1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một ngày của Ivan Denisovich - Aleksandr Solzenisyn

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi yem_dao_lang_lo, 05/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Vẫn nhanh thoăn thoắt, Sukhov treo chiếc áo trấn thủ của anh lên xà ngang, lôi từ dưới nệm đôi bao tay, hai chiếc xà cạp cũ, một đoạn dây thừng và một miếng giẻ có hai cái giải. Anh san bằng mạt cưa trong tấm nệm (mạt cưa nặng và nhồi chật cứng) cài bốn góc chăn xuống dưới đệm, ném chiếc gối vào chỗ cũ - vẫn chân trần như thế tuột xuống dưới sàn và bắt đầu đi bốt.
    Thoạt đầu, anh quấn chân bằng đôi xà cạp mới, sau đó quấn lên trên đôi đã cũ.
    Cùng lúc đội trưởng dặng hắng, đứng dậy tuyên bố :
    - Chấm dứt ngủ đêm, đội một lẻ bốn, r-a n-g-oài!
    Lập tức toàn đội, dù có ngủ hay không, đứng bật cả dậy, ngáp ngắn ngáp dài, bước ra cửa. Đội trưởng đã ngồi tù mười chín năm, chẳng đời nào lại xua anh em ra ngoài sớm một phút trước giờ điểm danh. Anh mà đã nói ?ora ngoài?, có nghĩa đến lúc phải ra thật.
    Trong khi các phạm bước những bước nặng nề, im lặng, lần lượt nối đuôi nhau, đầu tiên ra hành lang, sau đó qua phòng ngoài rồi tiến ra thềm nhà, và khi đội trưởng đội hai mươi, bắt chước Turin, cũng hô lên ?ora- n-g-oài?, thì Sukhov đã kịp nhét hai chân quấn chặt xà cạp vào đôi ủng dạ, áo bông mặc ngoài trấn thủ và thắt thật chặt bằng một sợi dây thừng (thắt lưng da của tù nhân đã bị tịch thu - trong các trại ?ođặc biệt? họ không được phép dùng).
    Phút chót Sukhov cũng làm xong mọi việc và đuổi kịp mấy người cuối cùng trong đội mình - anh nhìn thấy lưng mang số hiệu của họ đã ở phía ngoài cửa dẫn ra thềm nhà. Khoác mọi thứ sống áo có được lên người, trông to sù, cồng kềnh, các phạm nối đuôi nhau không thẳng hàng, chẳng buồn xô đẩy nhau, nặng nề bước ra sân, chỉ nghe thấy tiếng bốt nghiến mặt đất đóng băng rào rạo.
    Trời vẫn còn tối, tuy nhiên đằng đông đã bắt đầu hửng, nhuốm một màu xanh lục. Một cơn gió nhẹ, nhưng buốt giá, từ phía đông thổi tới.
    Không gì cay nghiệt hơn những giây phút này - đứng xếp hàng chờ điểm danh buổi sáng. Trong bóng tối, trong giá buốt, với cái bụng rỗng không - cho tới suốt suốt cả ngày. Lưỡi như bị rút mất. Chẳng ai buồn nói chuyện với ai.
    Ở chỗ tù tập hợp, viên phó giám công đang ***g lộn.
    - Sao, Turin, còn phải đợi bao lâu nữa hả? Lại định câu giờ hẳn?
    Người sợ tay phó giám công này chỉ có thể là Sukhov, chứ không bao giờ là Turin. Anh ta chẳng thèm phí lời với hắn, chỉ im lặng giậm giậm gót giầy. Cả đội xếp hàng theo anh, tiếng ủng dẫm tuyết lạo xạo.
    Chắc hẳn một ki lô mỡ muối đã được đem hối lộ - bởi các đội bên cạnh đều nhìn thấy 104 vẫn xếp hàng ở chỗ mọi khi. Chỉ những đội vừa nghèo, lại vừa khù khờ, là bị đẩy đi xây dựng Khu Dịch xá. Chúa ơi, hôm nay mà phải ra ngoài đó thì đời ra bã, 27 độ dưới không kèm theo gió, không chỗ trú chân, không củi sưởi!
    Đội trưởng cần nhiều mỡ lợn muối: vừa phải hối lộ các thủ trưởng trên BKHSX, vừa phải nuôi cái bụng mình. Bản thân đội trưởng không nhận được đồ tiếp tế, nhưng thiếu mỡ muối là không được. Phạm nào trong đội nhận được tiếp tế, lập tức phải cống nộp ngay.
    Bằng không đừng hòng mà sống nổi.
  2. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Viên trưởng giám công đánh dấu trên tấm bảng nhỏ cầm tay :
    - Turin, đội của anh hôm nay có một người ốm, đi làm hai mươi ba người, có phải không?
    - Hai mươi ba người - Đội trưởng gật đầu.
    Thằng nào vắng mặt? Lại thằng Panteliev. Thằng ấy mà ốm?
    Ngay lập tức những tiếng xì xào nổi lên trong đội: Panteliev, quân chó đẻ, lại chuồn được rồi. Nó thì ốm đau gì. Bên an ninh giữ lại thì có. Lại sắp sửa tố cáo ai đó cho mà xem.
    Ban ngày họ gọi nó lên để đỡ gây ồn ào, giữ đến ba tiếng đồng hồ cũng chả sao, chẳng ai nhìn thấy, nghe thấy.
    Họ dàn xếp việc này qua danh sách của trạm xá...
    Cả sân trại đen ngòm màu áo bông của phạm. Các đội rục rịch nhích dần tới chỗ khám xét. Sukhov sực nhớ cần phải làm mới số hiệu trên áo, nên anh vội lách sang phía bên kia sân. Đã có hai ba phạm đứng xếp hàng trước mặt ông họa sĩ. Sukhov đứng vào hàng. Cái số hiệu này báo hại anh em không ít: cứ theo số hiệu giám thị có thể nhìn thấy phạm từ xa, lính canh trên chòi cao có thể ghi lại, còn để nó mờ đi hả - vào nhà đá: ai bảo không giữ gìn cẩn thận?
