1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số "Bí kíp" cho các bác 7X đã và sắp làm cha mẹ :)

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi tinybaby, 30/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Một số "Bí kíp" cho các bác 7X đã và sắp làm cha mẹ :)

    Các bác cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm về nuôi dạy con cái nha !

    CHỌN ĐỒ CHƠI CHO BÉ SƠ SINH​

    Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi chọn đồ chơi cho đứa con đầu lòng và không biết chọn như thế nào là đúng.Vì thoạt đầu có thể đứa trẻ không có phản ứng gì với những món đồ chơi mà bạn mua về cho nó nhưng trong món đồ chơi đó nhầm chứ rất nhiều nguy hiểm.Vì thế bạn cần chọn các đồ chơi mềm,đơn giản, không quá cứng màu sắc bắt mắt, không quá nhọn hoặcquá bén để cho trẻ có thể tự do khám phá mà không tổn thương cho trẻ.
    1.Với đồ chơi mềm: Đây là loại đồ chơi mà trẻ sơ sinh rất thích vì nó mềm trẻ tha hồ bóp méo chúng để dễ dàng sờ mó và moi ra khám phá. Cần bảo đảm đó là những thứ dễ giặt, không phai màu bởi vì trẻ có thể cho chúng vào miệng.Nếu như các đồ chơi đó ra màu và được làm từ các hoá chất thì bạn không nên mua về vì khi trẻ có thể đưa lên miệng các đồ chơi như thế sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
    2.Đồ chơi di động: Với trẻ sơ sinh loại đồ chơi treo tòng teng trên nôi trên giường giúp trẻ phát triển thị giác rất tốt nhưng chú ý là treo đừng qua xa hoặc quà gần với trẻ vì khi treo quá xa trẻ không thể quan sát hoặc cố quan sát điều này sẽ gây các tật về mắt, còn nếu treo quá gần thì trẻ sẽ nắm kéo xuống có thể gây chấn thương cho trẻ.cần treo ở khoảng cách tốt nhất là 25 cm để trẻ vừa quan sát tốt vừa không thể với tới chúng được.
    3.Đồ chơi phát ra tiếng động: Lục lạc,đồ chơi mềm có thể phát ra tiếng kêu,đồ chơi phát nhạc đều rất thích hợp cho trẻ sơ sinh.Còn trẻ 6 tháng tuổi,trẻ có khuynh hướng thích chơi những hộp âm nhạc để nó nhấn nút hoặc kéo dây khởi động.
    4.Sách: Trẻ con không bao giờ là quá nhỏ để có thể đọc sách.Ngay từ 3 cho đến 4 tháng tuổi bạn có cho trẻ đọc những quyển sách khổ lớn, có hình ảnh màu sắc độc đáo sinh động và chỉ cho trẻ xem các đồ vật thường ngày trong gia đình bạn và nói cho trẻ biết à đó là các gì, nó ra làm sao và dùng để làm gì?Điều đó đã giúp cho trẻ nhận biết các đồ vật qua đó giúp cho trẻ phát triển vốn từ,giúp cho trẻ phát triển cơ quan phát âm thông qua phương pháp dạy trẻ nhận biết đồ vật và tập nói ngay tại nhà.
    Ba mẹ chơi với trẻ sơ sinh như thế nào?
    Một số trò chơi đơn giản như trò chơi "giấu mặt", trò chơi "cúc hà" ... các trò chơi này giúp cho bé có khuynh hướng phát triển các giác quan của trẻ thông qua sự hài hước và cũng chính trò chơi sẽ luôn tạo cho trẻ sự thích thú, vui nhộn. Khi lớn tháng hơn, lúc này bé có thể ngồi vững bạn có thể chơi trò chơi "lăn bóng", trò chơi "đẩy xe",trò chơi với đồ vật các trò chơi đó sẽ khiến trẻ thích thú khám phá vì đựơc cầm nắm sờ mó vào các đồ chơi đồng thời phát triến các cơ vận động của trẻ. Ngoài trò chơi thì việc bạn giao tiếp với trẻ cũng hết sức quan trọng, nó góp phần làm cho trẻ phát triển cơ quan phát âm và hệ thống ngôn ngữ cho trẻ sau này.Nếu như bạn chú ý bạn sẽ thấy ngay khi bé còn trong tháng đầu tiên lúc nào cũng rất thích nghe bạn nói đặc biệt là nghe bạn đọc thơ và kể chuyện, nhu cầu này càng tăng theo sự phát triển của trẻ.Trẻ rất thích nghe các âm thanh êm dịu nhịp nhàng hơn là giọng đều đều vì thế những bài thơ và những bài hát với làn điệu dân ca sẽ làm trẻ thoải mái và thích thú.


