1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một nông dân Việt nam phản bác lại Einstein!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi CDRW_SONY, 14/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    vIỆT NAM BÂY GIỜ NHIỀU NGƯỜI GIỎI PHẾT CÁC BÁC NHẨY, ĐẾN NÔNG DÂN CŨNG ĐÒI OÁNH aNH XỜ TANH
    pó chiếu .cơm
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Chào cả nhà Vật Lý, lâu ngày quay lại tìm tài liệu vẫn thấy cậu em Lâm và mọi người vui cẻ quá .
    Hỏi chú em Lâm 1 câu: Trước khi các giáo sĩ người châu Âu tới Việt Nam rao giảng Kinh Thánh và Đức Tin vào Thiên Chúa thì hoá ra tổ tiên của chú không phải người hả (Mạo phạm các cụ 1 tý cho em nó dễ hiểu)?
    Chúc các bác vui vẻ.
  3. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Thế con người với con khỉ là lòai cầm nắm, hái lượm... phải đợi Darwin nói mới biết là tổ tiên à.... sao ngốc thế...!!! (Mạo phạm các cụ 1 tý cho thằng anh nó dễ hiểu)
    Xin thưa với bác, tôi tin theo chúa tôi, tôi mới biết con người có nguồn gốc từ đâu, tổ tiên là ai.!!! Em cũng xin các bác bịch 2 con mắt lại để em chửi cho thằng này 1 tăng.... Cách đặt vấn đề là thấy ngu rồi mà bày đặt dạy đời người khác.... "cho em nó dễ hiểu" .
    Chứ còn tin cái ông Darwin đến nay tôi cũng chả biết được từ đâu có con vượn...??? Con vượn ăn cáig giống gì mà "lột lưỡi" từ khẹt khẹt phát âm được thành tiếng nói và tiến hóa ra hơn 200 thứ tiếng...!!!??? Các thời con vượn tiến hóa thành con người có con vượn khác không, sao con đó cũng không tiến hóa luôn mà ngày nay còn cả đống vượn trong rừng rú kia kìa...!!!
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 08/04/2007
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    cách đối lại trong câu đầu tiên đã thấy ngu vô độ, ngu chưa từng thấy. Không phải đầu đất mà là 1 số thứ gì đó rất lầy nhầy và bốc mùi
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    lonsome đại ca! Qua đây đại ca hiểu rõ thêm nỗi khổ của thằng em này!
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Ngu à....???
    Không phải thấy có cùng cách cầm nắm hái lượm mới nghĩ đến chuyện kiểm tra mối tương đồng về gen à...???
    Không phải cháy rừng..... "Vượn người" đói quá lấy thịt thú rừng bị cháy ăn luôn mới biết tới món thịt nướng à...???
    "Thưa" thằng hội trưởng Đặng Vũ Tuấn Sơn.... Tôi đây học giỏi bộ môn sinh đều đều từ năm lớp 6 đây.... Tự mày mò tìm ra công thức tính về phép lai Gen nữa đây.!
    Khả nắng hiểu tiếng Việt kém quá... mà cứ mở miệng ra là chửi ngu. Chỉ có mấy thằng vô văn hóa như hội trưởng Đặng Vũ Tuấn Sơn đây mới nghĩ ra được mấy cái chữ "bầy nhầy và bốc mùi"....
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 08/04/2007
  7. CDRW_SONY

    CDRW_SONY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ở đây không phải là ai ngu hay ai khôn các bác ạ! Đừng cãi nhau nữa!
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11

    Chú em cóc hiểu ý của anh. Anh đồng ý với chú là theo những người tin vào Chúa trời và Sáng thế ký thì con người là sản phẩm của Chúa. Nhưng anh cũng biết là ông bà tổ tiên của chú trước khi tiếp xúc với các cha đạo Tây phương thì chưa theo Thiên Chúa. Vậy thì lúc đó các cụ có phải là Con dân của Chúa không?