    Trong trại có ba họa sĩ, vừa vẽ tranh không công cho các thủ trưởng, vừa thay phiên nhau tô mới các số hiệu trên áo tù ở chỗ điểm danh. Hôm nay đến lượt ông họa sĩ già râu hoa râm. Khi ông họa sĩ tô số hiệu trên mũ tù trông chả khác gì cha cố đang xức dầu thánh lên trán con chiên. Vẽ vẽ, quệt quệt, rồi lại thổi lên đầu các ngón tay đeo găng. Găng tay đan mỏng, bàn tay ông tê dại không sao tô nổi các con số.
    Ông họa sĩ tô mới con số S-854 trên áo trấn thủ của Sukhov, và anh chẳng buồn thắt lại áo bông, bởi đội anh đã tiến gần đến chỗ kiểm soát rồi. Cầm sợi dây thừng trong tay, anh vội đuổi theo họ. Sukhov bất chợt nhìn thấy Sezar, người cùng đội, đang hút, không phải thuốc sợi, mà là thuốc điếu hẳn hoi. Có nghĩa anh có thể xin hắn mẩu thuốc. Song anh không xin thẳng, mà đứng sát ngay cạnh Sezar, quay nửa mặt về phía hắn.
    Anh ngó xéo, ra cái bộ không cần, song vẫn nhìn thấy, cứ sau mỗi lần rít vào (Sezar đang nghĩ ngợi điều gì đó nên không rít liên tục) thì cái lằn tàn đỏ lại chạy dọc theo điếu thuốc và mỗi lúc một cháy gần chiếc tẩu.
    Vừa lúc thằng Fechiukov, đồ chó hoang, quân liếm đĩa, lù lù mọc ngay trước mặt Sezar, nhìn chòng chọc vào miệng anh ta, hai mắt sáng rực.
    Sukhov không còn lấy một sợi thuốc, anh biết trước cho tới tận tối sẽ chẳng đào đâu ra và lúc này đây anh căng thẳng chờ đợi, khao khát được người ta vứt cho mẩu thuốc còn hơn được trả tự do. Nhưng anh đâu có hạ thấp mình mà nhìn chòng chọc vào miệng người ta như cái thằng Fechiukov chó má ấy.
    Sezar là người lai đủ thứ giống - chẳng thể hiểu được hắn là người Hi Lạp, Do Thái hay Sưgan. Hắn còn trẻ, ngày trước làm nghề quay phim, nhưng chưa làm được phim nào đã bị bắt vào tù. Hắn có bộ ria đen và rậm. Sở dĩ ở đây người ta không bắt cạo đi, vì trong hồ sơ của hắn, tất cả các bức ảnh đều có ria.
    - Sezar Markovich! - Không nhịn được Fechiukov nuốt nước bọt ừng ực - Cho tôi xin một hơi!
    Và mặt hắn hằn lên sự tham lam và thèm khát.
  3. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Sezar hé mắt nhìn Fechiukov, hai hàng lông mi rợp xuống đôi mắt đen. Hắn hay dùng tẩu chính vì không muốn người ta làm phiền, xin xỏ lúc mình hút thuốc. Hắn không tiếc thuốc, mà tiếc dòng suy nghĩ bị cắt ngang. Hắn hút thuốc để đánh thức trong mình ý nghĩ mạnh mẽ và giúp nó tìm kiếm cái gì đó. Nhưng cứ hễ bắt đầu hút là y như rằng hắn nhìn thấy không biết bao nhiêu cặp mắt: ?oCho xin tí mẩu thừa!?.
    Sezar quay sang Sukhov và nói :
    - Cầm lấy, Ivan Denisych!
    Ngón tay to tướng của hắn rút mẩu thuốc là từ cái tẩu ngắn bằng hổ phách.
    Sukhov giật mình (anh đã đợi để Sezar tự mời mình), vội đưa một tay đỡ lấy mẩu thuốc một cách biết ơn, tay kia đỡ phía dưới phòng nó rơi xuống đất. Anh không tự ái vì Sezar không cho mình hút mẩu thuốc thừa bằng tẩu của hắn (có người mồm sạch, có người mồm thối), và tay anh thì chai sạn tới mức có thể hút đến tận cùng mẩu thuốc cũng không sợ bị bỏng. Cái chính là anh đã phỗng tay trên của thằng mót rác Fechiukov kia và lúc này anh rít một hơi dài chút nữa bỏng cả môi. M-m-m-m! khói thuốc lan tỏa trong cái cơ thể đói khát của anh, đọng lại ở chân và đầu.
    Đúng cái lúc cảm giác đê mê lan tỏa khắp cơ thể, thì thì có tiếng ồn ào nổi lên :
    - Chúng nó tịch thu áo lót!
    Cũng như các phạm khác, cuộc sống trong tù đã tạo cho Sukhov một thói quen: phải cẩn thận, chỉ cần sơ ý một tí là chúng trấn ngay.
    Nhưng tại sao lại là áo? Chính trại trưởng đã phát cơ mà?
    Không, chắc không phải ...
    Đội của Sukhov chỉ còn cách trạm kiểm soát có hai đội, và tất cả mọi người đều nhìn thấy rõ trung úy Volkovoi - thủ trưởng bộ phận an ninh, đang từ phòng chỉ huy xuống và đang quát tháo bọn giám thị về việc gì đó. Mấy tay này lúc Bolkovoi chưa tới thì làm việc lờ phờ lắm, bây giờ thì cuống quýt nhảy xổ vào anh em như bầy thú, còn sếp của chúng thì la lên :
    - C - ở-i á-o!
