy ông nằm trật đầu khỏi gối như vừa có một cử động mạnh, và trên gương mặt võ vàng, miệng còn đọng nụ cười mãn nguyện...

Chia sẻ trang này