    LẦN ĐẦU BÉ ĐI NHÀ TRẺ​

    Lần đầu tiên cho bé đi nhà trẻ, có thật nhiều lo lắng cho bé con yêu dấu của mình

    - Bố mẹ cần phải chuẩn bị những gì cho con khi lần đầu đi nhà trẻ?
    Nếu bé mới lần đầu đi học, thì ba mẹ phải chuẩn bị tâm lý trước vì bé sẽ khóc rất nhiều. Khi thấy bé khóc nhiều ba mẹ đừng lo quá, hãy để cô giáo dỗ dành bé, ba mẹ chỉ nên dặn bé vài điều rồi ra ngoài đứng quan sát bé đến khi bé không còn khóc nữa thì ba mẹ có thể về( nhớ đừng cho bé thấy ba mẹ vì như vậy bé sẽ khóc nhiều hơn đó!) Hãy nói với bé về trường học Mầm Non, về cô giáo, về bạn bè, các loại đồ chơi trong lớp. Tiếp theo là quần áo, ba mẹ đem khoảng 3 - 4 bộ đồ cho bé vì lứa tuổi này bé đi ngoài nhiều nên cần là thay ngay. Có thể đem thêm sữa nhờ cô giáo pha cho bé uống giữa buổi.

    - Có nên cho bé bú sữa trước khi đến trường hay không ? Nếu có, thì bao lâu trước giờ đến trường là được ?
    Nếu ở trường có nấu đồ ăn sáng cho bé thì ba mẹ không nên cho bé uống sữa trước ở nhà vì như vậy khi khóc nhiều bé sẽ nôn ra hết.Trong thời gian đầu bé có thể ăn ít nhưng ba mẹ đừng quá lo, nên cho bé vào ngồi chung bàn với các bạn để làm quen với các bạn và cô giáo. Nên để cô giáo đút cho bé ăn, nếu bé kém ăn thì cô sẽ cho bé uống sữa thêm.Cô giáo sẽ dỗ cho bé không khóc nữa rồi mới cho bé ăn uống sau như vậy bé sẽ không nôn ra.

    - Có nên đón bé về buổi trưa hay không ? Hay là để bé có thời gian làm quen với cô và các bạn ?
    Nên đón bé về buổi trưa vì bé mới xa mẹ nên rất mong gặp mẹ, đón bé về buổi trưa tạo cho bé cảm giác 1 ngày trôi qua thật ngắn. Khoảng 1-2 tuần , thì ba mẹ có thể cho bé ở lại cả ngày.

    [​IMG]
  2. muadongxua

    muadongxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Bài viết:
    1.617
    Đã được thích:
    0
    Góp vui cho topic của tiny nha

    Theo kinh nghiệm sau 1 năm làm chương trình Bé Khoẻ Bé Ngoan thì MDX biết được 1 số vấn đề về việc trước khi cho bé đi nhà trẻ như sau:
    1 . Trước khi bé cưng chuẩn bị đi nhà trẻ, bố mẹ nên có thời gian nói cho bé biết rằng bé sẽ được đến trường, sẽ có nhiều bạn bè mới và sẽ có cô giáo dạy rất yêu thương bé. Các phụ huynh đừng nghĩ là bé chưa biết gì, thật ra lứa tuổi đi nhà trẻ là lúc bé đã hiểu được ít nhiều những thay đổi xung quanh
    2. Nếu có điều kiện, bố mẹ nên cùng bé đi đến trường trước ngày bé nhập học và chỉ cho bé thấy đây là lớp mà con sắp học ; hay như đây sẽ là những người bạn mới của con. Có như thế sẽ phần nào giúp bé an tâm hơn khi lần đầu tiên vào nhà trẻ.
    3. Tâm lý chung các bé sẽ khóc khi được gửi đến nhà trẻ vì một thời gian dài đã quen ở nhà với bố mẹ, ông bà; tự dưng bị gửi đi ở một nơi xa lạ suốt một ngày thì quấy khóc là đương nhiên thôi. Nhưng mà các bậc phụ huynh cứ yên tâm vì các cô sẽ biết cách dỗ dành bé và bé nhanh chóng hoà nhập cùng các bạn.
    4. Theo nghiên cứu, các em bé được gửi đi nhà trẻ thì sau này khi bé vào mẫu giáo bố mẹ sẽ không gặp nhiều khó khăn vì bé đã quen với môi trường có thầy cô, bạn bè.