    Không chỉ phạm nhân và giám thị sợ Bolkovoi, mà ngay đến trại trưởng cũng sợ hắn. Ông Trời trông mặt mà đặt tên [5], không thế Volkovoi đã không có cái nhìn của loài chó sói. Hắn người cao, tóc đen, mặt mũi cau có, thoắt ẩn, thoắt hiện. Hắn thường xuất hiện từ trong một góc trại nào đó, quát tháo: ?oTụ tập ở đây làm gì thế này??. Lúc ấy thì có mà chạy đằng trời. Trước đây hắn còn mang theo một cái roi bằng da bện, dài bằng cả cánh tay. Nghe nói, hắn đánh người ở khu trừng giới bằng cái roi ấy. Hoặc trong giờ điểm danh buổi chiều, khi phạm túm tụm ở cạnh trại, từ đằng sau hắn quất roi vào gáy người ta: ?oSao không đứng vào hàng, lũ mắc dịch??. Người bị ăn roi ôm lấy gáy, lẳng lặng chùi máu: cứ thử kêu lên xem, vào nhà đá tức thì.
    Bây giờ chẳng hiểu sao hắn không mang theo roi nữa.
    Khi trời rét quá thì cuộc khám xét buổi chiều vẫn thế, nhưng buổi sáng có đỡ ngặt hơn: tù nhân mở phanh áo trấn thủ và cứ để như thế mỗi lần có năm người bước tới cho năm tên giám thị lục soát. Chúng sờ nắn áo trấn thủ, vỗ vỗ vào túi trên đầu gối phía chân bên phải, chúng đi găng và hễ cứ sờ thấy cái gì lạ là không lôi ra ngay, mà lười biếng hỏi: ?oCái gì thế này??
  4. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Buổi sáng thì tìm thấy gì trong người tù nhân cơ chứ? Dao ư? Nhưng dao thì người ta mang vào trại, chứ mang ra làm cái gì. Buổi sáng thường chúng khám xem tù nhân có mang nhiều đồ ăn hay không, ba ki lô gam chẳng hạn, để đào tẩu. Đã có hồi người ta quá lo lắng về cái khẩu phần 200 gam bánh mì bữa trưa, nên đã ra một cái lệnh như sau: mỗi đội phải tự đóng lấy một cái hòm gỗ để gom toàn bộ khẩu phần để vào trong đó. Chẳng hiểu cái sáng kiến ấy hay ho ra làm sao, nhưng tù nhân bị hành tới số: sợ ăn lẫn phần của nhau, nên trước khi ném xuất của mình vào thùng ai cũng cắn một miếng để đánh dấu. Bánh thì miếng nào chả giống miếng nào, cùng cắt từ một cái bánh mì, ấy thế nhưng suốt dọc đường phạm ta lo lắng, khổ sở, chỉ nghĩ tới việc không biết xuất của mình có bị đánh tráo không, rồi thì cãi cọ, thậm chí thỉnh thoảng còn choảng nhau nữa. Chỉ tới lúc xảy ra việc có ba phạm trốn trại trên một chiếc xe tải, ôm luôn cả hòm bánh mì theo, khi đó các thủ trưởng mới tỉnh ra, bắt đập hết các hòm đựng bánh, thôi thì cho chúng mày tự mang lấy xuất của mình. Mọi chuyện lại y như cũ.
    Buổi sáng cần phải khám xét xem phạm có mặc giấu thường phục bên trong hay không? Khốn nỗi tất cả quần áo thường phục người ta đã tịch thu sạch từ lâu và hứa khi nào mãn hạn tù sẽ trả lại. Song ở cái trại này chưa từng một ai được mãn hạn cả.
    Rồi họ còn khám xem phạm có giấu thư từ để nhờ người ngoài gửi đi hộ hay không. Nhưng nếu ai cũng bị lục soát thư thì có đến bữa trưa cũng không xong.
    Nhưng Bolkovoi gào tìm cái gì đó và những người giám thị vội vã tháo găng, bắt phạm cởi áo trấn thủ (mà phạm cất giấu được chút hơi nóng từ phòng giam mang đi), phanh áo trong. Họ luồn tay vào bên trong, sờ nắn xem có ai mặc thêm đồ gì vi phạm quy chế hay không. Các đội truyền cho nhau lệnh của Volkovoi bắt cởi hết, chỉ giữ lại trên người áo sơ mi và áo lót. Những đội đi trước đã gặp may, một số phạm đã lọt được ra ngoài cổng, những phạm còn lại phải mở hết ra, ai mặc thêm đồ phải cởi tuốt tuột ngay ngoài trời lạnh âm 27 độ!
    Họ bắt đầu thi hành lệnh, nhưng chẳng mấy chốc cổng trại bị ùn tắc, lính canh gào lên: ?oRa đi! ra đi!?, và thay vì sự tức giận bị đổ lên đầu, đội 104 đã được hưởng ân huệ của Volkovoi: ghi tên ai mặc thêm đồ, đến tối nộp lại kèm theo bản tường trình tại sao lại giấu và giấu bằng cách nào.
    Mọi thứ trên người Sukhov đều là đồ phát cả, này, cứ việc nắn thoải mái, chả có quái gì. Nhưng họ bắt được Sezar mặc một chiếc áo sơ mi bằng vải bông, còn Buinovski một chiếc áo len đan cộc tay. Ông trung tá vào tù chưa đầy ba tháng, vẫn còn thói quen chỉ huy trên tàu, la toáng lên :
    - Các người không có quyền lột quần áo người ta giữa trời lạnh thế này! Các người không biết điều Chín trong bộ luật Hình sự!
    Họ có quyền. Họ biết luật. Chỉ có cậu, ông bạn ạ, là chưa biết đó thôi.
    - Các anh không phải người Xô Viết - Buinovski bồi thêm.
    Về luật hình sự thì Volkovoi còn khả dĩ chịu được, chứ bảo hắn không phải người Xô Viết thì hắn chịu thế nào được.
    Viên sĩ quan điên tiết, mặt xám lại như đám mây dông, hắn giật giọng :
    - Mười ngày biệt giam!
    Rồi hắn nói nhỏ hơn với trưởng giám thị :
    - Tối nay làm thủ tục.