    Còn những cấn đề chú hỏi anh, quả thực anh chẳng buồn để ý vì chỉ cần chú bỏ vài chục ngàn ra nhà sách mua cuốn "Nguồn gốc các loài" của Darwin thì sẽ hiểu tại sao 1 "Con dân của Chúa" lâu đời hơn chú như cụ Darwin lại phải chấp nhận lời phỉ nhổ từ cộng đồng dân Thiên Chúa giáo mà viết nên Thuyết tiến hoá.
    Chú khoe chú giỏi Sinh học. OK thôi. Nhưng giỏi kiểu học thuộc bài để kiếm điểm giỏi khác với kiểu hiểu những gì mình học, hiểu tận gốc rễ vấn đề , chú em ạ.
    @Dangiaothong:
    @RAG: biết thế rồi thì đừng tiếp chuyện em nó nữa làm gì.
  9. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Thế này nhá Lonesome:
    Tôi đang châm chọc thằng Rag: anh ăn mót của nhân loại nên anh mơilá "nhân loại". Nhân lọai theo khoa học, tổ tiên con người là vượn. Nên ăn mót của nhân lọai cũng tin tổ tiên mình là vượn. Còn tôi, tôi cóc tin cái chuyện đó nên tôi nói tổ tiên lòai người là con người chứ không phải là con vượn và tôi tin theo chúa tôi nên tôi biết lòai người xuất hiện như thế nào.!!!! Ai là tổ tiên.!!!!
    Bác chẳng có hiểu chuyện gì với chuyện gì... nhảy xộc vào hỏi 1 câu: Trước khi các giáo sĩ người châu Âu tới Việt Nam rao giảng Kinh Thánh và Đức Tin vào Thiên Chúa thì hoá ra tổ tiên của chú không phải người hả?
    Sao bác không tự hỏi lại mình thế này: Trước khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, hóa ra tổ tiên của chúng ta không phải là người à.? Phải đợi Darwin nói mới biết tổ tiên con người là vượn hả...???
    Sao bác không tự hỏi mình câu hỏi đó mà đi hỏi tôi một câu hết sức ngu-ngốc khi tôi đã nói tổ tiên con người là lòai người....!!!
    Bác chẳng hiểu được cách tôi chửi xéo thằng RAG mà còn bày đặt bô lô ba la (Mạo phạm các cụ 1 tý cho em nó dễ hiểu). Đã thế còn dám viết 1 câu: Chú em cóc hiểu ý của anh.
    Câu trên hỏi xỏ tôi, tổ tiên của chú không người mà phải nhờ đến các giáo sĩ người Châu Âu mới biết là con người. Câu sau bẻ chỉa lại hỏi: Vậy thì lúc đó các cụ có phải là Con dân của Chúa không?
    Là con dân chúa hay không thì trước khi các giáo sĩ Châu Âu qua Việt Nam, các cụ vẫn biết mình là con người..... Đâu cần mấy ông giáo sĩ ấy mới biết là con người. Vì dân Việt Nam đã biết tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân. 2 người đó là con người chứ không phải con vượn.... Ok...??? Chỉ nhờ các vị giáo sĩ ấy mới biết được là con chúa thôi... Ok..!!! Con chúa khác với chuyện con người Ok...!!! 2 chuyện khác nhau....OK....???
    Bác bảo cóc hiểu ý của bác, mà nay bác hỏi lại câu thứ 2.... 2 câu của bác dính dáng gì đến nhau nào...??? Logic điểm nào nào...?? Logic gì đến việc tôi chửi xéo thằng RAG nào...???
    Theo đạo còn biết con người ra đời như thế nào.... Nghe theo cái ông Darwin ấy... đọc mãi trong cái cuốn nguồn gốc các lòai ấy cũng cóc tìm được cái chứng minh khoa học nào nói đến cặp vượn đầu tiên có trên Trái Đất như thế nào.?
