1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một nhận xét và so sánh khá hay giữa Trịnh Công Sơn, Phạm Duy và Văn Cao

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Voldo, 28/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Một nhận xét và so sánh khá hay giữa Trịnh Công Sơn, Phạm Duy và Văn Cao

    Nền tân nhạc Việt Nam thường được coi là ?ochính thức? khai sinh khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên đi khắp nước diễn thuyết và trình bày những ca khúc của ông vào năm 1938, tuy rằng nhiều nhạc sĩ đã bắt đầu viết ca khúc theo thang âm Âu châu vài năm trước đó, nhưng chưa có cơ hội phổ biến. Vậy cứ cho rằng tân nhạc có một lịch sử khoảng 70 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ba nhạc sĩ thường được coi là nổi bật nhất là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

    Theo thiển ý, chỗ đứng của Văn Cao không vững vàng bên cạnh hai người kia. Tuy ông là người đa tài, tiềm năng của ông đã không được thể hiện xứng đáng vì những hoàn cảnh lịch sử, chính trị. Những tác phẩm của ông làm thời trẻ còn quá cổ điển, quá Âu tây (dù đã dùng ngũ cung Việt Nam trong bài Thiên thai), chưa phát huy đến nơi đến chốn tính thẩm mỹ Việt Nam, chưa độc sáng và thoát ra khỏi cái khuôn mẫu ?odĩ Âu vi trung?. Lê Thương mới thực sự là nhạc sĩ đáng kể với những đóng góp vô cùng quan trọng và giàu tính dân tộc qua ba bản Hòn Vọng Phu.

    Nhưng Lê Thương hơi kém về lượng. Trịnh Công Sơn mới chính là đối thủ của Phạm Duy về số lượng và tính cách độc sáng. Nếu Phạm Duy là người đã đem dân ca VN vào nhạc, thì Trịnh Công Sơn là người đã đem hồn thơ, và quan trọng hơn, đem những suy tư của người Việt trẻ đô thị, vào nhạc. Mỗi nhạc sĩ đã sản xuất trên dưới một ngàn tác phẩm.

    Trong nghệ thuật, cũng như trong khoa học, số lượng không phải là điều quan trọng, mà quan trọng là sự đặc sắc và khai phá. Có những người có thể viết cả ngàn bài thơ, bản nhạc, mà thế giới không biết họ là ai và cũng không cần biết, vì những thơ nhạc đó chỉ là rập theo khuôn mẫu của kẻ khác. Có những người (như Lê Thương trong tân nhạc hay Mendel trong khoa học) chỉ có vài ba bản nhạc hay một khám phá mà đủ để có chỗ đứng trong lịch sử. Nhưng những nghệ sĩ lớn thường có số lượng đồ sộ, vì nghệ thuật là cả cuộc đời của họ, và họ không thể ngừng sáng tác. Và do đó Trịnh Công Sơn và Phạm Duy là hai cột trụ của tân nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20.

    Tính cách của hai nhạc sĩ này hoàn toàn khác nhau. Trong khi Trịnh Công Sơn tập trung vào một phong cách riêng, với những giai điệu dựa trên âm giai E minor đặc thù của chiếc tây ban cầm, kể lể suy tư suốt mấy trăm tác phẩm, thì Phạm Duy, trái lại, như một con **** bay từ vườn này sang vườn khác. Trịnh Công Sơn tinh khiết, Phạm Duy xác thịt. Trịnh Công Sơn là mặt trăng, Phạm Duy là mặt trời. Trịnh Công Sơn trừu tượng, Phạm Duy cụ thể. Trịnh Công Sơn đơn điệu đơn sắc, Phạm Duy đa điệu đa sắc đến cùng cực. Trịnh Công Sơn có chỗ đứng vững chắc, Phạm Duy luôn luôn đi trong cuộc hành trình. Không có đề tài nào mà Phạm Duy không thí nghiệm, từ cái dơ dáy của Tục Ca tới cái hồn nhiên của Bé Ca và cái cao siêu của Ðạo Ca, thuần khiết của Thiền Ca. Phạm Duy như một đứa trẻ năm tuổi, chạy chơi tung tăng trong vườn hoa của cuộc đời và của nghệ thuật, khi thì bắt ****, khi thì vọc bùn, hoàn toàn không cần biết cha mẹ răn đe la mắng, cứ thích gì là làm nấy. Và may mắn cho chúng ta, một trong những cái Phạm Duy thích làm là... viết ca khúc!