    5. Đối với những bé được cho đi nhà trẻ, mẫu giáo, trong tương lai sẽ có sự phát triển nhanh nhẹn hơn các bé khác. Vì bé đã được tập làm quen với môi trường xã hội từ khi còn nhỏ và cũng tự lập hơn so với các bé được giữ ở nhà.
    Còn gì nữa không ta? Để nhớ ra rồi nói tiếp
    Được muadongxua sửa chữa / chuyển vào 12:47 ngày 30/10/2005
  3. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    10 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BÉ YÊU 1 TUỔI
    Suy nghĩ, cảm xúc và những kỹ năng chân tay của bé phát triển từng ngày. Vì vậy bạn nên tìm hiểu tỉ mỉ tâm lý của bé ở lứa tuổi này để giúp bé phát triển, chăm sóc bé tốt hơn.
    1. Bé phát triển nhờ những thành công:
    Mỗi một bước tiến của bé đều có tác dụng giúp bé phát triển từng ngày. Những tiến bộ có thể chỉ đơn giản là việc bé bắt đầu tự cởi được đôi tất mà không cần đến sự giúp đỡ của mẹ. Lời khen và sự động viên của bạn sẽ làm tăng sự hài lòng và tự tin về bản thân của bé.
    2. Các trò chơi vận động chân tay:
    Kỹ năng chân tay của bé đặc biệt tiến bộ trong thời kỳ này, phần lớn là nhờ vào khả năng đi mà bé vừa chập chững tập được. Bé có thể e ngại hoặc tỏ ra sợ hãi khi trèo lên những đồ chơi kích cỡ lớn, vì vậy bạn hãy ủng hộ và khuyến khích mỗi bước bé tập đi.
    3. Đoán biết tâm lý của bé:
    Có những lúc bé đang rất vui vẻ bập bẹ, "nói chuyện" với những người xung quanh nhưng ngay sau đó lại bật khóc khi có người lạ lại gần bắt chuyện. Ở giai đoạn này, khả năng tự tin của bé chưa ổn định. Bé sẽ thấy thoải mái hơn khi có người thân bên cạnh giúp bé làm quen và "trò chuyện" cùng mọi người.
    4. Cùng chơi với bé:
    Thật ra bé chưa thể chơi các đồ chơi, nhưng lại thật sự muốn tham gia với bạn bè cùng trang lứa. Đây chính là sự khởi đầu cho phát triển kỹ năng xã hội của bé.
    5. Bé tìm kiếm những kinh nghiệm mới:
    Bé là một nhà thám hiểu nhỏ luôn mong muốn tìm kiếm những điều mới mẻ về thế giới xung quanh. Tính tò mò của bé là vô hạn. Vì thế bạn đừng ngạc nhiên khi bé khám phá tủ đựng chén bát hay thậm chí bò vào gầm ghế để tìm hiểu.
    6. Bé thích được khuyến khích:
    Khi bé một tuổi tình yêu thương và sự tán dương của bạn giúp bé rất nhiều. Kỹ năng của bé phát triển từng ngày, vì thế bạn không cần phải bận bịu trông coi bé suốt ngày, nhưng bạn sẽ thấy là bé rất dễ chán vào những lúc tĩnh lặng. Bạn hãy lên kế hoạch hàng ngày cho bé để bé luôn bận rộn cùng những trò chơi thú vị.
    7. Bé hay khóc và nổi cáu:
    Trẻ em thường thiếu tính chịu đựng, vì thế bé dễ dàng bị nổi cáu khi mà mọi việc không như ý muốn. Điều này lí giải tại sao khi bé bật khóc khi miếng ghép cuối cùng của bộ đồ chơi xếp hình lại không được gắn vào dễ dàng.
    8.Bé thích sử dụng lời nói:
    Một tuổi là thời gian kỹ năng ngôn ngữ và khả năng nói của bé phát triển rất nhanh. Bé tự tăng vốn từ của mình bằng cách bắt đầu kết hợp các từ thành các cụm từ. Giai đoạn này bé sẽ nhận thức được giá trị của giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để kết hợp với người thân và các trẻ bằng tuổi.
    9. Bé cố gắng độc lập:
    Khoảng thời gian bắt đầu tập đi, bé muốn tự quyết định những gì liên quan đến mình, như chơi đồ chơi gì và khi nào thì đi ngủ? Vì thế điều bạn cần làm là dạy cho bé biết cách tự chủ và độc lập để giúp bé rèn luyện các thói quen.