    Cũng cóc tìm được minh chứng khoa học nào chứng minh con vượn ăn cái giống gì để mà tiến hóa từ kêu khẹt khẹt sang nói được tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh.!!!!
    Cách nay 1 tuần coi trên HTV7, nói về con vượn kêu khẹt khẹt tiến hóa thành con người. Từ nào tới giờ khoa học chỉ đi chứng minh con vượn đi bằng 4 chân tiến hóa lên thẳng đứng đi bằng 2 chân, và biết cách dùng cây để đánh nhau bảo vệ lãnh thổ và săn thú. Chứ cóc có nghe nhà khoa học nào chứng minh tại sao tiếng khẹt khẹt lại phát âm thành hơn 200 tiếng nói khác nhau.
    Nhưng giỏi kiểu học thuộc bài để kiếm điểm giỏi khác với kiểu hiểu những gì mình học, hiểu tận gốc rễ vấn đề , chú em ạ.
    Đúng là học giỏi để kiếm điểm. Còn hiểu được tận gốc rể nên tôi cóc có tin cái vụ tiến hóa của con vượn... Ok..!!!
    Y học ngày càng tiến bộ... người ta cũng đã phân biệt được đột biến gen gây ra những triệu chứng gì, những căn bệnh gì.....!!! Ngày nay trên thế giới vẫn có nhiều trường hợp sinh ra có 3 mắt, nhiều trường hợp sinh ra nhỏ bé (chưa đến 1m), nhiều trường hợp cao lớn thất thường, nhiều trường hợp có khuôn mặt dị hình dị dạng.... miệng hô quá cở, môi dầy quá mức...v.v..... Lâu lâu đào được một hóa thạch rồi hô hóan lên con vượn này tiến hóa thế này, con vượn kia tiến hóa thế kia. Chứ không đủ nhận thức là ngày xa xưa con người cũng từng bị đột biết Gen và gây ra các triệu chứng như vậy.!!!
    Chỉ ngày nay bị đột biến gen thôi à...??? Ngày xưa con người không bị đột biến gen để dị hình dị dạng à....??? Mà ngặc nổi, nguyên 1 đàn vượn cùng lọai nhưng hóa thạch lại tìm thấy chỉ có 1, 2 mẫu.....Vậy mà vẫn có người tin sái cổ...!!!!
    Bác ăn nói cho cẩn thận nhá..... chẳng có cộng đồng dân thiên chúa giáo nào mà phỉ nhổ Darwin như lời bác nói. Chỉ có lời mấy thằng vô văn hóa như bác mới nghĩ là người ta phỉ nhổ.
    Văn bản nào nói cộng đồng thiên chúa giáo phỉ nhổ Darwin đâu...??? Đưa ra đây xem nào....???
    Cắn người sao mà cứ đổ thừa người cắn mình vậy..... hả mấy thằng mất dạy...!!!
  10. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Con cá sấu thì nó tiến hóa vẫn là con cá sấu... chỉ khi nào nó "ăn chung ăn dạ" với con cá đẹp nó mới mang gen đẹp mà đẻ ra con thành con cá đẹp..... OK...!!!
    Đột biến gen theo chiều hướng tốt gọi là tiến hóa. Còn theo chiều hướng xấu thì gọi là bệnh à....??? Học xong đột biến gen, gen trội gen lặng là cũng đủ biết rồi.

    Xin lỗi... bây giờ nói trắng ra là thế này..... Những người muốn giữ vững danh hiệu giáo sư hay tiến sĩ làm to... Hàng tháng, hàng năm phải cho ra đời bao nhiêu công trình nghiên cứu đấy. Cho nên đại đa số là đưa ra những công trình giả, những công trình ăn cắp. Thậm chí trong giới khoa học, ông này ông bố, nhưng qua đất nước khác. Ông khác ăn cắp về chỉnh sữa lại công bố tiếp. Chuyện có 1 phăng ra nổ tung lên thành 10 để đạt yêu cầu với chức vụ.