    Nhưng điều đáng buồn là, trong khi Trịnh Công Sơn được chính thức vinh danh, nhạc của ông được phê bình, bàn luận, in và phổ biến, thì nhạc Phạm Duy bị cấm đoán, không ai được nói tới trong nước. Dĩ nhiên, một số ca khúc Phạm Duy vẫn được hát trong các phòng trà, phòng khách. Nhưng khi sự lưu hành hoàn toàn dựa vào thị hiếu của công chúng như vậy, mà không có sự phê bình bàn luận chuyên nghiệp hỗ trợ, thì không thể bảo đảm rằng những tác phẩm giàu nghệ thuật nhất, trong sự nghiệp âm nhạc đồ sộ và đa dạng của ông, có cơ hội được sống.

    (Phạm Quang Tuấn)
  2. skykiller

    skykiller Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Voldo và Phạm Quang Tuấn đều là đồ đệ của đạo Phạm
  3. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân tôi cho là Văn Cao xuất sắc hơn TCS dù số lượng tác phẩm của ông không thật nhiều.
  4. aquarius1902

    aquarius1902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    4.472
    Đã được thích:
    0
    - Nói hẳn Trịnh là khắc tinh của Phạm đi cho vui vẻ!
    - Liệu đã vào bùn nhơ thì có xứng lên ngồi chỗ Cao Đạo được không?
    - Ai dám nói Trịnh được chính thức Vinh Danh nhạc? (cho dù 1000 lần Trịnh xứng đáng), có giải thưởng nào của nhà nước không? danh hiệu nhạc sỹ có phải do nhà nước công nhận không?
    - ...........
    -------------------
    - Như vậy, bài viết trên này (tất nhiên cũng có ý) nhưng cũng có kém ngu so với Nguyễn Lưu không? Những câu từ cũng dung tục, bẩn thỉu thế này mà dùng để phê bình nghệ thuật à?
    - Các bác yêu Phạm thân mến, tôi không muốn cãi nhau vì chuyện này, tôi cũng chỉ muốn các bạn thể hiện tình yêu một cách có lý trí hơn một tí. Tôi không quá ghét Phạm như nhiều người (vì thỉnh thoảng vẫn nghe), nhưng chính các bác làm cho tôi càng thấy phản cảm với lão này.
    -------------------
    - Cũng xin không bàn luận về Văn Cao, vì những sáng tác sau này của ông mang màu sắc chính trị quá đậm nét, vì chính Cách Mạng đã thay đổi toàn bộ con người ông (với Trịnh thì luôn là tình yêu đôi lứa và buồn vui đau khổ theo nỗi lòng người dân - là ảnh hưởng gián tiếp) chứ trước đấy VC cũng chỉ là một tài năng ngắc ngoải trong vũng nhạc vàng...

    Được aquarius1902 sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 28/03/2006
  5. thahuong13281

    thahuong13281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Hai chú em Voldo và aquarius1902 cùng nắm tay nhau dung dăng dung dẻ hát Ngụ ngôn mùa xuân đi nào...
    Gửi em aquarius1902: Ai tiêm vào đầu em cái ý nghĩ Văn Cao là tài năng ngắc ngoải trong vũng nhạc vàng thế, hay là em đang phê "bình nghệ thuật ?"...ha...ha...
  6. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Phạm Quang Tuấn là ai thế ?
  7. lilacwine

    lilacwine Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuanpham.org/
  8. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Chú này nói ngang phè!
    1.Xin chỉ giáo hộ Trịnh và Phạm khắc tinh nhau ở cái chỗ nào?
    2.Một điều rõ như ban ngày là nhạc Trịnh được phép phổ biến rộng rãi hơn rất nhiều so với nhạc Phạm. NS Phạm Duy chính thức được nhà nước cho phổ biến bao nhiêu bài so với tài sản âm nhạc đồ sộ của ông? Trong khi đó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được nhà nước cho phổ biến gần như tất cả.
    3.Xin chú chỉ ra những lỗi "dung tục và bẩn thỉu" trong bài viết trên? Còn với bài viết của NL, anh sẽ chỉ ra những sự dung tục và bẩn thỉu, dễ lắm.
    Hơn nữa chú nên nhớ: Bài của Nguyễn Lưu đươc ĐĂNG BÁO (Với những lỗi sai ngớ ngẩn và ngu dốt về kiến thức cũng như sự bịa đặt dối trá), trong khi bài viết trên là bài bình luận trên trang web mang tính tư nhân. Chú thấy sự khác nhau chửa?
    Còn sự dối trá của Nguyễn Lưu thì đây này!!!
    Phản hồi xung quanh bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
    22:03:31, 19/03/2006