    10. Bé cần tình yêu thương và sự quan tâm của bạn:
    Khi bé yêu một tuổi, tâm sinh lý của bé phụ thuộc rất nhiều vào tình yêu và sự ủng hộ của bạn kể cả những lúc bé nổi cáu. Vì vậy bạn hãy luôn dành cho bé nhiều lời khen và sự âu yếm, thậm chí nếu bé có hơi bướng bỉnh.
    [​IMG]
  4. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    BẢO VỆ RĂNG CHO BÉ IU ​
    Việc sử dụng loại kháng sinh phổ thông amoxicillin ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ "xấu răng" vĩnh viễn.
    Bệnh răng nhiễm fluor thường gặp ở trẻ nhỏ, do bé tiếp xúc với quá nhiều chất fluor trong quá trình hình thành men răng. Răng cửa và răng hàm bị ảnh hưởng nặng nề nhất là với các biểu hiện xuất hiện đốm trắng, vết rằn trên mặt răng và ố men răng vĩnh viễn.
    Cần thận trọng khi cho trẻ uống kháng sinh amoxicillin vì thời điểm dùng liên quan tới số răng vĩnh viễn chớm nhú bị nhiễm fluor",
    Để bảo vệ hàm răng non nớt của trẻ, cha mẹ cần:
    - Làm sạch lợi bằng khăn sạch và ẩm
    - Khi xuất hiện những chiếc răng đầu tiên, nên bắt đầu chải răng bằng một bàn chải mềm và nhỏ với một ít kem đánh rằng to bằng hạt đậu. Nên nhớ, phần lớn trẻ cũng nhận đủ fluor từ nước máy sinh hoạt.
    - Tuyệt đối không để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước quả hoặc kẹo ngọt.
    - Giúp trẻ đánh răng vào buổi tối - thời điểm quan trọng nhất vì lúc này lượng nước bọt giảm nên răng dễ bị sâu và có mảng bám. Nên để trẻ tự chải răng trước tiên để hình thành sự tự tin, sau đó cha mẹ hướng dẫn từ từ và chải nốt để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám. Thường đến 5 tuổi, trẻ đã có thể học cách tự đánh răng.
    - Cách tốt nhất để dậy con đánh răng là cho bé theo dõi cha mẹ thực hiện vệ sinh răng miệng.

  5. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    BẢO VỆ RĂNG CHO BÉ IU​
    Việc sử dụng loại kháng sinh phổ thông amoxicillin ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ "xấu răng" vĩnh viễn.
    Bệnh răng nhiễm fluor thường gặp ở trẻ nhỏ, do bé tiếp xúc với quá nhiều chất fluor trong quá trình hình thành men răng. Răng cửa và răng hàm bị ảnh hưởng nặng nề nhất là với các biểu hiện xuất hiện đốm trắng, vết rằn trên mặt răng và ố men răng vĩnh viễn.
    Để bảo vệ hàm răng non nớt của trẻ, cha mẹ cần:
    - Làm sạch lợi bằng khăn sạch và ẩm
    - Khi xuất hiện những chiếc răng đầu tiên, nên bắt đầu chải răng bằng một bàn chải mềm và nhỏ với một ít kem đánh rằng to bằng hạt đậu. Nên nhớ, phần lớn trẻ cũng nhận đủ fluor từ nước máy sinh hoạt.
    - Tuyệt đối không để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước quả hoặc kẹo ngọt.
    - Giúp trẻ đánh răng vào buổi tối - thời điểm quan trọng nhất vì lúc này lượng nước bọt giảm nên răng dễ bị sâu và có mảng bám. Nên để trẻ tự chải răng trước tiên để hình thành sự tự tin, sau đó cha mẹ hướng dẫn từ từ và chải nốt để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám. Thường đến 5 tuổi, trẻ đã có thể học cách tự đánh răng.
    - Cách tốt nhất để dạy con đánh răng là cho bé theo dõi cha mẹ thực hiện vệ sinh răng miệng.
    [​IMG]
  6. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    TRẺ VÀ VIỆC RÈN LUYỆN THÂN THỂ
    Nói đến rèn luyện thân thể, hầu hết người lớn đều hình dung đến phòng tập thể dục, trên các máy tập hoặc nhấc các quả tạ. Nhưng với trẻ, rèn luyện thân thể có nghĩa là vui chơi và các hoạt động thể chất.