    Cho nên lâu lâu các tờ báo khoa học của thế giới vẫn lôi đầu mấy tay khoa học giả ra trước ánh sáng....!!! Cho nên có nhiều vấn đề nghiên cứu về công nghệ chế tạo máy, vật liệu còn tin được chứ mấy công trình nghiên cứu về mặt xã hội và văn hóa tòan là bịa, tòan là phét.....!!! Chỉ khác là phét hay hay dở..... phét hay thì cho là hợp lý nên được chấp nhận.... còn phét dở... dở quá nên bị giáng chức, bị lôi ra ánh sáng....!!!
    Thế thôi, điển hình cái vụ tế bào mầm của nhà khoa học Hàn Quốc, và nhiều ông khác nữa.
    Đọc cái tin này trên Vietscience.org càng thêm minh chứng cho việc... càng học cao càng nói dóc, càng ăn cắp chuyên nghiệp.
    Thế nào là một công trình khoa học ?

    Vietsciences-Hoàng Tụy 01/04/2007
    Ai thẩm định? Thế nào là mới?
    Chuẩn mực quốc tế thông thường của một công trình khoa học.
    Gần đây trên báo chí trong nước đã có một số nhà khoa học đề cập vấn đề này một cách nghiêm túc ([1], [2].[3].[4]). Chắc chắn các bài ấy cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho phần đông các nhà quản lý khoa học và giáo dục của chúng ta, kể cả ở cấp cao. Tôi rất tán thành quan điểm và nhiều nhận định cơ bản trong các bài báo ấy, tuy nhiên cũng xin góp thêm một số ý kiến, chủ yếu để làm rõ và để tránh hiểu lầm, có thể dẫn đến nhận định thiếu thỏa đáng, một số vấn đề về tình hình khoa học trong nước.
    Để dễ bàn, sau đây xin giới hạn trong các lĩnh vực khoa học có tính quốc tế như khoa học tự nhiên, kinh tế, y, dược, v.v. Dựa theo hiểu biết và kinh nghiệm qua mấy thập kỷ làm việc trong ban biên tập của một số tạp chi quốc tế, tham gia các hoạt động quốc tế về chuyên ngành của mình và trao đổi, hợp tác nghiên cứu, giảng dạy ở một số đại học lớn ở Phương Tây, tôi xin giới thiệu một cuốn sách đã bàn kỹ về các vân đề này, và tuy ra đời gần 20 năm nay nhưng vẫn còn rất thời sự, đó là cuốn ?oOù va l?Tuniversité ?? (Đại học đang đi về đâu ?) , Báo cáo của Ủy ban quốc gia Pháp về việc đánh giá các đại học, 1987, do L. Schwartz, một trong những nhà toán học lỗi lạc của thế kỷ XX, làm chủ tịch. Trong cuốn này có hẳn một mục (trang 167-152) về ?oĐánh giá các nghiên cứu khoa học?.
    Thông thường ở các nước tiên tiến, người ta xem là công trình khoa học những kết quả nghiên cứu đã được công bố dười dạng bài báo (article) trên các tạp chí khoa học quốc tế. Ở đây tạp chí khoa học quốc tế được hiểu là những tạp chí có cơ chế thẩm định nghiêm túc và được điểm duyệt (review) thường xuyên trên các tạp chí điểm duyệt quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi (như Mathematical Review đối với toán).
    Cơ chế thẩm định đòi hỏi mỗi bài gửi đăng trên tạp chí, bất kể của ai, kể cả của Tổng biên tập, đều phải được giao cho it nhất hai thẩm định viên (referee), tức là chuyên gia am hiểu cùng lĩnh vực (mà tòa soạn phải giữ kín tính danh để bảo đảm khách quan) xem xét kỹ, về cả nội dung chi tiết, cách trình bày và ngôn ngữ (thường là tiếng Anh) và có nhận xét bằng văn bản, đánh giá bài báo có giá trị đáng đăng hay không, có cần sửa chữa, bổ sung gì trươc khi đăng, hay không đủ giá trị để có thể đăng được.