  5. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Người ta không thích tống phạm vào nhà đá ban ngày, vì như vậy sẽ lãng phí ngày công. Cứ để cho hắn xụm lưng cả ngày, ban đêm quẳng vào xà lim cũng chưa muộn.
    Khu trừng giới ở ngay gần đấy, về phía bên trái sân trại, được xây bằng đá có hai chái. chái thứ hai mới xây xong dạo mùa thu - một chái không đủ chỗ giam phạm. Nhà giam chia thành mười tám khối, mỗi khối gồm những xà lim để nhốt riêng phạm. Tất cả các nhà khác trong trại đều làm bằng gỗ, riêng khu biệt giam được xây bằng đá.
    Cái lạnh đã ngấm vào dưới lần áo sơ mi tù, bây giờ thì không đẩy nó ra được nữa. Thật phí thời gian quấn quấn, buộc buộc. Sukhov lại thấy đau lan dọc sống lưng. Giá bây giờ được ngả lưng trên giường bệnh viện mà ngủ nhỉ. Thật chả còn muốn gì hơn. Được đắp một chiếc chăn dầy dầy vào thì còn gì bằng.
    Tù nhân đứng trước cổng cài lại sống áo, lại quấn quấn buộc buộc, còn bọn lính canh đang đợi họ ở bên ngoài thì cứ gào lên :
    - Ra mau, ra mau!
    Người kiểm soát nhân công thúc vào lưng :
    - Khẩn trương, khẩn trương!
    Toàn những cổng là cổng. Lớp cổng đầu liền sát với vành đai trại, tiếp đến lớp cổng thứ hai. Cả hai phía gần trạm gác đều có chấn song sắt.
    - Đứng lại! - Một tên lính hô to - Xếp hàng giống như đàn cừu, năm người một.
    Trời đã tang tảng. Đống lửa đằng sau trạm gác đã gần tàn. Lính canh bao giờ cũng đốt một đống lửa trước giờ điểm danh để sưởi cho ấm và cũng để lấy ánh sáng mà đếm tù.
    Một tên lính canh đếm rõ to, giọng chát chúa :
    - Một, hai, ba!..
    Mỗi nhóm gồm năm người tách ra riêng biệt, xếp hàng đi qua, cho nên nhìn họ từ phía nào, bất kể đằng trước hay đằng sau, đều thấy năm cái đầu, năm cái lưng và mười cái chân.
    Tên lính thứ hai làm nhiệm vụ kiểm soát viên, đứng bên chấn song sắt im lặng kiểm tra xem đếm có đúng không.
    Cả viên trung úy cũng đứng đó, chăm chú theo dõi.
    Đó là việc của trại.
    Đối với lính canh, tù nhân còn quý hơn vàng. Để thiếu một thằng tù ở bên kia rào thép gai, thì phải đem cái mạng của mình mà thế vào.
    Cả đội lại tập hợp một lần nữa.
    Lúc này đến lượt trung sĩ đội áp tải đếm tù :
    - Nhóm thứ nhất! nhóm hai! nhóm ba!
    Và lại một lần nữa tù nhân xếp thành từng khối năm người một như những mắt xích riêng rẽ của một sợi dây xích.
    Trợ lý đội trưởng đội cảnh giới kiểm tra phía bên kia đoàn tù.
    Thêm cả viên trung úy nữa.
    Đó là việc của đội áp tải.
    Không được nhầm lẫn. Nếu ký nhận thừa một tù, thì cũng phải lấy mạng mình mà thế vào. Lính áp tải nhan nhản. Họ bọc lấy đoàn tù theo hình vòng cung, súng tiểu liên chĩa thẳng vào mặt phạm. Rồi có cả lính dắt theo chó nghiệp vụ lông xám. Có một con nhe răng nhọn hoắt như đang chế nhạo đám tù nhân. Tất cả lính áp tải đều mặc áo da lộn ngắn, chỉ có sáu người mặc áo lông dài. Họ thay nhau mặc áo lông dài khi nào đứng canh ở trên chòi cao.
    Tù nhân lại xếp hàng lại một lần nữa và lính áp tải đếm từng nhóm năm người một.
    - Lạnh nhất bao giờ cũng là lúc rạng đông, - Ông trung tá hải quân giải thích - vì đó là điểm cuối cùng của sự mất nhiệt lượng do bức xạ xảy ra vào ban đêm.
    Ông trung tá cắt nghĩa mọi sự. Ông có thể tính được tất cả các tuần trăng - trăng non hay trăng già, trong bất cứ năm nào, ngày nào. Ông xuống mã trông thấy, song nom vẫn còn tươi tỉnh.
  6. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Băng giá cộng với gió thổi vù vù ở bên ngoài trại khiến da mặt đã chai sạn của Sukhov như có hàng ngàn mũi kim châm. Anh biết sẽ bị gió thốc vào mặt như vậy suốt trên đường đi tới công trường xây nhà máy điện, nên đã quấn kỹ mặt bằng một miếng giẻ với hai giải dài khâu hai bên. Tất cả các phạm đều thừa nhận miếng giẻ rất có ích. Sukhov quấn nó kín mặt, lên tận mắt, kéo hai giải ra đằng sau, phía dưới tai và buộc lại ở sau gáy. Rồi anh kéo vạt mũ che gáy, nâng cổ áo bông lên, kéo vạt mũ đằng trước xuống che trán. Như vậy tất cả mặt anh kín hết, chỉ còn hở mỗi đôi mắt. Anh buộc chặt ngang bụng áo bông bằng một sợi dây thừng. Thế cũng tạm ổn, chỉ có điều đôi găng tay mỏng và đã cũ, nên hai bàn tay bị lạnh cóng. Anh xoa xoa, vỗ vỗ hai bàn tay vào nhau và biết rằng chỉ lát nữa anh sẽ phải bẻ quặt chúng ra sau lưng và cứ giữ như thế suốt trên đường đi.