    Trẻ rèn luyện thân thể khi chúng có giờ thể dục ở trường, tập môn bóng đá hoặc giờ học khiêu vũ. Chúng cũng đang rèn luyện thân thể khi giải lao, đi xe đạp...
    Nhiều lợi ích của việc rèn luyện thân thể
    Rèn luyện thân thể đem lại nhiều lợi ích cho tất cả mọi người. Với trẻ, các lợi ích đó là:
    - Cơ và xương khoẻ hơn.
    - Cơ thể săn chắc hơn do việc vận động giúp kiểm soát lượng mỡ của cơ thể.
    - Ít bị trở nên quá cân.
    - Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
    - Có thể hạ thấp huyết áp và lượng cholesterol trong máu.
    - Có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống.
    Việc rèn luyện thân thể thường xuyên cũng giúp trẻ ngủ ngon hơn, có thể chịu đựng tốt hơn các thử thách về thể chất và cảm xúc.
    Ba yếu tố thích hợp khi rèn luyện thân thể
    Nếu bạn đã từng nhìn thấy bọn trẻ chơi trên sân chơi thể thao, bạn sẽ nhận ra 3 yếu tố thích hợp cho việc vận động. Đó là khả năng chịu đựng, sức bền và tính linh hoạt. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để chúng có thể đạt được cả 3 yếu tố trên.
    Khả năng chịu đựng được phát triển khi một người thường xuyên thực hiện việc tập luyện. Trong quá trình tập luyện đó, tim đập nhanh hơn và thở mạnh hơn. Việc luyện tập trong thời gian dài sẽ giúp tăng cường sức khoẻ tim và nâng cao khả năng của cơ thể để phân phối khí oxy đến tất cả các tế bào. Các bài tập này tốt cho cả trẻ em và người lớn. Ví dụ: Bóng rổ, đi xe đạp, trượt băng, bóng đá, bơi lội, chơi tennis, đi bộ, chạy bộ, chạy đường dài.
    Nâng cao sức bền không có nghĩa là phải tập nâng tạ. Trẻ chỉ nên thực hiện dạng bài tập này dưới sự giám sát của huấn luyện viên. Hầu hết trẻ không cần một chương trình tập luyện nặng để khoẻ hơn. Các bài tập hít đất, vặn mình và các bài tập khác giúp cơ bắp rắn chắc và dẻo dai đã đủ giúp cho trẻ. Trẻ cũng có thể nâng cao sức bền khi vui chơi như khi leo trèo, trồng chuối hoặc đấu vật.
    Các bài tập co giãn giúp nâng cao tính dẻo dai, linh hoạt, cho phép các cơ và khớp cử động dễ dàng. Trẻ nên lưu ý đến các cơ hội rèn luyện tính dẻo dai hàng ngày khi chúng cố gắng lấy đồ chơi nằm ngoài tầm với, thực hiện bài tập bật người nhẹ...
    [​IMG]
    Được tinybaby sửa chữa / chuyển vào 22:19 ngày 04/11/2005
  7. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
    Bạn có thể nhắc lại các thông tin quan trọng về sức khoẻ của con bạn trong trường hợp khẩn cấp? Các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên lưu giữ hồ sơ sức khoẻ của con mình. Điều này có thể giúp các nhân viên y tế thực hiện tốt hơn và nhanh chóng hơn việc chẩn đoán bệnh cho trẻ khi trẻ bất ngờ gặp các vấn đề về sức khoẻ.
    Các chứng dị ứng ở trẻ
    Đây là điều đặc biệt quan trọng. Trẻ có thể bị dị ứng với một trong các loại thuốc, chẳng hạn penicillin, hay các loại thuốc kháng sinh khác. Dị ứng thức ăn cũng có thể xảy ra. Một số trẻ khác nhập viện vì dị ứng với nhựa mủ... Vì vậy hãy lưu ý đến bất kỳ thứ gì mà trẻ có phản ứng lại. Thường thì những thông tin này có thể giúp nhân viên cấp cứu tìm thấy nguyên nhân gây ra các vấn đề đối với trẻ như khó thở và bất tỉnh.
    Toa thuốc
    Giữ lại toa thuốc, trong đó có cả tên các loại thuốc và liều lượng thuốc mà trẻ đang dùng. Có một số phản ứng thuốc xảy ra tồi tệ khi chúng kết hợp với nhau, vì vậy các bác sĩ và nhân viên y tế cần thông tin này trước khi họ cho trẻ dùng thuốc. Bạn cần biết thời gian trẻ cần dùng thuốc theo toa gần đây, và liều lượng thuốc mà trẻ đã uống.