    Chỉ cần một referee không chấp thuận cho đăng thì thường bài báo bị từ chối. Không phải chỉ cần bài báo không sai và đưa ra được một kết quả mới là có thể đăng được, mà cái mới ấy còn phải là một đóng góp thật sự ý nghĩa (significant) thì mới đáng đăng. ?oMới? ở đây là mới so với thế giới, và giá trị của nó phải đạt mức tối thiểu đòi hỏi đối với một công trình khoa học về lĩnh vực đó
    Bên cạnh các bài báo đăng trên tạp chí, còn có các công trình khoa học dưới dạng sách chuyên khảo, tổng kết nhiều nghiên cứu rời rạc trong một lĩnh vực thành lý thuyết, hoặc tập hợp các nghiên cứu của một hoặc nhiều tác giả xung quanh một số chủ đề quan trọng.
    Mấy thập niên gần đây, do quy mô nghiên cứu trên toàn cầu tăng lên quá nhanh, số tạp chí quốc tế dù ngày càng nhiều vẫn không đáp ứng yêu cầu đăng kịp thời các kết quả nghiên cứu có giá trị, cho nên hình thức tuyển tập chuyên khảo ngày càng phổ biến.
    Việc xuất bản các tuyển tập chuyên khảo này cũng phải tuân thủ các nguyên tắc làm việc như các tạp chí quốc tế, nghĩa là cũng có ban biên tập và cơ chế thẩm định nghiêm túc, chỉ khác là không ra đều kỳ. Các tóm tắt báo cáo trong các hội thảo quốc tế, đăng trên các tập kỷ yếu hội nghị, thường không được coi là công trình khoa học nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu sau hội thảo một số báo cáo có chất lượng được chọn lọc qua một quy trình thẩm định nghiêm túc để in thành tuyển tập chuyên khảo, thì các báo cáo ấy cũng được kể như các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế.

    Đừng sáng tạo cách thẩm định không giống ai!
    Trên nguyên tắc thì chặt chẽ như vậy, và phần lớn các tạp chí đều làm việc theo cách đó, nhưng trong thực tế cũng không tránh khỏi nhiều trường hợp thiếu nghiêm túc và thiếu khách quan. Chẳng hạn, lẽ ra chỉ các chuyên gia thật giỏi trong từng lĩnh vực mới được mời thẩm định, song vì các chuyên gia này thường quá bận, nên có nhiều bài, nhất là bài của các tác giả còn vô danh, phải nhờ cả những chuyên gia hạng thường tham gia thẩm định.
    Những khó khăn thực tế đó dẫn đến một số trường hợp thẩm định sai, tác giả khiếu nại, tòa soạn phải thẩm định lại. Nhiều trường hợp khác, do những quan hệ quen thân cá nhân nào đó có những bài chất lượng kém, thậm chí sai căn bản, mà vẫn được đăng. Dù sao những trường hợp như thế cũng không nhiều.
    Tình trạng phổ biến hơn là bài của các tác giả ở các trung tâm nổi tiếng hay các nước phát triển thường được xử lý nhanh và dễ dàng hơn nhiều so với bài của các tác giả ở các nơi ít nổi tiếng, hoặc thuộc các nước chậm phát triển. Sự bất bình đẳng này, với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có phần định kiến sai lệch, đã được một số nhà khoa học quốc tế chỉ trích, bản thân tôi cũng đã có lần đề cập trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chi The Mathematical Intelligencer số 3 năm 1990, song cho đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện gì.
    Mặc dù còn có những hạn chế và khiếm khuyết như vậy, song cho đến nay chưa có cách nào tốt hơn để đánh giá các công trình khoa học trên thế giới.