    Sau khi Báo Thanh Niên đăng lại bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy trên Báo Đầu tư và bài phản hồi của Công ty văn hóa Phương Nam, chúng tôi đã nhận được Công văn số 26/VP của Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới (thuộc Bộ GD-ĐT) được ký bởi ông Đỗ Quốc Anh - Tổng biên tập, gửi Vụ Báo chí Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư, Cục Báo chí Bộ VHTT, Ban biên tập Báo Thanh Niên, Ban biên tập Báo Đầu tư. Chúng tôi xin đăng toàn văn công văn này trên tinh thần tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp.
    Trong bài báo Không thể tung hô của tác giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13.3.2006 và được Báo Thanh Niên đăng lại trên số báo ngày 18.3.2006 có đoạn viết: "Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày trở về (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế Giới Mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu "sặc mùi" hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".
    Về nội dung đoạn viết này, Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới xin có ý kiến như sau:
    Tạp chí Thế Giới Mới không đăng một bài báo nào về nhạc sĩ Phạm Duy có nội dung như đã nêu trong bài báo Không thể tung hô đăng trên Báo Đầu tư.
    Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới xin báo cáo để Vụ Báo chí Ban Tư tưởng-Văn hóa T.Ư và Cục Báo chí Bộ Văn hóa - Thông tin biết và kính đề nghị Ban biên tập Báo Thanh Niên và Ban biên tập Báo Đầu tư cho thông tin lại trên Báo Thanh Niên và Báo Đầu tư để bạn đọc biết nội dung liên quan đến Tạp chí Thế Giới Mới trong đoạn viết nêu trên là không đúng sự thật.[/size=3]
    Tiếp tục phản hồi xung quanh bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
    23:10:35, 20/03/2006

    Ngày 20/3, nhà văn Chu Lai đã gọi điện đến Báo Thanh Niên phản hồi về một chi tiết liên quan đến ông trong bài viết của Nguyễn Lưu về nhạc sĩ Phạm Duy trên Báo Đầu Tư (Báo Thanh Niên đăng lại ngày 18/3). Nhà văn Chu Lai khẳng định ý kiến bình luận về Phạm Duy mà tác giả Nguyễn Lưu trích dẫn không phải là phát ngôn của ông.

  9. aquarius1902

    aquarius1902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    4.472
    Đã được thích:
    0
    - Vâng thì dung dăng dung dẻ, nào thì ngụ ngôn mùa xuân ...
    - Khốn nạn là "em" tự tiêm vào đầu mình tư tưởng ấy "chị" ạ.
    Tất nhiên ở đây Aqua không có ý chê cụ, đến PD còn có nhiều nhiều người yêu, huống là cụ, không thể có ai và không thể nào phủ nhận giá trị nghệ thuật của những Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ, Bến Xuân,... vì thế Aqua cũng nói cụ là "tài năng". Nhưng ở trong lớp nhạc sỹ cùng thời với cụ, đã có rất nhiều người làm trước cụ là bỏ một cõi mộng mơ hư ảo của riêng mình để nói lên nỗi thống khổ của đồng bào, kêu gọi, dự báo cũng như hòa cùng dòng thác đấu tranh đòi độc lập. Aqua tạm gọi đấy là sự "chậm chân", một chút thôi, nhưng điều đó chỉ toát lên trong cụ mà một tâm hồn thơ trẻ vô tư phần nào yếu đuối một cách đáng yêu... Chả thế mà chiến tranh khi đã biết trước kết cục, cụ cũng như bao nhạc sỹ khác (trừ PD) cùng cất lên những tiếng ca vui sướng như "Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên...", cũng là sự vui sướng, những vẫn là một sự thể hiện nhẹ nhàng vốn có chứ ít khi mạnh mẽ như "trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp lưỡi lê sáng ngời..", hay như các nhạc sỹ khác luôn bừng bừng khí thế xây dựng lại quê hương kiểu như "..phá biên thùy mở rộng đường thêm dựng nước bình yên..."....
    Thôi, "em" chỉ dám giải thích một phần nào đó để "chị" hiểu ý của em , vì ở đây cũng toàn các anh chị uyên thâm về nhạc sử hay phê bình âm nhạc,ai cũng biết những giá trị cố hữu của nhạc tiền chiến, những khắc khoải vô vọng của nó trong hoàn cảnh nước nhà nô lệ lầm than...
    Cuối cùng, em xin lỗi các bác, các cô các chú bỏ quá cho nếu em có ngu si hay quá lộng ngôn, và xin mọi người chỉ giáo (một cách nhẹ nhàng ) em xin biết ơn lắm lắm!
    ----------
    - Xin nhắn bác Voldo: Chào bác ạ!, đôi khi cái tính nóng nảy của bọn khỉ 80 mình ý, chửi nhau như bỡn, thậm tệ luôn, nhưng tôi biết là hầu như không có ý xúc phạm nhau như câu chữ đã nói ra, chỉ là muốn biểu hiện "cái tôi" thôi...
    - Nhắn phát nữa cho bác nào bị treo nick mà chửi um lên ý: Tôi cũng bị bác chửi bác chửi như mưa rào, và vẫn bị bình luận bằng những dấu hiệu của riêng bác, một cách khinh miệt. Tôi nói câu này, không phải vì sự hận thù, mà vì những cái còn lại khi tôi nghĩ về bác, mk, bác đúng là thằng cha "Phạm Duy của box Nhạc" !

