1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một phương pháp đơn giản đo tốc độ quả giao bóng!!!.

Chủ đề trong 'Tennis' bởi hieunthn, 14/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thangufo

    thangufo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp này tôi thấy quá thiếu chính xác vì tác giả bỏ qua tác dụng của trọng lực và lực cản không khí. Thực tế tôi thấy nhiều người tung bóng rất thấp mà vẫn đánh được quả flat service (tất nhiên là độ chính xác không cao). Điều này cho thấy số liệu 2.5m là không chính xác.
    Giả sử có người đánh bóng ở độ cao hơn 2.5m thì sao ?
  2. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    trời ... bác này nói ngộ ... quan tâm chi đến "tác dụng của trọng lực và lực cản không khí" ... bác có đánh banh chỗ nào mà không có cái gọi là "tác dụng của trọng lực và lực cản không khí" không mà phải để ý đến nó ?
    nói chung chỉ là tương đối thôi ....
  3. locke

    locke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2001
    Bài viết:
    1.349
    Đã được thích:
    0
    Bác nhầm về vụ trọng lực và lực cản không khí nhé. Khi giao bóng đúng là có rất nhiều lực, cổ tay , thân người, ly tâm, trọng lượng vợt, trọng lực bóng, không khí, cả lực mưa rơi nữa, nếu bác chi li. Tuy nhiên lực gì thì lực, cũng tác động lên quả bóng làm cho nó bay mà thôi. Ở đây người ta tính vận tốc trung bình quả giao bóng, tức là cứ lôi đúng công thức (vtốc trung bình của bóng = quãng đường bóng bay /thời gian từ lúc chạm vợt tới lúc chạm sân) ra mà chia là chuẩn đấy. Vì thế nó mới gọi là vận tốc TRUNG BÌNH.
    Còn nếu tính vận tốc lớn nhất thì đúng là cách này không dùng được. Tuy nhiên lấy VTBinh để so ai serve nhanh hơn ai là đủ hợp lý rồi.
    Đúng là độ cao của điểm chạm bóng ảnh hưởng tới tính chính xác của phương pháp này. Do vậy tớ mới kêu gọi cùng thử, cùng cải tiến để độ chính xác của phương pháp ngày càng cao, làm cho phương pháp này thực tế hơn- --> thành công nghệ.
    Theo tớ thì mọi người cần đo cụ thể với trường hợp của mình. Con số 2.5m chắc chỉ tương đối (và ứng với bác hieunthn thôi). Tớ cao 1m7, chạm bóng flat ở điểm 1h, tính sải tay các thứ sẽ ra cao độ chính xác mà. Còn không thì chụp ảnh rồi tự đo với một thước chuẩn nào đó để song song bên cạnh (sau lưng mình).
    Theo tớ thì việc tung bóng thấp hay cao không ảnh hưởng gì tới tốc độ giao bóng cả, chỉ ảnh hưởng tới việc giao bóng có thành công hay không thôi.
    À, mà anh em mình cũng phải thống nhất với nhau là tính vận tốc chỉ tính những quả giao vào sân, không tính quả lỗi :D.
  4. thangufo

    thangufo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên tôi biết là cách tính vận tốc TB = quãng đường / thời gian.
    Tuy nhiên các bác đang assume rằng quỹ đạo của quả bóng là đường thẳng trong khi nó là 1 đường cong (do tác động của trọng lực và một số lực khác).
    Cách này theo tôi có thể dùng để đo vận tốc bóng được nhưng sai số sẽ là khá lớn.
  5. zlite

    zlite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là thống nhất được hệ quy chiếu.
    Đề nghị Hieunthn thông nhất vụ này để ACM tiếp tục nghiêm cúu.
    1. Tốc độ bóng khi ra khỏi dầu vợt
    2. Tốc độ bóng tính trong khoảng đầu vợt và chạm sân.
    3. Bay vòng, bay thẳng , theo tôi cái này bỏ vì quá phức tạp.
    -----
    Biết đâu thế giới nó đã có chuẩn ( tất nhiên là sau khi có rất nhiều cãi vã ) mà mình không dùng thì thành ....cùn.
  6. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Hay mình kiếm cái bắn tốc độ của công an giao thông rồi đo thử nhỉ ?
    anh em nào biết ở đâu bán không vậy ?
  7. hongaiyeu

    hongaiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Thế sao không ai thử đặt câu hỏi xem độ chính xác của số frame/s của camera có chính xác như mình set không nhỉ. Nếu theo cách của bác chủ Topic nói thì có lẽ khá ổn để tính tốc độ bóng (một cách tương đối thôi), nhưng trước khi đo tốc độ thì các bác thử kiểm tra lại camera xem tốc độ quay có chính xác không đã.
  8. hieunthn

    hieunthn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Rất cảm ơn các quạn đã cho mình những phản biện vô cùng sắc sảo...!!! Quả thật, khi nghĩ ra ý tưởng này mình cũng không chắc chắn cho lắm vì có một số giả định mà bản thân mình chưa nắm rõ...
    Bây giờ mình có cách này, chúng ta cùng kiểm nghiệm lại nhé...???...
    Đầu tiên, mình giở lại đống băng về các trận "cầu đinh" mà mình có, chọn cái có chất lượng tốt nhất... mình tìm được clip ghi lại trận chung kết US Open 2005 - giữa R.Federer và Agassi.
    Mình tìm được 1 quả ace của Agassi, ghi lại từng frame một, mời các bạn xem:
    Đầu tiên là quả tiếp bóng:
    [​IMG]
    Tiếp theo .... ( các bạn phải thật chú ý vì video đã đc nén lại nên quỹ đạo của trái bóng rất mờ..)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và cuối cùng - khi bóng đập sân ở góc xa.. Federer vẫn đứng "chào cờ"...
    [​IMG]
    Nào, bây giờ chúng ta cùng đếm ...
    Tổng cộng có 9 frames ghi lại quỹ đạo của quả serve hoàn hảo này...
    ok! Như vậy thời gian T=9x0.04=0.36 sec
    (trước khi tính tôi đã xem lại cẩn thận video này đúng 25 frames /s)
    Về quãng đường:
    Nhìn vào vị trí phát bóng & điểm bóng đập sân , theo như phân tích của tôi S trong tình huống này "xấp xỉ" 18.9m.
    Thay vào công thức để tính vận tốc Vtb=3.6xS/T=3.6x18.9/0.36= 189 KPH
    Xem nào....
    [​IMG]
    V thực tế = 124 MPH (1 mile = 1.606340547 KM)
    V thực tế = 124x1.606340547=199.1862279 KPH
    Phù.... So sánh với vận tốc chuẩn, tốc độ tính theo cách tính của tôi sai 10KPH tương đương khoảng 5%
    Hì, Theo tôi, với cách làm "nông rân" mà có kết quả vậy là cũng tạm ổn rồi phải không các bạn...?
    Xin các bạn cho ý kếm thêm???
  9. hieunthn

    hieunthn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    @ Zlite: Phương pháp của ông rất hay, theo tôi suy đoán nó chính là "hạt nhân" của thiết bị mắt cú vọ ( vì về lý thuyết chỉ cần tối thiểu 2 camera loại cực nhậy + thiết bị đồng bộ thời gian + một số thuật toán nhận dạng hình ảnh + thuật toán nội suy là ngon rồi). Hy vọng trong forum mình có các cao thủ đứng ra làm giúp anh em vài bộ tránh tình trạng cãi vã mất đoàn kết rất phổ biến trên các sân talit hiện nay
    @ NguyHun: Bạn có thể vào trang của DIVX down bản dùng thử của Divx Author , hoặc ra của hàng CD "nậu", rứt nhiều phần mềm MOVIE E***OR mạnh hơn nhiều...
    Thêm một tính toán nữa: Một người có chiều cao m60 thì chiều cao từ vai xuống ~ 1.35m, chiều dài từ vai đến cổ tay = 0.55m. Mặt khác, chiều dài từ cán vợt đến điểm trên của sweet-point ~ 0.6m. Như vậy bạn chỉ cần đứng thẳng, giơ tay và vợt thẳng lên giời thì chiều cao đã = 1.35+0.55+0.6=2.5m. Chưa kể bạn còn có thể nhẩy lên cao bao nhiêu tuỳ thích trong động tác cú serve của mình... yên tâm nhé!!!
    @ALL: Mời các bạn chúng ta cùng thử nhé?
    Được hieunthn sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 17/11/2008
  10. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    ok ... mọi ng thử chưa ? thử xem coi kết quả thế nào rồi chúng ta bàn tiếp nhé
    hà hà hấp dẫn đây ....

Chia sẻ trang này