1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số ảnh về Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi takeggi, 29/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. takeggi

    takeggi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    vâng đúng là anh đen trắng tô mầu đấy bác ạ, mình xem ảnh này cứ có một cảm giác buồn buồn rất khó tả
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Ảnh đẹp thật đấy nhưng sao bác không post vào topic này cho đỡ bị trôi đi nhỉ: [topic]129824[/topic]
  3. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    biết thì thưa thốt ...
    Sách vở cho biết Hội chợ Huế được tổ chức đêm 25/2 năm Kỷ Mão 1939, cách đây nguyên một hội 60 năm, có một thứ khiến người Huế kinh ngạc nhất, lạnh lùng nhất chính là màn biểu diễn thời trang, lăng xê một kiểu áo hoàn toàn tân thời: áo Lơmuya. Kiểu áo này quả đã xuất hiện giữa Huế "như một niềm kinh dị", khiến thi sĩ Huế cung đình Ưng Bình Thúc Giạ Thị phải bật lên mấy câu thơ châm biếm:
    Giày cô đi là giày cao gót
    Áo cô mặc là áo Lơmuya
    Tôi đây khác thể trò trìa.
    Thấy cô chúm chím, cô cười chê, tôi thẹn thuồng...
    Sở dĩ "thẹn thuồng" vì kiểu áo Lơmuya vốn không phải sinh đẻ ở Huế, mà quê gốc ở Hà Nội, do hai hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường và Lê Phổ vẽ kiểu. Thuở ấy chưa có tên gọi "nhà thiết kế thời trang" như bây giờ, và cũng chưa có sân khấu đèn màu, trình diễn thời trang, nườm nượm người đẹp đi ra đi vô trên nền nhạc như bây giờ, nên áo dài Lơmuya với kiểu cách quá mới lạ như thế, đã không được đón tiếp nồng nhiệt ở Huế. Vốn ưng cách mặc kín đáo, nhã nhặn, các cô gái Huế dù vẫn rủ nhau đi xem áo dài Lơmuya, trầm trồ khen ngợi, nhưng lại không giám mặc, dù biết đẹp thì có đẹp, xinh thì có sinh. Các cô gái Huế theo truyền thống vốn kiêng mặc áo sát người. Luật về trang phục đã được ghi rõ trong một bản hiểu dụ của chúa Nguyễn Phúc Khoát: Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tuỳ tiện. áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không cho xẻ mở... .
    Ấy thế mà rốt cuộc áo dài vẫn lên ngôi ở Huế, và nói chung ở cả một dọc dài miền Trung, nơi cái eo thắt của địa hình non nước Việt Nam, tất cả đàn bà con gái "Ngũ Quảng": Bình - Trị - Thiên - Nam - Ngãi, đều thích mặc áo dài trong cả đi làm lẫn đi chơi. Tính theo chiều dọc đi mở cõi của tổ tiên, việc mặc áo dài "va đụng" với sự tân kỳ của áo dài Lơmuya Cát Tường, trước tiên phải kể đến Huế.
    Ai cũng biết là con gái Huế đẹp nức tiếng xứ Ngũ Quảng, khiến cho những con trai của xứ Quảng còn lại, thường ngơ ngẫn ngắm theo bóng hình thiếu nữ Huế:
    Học trò trong Quảng ra thi
    Thấy cô gái Huế chân đi không đành.
    Văn Cao cũng thế, một lần qua Huế, về đến Thăng Long đã rất lâu, ông vẫn vấn vương "sao nhớ nhung hoài vạt áo xanh"...
    Huế đã từ chốn ban đầu với áo dài Lơmuya Cát Tường, nhưng con gái Huế và con gái Ngũ Quảng nói chung vẫn cứ là... đàn bà con gái, vẫn thích mặc đẹp để tôn vinh vẻ đẹp thân thể của mình. Mấy nhà nghiên cứu Tây phương khi viết về cái áo của phụ nữ miền Trung (theo ông J. L Dutreuit de Rhins) thì năm 1889 đã xuất hiện hình ảnh xưa nhất về chiếc áo dài Việt Nam thế kỷ 19 ở Đàng trong. Chiếc áo dài thoạt kỳ thuỷ, không có eo, kích rộng thùng thình, chiều dài rất dài, ở cổ kết một miếng vải như cái lá sen. Nghĩa là mặc chiếc áo dài không bó sát ở phần eo, để đảm bảo sự kín đáo, tránh phô diễn cái phần eo đẹp nhất mà cái áo dài Huế hôm nay phô diễn... Sự kín đáo này, một mặt do "luật ăn mặc" (như đã nói ở trên), mặt khác, do phong tục, nề nếp kinh kỳ, nên tất cả các tầng lớp phụ nữ Huế, từ người sang đến kẻ hèn, nơi cung đình, chốn chợ búa, đều mặc áo dài, và thường là áo dài may tay, dù hồi đó đã có may khâu rất tốt của Pháp, hiệu Singer. Thợ may của Huế may giỏi đến mức mũi chỉ đường kim có thể đều thẳng tăm tắp như được may bằng... máy may! May áo dài bằng tay, có cái lợi "nhãn tiền" là hai vạt áo sẽ úp vào khít thân người, đảm bảo kín bưng và mỗi lúc qua cầu, gió có thổi bay thì cũng khó mà tung bay phất phới. Hơn nữa, mẹ đã dặn con gái qua cầu phải tránh bị... gió bay áo dài, bằng cách : một tay giữ nón, một tay giữ nón trên nguyên tắc:
    Ra đường cúi mặt xuống đất
    Về nhà mới cất mặt lên trời.
    Sau rốt, áo dài còn được cài kín bằng các nút thắt bằng vải, biểu lộ rõ thái độ giữ gìn của các bà mẹ Huế đối với việc mặc áo dài Huế, nhất thiết phải kín đáo.