  10. yuna_vu

    yuna_vu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Mọi người vào đây để bàn luận về âm nhạc, hay chỉ để cãi nhau, văng tục để chứng tỏ ta đây hiểu biết, ta đây giỏi, ta đây kô nghe nhạc thị trường vớ vẩn mà nghe toàn nhạc bác học cả đấy.
    Thứ nhất nói về nhạc, đã là 1 nhạc sĩ thì chuyện sáng tác có bài hay có bài dở là chuyện bình thường, nhạc sĩ thì cũng là con người, khả năng có hạn thôi, nhưng vấn đề chính là ở chỗ họ có những sáng tác khác rất hay, rất đáng để được thưởng thức, được phổ biến. Vậy thì tại sao ta lại cứ phải nâng người này lên, đạp người kia xuống làm gì??? Nếu nhạc sĩ đó giỏi, tự khắc sẽ được mọi người biết đến, và được ghi nhớ. Tiếp nữa là chuyện sở thích của mỗi người, mỗi người đều có sở thích khác nhau, có thể đối với người này thì nhạc sĩ này là nhất, còn người kia thì lại kô cho là thế. Chuyện đem sở thích của mình ra để bàn luận cũng là 1 điều tốt, nó giúp cho mọi người bổ sung thêm kiến thức về âm nhạc, nhưng mà bàn luận đến mức văng tục ra thế này thì có tốt hay là kô??? Em nói thật nhé em chẳng học thêm được cái gì cả, toàn là chửi, là nhục mạ, là bơi móc chuyện đời tư của nhạc sĩ ra để nói thôi. Thế bác nghe nhạc hay là soi đời tư của nhạc sĩ đấy.
    Chà chắc kiến thức của bác phải nói là cao siêu lắm nhỉ, phải là người giỏi lắm mới có thể phát biểu những lời như vậy về cả 1 nền âm nhạc của 1 quốc gia đấy. Bác là người Việt Nam đúng kô??? Tự hào dân tộc của bác đâu rồi??? Bác có thể cho em những lập luận cụ thể để có thể nhận xét là "loại nhạc sĩ viết ca khúc ở VN thì tác phẩm đều thuộc loại rác rưởi cả" được kô??? em thật sự muốn mở mang thêm kiến thức, mà để có được cái kiến thức có thể 1 phát lật đổ cả 1 nền âm nhạc thế thì chắc chắn trình bác phải cao lắm lắm. Chắc bác nghĩ em đang đá đểu bác nhỉ, nhưng mà em nói thật đấy, bác cứ thử viết được 1 bài viết thật sự chất lượng cho câu nhận xét trên của bác đi, nếu nó thật sự đúng và có chất lượng có lẽ em sẽ bái bác làm sư phụ (kô phải giỡn đâu đấy).
    Thứ hai em muốn nói về văn hóa forum. Một cái diễn đàn là 1 nơi để giao lưu, học hỏi,...... chính vì thế tất cả những thông tin post trên 1 diễn đàn thì thường là rất nhiều người đọc, người lớn có, trẻ con như em hoặc nhỏ hơn em cũng có. Đặc biệt ở ttvnol thì số lượng người xem còn nhiều hơn gấp bội. Thế mà các bác lại nói chuyện 1 cách rất .......... "dơ" ở đây. Các bác nghĩ gì khi sau này các bác lớn lên, có con và rồi con bác vào 1 diễn đàn và thấy những từ ngữ như thế??? đầu độc tâm hồn trẻ thơ, có thể nói là như thế. Những từ như của bác khongcanbiet hay cả cái câu của beenagirl83 (anh Huy đúng kô ) ................... có lẽ em kô thể nghe lọt được. Mong các bác cẩn thận hơn khi tranh luận, tránh sỉ vả nhau như thế cho nó lành.
    Em nhiều chuyện thế thôi chứ em biết tuổi em chẳng bằng các bác, kinh nghiệm sống thì thiếu, trình thì còi. Em kô dám mở miệng ra dạy đời các bác nhưng em chỉ có 1 đôi dòng như thế, mong các bác luôn làm một tấm gương tốt cho trẻ con nó noi theo. Cám ơn các bác rất nhiều ạ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này