    Các bệnh trước đây của trẻ
    Đây cũng là điều cực kỳ quan trọng đối với nhân viên cấp cứu, họ cần biết những vấn đề về sức khoẻ hoặc các bệnh mà trẻ đã từng mắc phải. Ví dụ, con của bạn có bị hen suyễn hoặc tiểu đường? Tình trạng bệnh trước đây của trẻ có thể có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các dạng xét nghiệm và phương pháp điều trị trong trường hợp khẩn cấp.
    Nếu con của bạn mắc một trong số các bệnh mãn tính, bạn có thể cho trẻ đeo thông tin này trên chuỗi hạt hay vòng xuyến. Thường thì những thông tin nhanh chóng kiểu này có thể giúp bác sĩ cứu sống trẻ. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ bất ngờ bị bệnh vào một ngày nào đó tại nhà trẻ, trường học hay ở nhà của bạn bè trẻ.
    Đừng quên ghi lại ngày giờ và hình thức của các ca phẫu thuật mà có thể trẻ đã phải trải qua trước đó. Điều này có thể giúp ích nhiều cho quá trình điều trị trong trường hợp cấp cứu.
    Chủng ngừa
    Việc ghi lại rõ ràng các thông tin về chủng ngừa của trẻ có thể giúp bác sĩ thực hiện tốt hơn việc chẩn đoán bệnh trong trường hợp cấp cứu. Chẳng hạn như, nếu trẻ bị bệnh nhiễm trùng, thông tin chủng ngừa có thể cho bác sĩ nhiều thời gian hơn để biết trẻ đã được chủng ngừa đặc biệt.
    Ngoài ra, cũng nên nắm thông tin về các phản ứng ở trẻ khi được chủng ngừa. Sốt cao, quấy khóc, lên cơn co giật... cần được lưu ý và trao đổi với bác sĩ chăm sóc cho trẻ.
    Chiều cao và cân nặng
    Thông tin về chiều cao và cân nặng sẽ giúp bác sĩ tính toán liều lượng thuốc cần cho trẻ.
    Nhóm máu
    Trong trường hợp cần cấp cứu đúng lúc, thông tin về nhóm máu sẽ giúp ích cho việc truyền máu kịp thời và phù hợp cho trẻ.
    [​IMG]
  8. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    GIẢM "SỐC" CHO TRẺ KHI CÓ EM BÉ THỨ 2
    Đa số trẻ đều thích có em bé. Tuy nhiên, nhiều đứa vẫn bị sốc khi vị trí số 1 trong nhà thuộc về thành viên mới. Đang từ một trẻ rất ngoan, dễ ăn dễ ngủ, con bạn trở nên khó bảo, ương bướng, không chịu nghe lời và quậy phá.
    Có trẻ tỏ ra khác thường như hét lên giữa không gian yên tĩnh, cố tình "tè" hoặc vệ sinh lung tung. Tất cả những việc làm tưởng như vô thức đó chỉ thể hiện một mong muốn duy nhất là muốn gây sự chú ý của mọi người, bắt mọi người phải quan tâm đặc biệt hơn đến mình.
    Ngay từ tuổi lên 3, trẻ đã có khả năng nhận xét và trí nhớ khá tốt trước những quan tâm của cha mẹ. Trong thời gian chưa sinh em bé, trẻ luôn thấy mình là trung tâm của cả gia đình, được mọi âu yếm, vuốt ve, được chiều những thói quen như "sờ tí", "bú ti"... Khi có em rồi, trẻ không được đặc quyền đó nữa, trẻ sẽ cảm thấy mình bị ra rìa. Nhiều em trở nên bất thường, thậm chí có những hành vi kỳ cục như hay thích cắn người khác, lầm lì, hay tranh giành với bạn bè, tối ngủ hay giật mình thức giấc, khóc thét rất to: "Cần mẹ, không cần em bé"...
    Để phòng tránh hiện tượng sốc tâm lý trẻ thơ, cha mẹ nên:
    - Ngay từ khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai bé thứ 2 nên trò chuyện với trẻ về hình ảnh của em bé tương lai của nó. Điều cần thiết là phải gợi mở về tình cảm gia đình, sự nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ tất cả các thành viên trong gia đình. Đọc truyện hoặc kể chuyện cho con nghe đểu là những biện pháp thích hợp.
    - Tập cho trẻ thói quen ngủ riêng giường, hoặc nếu có điều kiện luyện cho trẻ ngủ trong phòng riêng là tốt nhất. Khi trẻ chưa quen thì thỉnh thoảng để trẻ ngủ với bố hay với ông bà dần dần để trẻ có thể làm quen được khi xa hơi mẹ.