    Viên chỉ huy đội lính áp tải đọc ?okinh nhật tụng? chán ngấy của trại :
    - Các tù nhân chú ý! Trên đường đi phải triệt để giữ đúng hàng lối! không được giãn ra, không được chạy vượt lên, không tự động thay đổi nhóm năm người. Không được nói chuyện, ngó sang hai bên và hai tay phải để ra sau lưng! Bước sang phải hay sang trái một bước sẽ bị coi là mưu toan đào tẩu và lính áp giải sẽ nổ súng không cần báo trước! Chuẩn bị, bước đều, bước!
    Và tất nhiên dẫn đầu đoàn tù phải là hai lính áp tải. Đoàn tù chuyển động về phía trước, vai tù nghiêng ngả. Lính áp tải đi hai bên, cách đoàn tù hai chục bước hàng ngang, cách nhau một chục bước hàng dọc, súng tiểu liên sẵn sàng nhả đạn.
    Một tuần rồi tuyết không rơi, con đường bị dẫm nát, trông thật tang thương. Đoàn tù đi vòng theo trại giam, gió thổi thốc vào mặt mũi. Hai tay vòng ra sau lưng, đầu cúi xuống, trông như đoàn người đang đi đưa đám. Chẳng còn thấy gì ngoài ống chân của mấy phạm đi đầu và khoảng đất bị dẫm nát mà những bàn chân vẫn tiếp tục đạp lên. Cứ chốc một lính áp tải lại quát lên: ?oU-48! để tay sau lưng!?, ?oB - 502, đi vào hàng!?. Về sau tiếng quát thưa dần: gió quất vào mặt khiến mắt trở nên khó nhìn, hơn nữa, lính lại không được phép bịt mặt như phạm. Một công việc cũng chẳng thú vị gì...
    Khi nào trời ấm, trong đoàn tiếng nói chuyện nổi lên dù lính áp tải có quát tháo mấy cũng mặc. Nhưng hôm nay ai cũng cắm đầu bước, cố giấu mình vào lưng người đằng trước và chìm trong những ý nghĩ của mình.
    Ý nghĩ của tù nhân cũng không được tự do mà cứ quay về một chỗ: liệu chúng có sờ thấy khẩu phần bánh mì mình giấu trong đệm hay không? Tối nay liệu chúng có cho mình vào danh sách người bệnh không? Liệu ông trung tá có bị tống vào nhà đá không? Sezar lấy đâu ra chiếc sơ mi ấm đó? Chắc lại đổi chác đồ của mình lấy nó ở nhà kho, chứ còn ở đâu ra nữa?
  7. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay Sukhov vẫn thấy đói, có lẽ vì anh ăn sáng không có bánh mì, và ăn toàn đồ lạnh chăng. Và để cái bụng khỏi rên rỉ đòi ăn, anh thôi không nghĩ tới trại giam nữa, mà nghĩ tới bức thư sắp tới sẽ gửi về nhà.
    Đoàn người đi qua xưởng làm đồ mộc do tù nhân dựng lên, qua khu nhà ở (cũng do tù nhân xây dựng, song lại dành cho người tự do ở), qua câu lạc bộ mới (cũng do tù làm hết, từ đổ móng đến trang trí trên tường, nhưng phim chiếu lại để cho người tự do xem), bước ra ngoài thảo nguyên, đối diện với gió và bình minh mỗi lúc một đỏ rực. Cả một vùng tuyết trắng mênh mông, trơ trọi, không có lấy một cái cây.
    Một năm mới bắt đầu, năm năm mốt, và ở năm này Sukhov được phép viết hai thư. Bức cuối cùng anh gửi vào tháng bảy, nhưng thư trả lời mới nhận được hồi tháng mười vừa rồi. Còn trại Ust-Izma, nơi anh bị giam trước đây, lại có quy chế khác, nếu muốn, mỗi tháng có thể viết một lần. Nhưng có quái gì để mà viết cơ chứ? Khi đó Sukhov cũng không viết thường xuyên hơn bây giờ.
    Anh rời nhà vào ngày hai mươi ba tháng sáu năm bốn mươi mốt. Vào một sáng chủ nhật, mọi người đi lễ nhà thờ ở Polomi về thông báo rằng chiến tranh đã nổ ra rồi. Ở Polomi mọi người biết tin qua bưu điện, chứ ở làng Temgenuva của anh, trước chiến tranh, chả ai có lấy nổi một chiếc máy thu thanh. Bây giờ người ta viết thư khoe rằng hiện nhà nào cũng có một cái radio galen quấn dây.
    Viết thư lúc này chẳng khác gì ném sỏi xuống cái hố sâu không đáy. Sỏi rơi mất tăm, không một tiếng động vẳng lại. Chả ai đi kể mình làm ở đội nào, tay đội trưởng Andrei Prokofiev Turin là người ra làm sao. Bây giờ với tay Kildigs người Latvi xem ra mình còn chia xẻ nhiều hơn là với người nhà.
    Vả lại người nhà anh cũng chỉ viết thư hai lần trong năm. Cuộc sống của họ mình cũng chẳng thể hiểu nổi. Nghe bảo chỗ họ mỗi năm lại thay chủ tịch nông trang mới, cấm ông nào trụ được lấy hơn năm. Nông trang đã được sát nhập rồi. Thì trước đây nó cũng đã từng được hợp nhất, sau lại tách ra, có gì là mới đâu. Lại thấy bảo ai không đạt định mức đề ra, thì phải cắt đất vườn có đến một phần tư, nhiều người bị cắt tới sát nhà. Có hồi vợ anh còn kể rằng người ta đề ra luật, người nào không làm đủ định mức sẽ bị xét xử và bị đi tù. Nhưng cái luật này sau cũng bị bãi bỏ.