    Chú có biết ý nghĩa của đồng phục không hả? Đâu phải mỗi trường học là bắt mặc đồng phục đâu? Chú nói vừa vừa thôi thì còn nghe được,nói quá thì chính chú mới là ngớ ngẩn nhất trên đời.
    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 02:17 ngày 03/04/2006
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Việt Nam sau Hòa ước Giáp Thân (6-6-1884) thì Nam Kỳ là nhượng địa của Pháp, Trung và Bắc được bảo hộ, nhưng dần dần thực quyền thuộc sự thống trị của Pháp, Triều Đình Việt Nam chỉ giữ hư vị lễ nghi với sự nội trị hạn hẹp và bị khống chế.Việt Nam trước kia Bắc Nam (dẫu chia Tổng hay Trấn vẫn Triều Đình là Trung Ương) một mối duy nhất về văn hóa lịch sử, phong tục, nay Pháp chia thành ba kỳ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine). Mỗi kỳ, Pháp đặt cơ chế hành chánh, chính sách, luật lệ riêng biệt như ba nước, nhằm thực hiện chính sách "chia để trị".Nam Kỳ thuộc địa Pháp (colonie Francaise), đặt một viên Thống Đốc. Trung Kỳ bảo hộ (Protectorat de la France) đặt một vên khâm sứ. Bắc Kỳ bảo hộ (Protectorat de la France) đặt một viên Thống sứ, coi việc cai trị trong mỗi kỳ. Trên các viên cai trị này có Phủ Toàn Quyền Đông Dương (Gouvernement Général de L''Indochine) gồm thêm cả Lào và Cambodia, và do một viên Toàn Quyền Đồng Dương (Gouverneur de L''Indcochine) thống lĩnh. Cũng nên biết rằng tên "Nam Kỳ, Bắc Kỳ" không phải do Pháp đặt mà là tên đất từ hồi còn độc lập. Kể từ nhà Nguyễn, vùng đất ở xa phía bắc Kinh đô được gọi là Bắc Kỳ và phía Nam là Nam Kỳ. Các triều đại trước không có tên gọi này vì lãnh thổ chưa vươn xa như vậy. Tên Trung Kỳ là do suy diễn: có Bắc, có Nam thì phải có Trung. Thật ra, Pháp gọi Trung Kỳ (nơi có kinh thành Huế của nhà Nguyễn) là Annam, tức là vương quốc An Nam. (Thói ngạo mạn của thực dân là thế, dùng ngay tên do bọn thống trị nhà Đường đặt ra trước đây để gọi đất nước ta tuy tên chính thức của nước ta khi đó là Đại Nam.) Gọi như vậy có nghĩa là tầm ảnh hưởng của nhà Nguyễn đã bị gói gọn trong 1 lãnh thổ nhỏ bé Trung Kỳ và chấp nhận mất nốt Bắc Kỳ dù trên danh nghĩa thì Bắc Kỳ và Trung kỳ đều là xứ Bảo hộ.
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tại sao Đông Dương?
    Về mặt địa lý, bán đảo Đông Dương bao gồm vùng đất Đông Nam á nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Cái gọi là Đông Dương thuộc Pháp, hay như ngày trước thường gọi là xứ Đông Pháp, được khai sinh năm 1887, lúc đầu gồm xứ thuộc địa Nam Kỳ và ba xứ bảo hộ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Cao Miên. Đến 1893, nước Lào được "kết nạp" và từ đó Liên bang Đông Dương thuộc Pháp có tổ chức hoàn chỉnh gồm 5 xứ.
    Ngày 6 tháng 6 năm 1884 (Giáp Thân), đại diện triều đình Huế Nguyễn Văn Tường ký với đại diện Pháp Patenôtre bản ?ohoà ước? bán nước nhục nhã, khẳng định giá trị của hoà ước Harmand ký năm trước (25.8.1883), thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với vương quốc An Nam, (sau được gọi là Trung Kỳ) gồm cả Bắc Kỳ
    Năm 1886 (năm mà tướng Bégin làm quyền thống đốc Nam Kỳ), Paul Bert, đặc sứ của Pháp tại Trung và Bắc kỳ dưới triều Đồng Khánh (vua bù nhìn đầu tiên của triều Nguyễn được Pháp đưa lên ngôi sau khi vua Hàm Nghi đã bị bắt và đi đầy) đã đặt ra nha Kinh Lược Bắc kỳ do Nguyễn Hữu Độ đứng đầu (sau là Hoàng Cao Khải), danh nghĩa là khâm sai đại thần (tức là đại diện toàn quyền) của Nam triều nhưng chỉ làm theo lệnh của thực dân Pháp, thực tế đã cắt Bắc kỳ khỏi sự quản lý, dù chỉ là hình thức, của triều đình Huế. Đến Doumer, cái Nha Kinh Lược hình thức đó cũng bị bãi bỏ. Đồng thời, Doumer còn bãi bỏ cả Viện Cơ Mật, cơ quan quyền lực tối cao của nhà vua bù nhìn, không đếm xỉa thậm chí đến cả những hiệp ước bán nước mà triều Nguyễn đã ký trước đó với nước Pháp, thực hiện đầy đủ chính sách nhất quán của chủ nghĩa thực dân là: chia để trị.