    - Sự tế nhị của người mẹ trong cách cư xử với con trẻ là rất quan trọng. Người mẹ cần biết dành cho mỗi con một khoảng thời gian chăm sóc nhất định. Dù bận rộn đến đâu cũng không được quên những cử chỉ chăm sóc, âu yếm, vuốt ve, an ủi trẻ lớn. Khi người mẹ cư xử với các con như vậy cũng chính là dạy con bài học đầu tiên về lòng nhân ái và công bằng.
    [​IMG]
  9. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    SỚM XÂY DỰNG TÍNH ĐỘC LẬP CHO TRẺ
    Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần dạy dỗ cẩn thận, xây dựng cho trẻ tính độc lập, kể cả độc lập trong ý nghĩ, việc làm, ăn uống cho đến mọi khía cạnh trong cuộc sống. Đó là cách tốt nhất giúp trẻ tự tin và thích nghi với môi trường sống nhanh hơn và tốt hơn.
    Tính độc lập ở trẻ thơ
    Như mọi người đều biết, trẻ sơ sinh là một sinh linh bé nhỏ rất khó sống trong môi trường độc lập, phải phụ thuộc vào cha mẹ và những người thân, đặc biệt là những tháng đầu đời. Xây dựng tính độc lập cho trẻ trong giai đọan này là thỏa mãn nhu cầu chính đáng của trẻ, nhưng không phải là những nhu cầu quá mức, và cần phải tỏ ra đúng lúc để xây dựng sự tin cậy và an tỏan giữa cha mẹ và con cái, từ đây nền móng nuôi dưỡng tính độc lập phát triển. Những tháng đầu đời, trẻ không có nhận thức về bản thân và khi đã được trên 5 tháng tuổi trẻ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện mang độc lập, như khóc đòi bế và thu hút sự chú ý của mọi người. Sang đến tháng thứ sáu trẻ bắt đầu nhận thức được rằng cha mẹ có thể để chúng ngồi chơi một mình và nựng trước khi quay lại, đây chính là cách tập cho trẻ hiểu được sơ đẳng về tính độc lập.
    Luyện tập tính độc lập về thể chất
    Sang nửa cuối năm, tính độc lập của trẻ bắt đầu tăng dần, thông qua cách tự chúng có thể bò quanh nhà, thám hiểm những điều mới lạ về thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu cảm thấy vui khi có bố mẹ và tức giận khi phải xa người thân. Không nên hạn chế tính tò mò của trẻ, hãy chuẩn bị một căn phòng có đủ thứ đồ chơi giúp trẻ khám phá và việc trẻ thích làm đầu tiên là cách học ăn uống. Nên kích thích tính tò mò của trẻ, tập cho trẻ đi, cứ để chúng tự đi, tự ngã và đây là những bài học về độc lập trong thể chất. Khi lớn dần trẻ sẽ học làm theo người lớn và cũng là bài học giúp tăng cường kỹ năng độc lập cho trẻ.
    Trau dồi kỹ năng hỗ trợ
    Khi trẻ được 2 tuổi nên dạy cách để trẻ tự làm lấy và bắt đầu các bài học là nói lời ?okhông? với chúng, chỉ thực sự giúp đỡ những việc gì mà trẻ không làm được và hỗ trợ để trẻ làm tốt và cho nhanh chứ không làm thay. Ví dụ bạn chỉ hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo lần đầu, mọi việc hòan thiện còn lại sẽ do trẻ tự làm lấy hoặc những lúc cởi quần áo bị ướt. Dạy kỹ năng ăn mặc cho trẻ có thể thực hiện từ tháng thứ 13, nên dung các lọai trang phục mềm có dây lưng co dãn tốt để trẻ tự làm lấy, khi trẻ được 20 tháng những công việc này trẻ sẽ làm được và tạo thói quen cho trẻ cảm giác xấu hổ khi không mặc quần áo.