    Có một điều Sukhov không làm sao hiểu nổi, vợ anh viết rằng, ngay sau chiến tranh cấm có lấy một mống nào trở về nông trang: lớp trẻ, tất cả mọi đứa, đều tìm cách nhảy ra ngoài tỉnh hết, vào làm trong nhà máy hay trong các mỏ than bùn. Nửa số đàn ông đã không quay về sau chiến tranh, mà có ai quay được về, thì cũng không làm ở nông trang nữa: họ sống ở nhà, song kiếm tiền ở nơi khác. Đàn ông trong nông trang còn lại mỗi đội trưởng Zakhar Vasilich Tikhon - lão thợ mộc già năm nay đã tám mươi tư, vừa lấy vợ và đã có con rồi. Mọi công việc nông trang do một tay các bà đảm đương, những người buộc phải gánh vác công việc từ hồi những năm ba mươi. Họ mà đổ thì nông trang cũng chết.
    Đấy, cái điều mà Sukhov không sao hiểu nổi là tại sao sống ở quê mình mà lại đi làm ở chốn khác. Anh cũng đã từng thấy sự thể ra sao cả trong nông trại tư nhân, lẫn nông trang tập thể, song việc đàn ông không làm việc tại làng xã mình, thì anh chịu không hiểu được. Hay là họ làm thêm các nghề khác? Vậy việc phạng cỏ thì làm thế nào?
  8. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Trong thư vợ anh viết rằng các nghề phụ đã bị bỏ từ lâu rồi. Người ta thôi không làm mộc, một nghề mà nhờ nó làng anh một thời nổi tiếng, không đan giỏ bằng nhành miên liễu. Bây giờ chả ai người ta thèm làm mấy thứ đó. Bây giờ có một nghề mới, nhẹ nhàng, vui vẻ - nghề vẽ thảm. Chả biết có một người nào đó từ chiến trường mang về một cái khuôn, thế là từ đó ngày càng nhiều người học làm cái nghề này. Việc nông trang họ chẳng màng đến, cả năm độc có một tháng là họ ra đồng gặt lúa và phạng cỏ, còn mười một tháng nông trang cấp giấy giấy chứng nhận nông trang viên này nọ được nghỉ để làm việc riêng, thuế má đã nộp đầy đủ. Và rồi họ đi khắp nước, thậm chí còn đi cả máy bay để tiết kiệm thời gian, còn tiền thì kiếm được hàng nghìn rúp, thảm vẽ khắp mọi xó xỉnh: cứ năm mươi rúp một tấm thảm vẽ trên vải trải giường cũ, bất cứ loại nào người ta cũng không thấy xót ruột bỏ ra để thuê vẽ. Mà vẽ kiểu thảm này chỉ chừng một tiếng đồng hồ là xong, không hơn. Trong thâm tâm vợ anh rất hi vọng khi nào Ivan trở về anh chẳng cần phải làm ở nông trang làm gì cho nhọc xác, cứ học lấy cái nghề này. Lúc đó gia đình anh sẽ thoát khỏi cảnh nghèo mà hiện vợ anh đang phải vật lộn, con cái thì cho đi học kỹ thuật, dỡ cái nhà nát hiện nay, dựng cái mới. Cánh thợ vẽ thảm đều đã làm được nhà mới, mà nhà ở gần đường xe lửa bây giờ là hai mươi nhăm nghìn rúp, chứ chẳng phải năm nghìn rúp như ngày xưa đâu nhé.
    Sukhov còn lâu mới hết hạn tù - đông này qua đông khác, hè nọ sang hè kia, nhưng những tấm thảm đó vẫn làm anh mệt óc không ít. Một công việc thật thích hợp với anh, nếu như anh mang án và mất quyền công dân, chẳng đâu người ta nhận, mà cũng không được phép về lại làng nữa. Khi ấy anh viết thư hỏi vợ, liệu anh có thể trở thành thợ vẽ thảm được không, khi chẳng có lấy một tí khiếu vẽ nào? Mà thảm ấy là loại gì mà xôm vậy, vẽ bằng gì và vẽ cái gì trên đó? Vợ anh trả lời rằng chỉ có những thằng đần thối mới không vẽ được thôi: chỉ việc đặt khuôn lên vải, rồi lấy bút lông chấm chấm sơn vào những cái lỗ nhỏ trên đó. Thảm có ba loại. Loại thứ nhất là loại ?oTam mã? - vẽ một cỗ xe đẹp ba ngựa kéo, cầm cương là một sĩ quan kị mã. Loại thứ hai vẽ tranh con hươu. Loại ba - mô phỏng thảm Ba Tư. Chả còn loại nào khác, nhưng thế cũng đủ làm thiên hạ lóa mắt, tranh cướp nhau, làm không kịp bán. Là bởi vì thảm thật không phải năm mươi, mà hàng nghìn rúp.
    Sukhov ước giá được nhìn qua mấy bức thảm đó...
    Thời gian ở tù Sukhov đã đánh mất thói quen lo lắng, sắp đặt công việc cho ngày mai, cho năm sau và nghĩ cách kiếm tiền để nuôi gia đình. Tất cả mọi việc đã có mấy ông cấp trên nghĩ hộ anh, xem ra thì nhẹ cho mình thật đấy, nhưng lúc ra tù thì làm sao đây?...
    Từ những câu chuyện của cánh lái xe và lái máy xúc - dân tự do, Sukhov biết rằng lối đi thẳng đã bị chặn lại, nhưng con người không chịu bó tay: họ đi đường vòng và bằng cách đó họ vẫn sống.
    Giá ở ngoài ấy thì Sukhov cũng có thể thử cách đi vòng này: kiếm tiền ngon lành, lại chắc ăn. Thua kém những người cùng làng kể cũng xấu hổ thật... song, trong thâm tâm Sukhov không thấy khoái ba cái vụ thảm thiếc này cho lắm. Muốn làm phải mặt dày mày dạn, phải lo lót đủ kiểu, phải láu tôm láu cá và chạy chọt công an. Sukhov sống ở trên đời đã bốn mươi năm, đã mất nửa hàm răng và đầu bắt đầu hói, anh chưa bao giờ hối lộ và chưa từng nhận hối lộ của ai, bao nhiêu năm trong trại anh cũng không học được cái trò đó.