    Các hội đồng của ta đang ?ođịnh lượng? công trình một cách thô thiển
    Các tiêu chuẩn đánh giá một nhà khoa học.
    Đương nhiên cơ sở chủ yếu để đánh giá trình độ, đóng góp khoa học của một cá nhân hay tập thể là các công trình khoa học.
    Khoảng ba bốn chục năm nay, cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, đã xuất hiện và ngày càng được phổ biến một loạt tiêu chuẩn định lượng để đánh giá trình độ và mức độ hoạt động của một nhà khoa học.
    Thứ nhất, là số lượng bài đã công bố trên quốc tế kể từ khi nhà khoa học bước vào nghề và số lượng bài công bố mấy năm gần đây nhất (thông tin này có trên mạng và được cập nhật thường xuyên).
    Chẳng hạn trong ngành toán, một PGS ở một đại học trung bình ở các nước tiên tiến thường phải có it nhất 10-15 công trình khoa học, một GS thường phải có 25-30 công trình (đó là ngành toán, hiện nay, còn các ngành khác thì tôi không có thông tin; theo ông Nguyễn Văn Tuấn [1] hiện nay một GS ngành y ở các nước tiên tiến phải có khoảng 50 công trình trở lên ?) . Tuy nhiên, các con số đó chỉ có ý nghĩa định mức xấp xỉ để tham khảo và hơn nữa thường khác nhau tùy nơi, tùy ngành và tùy thời gian.
    Trước đây nửa thế kỷ một nhà toán học sau 30 năm làm việc mà có 50-60 công trình đã thuộc đẳng cấp cao, còn bây giờ, chắc phải đến 70-80 công trình. Hơn nữa đó chỉ là về mặt số lượng mà ai cũng biết mười bài báo xoàng không bằng một bài báo xuất sắc.
    Vì vậy khi đánh giá trình độ khoa học, không chỉ số lượng mà chất lượng các công trình mới thật sự quan trọng, mà điều này thì chỉ có các chuyên gia am hiểu mới xác định được, cho nên cuối cùng sự đánh giá định tính của các chuyên gia am hiểu bao giờ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để cân nhắc. Ý kiến chung của giới khoa học quốc tế là các tiêu chuẩn định lượng cũng giống như, đối với thầy thuốc, nhiệt độ, kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân, đương nhiên cần phải tham khảo nhưng đó không phải mà có khi còn xa mới là tất cả thông tin cần biết. Công trình khoa học không thể cân, đo, đếm máy móc, theo kiểu làm của chúng ta lâu nay trong các hội đồng như Hội đồng chức danh GS, hoặc hội đồng chấm thầu đề tài khoa học. Với cách đánh giá thô thiển đó sẽ không có gì lạ nếu khoa học khó phát triển mạnh, lành mạnh.
    Một tiêu chuẩn định lượng thứ hai là chỉ số trích dẫn CI (citations index), tức số lần các công trình, hay tên của nhà khoa học, được trích dẫn bởi các đồng nghiệp. Gần đây chỉ số CI được quảng cáo nhiều, nhưng chưa có ích lợi rõ khi xét các hồ sơ khoa học cá nhân. Vì nhiều lý do. Chẳng hạn, có những tác giả trình độ kém, nhưng đăng lọt được nhiều kết quả sai lầm trên một số tạp chí quản lý lỏng lẻo thì rất có thể chỉ số CI của họ cao hơn nhiều người khác chỉ vì các sai lầm của họ được nhiều người nhắc đến để phê phán hoặc tránh.

    Tự trích dẫn tràn lan
    Một hiện tượng khác làm sai lệch ý nghĩa CI là nhiều tác giả có xu hướng trích dẫn vô tội vạ các công trình của chính mình và của các tác giả nổi tiếng, dù không liên quan gì đến nội dung nghiên cứu trong bài. Bản thân tôi đã từng gặp hai trường hợp tiêu cực như sau.