    Sự hỗ trợ của cha mẹ khi cần thiết
    Khi trẻ được 18 tháng tuổi nên dạy cách trẻ tự ăn, lần đầu có thể rơi vãi hoặc đánh đổ nhưng sau quen dần. Sự hỗ trợ cúa cha mẹ ở đây là dạy cách xúc ăn để không bị rơi vãi và chỉ cho trẻ ăn giống như người lớn tức là dùng thìa, nĩa, dao v.v?khi đã được 3-4 tuổi
    Khi trẻ được 2 tuổi là lúc tự bắt đầu có thể tự đi tiểu, đi tiện, nên dạy cách đi vệ sinh cho trẻ như cách cởi, mặc quần áo rồi vào bô hoặc toa lét, sau đó dung giấy lau hoặc rửa tay khi kết thúc công việc. đây là những điều vô cùng quan trọng trong cách dạy tính độc lập cho trẻ.Từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi trẻ biết mặc quần áo. Chỉ cần giữ tay trẻ để chúng khỏi ngã và nên khen ngợi khi trẻ làm tốt và khiển trách nếu trẻ xao lãng.
    Ngoài 4 kỹ năng nói trên các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ cách tự chăm lo cho bản thân khi chúng đã được 2 năm rưỡi đến 3 tuổi trở lên như:
    - Dạy cách vệ sinh chân tay trước sau khi ăn.
    - Cách vệ sinh riêng.
    - Dạy cách đánh răng (có thể kéo dài đến 6-7 tuổi)
    - Cách đi giày dép.
    - Cách chải đầu tóc.
    - Cách nhặt và cất đồ chơi v.v?
    Bé sẽ làm tốt thôi mà.

    [​IMG]
  10. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    ĐỂ BÉ DỄ ĂN HƠN
    Nhiều bà mẹ than phiền cho con ăn giống như một cực hình vì đứa bé cứ "ngậm" hoài. Làm sao để chuyện bé ăn trở nên dễ dàng hơn?
    Từ sau 4 tháng tuổi, bé cần ăn giặm mới đủ năng lượng để phát triển. Nguyên tắc chính là cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
    Tập cho bé ăn khi nào?
    Biểu hiện đầu tiên mà mẹ dễ nhận biết nhất là khi bé nhìn người lớn ăn một cách "thèm thuồng", có bé còn cất tiếng kêu gọi. Lúc này, người có kinh nghiệm sẽ kích thích bé bằng cách đút cho bé một ít thức ăn, một cách cho bé làm quen với mùi và vị khác sữa mẹ. Phản ứng của mỗi bé mỗi khác, có bé thích thú nhưng cũng có bé nhăn mặt...
    Bữa ăn đầu tiên chỉ cần một chút cho bé quen dần với thức ăn đặc và ăn bằng muỗng. Khởi đầu nên là một ít trái cây mềm nạo nhuyễn. Thời gian này, phân bé sẽ có thay đổi chút ít vì đó là thời gian chuyển tiếp.
    Trên thị trường có nhiều loại bột dinh dưỡng cho bé, trong thời gian mới tập ăn, thích hợp nhất là bột ăn ngọt. Nếu gặp trường hợp bé không chịu ăn, bạn nên ngưng vài ngày để bé quên đi và bắt đầu cho ăn lại. Nguyên tắc chính cần nhớ là cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
    Nấu gì cho bé?
    Tạo thói quen ăn uống bằng cách cho bé tham gia bữa ăn gia đình. Chính không khí đông, vui sẽ kích thích bé ăn tốt hơn.
    Với bột mặn, nếu đã đủ các thành phần dinh dưỡng thì không cần cho thêm gì. Tuy nhiên, vẫn có thể nấu với nước thịt hoặc nước rau cho thơm ngon hơn. Khi bé đã ăn được kha khá và ăn được bột mặn, tốt nhất là tự nấu cho bé. Bữa ăn của bé có thể nấu rất nhanh theo phương pháp sau: nấu sẵn một nồi cháo trắng nhỏ cho bé đủ ăn trong ngày.
    Sau đó, cứ mỗi bữa ăn, bạn lấy một ít cháo ra dùng rây tán nhuyễn rồi nấu chung với thịt, cá... và vài lá rau xanh, bí xanh băm nhuyễn. Thay đổi món mỗi bữa ăn sẽ giúp bé ngon miệng hơn. Cần nhớ thức ăn của bé phải đủ 4 chất: bột (gạo), đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng), dầu ăn hoặc mỡ, rau, củ, quả. Bé dưới 12 tháng kèm với bú mẹ ăn từ 2-3 chén bột hay cháo trong ngày.
    Cần tránh sai lầm là vừa cho bé ăn, vừa đi dạo hoặc vừa cho bé ăn vừa làm trò hoặc "tám". Kết quả là bé không được đút liên tục trở nên thích "ngậm". Đây là thói quen khó sửa trừ khi đi học, vì chỉ với môi trường đổi mới hoàn toàn, bé mới bỏ được thói quen cũ.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này