    Đồng tiền kiếm được dễ dàng nào có ra cái gì, nó đâu cho mình cái cảm giác làm ra được. Các cụ nói chí lý thật: cái gì không phải trả giá, cái đó không giữ được bền. Chân tay Sukhov còn khoẻ, chẳng lẽ khi nào về nhà anh lại không kiếm được một công việc đàng hoàng hay sao. Làm bếp lò chẳng hạn, hay quay lại nghề thợ nề, hay hàn nồi hàn xoong gì đó.
    Nhưng liệu mình có được thả đúng thời hạn không? Liệu có bị ấn thêm chục năm nữa hay không? Với lại được thả ra rồi mà vẫn bị tước quyền công dân, không được sống trong làng, xin việc đâu cũng không được nhận, thì lại đến phải làm ba cái đồ thảm rởm đó mất thôi...
    Đoàn người đã tới nơi và dừng lại trước trạm gác của một công trường rộng lớn đang xây cất. Trước đó, từ một góc công trường, hai lính áp tải mặc áo khoác ngắn da lộn đã tách ra, đi tới chòi gác ở phía xa. Đám tù chưa được phép vào phía trong, chừng nào lính canh chưa lên được hết các chòi gác. Viên sĩ quan phụ trách, vai đeo tiểu liên đi tới trạm gác. Từ trong ống khói lò sưởi của trạm gác, khói vẫn cuồn cuộn bốc lên: lính gác công trường cả đêm ngồi trong đó canh chừng ván và xi măng khỏi bị mất cắp.
    Một mặt trời to tướng, đỏ ối, như được bọc trong sương mù, chiếu ánh sáng xuyên qua những hàng dây thép gai trên cổng, trải khắp công trường, tới tận hàng rào dây thép gai phía xa. Đứng cạnh Sukhov là anh chàng Tẩy lễ Aliosa nụ cười rạng rỡ trên môi, đang nhìn mặt trời và lấy làm sung sướng lắm. Hai má hắn hóp lại, sống chỉ nhờ vào khẩu phần hàng ngày, chả kiếm chác được gì thêm, không hiểu hắn sung sướng cái nỗi gì nhỉ? Vào các ngày chủ nhật, tối ngày hắn thì thầm chuyện trò với mấy tín đồ Tẩy lễ khác, đời sống trong trại chả làm cho họ bận tâm, chẳng khác gì nước đổ đầu vịt. Đã hai mươi nhăm năm nay người ta quần thảo họ vì cái đạo Tẩy lễ ấy, chẳng lẽ người ta lại tin rằng đám người này vì thế mà bỏ đạo của mình?
  9. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Miếng giẻ quấn mặt Sukhov đã ướt hết cả vì hơi thở của anh trên đường đi và nhiều chỗ đã đóng băng cứng lại. Sukhov cởi nó ra khỏi mặt, tụt xuống cổ và đứng quay lưng lại hướng gió. Trên người anh không có chỗ nào băng giá có thể xuyên vào được, chỉ có hai tay bị tê cóng vì đôi găng mỏng quá, mấy ngón chân thì cứng lại, vì bên ủng trái có một cái lỗ bị cháy lúc sấy, hôm nào phải khâu lại mới được. Thắt lưng và cả vùng lưng đau nhức, lan đến tận vai, làm việc như thế nào đây? Anh nhìn quanh, chợt thấy bóng đội trưởng đứng ở hàng cuối. Hắn có đôi vai vạm vỡ và khuôn mặt to lớn. Hắn đứng đó, mặt mũi xầm xì. Hắn rất ghét những trò tếu táo, nghịch ngợm trong đội của mình, song được cái hắn nuôi anh em khá, lúc nào cũng tìm mọi cách lo cho anh em khẩu phần dồi dào. Hắn bị kéo dài thêm một hạn tù nữa, con đẻ của GULAG, đời sống trong trại hắn thuộc như lòng bàn tay.
    Trong trại nào cũng thế, đội trưởng là tất cả: gặp được tay đôi trưởng khá, anh như được tái sinh lần nữa, còn gặp phải thẳng tồi, đời anh coi như tàn. Sukhov quen Turin từ thời còn ở Ust-Izma, có điều hai người không ở cùng một đội. Sau này các tù nhân bị kết án theo Điều 58 [6], bị chuyển từ trại thường ở Ust-Izma sang trại khổ sai thì Turin đã chọn Sukhov vào đội của mình. Sukhov chẳng bao giờ tiếp xúc với trại trưởng, hay BCHSX, với các giám công hay các kỹ sư, đã có Turin lo cho tất cả, hắn chạy như con thoi. Nhưng mà liệu đấy, hắn chỉ cần nhướng lông mày, hay chỉ ngón tay là phải chạy ngay đi mà làm. Có thể lừa bất cứ ai trong trại, nhưng chớ có lừa Turin. Có thế mới sống được.
    Sukhov những muốn hỏi Turin xem có làm việc ở chỗ hôm qua không, hay chuyển sang chỗ khác, song anh không dám cắt ngang dòng suy nghĩ quan trọng của hắn. Hắn chỉ vừa mới tháo gỡ được gánh nặng của cái Khu dịch xã trên vai, giờ chắc đang tính kế làm sao giành được khẩu phần khơ khớ đây. Xuất ăn của anh em trong đội năm ngày tới phụ thuộc cả vào việc này.
    Mặt đội trưởng chằng chịt vết rỗ hoa, hậu quả của bệnh đậu mùa. Hắn đứng trực diện với hướng gió, vậy mà cấm thấy nhăn nhó, da mặt hắn cứng như vỏ cây sồi.
    Các phạm đứng túm tụm, đập hai tay vào nhau, dậm dậm chân trên tuyết cho ấm người. Gió ác nghiệt - như thể cả bốn phương tám hướng đều có thần gió thổi tới. Người ta vẫn chưa cho tù vào bên trong. Để nâng cao cảnh giác, phải ******** làm tội họ tới số.