    Viên đại uý Gosselin trong đạo quân viễn chinh của Pháp đã thừa nhận: "Khi tới Annam, chúng ta đã đối mặt với một cư dân thống nhất chưa từng thấy, từ các vùng sơn cước Bắc Kỳ tới biên giới Cao Miên, về mặt dân tộc cũng như về các mặt chính trị và xã hội. Mọi sử gia tôn trọng sự thật không thể không thừa nhận điều này" (Gosselin: Vương quốc Annam.- 1904 - dẫn theo H.B.Lamb). "Trên thực tế, khi người Pháp lo chia cắt Việt Nam, họ không bao giờ cho phép nói tới hai chữ Việt Nam mà phải thay bằng Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Hình như người Pháp thật sự tin rằng hễ không nói tới Việt Nam là có thể bóp nghẹt mọi tình cảm dân tộc".(H.B.Lamb: The Vietnam''s will to live - New York, 1972-pp 247).
    Nhưng không thể để ba Kỳ thành ba thực thể riêng biệt, vì như vậy, không thể sử dụng Nam Kỳ làm căn cứ hậu cần tại chỗ cho việc bình định Trung và Bắc Kỳ (thực tế mỗi lần cần huy động lương thực hoặc tiền của để dùng trong việc bình định Bắc Kỳ thì bọn cầm đầu thực dân lại phải xin tận...Paris), nhưng cũng không thể tập hợp riêng ba kỳ thành một liên bang vì như vậy vô hình trung lại là tái lập một Việt Nam thống nhất, điều mà người Pháp hoàn toàn không muốn. Nhà cầm quyền thực dân tìm ra rất nhanh cách giải quyết nên đến 1887, liên bang Đông Dương ra đời và hoàn chỉnh vào năm 1893. Đây là một tổ chức nhà nước giả tạo, gò ép bỏ vào một rọ chung 3 quốc gia hoàn toàn khác biệt về nguồn gốc lịch sử, văn hoá và ngôn ngữ, bất chấp nguyện vọng và chủ quyền của các nước bị bảo hộ. Điều mỉa mai là sau này, chính các thế lực xâm lược lại dùng cái "liên bang Đông Dương" nguỵ tạo này để vu cáo VN có âm mưu bá quyền.
    Từ đó, chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương được chính thức thiết lập:
    - Đứng đầu toàn liên bang là một viên toàn quyền
    - Đứng đầu mỗi xứ là một viên thống đốc (cho Nam Kỳ, vì đây là nhượng địa) hoặc thống sứ (cho Bắc Kỳ), nếu là xứ có vua thì mang tên khâm sứ, ví dụ như khâm sứ Trung Kỳ, khâm sứ Ai lao...
    - Đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc và Trung Kỳ là một viên công sứ, chính quyền bảo hộ không đặt tới cấp huyện mà do quan lại bản xứ điều hành dưới sự chỉ đạo của công sứ, chủ yếu để làm những việc tạp dịch như hộ đê, thu thuế, trị an.
    Tuy Bắc và Trung kỳ vẫn còn các quan Nam triều cấp tỉnh (tổng đốc, tuần phủ, án sát, bố chính) nhưng quyền lực không hơn gì mấy viên tri huyện. Riêng Hà Nội và Hải Phòng là nhượng địa, do một viên đốc lý (thị trưởng) người Pháp đứng đầu.
  6. ThanhCo_1972

    ThanhCo_1972 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    1
    Để bác khỏi "buòn buồn khó tả ", mạn phép bác trả chúng về ban đầu.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    u?c mltr_sg s?a vo 03:13 ngy 03/04/2006
  7. 201179

    201179 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung mấy cái
    Maire de village - 1916
    [​IMG]
    Phố Tràng tiền
    [​IMG]
    Thân hào vùng Hà Nội - 1920
    [​IMG]
    Cầu Long Biên
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. 201179

    201179 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội
    [​IMG]
    Sài Gòn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Huế
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. tigonden2000

    tigonden2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    những bức ảnh tuy cũ nhưng có giá trị lịch sử rất cao. thanks bạn nhiều lắm, tụi mình có 1 cái referat bàn về vn , những bức ảnh trên sẽ làm cho referat về vn của tụi mình thêm sinh động và có tính thuyết phục cao.

Chia sẻ trang này