    Năm 1964 trong một bài báo trên Doklady của Liên Xô đã được dịch đăng lại ở Mỹ, tôi có đưa ra một lát cắt để giải quy hoạch lõm, sau đó hai năm một tác giả ở Mỹ dùng lát cắt ấy nhưng thay đổi đôi chút cách trình bày rồi gọi nó là lát cắt lồi (convexity cut). Thế là cái tên này và tác giả của nó cứ được trích dẫn thoải mái, và phải đợi đến hơn mười năm sau những tác giả có uy tín lấy tên tôi đặt tên cho lát cắt ấy, thì từ đó mới có sự trích dẫn đúng đắn, tuy sự trích dẫn sai vẫn còn tiếp tục một thời gian do quán tính.
    Lại nữa, năm 1974, cũng trong tạp chí Doklady tôi có công bố một định lý minimax tôpô, kết quả này liền sau đó cũng đã được dịch đăng lại ở Mỹ, và được một số tác giả sử dụng. Nhưng năm 1986 tôi tình cờ phát hiện kết quả ấy được ?ophát minh? lại nguyên xi, chỉ thay đổi toàn bộ ký hiệu, bởi hai tác giả Mỹ trong một bài đăng trên tạp chí khá nổi tiếng Proc. Amer. Math. Soc. số 94 (1984), 337-380. Khi tôi viêt thư báo cho tòa soạn tạp chí này biết chuyện, thì thật ngạc nhiên họ chỉ trả lời là đã thông báo sự việc cho hai tác giả kia. Rồi mọi chuyện dừng ở đấy, khiến nhiều năm sau vẫn có người tiếp tục trích dẫn kết quả theo bài trên Proc. Amer. Math. Soc. Không còn cách nào khác, cuối cùng tôi đã phải nói rõ việc này trong mấy bài nghiên cứu về minimax. Như vậy chỉ số CI không phải bao giờ cũng đáng tin cậy. Hơn nữa thông tin của hai tổ chức chuyên cung cấp các chỉ số CI là ISI (Inst. of Scientific Ìnformation) và CHI (Computer Horizon Incorporation) ít khớp nhau do sử dụng các phương pháp tính khác nhau.
    Vì những lẽ tương tự, chỉ số ảnh hưởng IF (impact factor), phản ảnh tổng số lần các bài báo đăng ở một tạp chí nào đó được trích dẫn, so với tổng số bài đăng trên tạp chí ấy, dù cũng đáng tham khảo vẫn còn nhiều chỗ chưa ổn, nhất là đối với những công trình đòi hỏi phải có thời gian mới thấy hết tầm quan trọng. Cần nói thêm rằng những bảng xếp hạng các tạp chí cũng vậy; chỉ có ý nghĩa tương đối trong từng chuyên ngành hẹp, mà việc phân định rạch ròi các ngành khoa học hiện nay rất khó khăn, do các nghiên cứu liên ngành ngày càng tăng và ngày càng quan trọng. Chẳng hạn, rất nhiều công trình toán đăng ở các tạp chí cơ, vật lý lý thuyết, công nghệ thông tin, toán kinh tế, khoa học quản lý, tối ưu, ..., có thể ít hay không được trích dẫn trong các tạp chí toán nhưng lại có thể được trích dẫn nhiều trong các tạp chí về những ngành có khi rất xa toán. Một trường hợp đáng chú ý là nhà toán học Nash, giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1994, được xem là một tài năng toán học lỗi lạc tuy không có nhiều công trình đã đăng hay được trích dẫn nhiều trong các tạp chí toán hàng đầu.
    Tóm lại, các chỉ số định lượng còn những mặt hạn chế nên cần được sử dụng thận trọng, tuy đó vẫn là những thông tin tham khảo rất bổ ích.




    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 04:04 ngày 09/04/2007

Chia sẻ trang này