    Cuối cùng thì viên sĩ quan phụ trách cùng với tay cán bộ kiểm tra cũng bước ra khỏi trạm gác, họ đứng mỗi người một bên và mở cổng.
    - Tập họp theo nhóm năm người! Một! Hai!
    Đoàn tù bước như đi diễu hành, có điều chân bước không được đều lắm. Một khi vào được bên trong công trường rồi, thì chẳng cần phải bảo, ai nấy đều biết việc của mình.
    Qua khỏi trạm gác một chút là đến văn phòng. Tay giám công đang đứng cạnh đó, cất tiếng gọi các đội trưởng tới. Mà cũng chẳng cần phải gọi, tự họ phải chạy đến hắn. Cả Der - một trong mấy thằng quản công lấy từ đám tù nhân lên - cũng chạy đến. Đó là một thẳng đại khốn nạn, cùng bạn tù với nhau mà nó đối xử với anh em còn tệ hơn chó.
    Tám giờ năm phút (cái máy hơi nước dùng để phát điện vừa mới huýt lên một tiếng), các sếp cuống cả lên, sợ tù nhân lãng phí thời gian, lại rúc vào lều tạm nào đó để sưởi. Nhưng tù nhân có cả một ngày dài, họ có đủ thời giờ làm mọi việc. Vừa mới tới chỗ làm, lập tức họ cúi xuống nhặt nhạnh các mẩu gỗ, que củi, tất cả những gì dùng được cho cái lò sưởi ở trại nhà.
    Turin ra lệnh cho tay phụ tá Pavlo đi theo mình lên văn phòng. Sezar cũng được gọi theo. Sezar giàu có, tháng hai lần nhận được đồ tiếp tế. Hắn đút cho tất cả những ai cần phải đút lót, nên được phân công làm việc nhẹ trong văn phòng, giúp việc cho người phụ trách bộ phận chỉ tiêu.
    Những phạm còn lại của đội 104 tản nhanh về một phía.
  10. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Mặt trời đỏ ối bọc trong sương mù lên cao trên công trường hoang vắng, những tấm ván của các ngôi nhà lắp ghép phủ đầy tuyết, một mảng tường móng bằng đá xây bỏ dở, ở đó cần lái của một chiếc máy xúc bị gãy, cái gầu xúc, những phế liệu sắt thép, nằm lăn lóc, nào rãnh, nào mương, nào hố đào dở bừa bãi. Các xưởng sửa chữa máy móc, xe cộ đã làm xong, trừ phần mái. Nhà máy điện ở trên một khu đồi cao đang bắt đầu xây lên tầng thứ hai, cũng không mái.
    Mọi người đều đã tản đi hết, ngoại trừ sáu người lính trên các tháp canh và những người bận rộn ra vào văn phòng. Đó chính là thời điểm cánh tù được hưởng chút thời gian cho mình! Nghe nói, tay đốc công đã bao lần dọa sẽ phát mệnh lệnh phân phối công việc cho các đội từ chiều hôm trước. Song điều đó mãi vẫn chưa làm được, bởi vì từ chiều hôm trước cho tới sáng hôm sau mọi thứ ở chỗ họ cứ lộn tùng phèo cả lên.
    Thế cho nên ta được hưởng giây phút này, nó là thời gian của ta! Trong khi các sếp còn bận rộn tính toán công việc, thì hãy chen vào những chỗ có thể sưởi ấm hơn, hãy ngồi xuống, ngồi xuống mà nghỉ trước khi làm quần quật gẫy cả lưng. Nếu mà được ngồi cạnh lò sưởi thì chả còn gì bằng - có thể tháo vải quấn chân hơ lên lửa một chút, như thế suốt cả ngày chân sẽ được giữ ấm. Mà không được gần lò sưởi, vẫn cứ tốt chán.
    Đội 104 đi vào gian nhà lớn của xưởng sửa chữa xe đã được lắp các cửa kính từ mùa thu và đội 38 đang đổ các khối xi măng. Một số khối xi măng còn trong khuôn nằm ngổn ngang, một số đã được dựng lên, ở đó cốt thép làm từ những tấm lưới. Mái thì cao, sàn thì vẫn là nền đất, nên ở đó chẳng bao giờ thực sự ấm cả, có điều người ta đốt lò cho gian nhà này và không hề hà tiện than, chẳng phải để sưởi ấm cho đám tù, mà để cho các khối bê tông chóng khô. Trong nhà còn treo cả hàn thử biểu nữa. Vào các ngày chủ nhật tù nhân vì lý do gì đó mà không phải làm việc, thì có một công nhân tự do [7] vẫn đốt lò và canh ở đó lo cho lửa cháy đều.
    Tất nhiên, đám phạm trong đội 38 ôm chịt lấy cái lò, hơ hơ, sấy sấy và không cho người ngoài đội tiến lại gần. Đếch cần, bọn ta ngồi vào góc này vậy, ấm chán.
    Sukhov đặt đít quần bông đã ngồi lê la khắp chốn lên cái khuôn bằng gỗ, lưng dựa vào tường. Khi anh cúi xuống, cái áo bông mặc ngoài và áo trấn thủ bị kéo căng ra, anh cảm thấy phía ngực trái, gần tim, có cái gì đó cưng cứng cộm lên. Thì ra là khúc bánh mì, nửa xuất ăn sáng mà anh giấu vào cái túi khâu trong áo, để dành cho bữa trưa. Bao giờ anh cũng mang theo ngần ấy và không khi nào đụng tới trước bữa trưa. Nhưng những lần ấy anh đều ăn một nửa xuất vào bữa sáng, còn sáng nay anh không kịp ăn. Và Sukhov hiểu rằng anh chẳng thể để dành được lâu hơn, anh phải ăn ngay ở chỗ ấm áp này, từ giờ tới bữa trưa còn những năm tiếng, chịu sao thấu.
    Cái nhức nhối trên lưng anh giờ chuyển xuống hai chân, khiến chúng rệu rã, mỏi nhừ. Ước gì đến được gần cái lò!..

Chia sẻ trang này